Showing posts with label Luật Lao động. Show all posts
Showing posts with label Luật Lao động. Show all posts
07/02/2015
Những điểm mới về tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích trong BLLĐ năm 2012 so với Luật sửa đổi bổ sung BLLD năm 2006
Bài tập học kỳ Luật Lao động.

Những điểm mới trong Phần chung về tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của Bộ Luật Lao Động năm 2012 so với Luật sửa đổi bổ sung BLLĐ năm 2006.

a. Về mặt hình thức.

Các Điều luật ở Bộ Luật Lao Động năm 2012 (BLLĐ 2012) nói chung đều được đặt tên dễ dàng cho việc tra cứu.

Các khái niệm, định nghĩa về Tranh chấp lao động; tranh chấp lao động tập thể về quyền, hay tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và các khái niệm khác được tách riêng và quy định trong BLLĐ 2012 tại Điều 3. Giải thích từ ngữ.
04/02/2015
Tình huống xác định một hiện tượng có phải là cuộc đình công hay không - Bài tập học kỳ Luật Lao động
Tình huống: Ngày 15/08/2013 tại phân xưởng X của công ty da TH có xảy ra vụ ngừng việc tập thể. Nguyên nhân là do khi đến công ty làm việc, công nhân nhận được thông báo của giám đốc về việc giảm tiền ăn trưa giữa ca do công ty đang làm ăn thua lỗ. Không ai bảo ai, tất cả người lao động trong phân xưởng đều ngừng làm việc. Một số lao động đứng tán gẫu, một số ra căn tin uống nước, một số lên gặp chủ tịch công đoàn để phản ánh.

Hiện tượng trên có phải đình công hay không? Tại sao?
31/01/2015
Nêu một vụ việc đình công xảy ra vào năm 2013 và bình luận về tính hợp pháp của cuộc đình công đó - Bài tập học kỳ Luật Lao động
Nêu một vụ việc đình công xảy ra vào năm 2013 và bình luận về tính hợp pháp của cuộc đình công đó.

a. Vụ việc đình công thực tế xảy ra vào năm 2013.

Vụ việc đình công tại Công ty TNHH Phú Xuân - VMC (100% vốn đầu tư của Đài Loan (TQ) - thuê nhà xưởng của Cty Hoàng Gia Cát Tường để hoạt động sản xuất) đóng tại đường Yesin, thành phố Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) ngày 10/10/2013.
22/11/2014
Tình huống người lao động phải thử việc 3 tháng và phải ký hợp đồng lao động xác định thời hạn 3 lần - Bài tập học kỳ Luật Lao động
II. Giải quyết tình huống

1.Bình luận vấn đề thử việc và việc giao kết hợp đồng lao động của công ty Hoàng Hà đối với Hải?

a) Bình luận về vấn đề thử việc của công ty Hoàng Hà đối với Hải

Về vấn đề thử việc pháp luật lao động có quy định như sau:

Điều 32 BLLĐ quy định :


“Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về việc làm thử, thời gian thử việc, về quyền, nghĩa vụ của hai bên. Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc ít nhất phải bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó. Thời gian làm việc không được quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao và không được quá 30 ngày đối với lao động khác.
Các điều kiện để quyết định sa thải người lao động được coi là hợp pháp - Bài tập học kỳ Luật Lao động
Một trong các hình thức kỷ luật lao động mà NSDLĐ có thể được áp dụng đối với NLĐ có hành vi vi phạm là hình thức kỷ luật sa thải – hình thức xử lý kỷ luật cao nhất, nặng nề nhất ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của bản thân NLĐ cũng như gia đình họ. Bởi nó không chỉ ảnh hưởng tới thu nhập của NLĐ mà nó còn làm cho NLĐ đối mặt với nguy cơ mất việc làm và yêu cầu tìm việc làm mới. Vậy, cần những điều kiện gì để quyết định sa thải NLĐ được coi là hợp pháp.

