30/09/2014
Văn phòng luật sư INTERLA tuyển 3 nam trợ lý luật sư có lương
1. Vị trí: Trợ lý Luật sư

a.Yêu cầu:
- Có bằng tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. 
- Kinh nghiệm: có kinh nghiệm làm việc tại văn phòng/công ty luật.
- Giới tính: Ưu tiên Nam

b.Số lượng cần tuyển: 03.


c.Quyền lợi: Lương thử việc 2tr + phụ cấp xăng xe, phí công tác, thưởng (nếu có). Thời gian thử việc 02 tháng nếu đáp ứng đủ điều kiện sẽ được tuyển làm nhân viên chính thức.
29/09/2014
Địa vị pháp lý của người bào chữa trong tố tụng hình sự - 9 điểm
Bài tập học kỳ Luật Tố tụng Hình sự có đáp án.


Quyền bào chữa có thể coi như là quyền đối trọng với quyền buộc tội của Nhà nước. BLTTHS đang đứng trước yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung, nhất là những quy định về người bào chữa trong tố tụng hình sự (TTHS). Việc xác định đúng đắn quyền, nghĩa vụ của người bào chữa trong TTHS sẽ góp phần rất quan trọng đối với hiệu quả hoạt động TTHS và công cuộc cải cách tư pháp nói chung. Khi người bào chữa đã tham gia vào TTHS thì pháp luật phải quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của họ; những quy định này sẽ tạo thành địa vị pháp lí của người bào chữa trong TTHS. Việc người bào chữa tham gia vào các giai đoạn TTHS đã ít nhiều làm cho các cơ quan tiến hành tố tụng tìm ra sự thật khách quan của vụ án, góp phần khắc phục tình trạng oan, sai đem lại một nền tư pháp công bằng, dân chủ, văn minh. Để hiểu hơn về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa, em xin chọn đề tài “Địa vị pháp lý của người bào chữa trong tố tụng hình sự”.
Địa vị pháp lý của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự
Bài tập học kỳ Luật Tố tụng Hình sự có đáp án.

MỞ ĐẦU


Địa vị pháp lý là vị trí của chủ thể trong mối quan hệ với những chủ thể khác trên cơ sở những quy định của pháp luật, thể hiện thành một tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể, quy đó xác lập cũng như giới hạn khả năng của chủ thể đối với các hoạt động của mình trong phạm vi các quyền và nghĩa vụ đó. Trong quan hệ pháp luật TTHS, một bên là cơ quan Nhà nước đại diện cho quyền lực Nhà nước để tiến hành tố tụng tìm ra sự thật của vụ án và giải quyết vụ án, một bên là người tham gia tố tụng không nắm trong tay quyền lực nào, các chủ thể có địa vị pháp lý khác nhau trong các giai đoạn tố tụng khác nhau thì địa vị pháp lý cũng khác nhau. Do đó, làm rõ được địa vị pháp lý của các chủ thể trong TTHS là điều rất quan trọng ảnh hưởng đến cả quá trình và kết quả giải quyết một vụ án. Trong bài tập này em xin chọn để tài “Địa vị pháp lý của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự”.
Thực trạng của việc vi phạm pháp luật trong việc hỏi cung bị can và các giải pháp hoàn thiện
Bài tập học kỳ Khoa học điều tra tội phạm có đáp án.

A.MỞ ĐẦU


Cùng với công cuộc cải cách kinh tế và cải cách hành chính, Đảng và Nhà nước ta đang chủ trương đẩy mạnh cải cách tư pháp và coi đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp, trong đó có giai đoạn điều tra. Đây là gia đoạn ban đầu với mục đích chính là thu thập chứng cứ, chứng minh hành vi tội phạm. Hỏi cung bị can là một trong những biện pháp điều tra chính nhằm mục đích thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can. Do vậy, nếu hoạt động hỏi cung bị can đạt hiệu quả cao sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động điều tra nói riêng và quá trình giải quyết vụ án được nhanh chóng, thuận lợi. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn xảy ra nhiều hiện tượng vi phạm pháp luật trong hoạt động hỏi cung đối với bị can gây oan sai. Đó cũng là lí do em chọn đề tài : “Thực trạng của việc vi phạm pháp luật trong việc hỏi cung bị can và các giải pháp hoàn thiện” cho bài học kì của mình.
Các nguyên tắc bố trí nhân sự trong công sở và ý nghĩa - Bài tập học kỳ Kỹ năng tổ chức công sở
I. LỜI MỞ ĐẦU


Con người là tài sản quan trọng nhất mà một doanh nghiệp có. Sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào tính hiệu quả của cách “quản lý con người” của bạn- bao gồm cả cách quản lý chính bản thân mình, quản lý nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và người cho vay như thế nào!  Cung cách quản lý, môi trường làm việc mà bạn đem lại cho nhân viên của mình và cách truyền đạt những giá trị và mục đích sẽ quyết định sự thành công của bạn cũng như thành công của doanh nghiệp.  Để đạt được mục tiêu và thực hiện các kế hoạch chiến lược bạn cần phải liên kết chặt chẽ các chính sách nhân sự và các thủ tục với mục tiêu kinh doanh.. . Để làm tốt công việc bố trí nhân sự trong công sở thì ta có thể dựa vào các nguyên tắc cơ bản để bố trí nhân sự trong công sở. Mỗi nguyên tắc này đều đóng vai trò rất quan trọng trong việc bố trí nhân sự và nó đều có một ý nghĩa nhất định đối với các doanh nghiệp.
Phân tích nguyên tắc bố trí nhân sự trong công sở và cho ví dụ minh họa - 9 điểm
Bài tập học kỳ Kỹ năng tổ chức công sở có đáp án.

I. LỜI MỞ ĐẦU


Con người là tài sản quan trọng nhất mà một doanh nghiệp có. Sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào tính hiệu quả của cách “quản lý con người” của bạn- bao gồm cả cách quản lý chính bản thân mình, quản lý nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và người cho vay như thế nào!  Cung cách quản lý, môi trường làm việc mà bạn đem lại cho nhân viên của mình và cách truyền đạt những giá trị và mục đích sẽ quyết định sự thành công của bạn cũng như thành công của doanh nghiệp.  Để đạt được mục tiêu và thực hiện các kế hoạch chiến lược bạn cần phải liên kết chặt chẽ các chính sách nhân sự và các thủ tục với mục tiêu kinh doanh.. . Để làm tốt công việc bố trí nhân sự trong công sở thì ta có thể dựa vào các nguyên tắc cơ bản để bố trí nhân sự trong công sở. Mỗi nguyên tắc này đều đóng vai trò rất quan trọng trong việc bố trí nhân sự và nó đều có một ý nghĩa nhất định đối với các doanh nghiệp.
Tư tưởng phân chia quyền lực - Bài tập học kỳ Lý luận Nhà nước và pháp luật
A. MỞ ĐẦU



Nhìn một cách khái quát có thể nhận thấy rằng bộ máy nhà nước của đa số các quốc gia trên thế giới hiện nay đều được xây dựng trên cơ sở tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước.Đây là một tư tưởng tiến bộ do các nhà lí luận chính trị pháp lí tư sản đưa ra khi giai cấp tư sản đang đẩy mạnh cuộc đấu tranh phá bỏ chế độ phong kiến.Nó đã trở thành vũ khí tư tưởng có hiệu quả cho cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản trong lịch sử phát triển của nhà nước và pháp luật thế giới.Khi nghiên cứu về tư tưởng này, có không ít các quan điểm khác nhau song nhìn một cách chung nhất đó là sự phân chia quyền lực cho các cơ quan khác nhau trong bộ máy nhà nước trên nguyên tắc kiềm chế, đối trọng quyền lực lẫn nhau của các cơ quan ấy.Ở bài viết này, em xin đề cập đến một số vấn đề xoay quanh nội dung tư tưởng đó.
Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về địa vị pháp lý của người làm chứng
Bài tập học kỳ Luật Tố tụng Hình sự có đáp án.

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Đi đôi với quá trình hội nhập phát triển kinh tế là yêu cầu xây dựng một xã hội có những thiết chế pháp luật chặt chẽ và cụ thể, trong đó quyền con người phải được tôn trọng và bảo vệ. Chế định người làm chứng được quy định trong BLTTHS năm 2003 là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ người làm chứng - chủ thể góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế thế giới, sự hoàn thiện chế định pháp luật người làm chứng và sự bảo đảm của nhà nước về địa vị pháp lý của người làm chứng sẽ có ý nghĩa thiết thực trong việc bảo vệ quyền lợi của con người, quyền lợi của toàn xã hội nói chung cũng như quyền lợi của người làm chứng nói riêng; góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự công minh của pháp luật, của Nhà nước và đồng thời góp phần quan trọng xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa vững mạnh. Pháp luật của nhiều nước trên thế giới cũng đã quy định tích cực theo hướng nhân đạo hóa và ngày càng hoàn thiện hơn chế định này.
Giới hạn của việc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự - Bài tập học kỳ môn Luật Tố tụng hình sự
LỜI MỞ ĐẦU


Trong Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003, có rất nhiều các quy định đã được sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hơn những điểm thiếu sót đã tồn tại trong BLTTHS năm 1988. Trong khi các quy định khác sau khi được sửa đổi bổ sung đã trở nên hoàn thiện và đáp ứng được các yêu cầu hiện nay thì quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự dường như lại đi vào bế tắc và gặp nhiều sự khó khăn trong việc thi hành. Vậy, để hiểu được giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là gì, được quy định như thế nào trong BLTTHS hiện hành và tại sao lại có những hạn chế như vậy thì sau đây, em xin được phân tích đề tài “Giới hạn của việc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự”.
Đánh giá về nguyên tắc chiếu cố trong bộ quốc triều hình luật - 10 điểm
Bài tập học kỳ Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam có đáp án.

LỜI MỞ ĐẦU


Quốc triều hình luật là một trong những bộ luật cổ nổi tiếng của Việt Nam, là sản phẩm của một thời kỳ phát triển cực thịnh của chế độ phong kiến tập quyền Việt Nam�. Quốc triều hình luật có 13 chương, được ghi chép trong 6 quyển với 722 điều trong đó nguyên tắc chiếu cố đã trở thành một nguyên tắc nổi bật nhất, thể hiện những nét tiến bộ của luật pháp triều Lê. Việc tìm hiểu về nguyên tắc chiếu cố trong Quốc triều hình luật không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn thấy được những tư tưởng tiến bộ, những nét độc đáo riêng trong bộ luật này.
Đánh giá về nguyên tắc chiếu cố trong bộ Quốc triều hình luật (8 điểm)
Bài tập học kỳ Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam có đáp án.

