Showing posts with label Luật Dân sự 1. Show all posts
Showing posts with label Luật Dân sự 1. Show all posts
29/04/2015
Đánh giá các quy định trong BLDS 2005 về hình thức sở hữu
Bài tập học kỳ Luật Dân sự 1.

Ở Việt Nam, các hình thức sở hữu cũng được biểu hiện một cách rõ nét và mang những nét riêng góp phần thúc đẩy nền kinh tế của đất nước. Các quy chế pháp lý đối với mỗi hình thức sở hữu cũng có những nét riêng biệt nên việc phân biệt các hình thức sở hữu khác nhau trong luật dân sự là cần thiết. Hình thức sở hữu là vấn đề rất lớn được Bộ luật Dân sự điều chỉnh nhưng vẫn còn tồn tại những điểm bất cập, chưa hợp lý. 

PHẦN THỨ HAI: NHỮNG NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA BLDS 2005 VỀ HÌNH THỨC SỞ HỮU.

I. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ CHUNG VỀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA BLDS 2005 VỀ HÌNH THỨC SỞ HỮU.


Sau một thời gian đi vào cuộc sống, Bộ luật Dân sự đã phát huy vai trò trong việc tạo lập hành lang pháp lý cho các giao dịch dân sự, tạo chuẩn mực ứng xử pháp lý cho các chủ thể tham gia các giao dịch, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể. Tuy nhiên, do sự phát triển của kinh tế - xã hội,  Bộ luật cũng đã bộc lộ ít nhiều hạn chế, nhất là những vấn đề liên quan đến sở hữu.
Đề bài tập học kỳ Luật Dân sự I - Học kỳ II năm học 2014 - 2015 kèm tài liệu tham khảo
1. Đánh giá các quy định trong BLDS 2005 về bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân;


2. Đánh giá các quy định trong BLDS 2005 về cải tổ pháp nhân;

3. Đánh giá các quy định trong BLDS 2005 về năng lực hành vi dân sự của cá nhân;
23/04/2015
Đề BÀI TẬP NHÓM MÔN LUẬT DÂN SỰ - MODUL1 K39 (Học kỳ 2 năm học 2014-2015)
1. Vụ việc thứ nhất:

Vụ án dân sự giữa guyên đơn là bàVõ ThịThành với bị đơn là bà Phan Thị Tòng tại thị xã T, tỉnh L.

Nội dung vụ án: Tháng 7-2005, bà Võ Thị Thành cầm cố giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà Thành cho bà Phan Thị Tòng để vay l.000.000 đồng, nhưng bà Tòng chưa đưa tiền cho bà Thành và cũng không trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Thành, nên bà Thành khởi kiện yêu cầu bà Tòng trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bà Tòng cho rằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà Thành bà đã cầm cố cho bà Hồ Thị Mỹ Hương, bà Hương lại cầm cố cho ông Lưu Công Tấn nên không đồng ý trả.
Tại quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số 50/2007/QĐST-DS ngày 31-7-2007, Tòa án nhân dân thị xã T, tỉnh L đã quyết định:
30/01/2015
Ưu điểm và hạn chế của biện pháp dân sự trong việc bảo vệ quyền nhân thân - Bài tập học kỳ Luật Dân sự
Quyền nhân thân là một trong những quyền dân sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng được pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận và bảo vệ. Cùng với các văn bản pháp luật khác, Bộ luật dân sự (BLDS) của Nhà nước ta đã ghi nhận và có những biện pháp để bảo vệ quyền nhân thân của chủ thể. BLDS 2005 sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về quyền nhân thân – đây là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền nhân thân, bởi pháp luật dân sự nói riêng, pháp luật của Nhà nước ta nói chung luôn đặt con người vào vị trí trung tâm, tất cả đều hướng tời con người và vì con người. Trong một xã hội mà điều kiện kinh tế xã hội càng phát triển, các quyền của cá nhân càng được coi trọng. Hiểu rõ quy định của pháp luật dân sự về quyền nhân thân cũng như biện pháp để bảo vệ quyền nhân thân là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng về lý luận và thực tiễn. Với những lý nêu trên, em xin lựa chọn đề tài: “Phân tích biện pháp dân sự trong việc bảo vệ quyền nhân thân; Ưu điểm và hạn chế của biện pháp dân sự trong việc bảo vệ quyền nhân thân” làm bài tập lớn học kì.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Khái niệm và ý nghĩa của bảo vệ quyền nhân thân