1. Nội quy lao động

Nội quy lao động là bản quy định do NSDLĐ ban hành, gồm những quy tắc xử sự chung và những quy tắc xử sự riêng biệt cho từng loại lao động, các hành vi được coi là vi phạm kỷ luật và các biện pháp xử lý tương ứng.


Về hình thức nội quy lao động, tại Điều 82 BLLĐ quy định: “Doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản”. Như vậy có thể hiểu rằng những doanh nghiệp có sử dụng thuê mướn dưới 10 lao động thì không nhất thiết phải có nội quy lao động, kỷ luật lao động ở các doanh nghiệp này được thể hiện ở những mệnh lệnh, yêu cầu (hợp pháp) của NSDLĐ. 
Tình huống phân biệt tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể - Bài tập học kỳ Luật Lao động
ĐỀ BÀI: Công ty X có trụ sở đóng tại quân Cầu Giấy – Hà Nôi. Do 6 tráng đầu năm 2013, công ty làm ăn thua lỗ nên Ban giám đốc công ty đã quyết định thu hẹp sản xuất bằng việc giải thể xưởng sản xuất Y. Giám đốc công ty đã ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với 25 lao động thuộc phân xưởng này và giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc cho họ. Những lao động này không đồng ý nên đã đồng loạt gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Hỏi:

1. Tranh chấp xảy ra là tranh chấp lao động cá nhân hay tranh chấp lao động tập thể? Vì sao?

2. Cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của những lao động trên?

3. Công ty X có căn cứ để chấm dứt hợp đồng đối với những lao động này không? Tại sao? Hãy tư vấn cho công ty những thủ tục cần thiết để chấm dứt hợp đồng?


4. Việc công ty X thanh toán trợ cấp thôi việc cho 25 lao động là đúng hay sai? Tại sao?
Những điểm mới về đình công trong BLLĐ 2012 so với Luật sửa đổi bổ sung BLLĐ năm 2006 - Bài tập học kỳ Luật Lao động
Câu 1: Những điểm mới về đình công trong BLLĐ 2012 so với Luật sửa đổi bổ sung BLLĐ năm 2006.

So với Luật sửa đổi bổ sung BLLĐ 2006 thì Bộ luật Lao động 2012 có những điểm mới sau:

1.1. Các điểm mới về đình công và giải quyết đình công trong bộ luật 2012

- Điều 209 quy định: 

“1. Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.


2.Việc đình công chỉ được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và sau thời hạn quy định tại khoản 3 điều 206 của Luật 2012”
09/11/2014
Mối quan hệ giữa tranh chấp lao động tập thể và đình công và giải quyết tình huống có liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng lao động - Bài tập học kỳ - Luật Lao động
ĐẶT VẤN ĐỀ

Chấm dứt hợp đồng lao động là sự kiện pháp lý rất quan trọng, là vấn đề được pháp luật lao động rất coi trọng vì nó liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động, trước hết là của người lao động. Hậu quả pháp lý của nó là sự kết thúc quan hệ lao động và trong một số trường hợp nó ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập, cuộc sống của người lao động thậm chí gia đình họ, gây xáo trộn lao động trong đơn vị và có thể gây thiệt hại cho người sử dụng lao động. Trong khuôn khổ bài tập lớn học kỳ này, em xin được đi tìm hiểu về mối quan hệ giữa tranh chấp lao động tập thể và đình công và giải quyết tình huống có liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng lao động.
05/11/2014
Quan hệ lao động - đối tượng điều chỉnh của luật lao động Việt Nam - Bài tập cá nhân - môn Luật Lao Động
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng cao là yếu tố quyết định của đất nước. Do vậy cần có những quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các vấn đề có liên quan trong quá trình sử dụng sức lao động của người lao động.