Được xem là bộ luật tiêu biểu cho hệ thống pháp luật phong kiến Việt Nam, Quốc triều hình luật (thường gọi là bộ luật Hồng Đức) là đỉnh cao cho trình độ lập pháp của các nhà làm luật thời hậu Lê. Quốc triều hình luật gồm 13 chương, được ghi chép trong 6 quyển với 722 điều đã thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa những yếu tố nội sinh và những yếu tố ngoại sinh, giữa luật tục cổ truyền và luật hướng Nho. Trong đó nguyên tắc chiếu cố đã trở thành một nguyên tắc nổi bật nhất, thể hiện những nét tiến bộ của luật pháp triều Lê. Vì vậy, trong bài tập lớn học kỳ, em đã lựa chọn đề tài: “ Đánh giá về nguyên tắc chiếu cố trong bộ Quốc triều hình luật” để nhìn nhận một trong những nguyên tắc rất tiến bộ và độc đáo của Bộ luật này.
Nguyên tắc chiếu cố trong bộ Quốc triều hình luật
Bài tập học kỳ Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam có đáp án.

LỜI NÓI ĐẦU

Các văn bản pháp luật cổ Việt Nam thực sự là kho báu chứa đựng những giá trị văn minh của đất nước và con người Việt Nam. Một trong những bộ luật quan trọng thuộc pháp luật cổ Việt Nam là Quốc triều hình luật. Quốc triều hình luật là bộ luật xưa nhất còn lưu giữ được đầy đủ cho tới ngày nay. Quốc triều hình luật hay còn gọi là Luật hình triều Lê là một bộ luật hình chính thống và quan trọng nhất của triều đại nhà Lê nước ta (1428 – 1788). Bộ luật này trong dân gian nước ta có thời kì gọi theo cách giản lượclà Luật Hồng Đức.


Bộ Quốc triều hình luật là bộ luật tổng hợp, bao gồm nhiều quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau: luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng, luật hôn nhân và gia đình, luật hành chính…
Đánh giá nguyên tắc chuộc tội bằng tiền trong bộ Quốc triều hình luật
Bài tập học kỳ Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam có đáp án.

ĐẶT VẤN ĐỀ:


Trong pháp luật phong kiến nói chung và bộ quốc triều hình luật nói riêng, hình luật là nội dung trọng yếu và có tính chất chủ đạo bao trùm toàn bộ nội dung của bộ luật. Các bộ luật phong kiến không có chương điều riêng quy định các khái niệm, nguyên tắc pháp lý nhưng nội dung của bộ quốc triều hình luật thể hiện một số nguyên tắc hình sự chủ yếu như nguyên tắc vô luật bất hình; nguyên tắc chiếu cố; nguyên tắc chuộc tội bằng tiền; nguyên tắc về chịu trách nhiệm hình sự; miễn, giảm trách hình sự; nguyên tắc thưởng người tố giác và trừng phạt kẻ che giấu tội phạm; nguyên tắc thân thuộc được giấu tội cho nhau. Trong khuôn khổ bài viết này tôi xin chọn đề tài: “Đánh giá nguyên tắc chuộc tội bằng tiền trong bộ Quốc triều hình luật”.
Đánh giá về chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong thời kì hôn nhân của bộ Quốc triều hình luật (Bài 2)
Bài tập học kỳ Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam có đáp án.

LỜI MỞ ĐẦU


Sự phát triển cao độ của chế độ phong kiến tập quyền thời Lê sơ đề ra yêu cầu xây dựng một bộ pháp luật hoàn chỉnh để củng cố những trật tự xã hội mới. Trải qua một quá trình xây dựng lâu dài từ thời Lê Thái Tổ, đến thời Lê Thánh Tông đã pháp điển hóa các pháp lệnh ban bố và thi hành trong các triều vua thời Lê sơ thành một bộ luật hoàn chỉnh nhằm đáp ứng những yêu cầu phát triển sang giai đoạn mới của chế độ phong kiến Việt Nam. Đó là bộ Quốc triều hình luật (mà người ta thường gọi là bộ Luật Hồng Đức để đề cao vai trò xây dựng của Lê Thánh Tông), sản phẩm của một thời kỳ phát triển cực thịnh của chế độ phong kiến tập quyền Việt Nam. Bộ luật này sau khi được xây dựng đã trở thành pháp luật của thời Lê sơ và của các triều đại sau cho đến thế kỷ XVIII. Trong bộ luật, chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong thời kì hôn nhân là một trong số những chế định quan trọng, do đó, việc đánh giá chế độ trên là hết sức cần thiết.
Đánh giá về chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong thời kì hôn nhân của bộ quốc triều hình luật - 9 điểm
Bài tập học kỳ Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam có đáp án.

Trong suốt 360 năm dài tồn tại, triều đại nhà Lê đã để lại cho hậu thế những thành tựu to lớn trên lĩnh vực pháp luật và điển chế.


Trong suốt 360 năm dài tồn tại, triều đại nhà Lê đã để lại cho hậu thế những thành tựu to lớn trên lĩnh vực pháp luật và điển chế. Trong số các thành tựu đó phải kể đến Quốc triều hình luật – Bộ luật quan trọng, chính thống nhất của Triều Lê. Quốc triều hình luật cũng chính là bộ luật cổ xưa nhất mà chúng ta còn lưu giữ được đầy đủ cho đến ngày nay. Mặc dù chịu ảnh hưởng sâu sắc của triết lí Nho giáo – hệ tư tưởng thống trị trong xã hội thời Lê cũng như ảnh hưởng của các bộ luật Trung Quốc (luật nhà Đường, luật nhà Minh) nhưng nhà làm luật thời Lê đã biết tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo pháp luật Trung Quốc đồng thời kết hợp với các phong tục, tập quán đặc thù của xã hội Việt Nam, hòa nhập chúng với hệ thống pháp luật, tạo nên nét riêng biệt độc đáo của bộ luật. Trong đó phải kể đến chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân – một chế định đặc sắc được quy định quy định tương đối cụ thể thể hiện gián tiếp thông qua các điều 374, 375, 376 ở chương Điền sản.
Phân tích cơ sở thiết lập hình thức chính thể nhà nước quân chủ quí tộc ở Trung Quốc thời Tây Chu - 9 điểm
Bài tập học kỳ Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam có đáp án.

LỜI MỞ ĐẦU

Trung Quốc là một trong bốn trung tâm văn minh lớn của phương Đông cổ đại. Lịch sử thế giới cổ đại của Trung Quốc kéo dài gần 2000 năm, bắt đầu từ triều Hạ. Trung Quốc thời cổ đại, dù có thời kì bị phân thành nhiều quốc gia, thì các nước đó đều là các nước quân chủ. Nhằm góp phần làm rõ và đem lại nhưng hiểu biết sâu sắc hơn về hình thức chính thể của các nhà nước cổ đại ở Trung Quốc, em xin lựa chọn đề tài “Phân tích cơ sở thiết lập hình thức chính thể nhà nước quân chủ quí tộc ở Trung Quốc thời Tây Chu”.

Đây là lần đầu tiên làm bài tập lớn học kì, do điều kiện thời gian cũng như trình độ am hiểu về vấn đề này còn hạn chế, nên bài viết chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận dược những ý kiến phê bình, đánh giá của các thầy cô giáo để đề tài này được hoàn thiện hơn và đem lại những kinh nghiệm quý báu cho em trong những lần viết sau. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn đã giảng giải trong các tiết học và trong các giờ tư vấn để giúp em hoàn thành tốt bài tập này.
Cách thức tổ chức bộ máy Nhà nước quân chủ quý tộc thời Lý – Trần dưới góc độ lịch sử nhà nước - 9 điểm
Bài tập học kỳ Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam có đáp án.

MỞ ĐẦU


Bước sang thế kỷ XI đất nước có sự thay đổi lớn khi Lý Công Uẩn lên ngôi vua năm 1010 cùng với sự ra đời của Chiếu Dời Đô ông đã dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La( Thăng Long) và bước vào công cuộc xây dựng đất nước theo lối chính quy, từng bước mở rộng quy mô. Bộ máy nhà nước từ thời Lý sang thời Trần được xây dựng và củng cố, nhìn chung có sự hoàn chỉnh hơn so với giai đoạn trước bộ máy nhà nước được thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Những biểu hiện của mô hình nhà nước quân chủ quý tộc thời Lý – Trần - 9 điểm
Bài tập học kỳ Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam có đáp án.

Như ta đã biết, trong tiến trình lịch sử về nhà nước phong kiến Việt Nam,thì giai đoạn mà nhà Lý; nhà Trần trị vì đất nước hay còn gọi tắt là thời lý – Trần là một trong những thời kì đỉnh cao của nhà nước phong kiến Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như chí

A, Đặt vấn đề

Như ta đã biết, trong tiến trình lịch sử về nhà nước phong kiến Việt Nam, thì giai đoạn mà nhà Lý; nhà Trần trị vì đất nước hay còn gọi tắt là thời Lý – Trần là một trong những thời kì đỉnh cao của nhà nước phong kiến Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như chính trị kinh tế, văn hóa, giáo dục... Trong đó, đặc biệt phải kể đến cách thiết lập bộ máy nhà nước, có thể nói, trong tất cả các triều đại phong kiến đã từng tồn tại ở Việt Nam thì mô hình bộ máy nhà nước thời Lý – Trần có là một trong những mô hình nhà nước quân chủ quý tộc mang tính điển hình, thể hiện rất rõ những nét đặc trưng của bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ. Vì thế, nhóm chúng em xin phân tích đề 4: “Những biểu hiện của mô hình nhà nước quân chủ quý tộc thời Lý – Trần  để làm rõ vấn đề.
Điểm tích cực và hạn chế của mô hình nhà nước phong kiến quân chủ quý tộc thời Lý - Trần
Bài tập học kỳ Lịch sử Nhà nước và pháp luật thế giới có đáp án.

A. LỜI MỞ ĐẦU

Trong lĩnh vực lịch sử nhà nước Việt Nam thời phong kiến, thì việc nghiên cứu mô hình nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ, ở mỗi mô hình nhà nước phong kiến trong lịch sử, chúng ta lại thấy được cả một quá trình học tập, kế thừa, sáng tạo của các triều đại phong kiến Việt Nam trong tổ chức một bộ máy nhà nước, nhằm củng cố và xây dựng bộ máy ngày càng hoàn thiện hơn, đảm bảo cho sự tồn tại lâu dài và phát triển thịnh vượng cho triều đại. Trong tiến trình lịch sử, mô hình nhà nước quân chủ quý tộc thời Lý – Trần là một trong những mô hình mang tính điển hình, có tính hệ thống và khá hoàn thiện. Chính vì vậy, em xin lựa chọn đề tài “Điểm tích cực và hạn chế của mô hình nhà nước phong kiến quân chủ quý tộc thời Lý - Trần” làm bài học kì của mình.
Cải cách khối cơ quan văn phòng của Minh Mệnh dưới Triều Nguyễn - 9 điểm
Bài tập học kỳ Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam có đáp án.