Bảo vệ quyền nhân thân là việc người có quyền nhân thân bị xâm phạm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thực hiện các phương thức, biện pháp do pháp luật quy định để chống lại các hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân, nhằm buộc người có hành vi trái pháp luật phải chấm dứt hành vi xâm phạm và chịu trách nhiệm dân sự về hành vi trái pháp luật của mình.
16/01/2015
Danh mục đề tài nghiên cứu khoa học cho sinh viên ĐH Luật Hà Nội năm 2015 - Khoa Dân sự
Tổ bộ môn Luật Dân sự.

1. Vấn đề áp dụng tập quán trong giải quyết các tranh chấp dân sự.

2. Vật quyền trong tư pháp La Mã và vật quyền trong pháp luật Dân sự Việt Nam.

3. Địa dịch công và địa dịch tư - Những vấn đề lý luận và thực tiễn.

4. Vấn đề công nhận tài sản mới.


5. Các hơp đồng dân sự không thông dụng.
09/01/2015
Thực trạng hiến xác, hiến bộ phận cơ thể ở Việt Nam hiện nay - Bài tập học kỳ - Luật Dân sự 1
A. LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là các quyền của con người, của cá nhân… cũng ngày càng được tôn trọng và bảo vệ. Quyền nhân thân cũng vậy, nó là một trong số các quyền dân sự quan trọng của mỗi cá nhân. Chính vì quan trọng nên pháp luật Việt Nam đã quy định rất cụ thể trong pháp luật dân sự và chủ yếu là Bộ luật Dân sự (BLDS). 
Việt Nam đang từng ngày tiếp thu và sáng tạo những tri thức mới trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực y học đã có nhiều bước chuyển đổi mới. Việc hiến xác, hiến bộ phận cơ thể người ở nước ta hiện nay cũng không còn quá mới mẻ. Người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này. Hơn nữa pháp luật cũng đã quy định rất rõ ràng về quyền hiến xác, bộ phận cơ thể (BPCT) sau khi chết; Luật hiến, lấy, ghép mô, BPCT người và hiến, lấy xác năm 2006 cũng quy định về các điều kiện của cá nhân hiến xác, hiến mô, BPCT của mình sau khi chết. Đây được xem là những quy định rất mới trong lịch sử lập pháp ở Việt Nam, là bước đột phá và được coi là cuộc cách mạng trong quan niệm về sự sống, cái chết của con người. Tuy nhiên, trên thực tế không thể tránh khỏi những bất cập do ý thức của người dân và cả những nhà chức trách. Do vậy, em xin chọn đề tài: “Thực trạng hiến xác, hiến bộ phận cơ thể ở Việt Nam hiện nay” để làm rõ hơn về vấn đề này.
29/12/2014
Một số bất cập trong các quy định của bộ luật dân sự về thừa kế theo di chúc - Bài tập học kỳ Luật Dân sự 1
Ra đời trong thời kỳ đổi mới của đất nước, với nhiệm vụ "bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội", đến nay, bộ luật này đã phát huy tích cực vai trò của nó trong việc quản lí đất nước. tuy nhiên, với tình hình xã hội ngày càng phát triển, đời sống không ngừng được nâng cao, nhu cầu về mọi mặt của con người ngày càng lớn, các mối quan hệ xã hội phát sinh ngày càng đa dạng và phức tạp,… thì những quy định của bộ luật không thể dự liệu hết các trường hợp xảy ra trong thực tế, không thể đáp ứng hết các yêu cầu ngày càng cao của con người; có nhiều quy định còn chung chung, dễ dẫn đến những cách hiểu khác nhau, gây khó khăn, mâu thuẫn trong quá trình áp dụng. 
10/12/2014
Điều kiện để một di chúc được coi là hợp pháp - Bài tập học kỳ Luật Dân sự 1 - 8 điểm