Bài viết của em xin trình bày vấn đề: “ Quan hệ lao động - đối tượng điều chỉnh của luật lao động Việt Nam.”
Bài tập nhóm - Môn Luật Lao Động - Thử việc, soạn thảo hợp đồng lao động cho lao động mới
BÀI TẬP SỐ 2: Công ty X có nhu cầu sử dụng 600 người lao động. Khi tuyển những lao động này vào làm việc, công ty X sẽ sử dụng vào nhiều loại công việc khác nhau với nhiều loại hợp đồng khác nhau. Anh/ chị hãy tư vấn cho công ty những vấn đề sau đây:

1. Công ty có bắt buộc phải tiến hành thử việc  đối với tất cả 600 lao động đó hay không? Nếu công ty tiến hành thử việc người lao động thì phải phải tuân thủ những quy định gì? (2,5 điểm)

2. Công ty có thể soạn thảo một mẫu hợp đồng lao động dùng riêng trong công ty, khác với mẫu hợp đồng lao động ban hành kèm theo Thông tư 21/2003/ TT – BLĐTBXH ngày 22/9/2003 về hợp đồng lao động hay không? ( 2,5 điểm)

3. Công ty đang sử dụng một số người lao động đã kí hợp đồng lao động 1 năm với công ty lần thứ 3 và lần thứ 4, vậy những hợp đồng này cần xử lý như thế nào theo đúng quy định của pháp luật? ( 2,5 điểm)

4. Công ty cần lưu ý những gì khi kí kết hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đối với những người lao động trong công ty? (2,5 điểm)
Nêu và phân tích các quy định hiện hành về việc kí kết thỏa ước lao động tập thể - Bài tập cá nhân - môn Luật Lao Động
Trong quan hệ lao động, NLĐ luôn ở vị trí yếu thế hơn so với NSDLĐ. Chính sự bất bình đẳng và sự bóc lột sức lao động đến mức nào đó sẽ khiến cho những NLĐ liên kết lại với nhau và cùng nhau đình công chống lại NSDLĐ. Điều đó sẽ khiến cho quan hệ lao động có nguy cơ bị phá vỡ và làm ảnh hưởng tới NSDLĐ và NLĐ. Trong tình trạng đó NLĐ và NSDLĐ đều nhận thấy cần phải có sự thỏa thuận chung về những vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động. Những thỏa thuận chung đó chính là thảo ước lao động tập thể. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này em xin lựa chọn đề tài: “Nêu và phân tích các quy định hiện hành về việc kí kết thỏa ước lao động tập thể”
Bài tập nhóm tình huống người lao động bị sa thải vì trộm cắp tài sản của công ty - Môn Luật Lao Động
TÌNH HUỐNG - Bài tập số 5: 

Anh H vào làm việc tại công ty X từ năm 2007 với HĐLĐ có thời hạn 1 năm. Sau khi HĐ kết thúc, hai bên lại tiếp tục ký HĐLĐ thời hạn 1 năm. Hết thời hạn này, mặc dù không ký tiếp hợp đồng nhưng anh H vẫn tiếp tục làm công việc cũ. Ngày 15 tháng 5 năm 2011, anh bị bảo vệ công ty bắt quả tang trộm cắp tài sản của công ty, tài sản có giá trị 450 nghìn đồng. Ngay lập tức, giám đốc công ty đã ra quyết định sa thải anh. Anh H không đồng ý và đã khởi kiện ra tòa vì cho rằng nội quy của công ty có quy định: “ NLĐ trộm cắp tài sản của công ty có trị giá 500 nghìn đồng trở lên sẽ bị sa thải” nên trường hợp của anh không thể bị sa thải. Tại tòa án, về căn cứ sa thải, giám đốc công ty đã lí giái rằng trước đây nội quy của công ty có quy định NLĐ trộm cắp tài sản 500 nghìn đồng sẽ bị sa thải nhưng nay công ty đã sửa lại nội quy theo đúng điều 85 BLLĐ và bản nội quy hiện vừa được gửi lên Sở lao động thương binh xã hội để đăng kí. Hỏi:
1. HĐLĐ giữa anh H và công ty là loại HĐLĐ nào? (2,5 điểm)
2. Quyết định sa thải của công ty đối với anh H là đúng hay sai? Tại sao? ( 2,5 điểm).
3. Nếu công ty không ra quyết định sa thải mà ra quyết định đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì có hợp pháp không?  Vì sao? ( 2,5 điểm)
4. Giải quyết quyền lợi cho anh H theo quy định của pháp luật hiện hành.( 2,5 điểm)
Nêu và phân tích các quy định hiện hành về việc kí kết thỏa ước lao động tập thể - Bài tập cá nhân - Môn Luật Lao Động
LỜI NÓI ĐẦU