Minh mạng là vị vua thứ hai của triều Nguyễn với thời gian cầm quyền là 20 năm (từ năm 1820 đến năm 1840). Khi tiếp quản ngai vàng từ Gia Long vào năm 1820 cũng như trong suốt thời gian tại vị của mình vua Minh Mạng đã phải đối mặt với nhiều biến động củ
MỞ ĐẦU


Triều Nguyễn là triều đại xây dựng nhà nước theo hình thức quân chủ,có quy mô lớn nhất trong lịch sử nền quân chủ phong kiến Việt Nam với mức độ quân chủ chuyên chế tăng cường. Triều Nguyễn đã trải qua 7 đời vua: Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phước. Trong đó, vua Minh Mệnh được xem là một vị vua năng động, quyết đoán, tinh thông Nho học, hiểu biết, coi trọng học vấn và là một nhà chính trị, quân sự tài ba. Dưới thời của ông, triều Nguyễn đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Đó là nhờ những chính sách cai trị sáng suốt mà phải kể đến là những cải cách khối cơ quan văn phòng. Để làm rõ hơn vấn đề này, trong bài tập nhóm lần 2 nhóm em sẽ đi sâu nghiên cứu, phân tích vấn đề cải cách khối cơ quan văn phòng dưới thời Minh Mệnh.
Nhận xét về nhóm tội thập ác - 9 điểm
Bài tập học kỳ Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam có đáp án.

MỞ BÀI

Pháp luật phong kiến Việt Nam đã chịu sự ảnh hưởng của pháp luật phong kiến Trung Quốc rất nhiều. Nhưng chúng ta đã tiếp thu có chọn lọc, vận dụng một cách sáng tạo vào việc hình thành và phát triển nền pháp luật của đất nước. Một trong những điển hình cho sự tiếp thu đó là việc quy định nhóm tội Thập ác trong pháp luật.


Từ những kiến thức đã được học, cùng nghiên cứu tìm tòi của bản thân về nhóm tội thập ác em xin chọn đề tài: “ Nhận xét về nhóm tội thập ác”. Trong quá trình thực hiện đề tài, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, vì vậy em kính mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ dạy của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn
Những cải cách về Lục bộ của vua Minh Mạng - Bài tập học kỳ Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:


Muốn xây một quốc gia cường thịnh thì người đứng đầu quốc gia phải là người có tài, thông minh biết kết hợp nền văn minh thế giới, học hỏi các nước bè bạn, kế thừa những thành tựu mà tổ tiên đã để lại áp dụng phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của đất nước. Trong lịch sử phong kiến dân tộc ta, có hai cuộc cải cách lớn được lưu danh trong sử sách, đó là cuộc cải cách thành công thống nhất của vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) và cuộc cải cách cũng đầy sáng tạo dưới triều vua Minh Mạng (1820 – 1840). Trong phạm vi bài viết này, nhóm chúng tôi xin đi vào tìm hiểu “những cải cách về Lục bộ của vua Minh Mạng, với tinh thần tìm hiểu một cách rõ nét hơn tiền thân của các Bộ ngành trong bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay và tìm hiểu thêm về vị vua có sự quyết đoán, sáng tạo nổi tiếng của nhất của Triều đại nhà Nguyễn.
Phân tích những cải cách đối với Lục bộ của vua Minh Mệnh - 8 điểm
Bài tập học kỳ Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam có đáp án.

MỞ BÀI


Vị trí, vai trò của vương triều Nguyễn trong lịch sử đã và đang là nội dung khoa học quan trọng, có nhiều ý nghĩa với hiện tại nên được nhiều giới khoa học trong cả nước quan tâm nghiên cứu trên các lĩnh vực lịch sử, hành chính và pháp chế. Hàng loạt những vấn đề về vương triều Nguyễn trên các lĩnh vực cần được nghiên cứu lý giải trên cơ sở khoa học. Trong đó vấn đề tổ chức bộ máy nhà nước, mà quan trọng là cuộc cải cách hành chính duới triều Minh Mạng được mọi người đặc biệt quan tâm. Minh Mạng là một ông vua triều Nguyễn đã có nhiều đóng góp trong việc cải cách hành chính, những cải cách hành chính của ông đến hôm nay vẫn là những bài học quý giá đối với chúng ta. Một trong những cải cách quan trọng của Minh Mạng là cải cách ở Lục bộ - cơ quan chức năng cao cấp trong triều đình phong kiến Việt Nam.
Đặc điểm nhà nước và pháp luật Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc
Lịch sử mỗi quốc gia khởi điểm từ sự hình thành của Nhà nước đầu tiên. Mỗi quốc gia, dân tộc lại có những đặc trưng khác nhau nhưng nhìn chung để một nhà nước có thể ra đời và tồn tại đều cần hội đủ những yếu tố về kinh tế - xã hội nhất định và những Nhà nước ở Việt Nam qua các thời kỳ cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trong phạm vi bài tiểu luận, nhóm em xin được tìm hiểu, phân tích cụ thể về những đặc điểm của nhà nước ở Việt Nam thời Bắc thuộc.

B. NỘI DUNG


Năm 179 tr. CN, Triệu Đà vua nước Nam Việt (một chính quyền cát cứ ở nam Trung Quốc) đánh bại triều An Dương Vương, thống trị Âu Lạc. Từ đó, các triều đại phong kiến Trung Hoa kế tiếp nhau thống trị nước ta. Thời kỳ này thường được gọi là thời Bắc thuộc. Đến năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán xâm lược, xác lập nền độc lập dân tộc một cách vững chắc, chấm dứt 1117 năm đô hộ của các triều đại phong kiến Trung Hoa.
Đặc điểm của nhà nước và pháp luật Việt Nam thời bắc thuộc - Dàn ý 1
Đặc điểm nhà nước thời bắc thuộc. 

+ Có hai hệ thống chính quyền hoặc đan xen tồn tại hoặc song song tồn tại trong các thời gian lịch sử khác nhau (đây là đặc điểm lớn nhất) hệ thống chính quyền chủ đạo là hệ thống chính  quyền đô hộ phong kiến Trung Quốc, hệ thống chính quyền tự chủ người chỉ tồn tại trong những khoảng thời gian ngắn như: chính quyền Hai Bà Trưng, Lý Bí… 

+ Hệ thống chính quyền đô hộ phong kiến Trung Quốc chỉ là bộ phận của bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc, đó là các cấp chính quyền địa phương của bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc chư không phải là một hệ thống chính quyền có cơ cấu hoàn chỉnh chặt chẽ từ trung ương xuống địa phương. 
Yếu tố hạn chế quyền lực của vua phong kiến - Bài tập học kỳ Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
Mặc dù quyền lực của vua rất lớn nhưng không phải tuyệt đối. Quyền lực của vua bị hạn chế ở một số yếu tố sau:


Một là, bởi bổn phận thân dân của nhà vua:Nguồn gốc của bổn phận thân dân của nhà vua xuất phát từ quan điểm thiên nhân tương dữ ( trời và người hiểu nhau, có quan hệ với nhau ) của Nho giáo, ý trời được thể hiện qua lòng dân. Nhà vua muốn thực hiện được thiên mệnh, nhà vua phải thân dân. Thân dân là môt trong những tiêu chuẩn để phân biệt hôn quân và minh quân. ở Việt Nam, trong thời kỳ phong kiến, thân dân của nhà vua không chỉ xuất phát từ tư tưởng thân dân của Nho giáo, mà còn xuất phát từ việc thực hiện chức năng cơ bản của nhà nước. Nằm ở phía Nam của phong kiến Trung Quốc, người Việt luôn phải đối phó với nạn bành trướng bá quyền của Trung Quốc. Chức năng chống ngoại xâm trở thành chức năng cơ bản hàng đầu của tất cả các vương triều phong kiến Việt Nam: nhà Lý chống Tống, nhà Trần chống Nguyên Mông, nhà Lê chống Minh, Triều Tây Sơn chống Thanh… Để thực hiện chức năng đó, các triều đại phong kiến Việt Nam khi thực hiện các chức năng đối nội luôn phải tính đến việc thu phục lòng dân, củng cố khối đoàn kết dân tộc bằng cách thân dân. Bổn phận thân dân luôn được khẳng định trong các tuyên bố của vua phong kiến. Ví như khi đại thắng quan Minh, Lê Lợi tuyên bố: “ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”.Minh Mạng tự coi mình là cha mẹ của dân, vua đối với dân cũng như cha hiền đối với trẻ con. Bổn phận thân dân đã chi phối đến mức tập trung quyền lực vào trong tay nhà vua. Mặc dù nắm trong tay quyền lực nhà nước, khi nhà vua ban hành pháp luật, nhà nước không chỉ thể hiện ý chí của mình, của giai cấp thống trị mà còn phải tính đến ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Trong luật Hồng Đức và Gia Long có hàng loạt các chế định bảo vệ tuyệt đối tính mạng tài sản danh dự nhân phẩm của nhà vua, nhưng có nhiều điều khoản bảo vệ quyền lợi của nhân dân.
Nguyên Tắc Tổ Chức Và Hoạt Động Của Bộ Máy Nhà Nước Phong Kiến Việt Nam
Bài tập học kỳ Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam có đáp án.

1. Nguyên tắc liên kết dòng họ

1.1. Cơ sở của nguyên tắc

Xuất phát từ đặc điểm của chế độ phong kiến nói chung, hoàng tộc luôn là hậu thuẫn chính trị của vương triều. Ngay từ thời Ngô, Đinh, Tiền Lê tầng lớp quý tộc đã đóng vai trò rất quan trọng trong tổ chức bộ máy nhà nước. Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc “liên kết dòng họ” nhằm củng cố sự vững chắc của vương triều, chế độ quân chủ chuyên chế, phát huy trí tuệ, sức mạnh của cả hoàng tộc và triều đình, câu kết với hoàng tộc thành khối chặt chẽ làm bệ đỡ chính trị cho quyền lực của nhà vua, bảo vệ ngôi vua được vững chắc.
Đề bài tập học kỳ môn Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam - Đợt 2 - Học kỳ I năm học 2014 - 2015 kèm tài liệu tham khảo
2. Phân tích sự vận dụng nguyên tắc Tôn quân quyền trong nhà nước phong kiến thời kỳ Hậu Lê.