Pháp luật dân sự là một công cụ pháp lý của Nhà nước và công dân,góp phần thúc đẩy giao lưu dân sự,tạo điều kiện thuận lợi cho các quan hệ dân sự phát triển trong nền kinh tế-xã hội.Theo điều 646 Bộ luật Dân sự 2005 quy định : “ Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.Di chúc do cá nhân còn sống tự nguyện lập ra với mục đích dịch chuyển tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người còn sống khác ( chỉ là cá nhân mà không phải là pháp nhân hay một tổ chức,cơ quan nào khác vì di chúc thể hiện ý chí của người để lại di chúc nên phải là cá nhân).Nói khác đi di chúc là sự bày tỏ,thể hiện ý chí,nguyện vọng của một con người cụ thể,rằng họ sẽ định đoạt tài sản của mình ra làm sao sau khi họ chết,Người được hưởng di chúc sẽ được hưởng di sản theo bản di chúc đó-nếu di chúc đó là hợp pháp.Hiện nay,Bộ luật Dân sự 2005 cũng đã quy định về:Điều kiện để một di chúc được coi là hợp pháp.Để tìm hiểu kĩ và có thể hoàn thiện được pháp luật hơn ta cùng nhau tìm hiểu đề tài: “ Hoàn thiện pháp luật về “ Điều kiện để một di chúc được coi là hợp pháp””.
25/11/2014
Thừa kế thế vị và hoàn thiện quy định của Bộ luật Dân sự về thừa kế thế vị - Bài tập học kỳ Luật Dân sự 1
Trong giai đoạn phát triển của quá trình lập pháp, các quan hệ thừa kế luôn là một trong những mối quan hệ quan trọng. Với bản chất là một quan hệ tài sản, quan hệ thừa kế dưới tác động của nền kinh tế thị trường cũng trở nên phong phú và phổ biến trong giao lưu dân sự, Chính vì thế, chế định thừa kế có vị trí quan trọng và thuacj sự cần thiết trong hệ thống các quy phạm pháp luật dân sự Việt Nam. Vấn đề quan trọng luôn được đặt ra hàng đầu trong giải quyết tranh chấp thừa kế là việc xác định ai là người thừa kế di sản.Để xác định những người có quyền hưởng thừa kế phải dựa vào mối quan hệ của người đó với người để lại di sản.Nếu thừa kế theo di chúc là sự biểu hiện ý chí của người để lại di sản thì việc xác định những người thuộc diện hưởng thừa kế chỉ xảy ra khi di sản được chia theo pháp luật. Thừa kế thế vị là một trường hợp của thừa kế theo pháp luật. Với mong muốn tìm hiểu về trường hợp thừa kế đặc biệt này, sau đây em xin đi sâu phân tích để làm rõ đề tài: “Thừa kế thế vị và hoàn thiện quy định của Bộ luật Dân sự về thừa kế thế vị”.