Trong quan hệ lao động, NLĐ luôn ở vị trí yếu thế hơn so với NSDLĐ. Chính sự bất bình đẳng và sự bóc lột sức lao động đến mức nào đó sẽ khiến cho những NLĐ liên kết lại với nhau và cùng nhau đình công chống lại NSDLĐ. Điều đó sẽ khiến cho quan hệ lao động có nguy cơ bị phá vỡ và làm ảnh hưởng tới NSDLĐ và NLĐ. Trong tình trạng đó NLĐ và NSDLĐ đều nhận thấy cần phải có sự thỏa thuận chung về những vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động. Những thỏa thuận chung đó chính là thảo ước lao động tập thể. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này em xin lựa chọn đề tài: “Nêu và phân tích các quy định hiện hành về việc kí kết thỏa ước lao động tập thể”
18/10/2014
Mối quan hệ giữa tranh chấp lao động tập thể và đình công - Bài tập học kỳ Luật Lao động Việt Nam
ĐỀ BÀI 

1. Nêu mối quan hệ giữa tranh chấp lao động tập thể và đình công?

2. Năm 2005, bà B được công ty thức ăn chăn nuôi HK ( có trụ sở đóng tại huyện N, tỉnh Hải Dương) tuyển dụng hợp đồng lao động vào làm việc tại công ty với thời hạn 1 năm, công việc đảm nhiệm là bác sỹ và nhân viên hành chính. Hết thời hạn hợp đồng, hai bên tiếp tục kí lại hợp đồng với thời hạn 1 năm. Đến năm 2007 thì hai bên kí hợp đồng lao động không xác định thời hạn, công việc mà bà B đang đảm nhiệm vẫn là bác sỹ và nhân viên hành chính, mức lương mà bà B được hưởng là 5 triệu đồng/tháng.

Ngày 16 tháng 12 năm 2008, Tổng Giám đốc công ty HK ra quyết định số 34 chấm dứt hợp đồng với bà B kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2009 với lý do bà B thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ cũng như không thực hiện khám sức khỏe định kì cho người lao động, không kiểm tra việc an toàn thực phẩm trong công ty.
Không đồng ý với quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của công ty HK nên bà B đã làm đơn khiếu nại đến công ty HK và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương. Nhận thấy việc chấm dứt hợp đồng của mình là trái pháp luật nên ngày 28 tháng 3 năm 2009 công ty HK có thông báo 260 gửi cho bà B với nội dung thừa nhận việc chấm dứt hợp đồng lao động với bà B là trái pháp luật  và mời bà B trở lại tiếp tục làm việc theo hợp đồng đã kí.

Tuy nhiên, bà B không đến công ty làm việc và vẫn tiếp tục gửi đơn đến TA yêu cầu tuyên quyết định số 34 là trái pháp luật, yêu cầu công ty HK phải nhận bà trở lại làm việc, bồi thường cho bà toàn bộ tiền lương trong thời gian bà không được làm việc cộng với 2 tháng lương. Tổng cộng tất cả là 480 triệu đồng.