3. Điểm tích cực và hạn chế của mô hình nhà nước quân chủ quý tộc thời Lý - Trần.
27/09/2014
Quảng cáo, khuyến mại rượu - Bài tập học kỳ Luật Thương mại 2
A.Mở đầu

Rượu bia là thức uống rất phổ biến trong cộng đồng. Tuy nhiên, rượu bia đem lại những tác hại về nhiều mặt kể cả kinh tế từ việc mua bia rượu, điều trị các bệnh có liên quan đến bia rượu, ngộ độc rượu hay những thiệt hại về mặt xã hội như rạn vỡ quan hệ gia đình, bạo lực gia đình... cũng lớn không kém. Chính vì thế, việc quảng cáo, khuyến mại rượu được pháp luật quy định cụ thể. Trong bài tập lần này, em xin trình bày để tài: “Trình bày hiểu biết của em về quảng cáo, khuyến mại rượu”

B.Nội dung

I. Khái quát chung về quảng cáo, khuyến mại.

1. Quảng cáo.

a. Định nghĩa.


Theo khoản 1 Điều 2 Luật quảng cáo: “Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân”
Sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực chủ thể của tổ chức - Bài tập nhóm Luật Hành chính
A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Luật hành chính điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Các quan hệ đó được gọi là quan hệ pháp luật hành chính. Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Và điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân này trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân đó phải có năng lực chủ thể phù hợp với quan hệ pháp luật hành chính mà họ tham gia. Để làm rõ vấn đề này, nhóm chúng em xin tìm hiểu đề tài“Phân tích khái niệm năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính và chỉ rõ sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực chủ thể của tổ chức”.


Do hiểu biết trong về vấn đề này còn hạn chế nên bài làm sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng emkính mong sẽ nhận được những ý kiến đáng giá, phê bình của thầy, cô để đề tài này được hoàn thiện hơn.
TÌnh huống liên quan đến loại tội phạm rất nghiêm trọng tội cướp tài sản
Bài tập học kỳ Luật Hình sự 1 có đáp án.

ĐỀ BÀI SỐ 06

C có hành vi dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản của K, tài sản chiếm đoạt có giá trị 30 triệu đồng. Hành vi phạm tội của C được quy định tại khoản 1 Điều 133 BLHS. C bị đưa ra xét xử và tuyên phạt 7 năm tù. Anh (chị) hãy xác định:

1. Trường hợp phạm tội của C thuộc loại tội gì theo sự phân loại tội phạm tại khoản 3 Điều 8 BLHS? (1 điểm)
2. Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) là tội có CTTP vật chất hay CTTP hình thức? Tại sao? (1 điểm)
3. Nếu C mới dùng vũ lực nhưng không chiếm đoạt được tài sản thì C có bị truy cứu TNHS về tội cướp tài sản không? Giai đoạn thực hiện tội phạm (2 điểm)
4. Nếu C mới tròn 14 tuổi thì C có phải chịu TNHS về hành vi của mình không? Tại sao? (1,5 điểm)
5. Nếu C mới chuẩn bị phạm tội cướp tài sản thì bị bắt giữ thì C có phải chịu TNHS về hành vi của mình không? Tại sao? (1,5 điểm)
Quyền năng của tổ chức quốc tế liên chính phủ là quyền năng phái sinh và hạn chế - Bài tập nhóm Công pháp quốc tế
A. LỜI MỞ ĐẦU


Mỗi một hệ thống pháp luật đều có những chủ thể nhất định của nó. Chủ thể của Luật Quốc tế là thực thể đang tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế một cách độc lập, có đầy đủ quyền, nghĩa vụ quốc tế và có khả năng gánh vác những trách nhiệm pháp lý quốc tế do chính hành vi của chủ thể gây ra. Là một trong các chủ thể của Luật Quốc tế, tổ chức quốc tế liên chính phủ là một khuôn khổ hợp tác phổ biến hiện nay giữa các quốc gia, mang trong mình quyền năng chủ thể luật quốc tế đó là quyền năng phái sinh và hạn chế. Để làm rõ hơn về những quyền năng này của tổ chức liên chính phủ, nhóm xin được trình bày vấn đề: “Thông qua vấn đề lý luận và thực tiễn, chứng minh rằng quyền năng của tổ chức quốc tế liên chính phủ là quyền năng phái sinh và hạn chế”.
Phân chia di sản trong trường hợp có thừa kế mới - Bài tập học kỳ Luật Dân sự
LỜI MỞ ĐẦU

Trong Bộ luật dân sự nước ta cũng như nhiều Bộ luật dân sự của các nước trên thế giới , các quy định về thừa kế giữ vai trò quan trọng, nó thường được cấu thành thành một cơ cấu riêng. Trong giao lưu dân sự, vấn đề thừa kế càng có ý nghĩa quan trọng , đặc biệt là khi cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường , tài sản của thành viên trong xã hội cũng được tăng lên đáng kể cả về số lượng và giá trị của nó. Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật là hai hình thức đặc trưng cho hai loại thừa kế khác nhau. Dù ở hình thức nào thì việc xác định khối di sản thừa kế và phân chia di sản là một trong những yếu tố pháp lí hết sức quan trọng. Có thể nói : “ di sản thừa kế là yếu tố quan trọng hàng đầu trong các án kiện và thừa kế. Phân chia di sản thừa kế là vô cùng phức tạp và có rất nhiều tình huống xảy ra. Để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề phân chia di sản trong tình huống đặt ra là có người thừa kế mới xuất hiện, em xin được chọn đề tài : “ Phân chia di sản trong trường hợp có thừa kế mới”. 


Do kiến thức còn nhiều hạn hẹp nên bài làm còn nhiều thiếu xót, em kính mong các thầy cô bỏ qua và góp ý để bài làm của em tốt hơn. 
Tình huống tội hủy hoại tài sản của người khác - Bài tập học kỳ Luật Hình sự 1
Đề bài: Do có mâu thuẫn trong kinh doanh, P đã nhờ Q đến đốt xưởng của N vào ban đêm. Hậu quả là toàn bộ nhà xưởng và máy móc của N đã bị thiêu rụi, thiệt hại 350 triệu đồng.

Hỏi:

1. Định tội danh và khung hình phạt áp dụng đối với hành vi của P, Q.

2. Giả sử khi đốt, Q không biết còn 1 công nhân của N bị say rượu ngủ quên trong xưởng nên đã gây ra hậu quả chết người. Q có phải chịu trách nhiệm hình sự về cái chết của người công nhân này không? Tại sao? 


3. Giả sử Q vừa chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội cướp tài sản, chưa được xóa án tích lại thực hiện hành vi phạm tội nêu trên thì trường hợp phạm tội của Q là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? Tại sao?
Tình huống về đồng phạm và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội tội trộm cắp tài sản
Bài tập tình huống nhóm Hình sự 1 có đáp án.

LỜI MỞ ĐẦU

Quan hệ sở hữu là một trong những quan hệ cơ bản của xã hội. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam có rất nhiều ngành luật điều chỉnh quan hệ này, mỗi ngành có một cách điều chỉnh riêng; trong đó Luật Hình sự điều chỉnh quan hệ sở hữu bằng cách quy định những chế tài đối với các tội xâm phạm sở hữu. Một trong những tội đó là tội trôm cắp tài sản được quy định tại Điều 138 Bộ luật Hình sự (BLHS). Tội trộm cắp tài sản là tội xâm phạm trực tiếp tới quyền sở hữu tài sản, nó xảy ra khá phổ biến.


Có thể nói trộm cắp tài sản trong giai đoạn hiện nay là một trong những vấn đề gây bức xúc trong xã hội hiện nay. Tình hình phạm tội và số người phạm tội ngày càng có xu hướng tăng cao. Điều đáng nói ở đây là trong số đó có cả những thanh niên chưa đủ 18 tuổi, gương mặt thì non choẹt nhưng lại rất điêu luyện trong thực hiện việc trộm cắp. Vì vậy, việc nhận định được thực trạng và quy định về hình phạt đối với tội này là rất cần thiết.
Ứng dụng của tư duy trong hoạt động học tập của sinh viên - Bài tập học kỳ Tâm lý học đại cương
MỞ ĐẦU


Con người từ chỗ là một loài động vật thích ứng với tự nhiên bằng bản năng tự nhiên đã phát triển trở thành sinh vật cao cấp nhất, được như vậy là do con người đã có thể nhận thức và cải tạo thế giới khách quan một cách có hiệu quả. Để có phương hướng và biện pháp đúng đắn nhằm cải tạo thế giới khách quan và bản thân, con người không thể chỉ dựa vào cảm giác, tri giác mà phải sử dụng nhận thức lí tính là tư duy và tưởng tượng, đặc biệt là tư duy. Tư duy có phạm vi chủ thể lớn, phức tạp, trừu tượng mới giúp con người hiểu được các thuộc tính, các quan hệ bên trong, mới nắm được bản chất, quy luật phát triển của sự vật. Tư duy là một quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện không ngừng, quá trình đó chứa đựng những thuộc tính cơ bản.Ngay trong hoạt động học tập của sinh viên cũng cần phải sử dụng tư duy thì mới có thể đạt được hiệu quả.Qua bài viết này, em xin phân tích những đặc điểm của tư duy con người và ứng dụng của nó trong hoạt động học tập của sinh viên.
Vai trò của giám đốc trong doanh nghiệp và Giải pháp nâng cao chất lượng giám đốc trong các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Bài tập học kỳ Quản trị doanh nghiệp có đáp án.

LỜI MỞ ĐẦU


Quản trị công ty trong doanh nghiệp nhà nước là một thách thức lớn ở nhiều nền kinh tế. Cho tới nay chưa có một chuẩn mực quốc tế nào giúp các Chính Phủ đánh giá và cải thiện cách thức thực hiện quyền sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước, mặc dù các doanh nghiệp này thường giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Để thực hiện tốt công tác quản trị thì vai trò của giám đốc người quản lý điều hành công ty rất quan trọng. Để hiểu rõ hơn, sau đây là một số tìm hiểu của em về đề tài “ Vai trò của giám đốc trong doanh nghiệp và Giải pháp nâng cao chất lượng giám đốc trong các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay.”
Đề bài tập nhóm môn Luật Tố tụng Hình sự
1. Hoàn thiện quy định của BLTTHS về địa vị pháp lý của bị can.
Tham khảo:
Địa vị pháp lý của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự

2. Hoàn thiện quy định của BLTTHS về địa vị pháp lý của bị cáo.
Tham khảo:
Địa vị pháp lý của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự

3. Hoàn thiện quy định của BLTTHS về địa vị pháp lý của người làm chứng
Tham khảo:
Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về địa vị pháp lý của người làm chứng

4. Hoàn thiện quy định của BLTTHS về áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam
5. Hoàn thiện quy định của BLTTHS về áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
6. .
7. Hoàn thiện quy định của BLTTHS về việc xử lý vật chứng.
8. Hoàn thiện quy định của BLTTHS về biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.
9. .
10. .
11. Hoàn thiện quy định của BLTTHS về địa vị pháp lý của Điều tra viên.
12. Hoàn thiện quy định của BLTTHS về địa vị pháp lý của Kiểm sát viên.
13. Hoàn thiện quy định của BLTTHS về địa vị pháp lý của Thẩm phán.
14. Hoàn thiện quy định của BLTTHS về địa vị pháp lý của Viện trưởng, phó Viện trưởng Viện kiểm sát.
15. Hoàn thiện quy định của BLTTHS về địa vị pháp lý của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra.
16. Hoàn thiện quy định của BLTTHS về địa vị pháp lý của Chánh án, Phó chánh án Tòa án.
18. Hoàn thiện quy định của BLTTHS về địa vị pháp lý của người bảo vệ quyền lợi của đương sự.
Đề bài tập học kỳ môn Luật Tố tụng Hình sự
1. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự.

2. Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong tố tụng hình sự.
Tham khảo:
Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong tố tụng hình sự

3. Giới hạn xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự.
Tham khảo:
Giới hạn của việc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

4. Khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại.
Tham khảo:
Quy định của bộ luật tố tụng hình sự về khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại và hướng hoàn thiện

5. Người làm chứng trong tố tụng hình sự.
Tham khảo:
Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về địa vị pháp lý của người làm chứng
-

6. Thi hành hình phạt  tử hình.
7. Kháng cáo trong tố tụng hình sự.
8. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
9. Tạm giữ trong tố tụng hình sự.
10. Tạm giam trong tố tụng hình sự.
11. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.
12. Khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại.
13. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
14. Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
15. Quyền sửa bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử phúc thẩm.
16. Quyền hủy bán án sơ thẩm của Hội đồng xét xử phúc thẩm.
Đề bài tập cá nhân môn Luật Tố tụng Hình sự
Bài 1: Khẳng định sau đây đúng hay sai, vì sao?
a. Không chỉ cơ quan tiến hành tố tụng có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn.
b. Chỉ cơ quan điều tra, viện kiểm sát có quyền thu thập chứng

Bài 2: Khẳng định sau đây đúng hay sai, vì sao?
a. Người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng có thể không bị tạm giam
b. Không chỉ Tòa án mới có quyền xử lý vật chứng.

Bài 3: Khẳng định sau đây đúng hay sai, vì sao?
a. Tạm giam có thể được áp dụng đối với phụ nữ có thai.
b. Vật chứng được sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội có thể không bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước.
Tình huống về tội giết người - Bài tập nhóm Luật Hình sự 1
ĐỀ BÀI: Huynh (33 tuổi) vay của chị dâu là Nga 1,9 tỷ đồng để lấy vốn làm ăn. Do làm ăn thua lỗ, hạn cho vay đã hết và chị Nga ráo riết đòi nợ mà Huynh không có tiền trả, Huynh đã dùng dao giết chết chị Nga để không phải trả nợ. Tội giết người mà Huynh đã thực hiện được quy định tại khoản 1 Điều 93 BLHS. 

Câu hỏi:

1.Tội phạm mà Huynh đã thực hiện thuộc loại tội gì theo phân loại tội phạm tại khoản 3 Điều 8 BLHS. (2 điểm)

2. Khách thể của tội phạm và đối tượng tác động của tội phạm trong trường hợp này là gì? Hãy giải thích. (2 điểm)

3. Phát biểu sau đây về vụ án này là đúng hay sai? Tại sao? - Nếu toà án tuyên phạt 15 năm tù đối với Huynh thì có nghĩa là tội phạm mà Huynh thực hiện là tội phạm rất nghiêm trọng. (1 điểm)


4. Giả sử Huynh là người có quốc tịch Trung Quốc và vụ án trên xảy ra tại Hải Phòng thì Huynh có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam không? Tại sao? (2 điểm)
Quy định của pháp luật hiện hành về đối tượng khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính
Bài tập học kỳ Thanh tra khiếu tố có đáp án.

Lời mở đầu


Quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Tuy nhiên việc thực hiện khiếu nại trong thực tế còn nhiều hạn chế do người dân còn e ngại vì chưa hiểu rõ về quyền khiếu nại cũng như về đối tượng khiếu nại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Để hiểu rõ hơn về đối tượng khiếu nại, bài viết dưới đây sẽ "Bình luận các quy định của pháp luật hiện hành về đối tượng khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính".
Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật - ĐH Luật Hà Nội năm 2013 - Chương XXIII (chương cuối) - Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam
CHƯƠNG XXIII

HỆ THỐNG PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

1. Khái niệm hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Hệ thống là khái niệm được dùng để chỉ những chỉnh thể (sự vật, hiện tượng) có kết cấu thống nhất, được tạo thành từ các thành tố có mối liên hệ chặt chẽ, có sự tác động qua lại với nhau và được tập hợp theo những trật tự nhất định. Trong khoa học pháp lí, khái niệm hệ thống pháp luật có thể được xem xét ở nhiều phương diện và cấp độ khác nhau.
Trước hết, dưới góc độ cấu trúc thì pháp luật của các nhà nước hiện đại không phải là tập hợp giản đơn các quy định pháp luật mà là hệ thống (hệ thống cấu trúc của pháp luật). Hệ thống cấu trúc của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chỉnh thể gồm tất cả các quy định pháp luật có sự liên kết và thống nhất nội tại với nhau, được phân định thành những bộ phận nhỏ hơn, phù hợp với tính chất và đặc điểm của các quan hệ xã hội mà chúng điều chỉnh.

Hệ thống cấu trúc của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam rất phức tạp, nội bộ của nó gồm rất nhiều thành tố bộ phận, trong đó có các thành tố cơ bản là quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và ngành luật. Ngoài ra còn có những thành tố khác như phân ngành luật (lớn hơn chế định pháp luật nhưng nhỏ hơn ngành luật), tổ hợp các ngành luật (lớn hơn ngành luật nhưng nhỏ hơn hệ thống cấu trúc của pháp luật quốc gia...)
Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật - ĐH Luật Hà Nội năm 2013 - Chương XXII - Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam
CHƯƠNG XXII

PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

I. SỰ RA ĐỜI, BẢN CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.

1. Sự ra đời và bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

Khi tiến hành cách mạng, nhân dân Việt Nam đã xoá bỏ pháp luật thực dân, phong kiến, cùng với việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã từng bước xây dựng hệ thống pháp luật mới phù hợp với tình hình và điều kiện của đất nước. Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn phát triển và hoàn hiện cùng với sự phát triển của đất nước, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, xây dựng nhà nước pháp quyền, pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có bước phát triển nhảy vọt về số lượng và chất, từng bước đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Như các pháp luật khác, pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành theo những trình tự thủ tục nhất định; được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau; là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội; mang tính bắt buộc chung; được thể hiện dưới những hình thức nhất định... nhưng được hình thành và phát triển trên cơ sở chế độ kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội và tư tưởng mới , do vậy, bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam được biểu hiện ở những nội dung cơ bản sau:
Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật - ĐH Luật Hà Nội năm 2013 - Chương XXI - Nhà nước trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam
CHƯƠNG XXI

NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Nhà nước trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là một trong những vấn đề quan trọng nhất của nhà nước xã hội chủ nghĩa mà lí luận về nhà nước và pháp luật nghiên cứu. Việc nghiên cứu vấn đề này vừa có giá trị lí luận sâu sắc, đầy đủ và toàn diện hơn vị trí, vai trò của nhà nước trong xã hội xã hội chủ nghĩa nói chung, trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa nói riêng, vừa góp phần bổ sung vào hệ thống các quan điểm khoa học về nhà nước xã hội chủ nghĩa trong điều kiện cải cách, đổi mới, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế ở các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay. Về thực tiễn, việc nghiên cứu vấn đề nhà nước trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa tạo cơ sở lí luận và thực tiễn để đề xuất các quan điểm khoa học và những giải pháp khả thi nhằm giải quyết hàng loạt vấn đề thực tiễn cấp bách liên quan đến hệ thống chính trị đang đặt ra trong các nước xã hội chủ nghĩa để đảng phát huy được vai trò lãnh đạo của mình đối với nhà nước và cả hệ thống chính trị, còn nhà nước phát huy được vị trí trung tâm và vai trò chủ đạo đối với quản lí xã hội trong hệ thống chính trị; phân định rõ nhiệm vụ, chức năng giữa đảng cộng sản với nhà nước xã hội chủ nghĩa và giữa các tổ chức cơ sở đảng với các cơ quan nhà nước tương ứng, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp lãnh đạo của đảng cộng sản đối với nhà nước xã hội chủ nghĩa để đảng vẫn lãnh đạo được nhà nước nhưng không làm thay nhà nước, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp quản lí xã hội bằng pháp luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa để nhà nước phát huy hết hiệu lực của mình nhưng vẫn tuân theo đường lối, chính sách của đảng cộng sản; đổi mới sự lãnh đạo của đảng cộng sản và quản lí của nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với các tổ chức xã hội để đảng vẫn lãnh đạo được các tổ chức xã hội và nhà nước vẫn quản lí được các tổ chức xã hội nhưng không can thiệp quá mức cần thiết vào tổ chức và hoạt động của họ;
Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật - ĐH Luật Hà Nội năm 2013 - Chương XX - Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
CHƯƠNG XX
NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

I. BẢN CHẤT VÀ NHỮNG ĐẶT TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã đứng lên làm Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Do miền Nam chưa được hoàn toàn giải phóng nên nhân dân Việt Nam tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam để thống nhất đất nước đồng thời chuyển dần sang thực hiện nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Năm 1975 miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được đổi tên thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội được thực hiện trên phạm vi cả nước.

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một trong những mô hình đã được tìm tòi, sáng tạo dựa trên cơ sở của lí luận khoa học của chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đúng như V.I. Lenin đã khẳng định: “Tất cả các dân tộc sẽ đi đến chủ nghĩa xã hội, đó là điều không thể tránh khỏi, nhưng tất cả các dân tộc sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội không phải một cách hoàn toàn giống nhau, mỗi dân tộc sẽ đưa đặc điểm của mình vào hình thức này hay hình thức khác của chế độ dân chủ, vào loại này hay loại khác của việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các mặt khác nhau của đời sống xã hội”.

25/09/2014
Giải quyết tình huống về tranh chấp lao động tập thể và đình công - Bài tập học kì Luật Lao động Việt Nam
Đề số 20:

1. Nêu mối quan hệ giữa tranh chấp lao động tập thể và đình công?

2. Năm 2005, bà B được công ty thức ăn chăn nuôi HK ( có trụ sở đóng tại huyện N, tỉnh Hải Dương) tuyển dụng hợp đồng lao động vào làm việc tại công ty với thời hạn 1 năm, công việc đảm nhiệm là bác sỹ và nhân viên hành chính. Hết thời hạn hợp đồng, hai bên tiếp tục kí lại hợp đồng với thời hạn 1 năm. Đến năm 2007 thì hai bên kí hợp đồng lao động không xác định thời hạn, công việc mà bà B đang đảm nhiệm vẫn là bác sỹ và nhân viên hành chính, mức lương mà bà B được hưởng là 5 triệu đồng/tháng.