Đây là vấn đề đòi hỏi kiến thức sâu rộng, do sự am hiểu về vấn đề này của em còn hạn hẹp nên bài viết không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đánh giá của thầy cô về bài viết để em được hoàn thiện hơn.
Một số vấn đề về tài sản theo quy định tại Điều 163 Bộ luật Dân sự - Bài tập học kỳ Luật Dân sự - 8 điểm
Xã hội ngày càng phát triển và đi lên mạnh mẽ. Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới hiện nay thì vấn đề giao lưu dân sự giữa các quốc gia, các tập đoàn, công ty, các tổ chức, cá nhân công dân cũng được phát triển mạnh mẽ. Quan hệ tài sản là một trong những quan hệ quan trọng nằm trong đối tượng điều chỉnh của luật dân sự cũng cùng đó mà được phát triển và mở rộng hơn. Quan hệ này là quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản. Vậy để quản lý tốt hơn các mặt trong quan hệ tài sản thì cần thiết phải đặt ra những quy định đúng đắn và chính xác về chế định tài sản. Tài sản luôn được đánh giá là biểu hiện cho sự phát triển văn minh của xã hội loài người, là điều hết sức quan trọng và cần thiết để duy trì một đời sống kinh tế vững mạnh và phát triển. Việc nghiên cứu mang tính lý luận về tài sản sẽ mang ý nghĩa to lớn trong công tác quản lý xã hội của nhà nước, cũng như phát hiện được những hạn chế còn tồn tại trong pháp luật hiện hành quy định về tài sản ở nước hiện nay rồi từ đó tìm hướng giải quyết. Bộ luật Dân sự 2005 (bộ luật hiện hành của nước ta) có các quy định về vấn đề tài sản. Vì muốn được tìm hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật về tài sản nên em xin lựa chọn đề tài: “Một số vấn đề về tài sản theo quy định tại Điều 163 Bộ luật Dân sự” cho bài tập lớn học kỳ.  

Do kiến thức còn hạn chế mà bài làm của em sẽ không tránh khỏi thiếu sót, em mong nhận được sự nhận xét của thầy, cô để bài được hoàn thiện hơn. 
14/11/2014
Các phương thức dân sự bảo vệ quyền sở hữu - Bài tập học kỳ - Luật Dân sự 1
A- LỜI MỞ ĐẦU

Quyền sở hữu là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội cũng như trong pháp luật dân sự. Nó là một trong những tiền đề vật chất cho sự phát triển kinh tế, vì quyền sở hữu chính là mức độ xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể được thực hiện trong quá trình, chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Mức độ xử sự ấy qui định giới hạn và khả năng thực hiện của họ trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia lao động sản xuất, kinh doanh… Điều đó tác động trực tiếp đến nền kinh tế, thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

Xuất phát từ vai trò chi phối của cơ sở kinh tế hạ tầng đối với pháp luật, BLDS ra đời khẳng định vị trí trung tâm của chế định “tài sản và quyền sở hữu”. Trước đây khi chưa có BLDS, vấn đề tài sản và quyền sở hữu được qui định trong Hiến pháp và trong các văn bản pháp luật khác như Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Công ty, Luật Đất đai, Pháp lệnh hợp đồng dân sự, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả, Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, PLTK… Những qui định về quyền sở hữu trong các văn bản pháp luật này đóng vai trò chủ đạo, là cơ sở định hướng cho các quan hệ kinh tế, các quan hệ dân sự. BLDS ra đời, chế định tài sản và quyền sở hữu đóng vai trò trung tâm, tạo cơ sở pháp lý cho các chế định khác trong Bộ luật cũng như các văn bản pháp luật khác về quan hệ tài sản. Bởi lẽ, quyền sở hữu là cơ sở, là mục đích của rất nhiều quan hệ pháp luật dân sự. Vì thế, quyền sở hữu còn là tiền đề, là xuất phát điểm cho tính hợp pháp của các quan hệ đó. Mục đích cuối cùng của đa phần các hành vi dân sự và giao dịch dân sự là nhằm hướng tới xác lập hoặc chấm dứt quyền sở hữu của các chủ thể. Vì vậy, quyền sở hữu là nội dung hết sức quan trọng trong pháp luật dân sự. Về mặt lý luận, quyền sở hữu là quyền tuyệt đối của các chủ thể trong Luật Dân sự, pháp luật luôn ghi nhận và bảo vệ quyền sở hữu của chủ sở hữu thông qua các phương thức bảo vệ quyền sở hữu.
11/11/2014
Thừa kế thế vị theo qui định tại BLDS năm 2005 - Bài tập học kỳ Luật Dân sự 1
Trong bất kỳ chế định của xã hội có giai cấp nào, thừa kế luôn là một vấn đề có vị trí quan trọng; xuất hiện ngay trong thời kỳ sơ khai của con người. Ngày nay, pháp luật về thừa kế ngày càng được xây dựng hoàn thiện, phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và chế độ chính trị - xã hội của từng đất nước. Chính vì lẽ đó mà em lựa chọn một đề tài về thừa kế làm đề tài cho bài tập này đó là  “Thừa kế thế vị theo qui định tại BLDS năm 2005” làm bài tập học kì của mình.
07/11/2014
Bài tập nhóm về tranh chấp trong hợp đồng cho thuê nhà qua tình huống cụ thể - môn Luật Dân sự
I. Tình huống