Phía công ty HK cho rằng không phải công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật mà chính bà B đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

HỎI:

a/ TA nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên?

b/ Theo anh (chị) trong tình huống trên công ty HK có đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bà B không? Tại sao?

c/ Với tất cả các tình tiết nêu trên, anh (chị) cho biết hướng giải quyết vụ việc?

d/ Hãy tư vấn cho công ty phương án chấm dứt HĐLĐ hợp pháp với bà B.
25/09/2014
Giải quyết tình huống về tranh chấp lao động tập thể và đình công - Bài tập học kì Luật Lao động Việt Nam
Đề số 20:

1. Nêu mối quan hệ giữa tranh chấp lao động tập thể và đình công?

2. Năm 2005, bà B được công ty thức ăn chăn nuôi HK ( có trụ sở đóng tại huyện N, tỉnh Hải Dương) tuyển dụng hợp đồng lao động vào làm việc tại công ty với thời hạn 1 năm, công việc đảm nhiệm là bác sỹ và nhân viên hành chính. Hết thời hạn hợp đồng, hai bên tiếp tục kí lại hợp đồng với thời hạn 1 năm. Đến năm 2007 thì hai bên kí hợp đồng lao động không xác định thời hạn, công việc mà bà B đang đảm nhiệm vẫn là bác sỹ và nhân viên hành chính, mức lương mà bà B được hưởng là 5 triệu đồng/tháng.

Ngày 16 tháng 12 năm 2008, Tổng Giám đốc công ty HK ra quyết định số 34 chấm dứt hợp đồng với bà B kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2009 với lý do bà B thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ cũng như không thực hiện khám sức khỏe định kì cho người lao động, không kiểm tra việc an toàn thực phẩm trong công ty.

Không đồng ý với quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của công ty HK nên bà B đã làm đơn khiếu nại đến công ty HK và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương. Nhận thấy việc chấm dứt hợp đồng của mình là trái pháp luật nên ngày 28 tháng 3 năm 2009 công ty HK có thông báo 260 gửi cho bà B với nội dung thừa nhận việc chấm dứt hợp đồng lao động với bà B là trái pháp luật  và mời bà B trở lại tiếp tục làm việc theo hợp đồng đã kí.

Tuy nhiên, bà B không đến công ty làm việc và vẫn tiếp tục gửi đơn đến TA yêu cầu tuyên quyết định số 34 là trái pháp luật, yêu cầu công ty HK phải nhận bà trở lại làm việc, bồi thường cho bà toàn bộ tiền lương trong thời gian bà không được làm việc cộng với 2 tháng lương. Tổng cộng tất cả là 480 triệu đồng.

Phía công ty HK cho rằng không phải công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật mà chính bà B đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
04/09/2014
Đề bài tập học kỳ - Luật Lao động - K37 ĐH Luật Hà Nội - Kì 1 năm học 2014 - 2015
Cảm ơn bạn Vũ Thị Hoài Thu đã chia sẻ tài liệu này!

BÀI 1: 

Câu1: Cuộc đình công có thể chấm dứt vào những thời điểm nào? Lý giải tại sao? (4 điểm)

Câu 2: Tháng 5/2013, anh Phan Trọng T và công ty taxi ABC ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn, công việc là lái xe taxi. Để ràng buộc anh T trong việc thực hiện hợp đồng và giữ gìn xe taxi, công ty đề nghị anh T ký vào bản cam kết với nội dung: Anh T phải đặt cọc cho công ty 10 triệu đồng. nếu anh T tự ý chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì phải nộp phạt cho công ty 20 triệu đồng. anh T đã đồng ý ký vào bản cam kết này.