Ngày 16 tháng 12 năm 2008, Tổng Giám đốc công ty HK ra quyết định số 34 chấm dứt hợp đồng với bà B kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2009 với lý do bà B thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ cũng như không thực hiện khám sức khỏe định kì cho người lao động, không kiểm tra việc an toàn thực phẩm trong công ty.

Không đồng ý với quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của công ty HK nên bà B đã làm đơn khiếu nại đến công ty HK và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương. Nhận thấy việc chấm dứt hợp đồng của mình là trái pháp luật nên ngày 28 tháng 3 năm 2009 công ty HK có thông báo 260 gửi cho bà B với nội dung thừa nhận việc chấm dứt hợp đồng lao động với bà B là trái pháp luật  và mời bà B trở lại tiếp tục làm việc theo hợp đồng đã kí.

Tuy nhiên, bà B không đến công ty làm việc và vẫn tiếp tục gửi đơn đến TA yêu cầu tuyên quyết định số 34 là trái pháp luật, yêu cầu công ty HK phải nhận bà trở lại làm việc, bồi thường cho bà toàn bộ tiền lương trong thời gian bà không được làm việc cộng với 2 tháng lương. Tổng cộng tất cả là 480 triệu đồng.

Phía công ty HK cho rằng không phải công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật mà chính bà B đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
24/09/2014
Mối liên hệ giữa Cộng đồng chính trị , an ninh với Cộng đồng kinh tế - Bài tập học kì môn Pháp luật cộng đồng ASEAN
Cộng đồng ASEAN được cấu thành từ ba trụ cột, Cộng đồng Chính trị - an ninh (APSC), Cộng đồng kinh tế (AEC) và Cộng đồng văn hóa – xã hội (ASCC). Đây là những liên kết trên cơ sở một hệ thống thể chế và thiết chế pháp lý nhằm đạt được các mục tiêu ASEAN đề ra đối với từng cộng đồng. Mỗi cộng đồng đảm nhận một vai trò chủ đạo trong mục tiêu chung của Cộng đồng ASEAN “cởi mở, năng động và tự cường”. Trong bài tập học kì này, em xin trình bày về mối liên hệ giữa Cộng đồng chính trị - an ninh với Cộng đồng kinh tế..

Cộng đồng kinh tế được thành lập cùng Cộng đồng chính trị - an ninh. Mục tiêu chung của hai cộng đồng này là xây dựng Cộng đồng ASEAN ngày một vững mạnh và phát triển. Ngoài ra, mỗi cộng đồng lại có mục tiêu riêng:

- Cộng đồng chính trị - an ninh sẽ tạo ra môi trường hòa bình và ổn định cho sự phát triển của khu vực Đông Nam Á, để từ đó các quốc gia có thể tận dụng tối đa các cơ hội để phát triển một cách hài hòa và bền vững. (Kế hoạch hành động ASC). 

- Cộng đồng kinh tế có mục tiêu là tạo ra một khu vực kinh tế ASEAN phát triển ổn định, thinh vượng, có tính cạnh tranh cao và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Đồng thời, Cộng đồng kinh tế còn có vai trò thực hiện xóa đói giảm nghèo và cách biệt về kinh tế, thông qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
23/09/2014
Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật - ĐH Luật Hà Nội năm 2013 - Chương XIX - Pháp chế xã hội chủ nghĩa
CHƯƠNG XIX

PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA


Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một trong những vấn đề quan trọng nhất của pháp luật xã hội chủ nghĩa mà lí luận về nhà nước và pháp luật nghiên cứu. Việc nghiên cứu pháp chế xã hội chủ nghĩa vừa có giá trị lí luận sâu sắc, vừa có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Về lí luận, nó giúp chúng ta nhận thức một cách toàn diện, đầy đủ, sâu sắc hơn những yếu tố hợp thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở đó góp phần hình thành, củng cố, vận dụng, phát triển tư duy chính trị-pháp lí mới trong xây dựng, hoàn thiện nhà nước và pháp luật nhằm phục vụ công cuộc cải cách, đổi mới, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế ở mỗi nước xã hội chủ nghĩa. Về thực tiễn, nghiên cứu pháp chế xã hội chủ nghĩa sẽ tạo tiền đề lí luận và thực tiễn để đề xuất các quan điểm khoa học và những giải pháp khả thi về tăng cường sự tôn trọng và thực hiện pháp luật trong bộ máy nhà nước và ở ngoài xã hội, nhằm xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

I. KHÁI NIỆM PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Trong khoa học pháp lí nước ta, pháp chế xã hội chủ nghĩa được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau cho nên có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm này, điều đó càng làm giàu thêm nhận thức của chúng ta về nội dung và hình thức biểu hiện của pháp chế xã hội chủ nghĩa – một trong những hiện tượng phức tạp nhất của đời sống pháp luật xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, qua những kết quả nghiên cứu đó có thể thấy dù được định nghĩa như thế nào đi nữa thì bản chất và nội dung (hay hạt nhân, cốt lõi) của pháp chế xã hội chủ nghĩa cũng chỉ có một – đó là sự tôn trọng và thực hiện pháp luật xã hội chủ nghĩa một cách tự giác, nghiêm chỉnh, đầy đủ, thống nhất trong bộ máy nhà nước và ở ngoài xã hội. Điều đó cũng có nghĩa là ở đâu và khi nào pháp luật xã hội chủ nghĩa được tôn trọng và thực hiện một cách tự giác, nghiêm chỉnh, đầy đủ, thống nhất thì ở đó , khi ấy có pháp chế xã hội chủ nghĩa và ngược lại thì không có pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật - ĐH Luật Hà Nội năm 2013 - Chương XVIII - Pháp luật xã hội chủ nghĩa
CHƯƠNG XVIII

PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA


I. SỰ RA ĐỜI, BẢN CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA


1. Sự ra đời và tồn tại của pháp luật xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan

Để giải phóng mình khỏi mọi sự áp bức, bóc lột nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản phải tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng đạp tan bộ máy nhà nước cũ đồng thời cũng phải từng bước hủy bỏ pháp luật cũ, phải xây dựng hệ thống pháp luật mới để ghi nhận, củng cố, bảo vệ và phát triển những thay đổi cơ bản của xã hội về kinh tế, chính trị-xã hội từ phương diện pháp lí. Những quan điểm, tư tưởng cho rằng có thể xóa bỏ nhà nước và pháp luật ngay hoặc sau thời gian ngắn để chỉ thực hiện các nguyên tắc dân chủ thuần túy khi mà quyền lực đã thuộc về nhân dân lao động là số đông trong xã hội đều không có cơ sở lí luận và thực tiễn.

Sự ra đời và tồn tại của pháp luật trong xã hội xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan vì những lí do cơ bản sau: Thứ nhất, xã hội xã hội chủ nghĩa được thoát thai từ chính xã hội cũ do đó về mọi phương diện như kinh tế, đạo đức và tinh thần… vẫn còn mang dấu vết của xã hội cũ mà từ đó nó đã sinh ra nên vẫn cần pháp luật để hạn chế, loại bỏ những hình thức kinh tế tư hữu, tác động làm xuất hiện và phát triển những hình thức kinh tế mới, chuyển đổi, cải tạo xã hội cũ, xây dựng, phát triển xã hội mới tốt đẹp hơn…; thứ hai, xã hội xã hội chủ nghĩa vẫn là xã hội có giai cấp nên vẫn cần phải được quản lí bằng pháp luật, cần phải dùng pháp luật để giữ gìn trật tự xã hội, giải quyết những xung đột, tranh chấp trong xã hội…
22/09/2014
Công ty Luật Quốc tế Thăng Long tuyển cộng tác viên pháp lý, yêu cầu nói và viết tiếng Anh lưu loát
Do nhu cầu mở rộng và phát triển kinh doanh, công ty LUẬT QUỐC TẾ THĂNG LONG chúng tôi đang có nhu cầu cần tuyển dụng luật sư người Việt hay quốc tịch nước ngoài hiện đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam cho văn phòng tại Hà nội và Chi nhánh văn phòng tại Đà nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.

Yêu cầu: 

Tốt nghiệp đại học luật hoặc ngành luật đại học quốc gia (Ưu tiên các ứng viên du học, có bằng cử nhân hoặc thạc sĩ ngành luật).
Nhà hàng Bún bò Huế Nguyễn Chí Thanh tuyển 2 sinh viên phục vụ ca tối, lương 2 triệu
Việc làm thêm sinh viên tại Hà Nội.
Việc làm thêm phục vụ dành cho sinh viên.

* Mức lương: Từ 1,000,000 đến 3,000,000 VND
* Mô tả công việc:

- Thực hiện các quy trình phục vụ khách ăn uống, làm hài lòng khách hàng, thực hiện các công việc của tổ bàn. Tiếp nhận và thực hiện các yêu cầu của ban quản lý nhà hàng
20/09/2014
Tóm tắt giáo trình Luật Tài chính - Chương VI - Pháp luật về ngân sách của doanh nghiệp. (Phần cuối)
CHƯƠNG VI

PHÁP LUẬT VỀ NGÂN SÁCH CỦA DOANH NGHIỆP


I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGÂN SÁCH CỦA DOANH NGHIỆP:

1. Khái niệm:

Ngân sách doanh nghiệp là hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị, các luồng vận động và chuyển hóa các nguồn ngân sách trong quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt tới những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong khuôn khổ cho phép của pháp luật.
Về bản chất, ngân sách doanh nghiệp là một loại quan hệ tạo lập phân phối sử dụng của cải dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Sự cần thiết điều chỉnh bằng pháp luật đối với ngân sách của doanh nghiệp.
Trong quá trình vận động và phát triển của nền kinh tế, hoạt động ngân sách của doanh nghiệp đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng pháp luật.
- Xuất phát từ vai trò và vị trí hoạt động ngân sách doanh nghiệp có ảnh hưởng đến sự chuyển dịch một phần của cải xã hội đòi hỏi Nhà nước phải có cách thức tác động có hiệu quả nhất lên hoạt động này, Pháp luật chính là công cụ có hiệu quả đáp ứng được yêu cầu đó.
Tóm tắt giáo trình Luật Tài chính - Chương V - Pháp luật về chi ngân sách nhà nước.
CHƯƠNG V

PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC


I. KHÁI NIỆM CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CƠ CẤU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1. Khái niệm chi ngân sách nhà nước:

Chi ngân sách nhà nước thể hiện chức năng phân phối tài chính ở khâu ngân sách nhà nước. Chi ngân sách Nhà nước là hoạt động của Nhà nước nhằm mục đích phân tích và sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước theo dự toán ngân sách Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định. Có thể nói, đó chính là quá trình phân phối và sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Do vậy, thực hiện các khoản chi ngân sách nhà nước luôn gắn liền với các quan hệ tiền tệ trong phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước là quỹ ngân sách nhà nước.
Về phương diện vật chất, các khoản chi ngân sách nhà nước bao gồm toàn bộ số tiền từ ngân quỹ mà nhà nước sử dụng để đảm bảo cho chức năng, nhiệm vụ của mình. Về phương diện kinh tế, chi ngân sách nhà nước là tổng thể các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ kinh tế xã hội mà nhà nước phải thực hiện. Do vậy, các khoản chi ngân sách nhà nước có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của một quốc gia.
Tóm tắt giáo trình Luật Tài chính - Chương IV - Pháp luật về thu ngân sách nhà nước
CHƯƠNG IV

PHÁP LUẬT VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC


I. THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:

1. Khái niệm thu ngân sách Nhà nước:

Thu ngân sách nhà nước là một loại hoạt động nhà nước, hoạt động của một tổ chức có quyền lực công, luôn gắn liền với yếu tố chính trị của nhà nước. Từ đó, chúng ta có thể hiểu thu ngân sách Nhà nước là hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm tập trung một bộ phận của cải xã hội dưới hình thức giá trị theo những hình thức và biện pháp phù hợp để hình thành nên quỹ ngân sách Nhà nước. 
Xét về bản chất, thu ngân sách Nhà nước phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội. Đó là việc nhà nước dùng quyền lực chính trị của mình để tham gia vào việc phân chia của cải xã hội được các chủ thể khác nhau trong xã hội tạo ra. Đối tượng của hoạt động thu ngân sách Nhà nước là của cải xã hội biểu hiện dưới hình thức giá trị.

Nội dung vật chất của thu ngân sách nhà nước thể hiện ở việc nhà nước tập trung vào trong tay mình những nguồn vốn tiền tệ để hình thành nên quỹ ngân sách nhà nước. Đây là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nứơc nhằm đảm bảo chức năng và nhiệm vụ của bộ máy nhà nước là phục vụ lợi ích công cộng và duy trì sự tồn tại của nhà nước. Do đó, thu ngân sách nhà nước là hoạt động có vai trò quan trọng của nhà nước, góp phần tạo ra thu nhập tài chính  để đáp ứng nhu cầu công cộng và nhu cầu chi tiêu của bộ máy nhà nước.

17/09/2014
Tóm tắt giáo trình Luật Tài chính - Chương III - Chu trình ngân sách
CHƯƠNG III

CHU TRÌNH NGÂN SÁCH

Chu trình ngân sách hay còn gọi là quy trình ngân sách dựng để chỉ tòan bộ họat động của một ngân sách kể từ khi bắt đầu hình thành cho đến khi kết thúc chuyển sang ngân sách mới. Một chu trình ngân sách bao gồm 3 khâu nối tiếp nhau, đó là: lập ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết tóan ngân sách.  

1. Lập dự toán NSNN

1.1. Mục tiêu của lập dự tóan NSNN

Lập dự tóan NSNN là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đối với tòan bộ các khâu của quá trình quản lý ngân sách. Lập dự tóan ngân sách thực chất là lập kế họach thu chi của ngân sách trong một năm. Kết quả của khâu này là bản dự toán ngân sách. Bản dự tóan ngân sách phải đảm bảo mục tiêu là dự toán ngân sách sẽ đáp ứng được việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội. Và việc phân bổ các nguồn lực phù hợp với 
chính sách của nhà nước. 

1.2. Yêu cầu của dự tóan NSNN 

- Dự toán ngân sách nhà nước và dự toán ngân sách các cấp chính quyền phải tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, chi và theo cơ cấu giữa chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ.

-. Dự toán ngân sách của các cấp chính quyền, của đơn vị dự toán các cấp phải lập theo đúng yêu cầu, nội dung, biểu mẫu và thời hạn quy định.

- Dự toán ngân sách phải kèm theo báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính toán.

- Dự toán ngân sách các cấp phải bảo đảm cân đối theo nguyên tắc sau:

+ Đối với dự toán ngân sách nhà nước: tổng số thu thuế, phí và lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên 
và các khoản chi trả nợ; bội chi phải nhỏ hơn chi đầu tư phát triển.

+ Đối với dự toán ngân sách cấp tỉnh: phải cân bằng giữa thu và chi trên cơ sở số thu của ngân sách cấp tỉnh gồm: các khoản thu ngân sách cấp tỉnh được hưởng 100%, các khoản thu phân chia cho ngân sách cấp tỉnh theo tỷ lệ phần trăm (%) đã được quy định và số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương (nếu có); số dự 
kiến huy động vốn trong nước để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định 

+ Đối với dự toán ngân sách cấp huyện, và cấp xã phải cân bằng thu, chi.
Tóm tắt giáo trình Luật Tài chính - Chương II - Ngân sách nhà nước và Luật ngân sách nhà nước
CHƯƠNG II

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC


I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1. Khái niệm ngân sách nhà nước:

Ngân sách nhà nước là phạm trù kinh tế thuộc lĩnh vực tài chính. Hiện tượng ngân sách ra đời và tồn tại từ rất lâu trong lịch sử, trên cơ sở của nền kinh tế hàng hoá và sự hình thành, phát triển của nhà nước. 

Các nhà khoa học về lịch sử và kinh tế đã chứng minh rằng chính sản xuất và trao đổi hàng hóa đã dẫn tới sự ra đời tiền tệ. Sau 3 lần phân công lao động xã hội đóng vai trị quan trọng trong sự phân hóa các giai cấp trong xã hội, đặc biệt là phân công lao động xã hội lần thứ ba, kết quả là sự ra đời của giai cấp thương nhân. Giai cấp thương nhân ra đời dẫn đến các quan hệ trao đổi mua bán cũng phát triển mạnh mẽ, cùng với nó là sự xuất hiện của tiền tệ.

Tiền tệ ra đời giữ vai trò là vật ngang giá chung, trung gian trong việc trao đổi hàng hóa.
Tóm tắt giáo trình Luật Tài chính - Chương I - Luật Tài chính trong hệ thống pháp luật Việt Nam
CHƯƠNG I

LUẬT TÀI CHÍNH TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM


I. KHÁI NIỆM TÀI CHÍNH VÀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

1.Khái niệm tài chính, hệ thống tài chính:

1.1 Khái niệm tài chính:

Tài chính là một phạm trù kinh tế, tồn tại khách quan và mang tính lịch sử. Tài chính chỉ ra đời và tồn tại trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Những điều kiện kinh tế xã hội này là những tiền đề khách quan cho sự ra đời và phát triển của tài chính. Những tiền đề đó là nền kinh tế hàng hóa-tiền tệ và nhà nước.

Lịch sử phát triển xã hội loài người đã chứng minh rằng, vào thời kỳ cuối của chế độ công xã nguyên thủy, sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện chế độ tư hữu, sự ra đời của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Hàng hoá sản xuất ra không chỉ nhằm mục đích tự cấp mà còn được đem trao đổi nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau trong tiêu dùng. Lúc đầu là hàng đổi hàng, sau đó, do yêu cầu trao đổi và phạm vi trao đổi được mở rộng, tiền tệ xuất hiện đóng vai trị như một loại hàng hoá đặc biệt mang tính chất là vật ngang giá chung. Thông qua đồng tiền, các thành viên trong xã hội có thể sử dụng để đổi lấy bất kỳ loại hàng hóa theo nhu cầu. Những hình thái đầu tiên của tiền tệ có thể được quy ước là vỏ sò, lông thú, kim loại...
Cơ cấu hình thức và nội dung của công văn hướng dẫn cấp dưới thực hiện văn bản pháp luật của cấp trên, yêu cầu cấp dưới triển khai thực hiện những công việc đã giao - Bài tập cá nhân Xây dựng văn bản pháp luật
Với tư cách là văn bản hành chính, công văn được các cơ quan nhà nước sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Trong bài cá nhân này, em xin trình bày đề số 20 cơ  cấu hình thức và nội dung của công văn hướng dẫn cấp dưới thực hiện văn bản pháp luật của cấp trên, yêu cầu cấp dưới triển khai thực hiện những công việc đã giao.

1. Khái niệm:

Công văn là hình thức văn bản hành chính dùng phổ biến trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Công văn là phương tiện giao tiếp chính thức của cơ quan Nhà nước với cấp trên, cấp dưới và với công dân.
Thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics - Bài tập cá nhân Luật thương mại 2
Thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất đối với hàng hóa trong những trường hợp sau:

Thứ nhất, theo Điều 294 Luật Thương mại, ta có:

Điều 294. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm 

1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:

a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;

b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng; 

c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Giải quyết tình huống liên quan đến tội cướp giật tài sản - Bài tập cá nhân luật hình sự 2
Bài 2: Chị A đi xe máy thăm người quen, dọc đường bị chết máy. Đang loay hoay khời động lại xe thì thấy H đi qua. Chị A nhờ H sửa chữa xe máy. Sau một hồi sửa chữa H ngồi lên yên, khởi động xe và phóng đi mất. Chị A hô mọi người giữ lại nhưng không được. H đem xe máy đến nhà B (là người quen của H) gửi và sau đó đem đi bán được 12.000.000 đồng, H chia cho B 1.500.000 đồng

Hỏi:

1. Hành vi của H cấu thành tội gì? Tại sao?
2. B có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Tại sao?
Trung tâm Anh ngữ PASSWORD tuyển cộng tác viên có lương
Trung tâm Anh ngữ PASSWORD cần tuyển 05 bạn CTV bán thời gian là sinh viên các trường ĐH, CĐ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

* Mô tả công việc:

- Tham gia soạn thảo tài liệu học tập tiếng Anh tại văn phòng trung tâm (10 tiếng/tuần, được sắp xếp thời gian linh động)

- Hỗ trợ tổ chức, truyền thông và tham gia các chương trình, các buổi chia sẻ về kỹ năng, kinh nghiệm học Tiếng Anh;

- Xây dựng và phát triển mạng lưới học viên tiềm năng cho Trung tâm;

- Một số các công việc khác theo yêu cầu;
Đề bài tập học kỳ môn Luật Hình sự 2 - K38 ĐH Luật Hà Nội - Kì I năm học 2014 - 2015
Bài 1:

P là thợ sơn được thuê hoàn thiện nhà riêng cho một gia đình. Trong thời gian làm việc P để ý thấy gia đình đối diện không làm lưới bảo hiểm ban công, trong khi khoảng cách giữa hai nhà khá gần. Một đêm thấy nhà đối diện quên đóng cửa ban công P đã trèo sang và vào nhà lấy một chiếc túi xách có chứa điện thoại di động, tiền. Trong lúc lục tìm thêm tài sản, P gây ra tiếng động và bị G (chủ nhà) phát hiện. G giữ lại chiếc túi, P đã dùng tay đấm rất mạnh vào mặt làm G choáng váng, ngã xuống sàn nhà. P sau đó tẩu thoát cùng chiếc túi đựng tiền và chiếc điện thoại di động. Tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 20 triệu đồng. G sau đó được người nhà phát hiện đưa đi cấp cứu và bị tổn hại sức khỏe 25%.
Đề bài tập nhóm môn Luật Hình sự 2 - K38 ĐH Luật Hà Nội - Kì I năm học 2014 - 2015
Bài 1: A và B rủ nhau đi uống rượu. Khi đã ngà ngà say, trên đường trở về nhà, A và B vào một chòi canh bảo vệ khu nuôi cá nghỉ chân. Nhìn thấy chị C đang đi một mình trên quãng đường vắng gần đó. A bàn với B tìm cách để thực hiện hành vi giao cấu với C. A ra ngoài buông lời trêu ghẹo và dụ chị C vào chòi (chúng đang ngồi). A, B đòi giao cấu với chị C, chị C không đồng ý và định bỏ chạy. A đe doạ chị C là nếu không đồng ý cho chúng giao cấu hoặc kêu cứu, hoặc chạy trốn thì chúng sẽ giết chị C. Sau đó A đã cởi quần áo chị C và thực hiện hành vi giao cấu, chị C chỉ phản ứng yếu ớt. Trong chòi bảo vệ cá hôm đó chỉ A thực hiện hành vi giao cấu với chị C, còn B chỉ đứng nhìn không nói gì. Hai ngày sau A, B bị bắt. Hỏi:
Thông báo về việc xét miễn, giảm học phí cho sinh viên các khóa 36, 37, 38, 39 - ĐH Luật Hà Nội

16/09/2014
Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật - ĐH Luật Hà Nội năm 2013 - Chương XVII - Nhà nước xã hội chủ nghĩa
CHƯƠNG XVII - NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

I. SỰ RA ĐỜI VÀ BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1. Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Ý tưởng về xã hội công bằng, bình đẳng và bác ái đã xuất hiện từ lâu. Ý tưởng đó xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân lao động muốn thoát khỏi sự bất công, bạo lực và chuyên chế, ước mơ xây dựng xã hội dân chủ, trong đó những giá trị chân chính của con người được tôn trọng, mọi người đều có điều kiện để tự do phát triển với tất cả mọi năng lực của mình.

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học, trên cơ sở tổng kết thực tiễn đấu tranh cách mạng và những phát hiện khoa học mới về quy luật phát triển khách quan của xã hội, đã đưa ra lí thuyết khoa học về xã hội xã hội chủ nghĩa với lí tưởng dân chủ, công bằng và nhân đạo, chỉ ra con đường và các biện pháp để tạo lập xã hội đó. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa xuất phát từ những tiền đề kinh tế, chính trị và xã hội đã phát sinh trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa.
Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật - ĐH Luật Hà Nội năm 2013 - CHương XVI - Pháp luật tư sản
CHƯƠNG XVI - PHÁP LUẬT TƯ SẢN

I. SỰ RA ĐỜI, BẢN CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT TƯ SẢN.

1. Sự ra đời của pháp luật tư sản.

Pháp luật tư sản là kiểu pháp luật thứ ba trong lịch sử xã hội loài người, ra đời gắn liền với sự hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, cách mạng dân chủ tư sản và sự ra đời của nhà nước tư sản.

Các văn bản pháp luật tư sản quan trọng đầu tiên ra đời là Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776, Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787, Tuyên ngôn nhân quyền và quyền công dân của Pháp năm 178, Hiến pháp của Pháp năm 1791, Bộ luật dân sự Napoleon năm 1804, Bộ luật thương mại năm 1807, Bộ luật hình sự năm 1810 của Pháp… Pháp luật tư sản là sản phẩm của các cuộc cách mạng dân chủ tư sản, trong đó hàng vạn người đã hi sinh để đấu tranh lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế - chế độ mà quyền lực nhà nước đã đè nát các quyền công dân và quyền con người. Các cuộc cách mạng dân chủ tư sản thắng lợi đã thiết lập và bảo vệ các quyền con người, gồm các quyền tự nhiên thiêng liêng và bất khả xâm phạm như quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền sở hữu tư nhân…
Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật - ĐH Luật Hà Nội năm 2013 - Chương XV - Nhà nước tư sản
CHƯƠNG XV - NHÀ NƯỚC TƯ SẢN

I. SỰ RA ĐỜI, BẢN CHẤT VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC TƯ SẢN

1. Sự ra đời và bản chất của nhà nước tư sản

Sau hơn một nghìn năm tồn tại, chế độ phong kiến các nước Tây Âu bắt đầu lâm vào sự khủng hoảng toàn diện. Nhà nước phong kiến với chế độ quân chủ chuyên chế chỉ phù hợp với phương thức sản xuất phong kiến – phương thức sản xuất có đặc điểm cơ bản là nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp, nông dân là lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội. Từ thế kỉ XIV – XV, ở các nước phương Tây, nền kinh tế hàng hóa – thị trường bắt đầu phát triển. Sang thế kỉ XVI – XVII, kinh tế hàng hóa – thị trường làm cho các khu đô thị hình thành nhanh chóng, từ các công trường thủ công dần dần các trung tâm công nghiệp với các phương tiện sản xuất bằng máy móc hiện đại lần lượt ra đời. Sự tập trung tư liệu sản xuất và xã hội hóa lao động đòi hỏi con người phải có quyền bình đẳng, quyền tự do đi lại, tự do cư trú, tự do hội nhập, tự do kinh doanh, tự do hợp đồng, được đảm bảo quyền tư hữu tài sản. Tuy nhiên, chế độ phong kiến hà khắc đã cản trở sự hình thành và phát triển của các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản mới ra đời, các cuộc cách mạng dân chủ tư sản tiếp đó nổ ra, lật đổ nhà nước phong kiến, thiết lập nhà nước tư sản, mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Các nhà nước tư sản đầu tiên ra đời sau cách mạng dân chủ tư sản là Hà Lan (cuối thế kỉ XVI), Anh (sau cách mạng 1641 – 1649), Pháp (sau cách mạng năm 1789).
Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật - ĐH Luật Hà Nội năm 2013 - Chương XIV - Nhà nước và pháp luật phong kiến
CHƯƠNG XIV - NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHONG KIẾN

I. SỰ RA ĐỜI VÀ BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN

1. Sự ra đời của nhà nước phong kiến

Sự xuất hiện của nhà nước phong kiến ở các khu vực khác nhau trên thế giới không hoàn toàn giống nhau, điều này là do điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi nước quy định. Ở một số nơi, nhà nước phong kiến ra đời thay thế cho nhà nước chủ nô mà nguyên nhân sâu xa là mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất xã hội. Ở một số nơi khác, nhà nước phong kiến là kiểu nhà nước đầu tiên mà cư dân ở đó xác lập nên khi họ vượt qua xã hội nguyên thủy. Ở phương Đông, sự ra đời của nhà nước phong kiến có nhiều khác biệt và không có mốc thời gian chung cho sự mở đầu của các nhà nước phong kiến ở khu vực này. Quá trình phong kiến hóa xã hội cổ đại ở phương Đông diễn ra hết sức chậm chạp, ranh giới giữa chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến không rõ ràng, bởi vì ở đây không có sự khác biệt về bản chất của phương thức sản xuất giữa hai thời kì, thậm chí ở một số nước không có gì khác nhau.Chính vì vậy, quan niệm về sự ra đời các nhà nước phong kiến phương Đông chỉ mang tính ước lệ; dựa vào những sự kiện đánh dấu sự chuyển biến quan trọng của mỗi quốc gia.
Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật - ĐH Luật Hà Nội năm 2013 - Chương XIII - Nhà nước và pháp luật chủ nô
CHƯƠNG XIII - NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CHỦ NÔ

I. SỰ RA ĐỜI VÀ BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC CHỦ NÔ

1. Sự ra đời của nhà nước chủ nô

Sự xuất hiện của các nhà nước chủ nô rất đa dạng và phức tạp. Do điều kiện kinh tế, xã hội, điều kiện địa lí, cùng với yếu tố tác động từ bên ngoài... khác nhau nên ở khu vực khác nhau, sự xuất hiện của nhà nước có sự khác nhau.

Các nhà nước phương Đông xuất hiện sớm hơn rất nhiều so với các nhà nước phương Tây, dưới tác động trực tiếp và chủ yếu bởi yếu tố tự nhiên, chống ngoại xâm và làm thủy lợi. Trong điều kiện lực lượng sản xuất còn tương đối thấp kém, quá trình hình thành các giai cấp diễn ra rất chậm chạp, chế độ tư hữu về ruộng đất phát triển rất yếu ớt, vì vậy, quá trình hình thành nhà nước cũng hết sức chậm chạp và kéo dài. Nhà nước xuất hiện nhưng công xã nông thôn (công xã láng giềng) – tàn tích của chế độ xã hội thị tộc vẫn còn tồn tại. Trong thời gian dài, nhà nước tồn tại và phát triển trên cơ sở đan xen giữa chế độ công hữu còn điều kiện để phát triển khá vững chắc với chế độ tư hữu mới hình thành, chưa phát triển lắm.
So sánh hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng mua bán tài sản - Bài tập cá nhân Luật thương mại 2
Luật Thương mại 2005 không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hoá song có thể xác định bản chất pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại dựa trên cơ sở quy định của Bộ Luật dân sự về hợp đồng mua bán tài sản. Vậy cụ thể thì hai loại hợp đồng này có gì giống và khác nhau? Trong bài tập cá nhân một này, em xin so sánh hợp đồng mua bán hàng hoá (theo quy định của Luật thương mại 2005) và hợp đồng mua bán tài sản (theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005)

Sự giống nhau: Hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại và hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự đều là sự thoả thuận giữa bên bán và bên mua, theo đó, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng, quyền sở hữu và thanh toán cho bên bán.
Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này - Bài tập học kì Luật tố tụng dân sự
A. MỞ BÀI

Điều 50 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định rằng: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy đinh trong Hiến pháp và Luật”. Quyền công dân được bảo đảm bằng sự cưỡng chế của Nhà nước. Để bảo hộ cho các quyền dân sự của các chủ thể, Nhà nước quy định nhiều biện pháp, cách bảo vệ khác nhau, nhưng đặc biệt có biện pháp khởi kiện vụ án dân sự theo trình tự tố tụng dân sự. Trong bài tập học kì, em xin trình bày vấn đề: “Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.”