Nguyên đơn: Anh B
Bị đơn: bà C

Chị A cho anh B thuê nhà nguyên căn có diện tích 70m2,  từ ngày 7/8/2005 ( gồm căn nhà 30m2 và sân vườn phía trước 40m2) thời hạn 1 năm (B có đặt tiền thế chân là 1 tháng tiền nhà, hợp đồng có công chứng). Được sự đồng ý của A, ngày 17/8/2005 B tự tu sửa chữa nhà cho khang trang hơn bằng tiền của mình khoảng 3 triệu đồng. Thuê được 2 tháng, đến ngày 10/10/2005  chịA báo cho B biết sẽ bán nhà cho bà C. Sau  khi bà C trở thành chủ sở hữu mới đã thông báo với B là sẽ xây phần diện tích trước nhà làm nhà trọ khoảng 30m2, phần diện tích còn lại là lối đi vào nhà anh B, đồng thời bà C sẽ tăng giá cho thuê. Ông B bức xúc cho rằng hợp đồng thuê nhà vẫn còn đến 10 tháng nữa, bà C không có quyền phá vỡ hợp đồng cho thuê mặc dù đã đổi chủ sở hữu, việc cắt thêm nhà trọ và tăng giá tiền thuê là không đúng pháp luật. Tuy nhiên bà C không đồng ý.
04/11/2014
Thừa kế thế vị và hoàn thiện quy định của Bộ luật dân sự về thừa kế thế vị
Bài tập học kỳ Luật Dân sự 1 có đáp án.

A. ĐẶT VẤN ĐỀ


Trong những giai đoạn phát triển của quá trình lập pháp ở Việt Nam nói chung và dân luật Việt Nam nói riêng, các quan hệ thừa kế luôn là một trong những mối quan hệ quan trọng ,và thực tế đã cho thấy: các bộ luật dân sự được ra đời đều có những phương pháp điều chỉnh riêng , tuỳ theo hoàn cảnh ,và bộ luật ra đời sau có xu hướng hoàn chỉnh , chặt chẽ hơn . Trong số đó, thừa kế theo pháp luật luôn là vấn đề tốn không ít giấy mực của các nhà làm luật . Sự dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống theo hàng thừa kế ,trình tự pháp luật tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại chứa đựng nhiều luồng ý kiến khác nhau. Trong việc xác định thừa kế theo pháp luật, còn rất nhiều vấn đề cần xem xét về quy định của pháp luật hiện hành; đặc biệt phải kể tới vấn đề thừa kế thế vị. Thừa kế thế vị là một khía cạnh còn nhiều khúc mắc, trên thực tế còn xảy ra nhiều tranh chấp. Đây cũng chính là lí do em đã quyết định lựa chọn câu hỏi: “ Thừa kế thế vị và hoàn thiện quy định của Bộ luật dân sự về thừa kế thế vị” làm đề tài cho bài tập lớn học kì của mình.
23/10/2014
Quyền của cá nhân trong quan hệ đồng giới tính - Bài tập học kỳ Luật Dân sự 1