Tháng 7/2013, nhằm nâng cao kỹ năng lái xe cho thành viên, công ty cử anh T đi học khóa đào tạo kỹ năng lái xe nâng cao tại công ty TOYOTA Việt Nam trong 10 ngày, chi phí hết 10 triệu đồng. hết khóa học, anh T được cấp giấy chứng nhận xuất sắc của công ty TOYOTA. Sau khi kết thúc khóa học, anh T tiếp tục làm việc tại công ty. Ngày 1/10/2014, anh T viết đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động với lý do anh phải chăm mẹ ốm. Giám đốc công ty yêu cầu anh T phải nộp phạt 20 triệu đồng (số tiền anh đã cam kết khi giao kết hợp đồng) và nộp lại chứng chỉ cho công ty TOYOTA cấp vì cho rằng anh T có được chứng chỉ đó là do công ty bỏ tiền cho anh T đi học và buộc anh T phải hoàn trả khoản tiền do công ty đưa anh đi đào tạo. Anh T không đồng ý. Ngày 16/11/2014, anh T nghỉ việc.
Đề bài tập nhóm tháng 2 - Luật Lao động - K37 ĐH Luật Hà Nội - Kì 1 năm học 2014 - 2015
Cảm ơn bạn Vũ Thị Hoài Thu đã chia sẻ tài liệu này!

BÀI 1:

Ngày 16/5/2013, tàu TP của công ty K đi từ Hải Phòng vào thành phố Hồ Chí Minh bị đắm. thủy thủ đoàn trên tàu có 20 người đều ký HĐLĐ không xác định thời hạn. Thực tế, lương theo bảng lương ký nhận của mỗi thủy thủ vào tháng 04/2013 trung bình là 20.000.000 đồng; lương theo sổ BHXH trung bình là 5.000.000 đồng và công ty thỏa thuận đóng toàn bộ tiền BHXH cho người lao động.

Công ty K đã tổ chúc tìm kiếm, cứu nạn cho đến ngày 25/7/2013. Trong só 30 thủy thủ của tàu TP, cứu sống được 15 người, 2 người đã chết và tìm thấy thi thể, còn lại 13 người không có tin tức gì.

Cho rằng 13 thủy thủ trên đã mất tích nên ngày 5/8/2013, công ty K gửi đến thân nhân của 13 người thủy thủ quyết định chấm dứt HĐLĐ, yêu cầu thân nhân ký vào quết định chấm dứt HĐLĐ thì công ty sẽ làm thủ tục ứng trước tiền bảo hiểm của Bảo Việt và PJICO (mỗi hợp đồng trị giá 5.000 USD và sẽ được thanh toán khi thủy thủ chết/ hoặc mất tích), đồng thời sẽ giải quyết chế độ, quyền lợi khi chấm dứt hợp đồng lao động cho người lao động.
Đề bài tập nhóm tháng 1 - Luật Lao động - K37 ĐH Luật Hà Nội - Kì 1 năm học 2014 - 2015
Cảm ơn bạn Vũ Thị Hoài Thu đã chia sẻ tài liệu này!

BÀI 1

Chị Nguyễn Thị T làm việc tại công ty chế biến nông phẩm X, tỉnh H từ tháng 1/2008, tiền lương là 5 triệu đồng/tháng. Hợp đồng lao động được kí 1 năm/lần. Từ tháng 1/2011, hợp đồng lao động của chị được chính thức chuyển sang không xác định thời hạn.

Đến tháng 5/2014, lấy lí do hoạt động kinh doanh không thuận lợi, công ty X quyết định cho chị T và 4 công nhân khác ở bộ phận đóng gói nghỉ việc. Ngày 10/5/2014, phòng nhân sự mời chị T cùng số lao động trên lên thông báo về việc chấm dứt hợp đồng và đề nghị họ viết đơn xin thôi việc.