Đến nay, trên thế giới đã có 23 nước công nhận quyền của người đồng tính, 19 quốc gia và vùng lãnh thổ đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, 44 nước khác thừa nhận quan hệ chung sống giữa những người cùng giới tính.Để minh họa cho lí do chọn đề tài “Quyền của cá nhân trong quan hệ đồng giới tính”, em muốn trích một đoạn trong bài viết  của Luật gia Trương Hồng Quang : “Thực chất, khi chúng ta nghiên cứu, đánh giá về quyền của người đồng tính sẽ không hề có ý nghĩa muốn cổ vũ cho một trào lưu mới mà nên được hiểu đây chính là thay tiếng nói cho những người đồng tính. Họ không có lỗi trước khuynh hướng giới tính của họ, họ cũng là những con người có đóng góp cho xã hội và cần được chấp nhận một cách bình đẳng, với sự cảm thông và khoan dung hơn của dân tộc Việt Nam.”Đây là một đề tài có một nội dung xã hội phức tạp trong xã hội nước ta hiện nay, vậy nên khi phân tích, em sẽ cố gắng nhìn nhận từ cả 2 phương diện là xã hội và pháp luật.Cụm từ “Người đồng tính” giờ đây không còn xa lạ trong xã hội. Đồng tính  là một xu hướng tính dục, không phải là “giới tính thứ ba”như nhiều người vẫn lầm tưởng. Chúng ta không thể phủ nhận sự tồn tại của người đồng tính. Họ có quyền được sống trong một xã hội cởi mở, tôn trọng sự đa dạng. Vì phạm vi bài tập có hạn, em sẽ phân tích một số quyền của, theo em, là các vấn đề do thực tiễn đặt ra cần giải quyết. Với kiến thức còn hạn chế, chắc chắn em cũng sẽ mắc phải những sai sót về nội dung hoặc hình thức không đáng có. Do vậy, em rất mong mình sẽ nhận được những sự chỉ bảo, giúp đỡ từ phía thầy cô bộ môn.
22/10/2014
Hoàn thiện pháp luật về người không được hưởng quyền di sản - Bài tập học kỳ Luật Dân sự 1 8 điểm
Chế định về quyền thừa kế là một trong những chế định quan trọng của bộ luật dân sự Việt Nam. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, những vấn đề tranh chấp về thừa kế xảy ra ngày càng nhiều, đòi hỏi sự phát triển sâu và rộng của chế định về quyền thừa kế. Việc nghiên cứu về quyền thừa kế có ý nghĩa quan trọng đối với cả lý luận lẫn thực tiễn. Đặc biệt, là để giải quyết các vấn đề tranh chấp về thừa kế, cần xác định được đâu là đối tượng có quyền hưởng thừa kế, đâu là đối tượng không được quyền hưởng thừa kế. Để hiểu rõ hơn về vấn đề thừa kế nói chung, và vấn đề đối tượng được hưởng hay không được hưởng quyền thừa kế nói riêng, em chọn đề tài: “Hoàn thiện pháp luật về ngườikhông được hưởng quyền di sản”
16/10/2014
Các đặc điểm của quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự - Bài tập lớn luật dân sự 1
Lời mở đầu

          Điều 1 Bộ luật dân sự năm 2005 qui định về nhiệm vụ và phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự: “Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, phấp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự). …” Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là những nhóm quan về nhân thân và tài sản trong quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Với quy định này, luật dân sự nói chung và Bộ luật dân sự nói riêng đã mở rộng phạm vi điều chỉnh đến các quan hệ thuộc lĩnh vực luật tư và trở thành luật chung có thể áp dụng trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Trong trường hợp các văn bản pháp luật chuyên biệt không quy định trực tiếp để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực đó thì các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 sẽ điều chỉnh.
          Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, quan hệ tài sản cũng theo đó mà ngày càng phát triển biến hóa hơn. Để có thể hiểu hơn về loại quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự này, việc tìm hiểu các đặc điểm của quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là nên có. Do vậy, em xin trình bày nội dung bài tập “Các đặc điểm của quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự”.
Hợp đồng dịch vụ - Tình huống minh họa - Luật dân sự
          Cùng với sự phát triển của kinh tế – xã hội, nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân cũng tăng theo, từ đó thúc đẩy mạng lưới dịch vụ phát triển mạnh mẽ.
          Trong BLDS, hợp đồng dịch vụ được qui định tại Điều 518: “Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thue dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ.”
Quan hệ nghĩa vụ có đối tượng là công việc trong quan hệ dân sự - Tình huống minh hoạ - Luật dân sự 1
          Trong quan hệ nghĩa vụ, hành vi của các chủ thể sẽ tác động vào một tài sản, một công việc cụ thể nào đó. Những tài sản, công việc này chính là đối tượng của việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Tùy thuộc vào tính chất và nội dung của từng quan hệ nghĩa vụ cụ thể mà đối tượng của nó có thể là một tài sản, một công việc phải làm hoặc một công việc không được làm.
          Công việc không được thực hiện là đối tượng của nghĩa vụ trong những trường hợp, các bên thỏa thuận mà theo đó người có nghĩa vụ không được thực hiện công việc theo nội dung mà các bên đã xác định. Nếu các bên đã thỏa thuận một bên không thực hiện một công việc đã xác định mà bên có nghĩa vụ lại thực hiện công việc đó thì được coi là vi phạm nghĩa vụ.
          Tình huống sau có thể giúp làm hiểu rõ hơn về một quan hệ nghĩa vụ có đối tượng là công việc không được thực hiện, để qua đó xác định được quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh.
Quan hệ tài sản là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự - Tình huống minh họa - Luật Dân sự 1
Quan hệ pháp luật là những quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh. Quan hệ pháp luật dân sự là một dạng quan hệ pháp luật, được cấu thành bởi các yếu tố: chủ thể, khách thể, nội dung.

          Quan hệ tài sản luôn gắn với một tài sản nhất định hoặc chuyển dịch tài sản từ chủ thể này sang chủ thế khác (quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng hay thừa kế tài sản…)

          Để hiểu được quan hệ pháp luật của các chủ thể trong quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự, ta có thể xem xét tình huống sau:

          Anh Nguyễn Văn An có mở một cửa hàng cho thuê ô tô, có đầy đủ giấy đăng kí kinh doanh và anh An cũng thường xuyên đem xe của cửa hàng mình đi đại tu sửa chữa để xe luôn trong tình trạng ổn định an toàn. Anh Trần Minh Ba nhân dịp nghỉ lễ muốn tổ chức đi dã ngoại cùng gia đình đã quyết định đến cửa hàng của anh An thuê xe. Sau khi đã thỏa thuận thống nhất, hai anh An và Ba đã kí kết hợp đồng thuê xe theo đúng trình tự hợp pháp và ý chí tự nguyện của cả hai bên, trong đó có thỏa thuận anh Ba phải chịu trách nhiệm bồi thường mọi thiệt hại gây ra cho chiếc xe trong thời gian anh Ba sử dụng. Đến ngày hẹn, anh Ba đến nhận xe trong tình trạng ổn định và cũng được anh An thông báo những lưu ý cần thiết về chiếc xe, nhằm đảm bảo an toàn cho anh Ba khi sử dụng. Trong thời gian sử dụng xe, chiếc xe vận hành hoàn toàn bình thường nhưng anh Ba do không cẩn thận đã gây tại nạn khiến chiếc xe bị hư hỏng. Khi giao xe, theo đúng hợp đồng cho thuê và thống nhất thỏa thuận giữa anh An và anh Ba, anh Ba đã chi trả chi phí sửa chữa xe cho anh An.