Chị T và các đồng nghiệp không đồng ý vì cho rằng họ không tự nghỉ nên không phải viết đơn. Tuy nhiên bộ phận phòng nhân sự của công ty giải thích là họ phải có đơn công ty mới ra quyết định cũng như hoàn tất sổ sách để giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

Hãy :

1. Việc kí kết hợp đồng lao động giữa công ty X và chị T là đúng hay sai? Tại sao ( 2 điểm )

2. Nhận xét về việc làm của công ty X khi cho số lao động trên thôi việc? Công ty có căn cứ để cho số công nhân trên thôi việc không? (3 điểm )

3. Theo quy định của pháp luật hiện hành, chị T được hưởng những quyền lợi nào nếu việc chấm dứt hượp đồng của công ty X vẫn được thực hiện trong trường hợp trên? (3 điểm )

4. Hãy tư vấn phương án cho công ty có thể chấm dứt hợp đồng hợp pháp với chị T và 4 công nhân nói trên (2 điểm )
26/08/2014
Tư vấn cho công ty một số nội dung liên quan tới việc sử dụng lao động - Bài tập nhóm luật lao động
BÀI TẬP SỐ 2:

Công ty X có nhu cầu sử dụng 600 người lao động. Khi tuyển những lao động này vào làm việc, công ty X sẽ sử dụng vào nhiều loại công việc khác nhau với nhiều loại hợp đồng khác nhau. Anh/ chị hãy tư vấn cho công ty những vấn đề sau đây:

1. Công ty có bắt buộc phải tiến hành thử việc  đối với tất cả 600 lao động đó hay không? Nếu công ty tiến hành thử việc người lao động thì phải phải tuân thủ những quy định gì? (2,5 điểm)

2. Công ty có thể soạn thảo một mẫu hợp đồng lao động dùng riêng trong công ty, khác với mẫu hợp đồng lao động ban hành kèm theo Thông tư 21/2003/ TT – BLĐTBXH ngày 22/9/2003 về hợp đồng lao động hay không? ( 2,5 điểm)

3. Công ty đang sử dụng một số người lao động đã kí hợp đồng lao động 1 năm với công ty lần thứ 3 và lần thứ 4, vậy những hợp đồng này cần xử lý như thế nào theo đúng quy định của pháp luật? ( 2,5 điểm)

4. Công ty cần lưu ý những gì khi kí kết hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đối với những người lao động trong công ty? (2,5 điểm)
Tình huống liên quan đến vấn đề Hợp đồng lao động - Bài tập nhóm luật lao động
TÌNH HUỐNG

Bài tập số 5: 

Anh H vào làm việc tại công ty X từ năm 2007 với HĐLĐ có thời hạn 1 năm. Sau khi HĐ kết thúc, hai bên lại tiếp tục ký HĐLĐ thời hạn 1 năm. Hết thời hạn này, mặc dù không ký tiếp hợp đồng nhưng anh H vẫn tiếp tục làm công việc cũ. Ngày 15 tháng 5 năm 2011, anh bị bảo vệ công ty bắt quả tang trộm cắp tài sản của công ty, tài sản có giá trị 450 nghìn đồng. Ngay lập tức, giám đốc công ty đã ra quyết định sa thải anh. Anh H không đồng ý và đã khởi kiện ra tòa vì cho rằng nội quy của công ty có quy định: “ NLĐ trộm cắp tài sản của công ty có trị giá 500 nghìn đồng trở lên sẽ bị sa thải” nên trường hợp của anh không thể bị sa thải. Tại tòa án, về căn cứ sa thải, giám đốc công ty đã lí giái rằng trước đây nội quy của công ty có quy định NLĐ trộm cắp tài sản 500 nghìn đồng sẽ bị sa thải nhưng nay công ty đã sửa lại nội quy theo đúng điều 85 BLLĐ và bản nội quy hiện vừa được gửi lên Sở lao động thương binh xã hội để đăng kí. Hỏi:

1. HĐLĐ giữa anh H và công ty là loại HĐLĐ nào? (2,5 điểm)

2. Quyết định sa thải của công ty đối với anh H là đúng hay sai? Tại sao? ( 2,5 điểm).

3. Nếu công ty không ra quyết định sa thải mà ra quyết định đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì có hợp pháp không?  Vì sao? ( 2,5 điểm)

4. Giải quyết quyền lợi cho anh H theo quy định của pháp luật hiện hành.( 2,5 điểm)

Dưới đây nhóm chúng em xin giải quyết tình huống trên: