08/04/2014
Bài tập học kỳ Tố tụng Hình sự - Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong tố tụng hình sự
I. Những vấn đề chung

1. Khái niệm kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Tại Điều 19 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 quy định “khi thực hành quyền công tố  và  kiểm sát  xét xử  các  vụ án  hình  sự,  Viện kiểm  sát nhân dân có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật”. như vậy, “kháng nghị” không chỉ là cơ sở làm phát sinh thủ tục phúc thẩm mà còn là căn  cứ  làm  phát  sinh  thủ  tục  giám  đốc  thẩm  và  tái  thẩm.  Kháng  nghị  là  hoạt động trọng tâm thể hiện chức năng của Viện kiểm sát nhưng hiện nay lại chưa có một khái niệm nào về kháng nghị được quy định trong các văn bản pháp luật tố tụng hình sù mà mới chỉ có những định nghĩa mang tính khoa học.

Từ  điển  Luật  học  nêu  định  nghĩa  về  kháng  nghị  nói  chung  trong  đó  có kháng nghị phúc thẩm như sau: kháng nghị là việc người có thẩm quyền bằng văn bản của mình gửi đến Tòa án có thẩm quyền làm ngưng hiệu lực phán quyết của Tòa án trong bản án, quyết định để xét xử theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm nhằm làm cho vụ án  được chính xác, khách quan và đúng pháp luật [1, tr.249]. Cách định nghĩa này rất khái quát, đã nêu được chủ thể, đối tượng, thủ tục nhưng còn thiếu sót. như trong thời gian kháng nghị phúc thẩm, bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, kháng nghị không  thể  làm  “ngưng”  hiệu  lực  của  bản  án,  quyết  định  sơ  thẩm  (Điều  240 BLTTHS  năm  2003).  Ngoài  ra,  khái  niệm  chưa  nêu  được  chủ  thể  của  quyền kháng nghị là Viện kiểm sát.

Theo “Từ điển giải thích Luật học” của Trường đại học Luật Hà Nội thì kháng nghị là việc “người có thẩm quyền yêu cầu Tòa án xét lại bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật theo thủ tục phúc thẩm” [11, tr.183].Khái niệm trên đã nêu được đối tượng, chủ thể nhưng chưa nêu rõ chủ thể nào có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, chủ thể nào có quyền xét kháng nghị.


Theo tác giả Đinh Văn Quế thì “kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là một văn bản do Viện kiểm sát ban hành yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án mà Tòa án cấp sơ thẩm cùng cấp hoặc cấp dưới trực tiếp đã xét xử nhưng xét thấy không đúng pháp luật” [7, tr.40]. Định nghĩa đã nêu được hình thức, thẩm quyền, chủ thể của kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Nhưng tác giả chỉ mới đi sâu vào hình thức, mà chưa nêu được bản chất của kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm  là nhằm sửa chữa những sai lầm của Tòa án cấp sơ thẩm sao cho đúng. Mặt khác, Viện kiểm sát cã quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm cả trong trường hợp bản án hoặc quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm thiếu căn cứ, không phản ánh đúng sự thật khách quan chứ không chỉ có quyền kháng nghị duy nhất đối với bản án, quyết định “không đúng pháp luật”.

Còn có rất nhiều tác giả đưa ra những khái niệm khác nhau về kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, nhưng theo chúng tôi cách định nghĩa theo Giáo trình Công  tác  kiểm  sát  là  hợp  lý  và khoa  học “kháng  nghị  phúc  thẩm  là  một  trong những quyền của Viện kiểm sát được thể hiện bằng một văn bản pháp lý thể hiện quan điểm không thống nhất với bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm vì xét xử thiếu căn cứ, không hợp pháp và yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án đó đúng pháp luật” [12, tr.88]. Định nghĩa trên  đã  nêu  được  một  cách  cơ  bản  các  nội  dung  của  kháng  nghị  như  chủ  thể, thẩm quyền, đối tượng, hình thức. Tuy không phải là khái niệm pháp lý được ghi nhận trong các văn bản pháp lý nhưng đây là một khái niệm khá chính xác và khoa học.

Phân tích những khái niệm nêu trên, chúng tôi thấy rằng khái niệm kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm phải nêu được một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, về chủ thể của kháng nghị là VKSND, ở đây là Viện kiểm sát cùng cấp và Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp của Tòa án đã xét xử sơ thẩm. Chủ thể của quyền kháng nghị phúc thẩm khác với quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị phúc thẩm. Còn kháng nghị giám đốc thẩm và tái thẩm chỉ dành cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp (từ cấp tỉnh trở lên) và một số chủ thể khác.

Thứ  hai,  đối  tượng  kháng  nghị  theo  thủ  tục  phúc  thẩm  còng  là  bản  án quyết  định  sơ  thẩm  chưa  có  hiệu  lực  pháp  luật.  Bản  án,  quyết  định  khi  đã  có hiệu lực pháp luật thì không phải là đối tượng kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm mà là đối tượng của kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Thứ ba, pháp luật quy định cho Viện kiểm sát quyền đồng thời là nhiệm vô kháng nghị phúc thẩm nhằm mục đích để Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát việc xét xử và thực hành quyền công tố, đảm bảo vô án được giải quyết đúng đắn, khách quan và công bằng. Chức năng kiểm sát việc tuân theo  pháp luật đảm bảo cho hoạt động tố tụng hợp pháp, khách quan, đầy đủ, tương hỗ cho chức năng thực hành quyền công tố làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Quy định quyền kháng cáo, kháng nghị theo phúc thẩm còn nhằm mục đích sửa chữa và khắc phục những sai lầm của Tòa án cấp sơ thẩm. Đây là điều mà  những người thực hiện quyền kháng cáo, Viện kiểm sát thực hiện quyền kháng nghị và chính Tòa án các cấp hướng tới.

Thứ tư, thời hạn kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm được quy định khác nhau cho hai chủ thể có quyền kháng nghị. Điều này khác với kháng nghị giám đốc thẩm và tái thẩm, thời hạn được quy định giống nhau cho tất cả các chủ thể thực hiện quyền kháng nghị. Thời hạn kháng nghị cũng được quy định khác với thời hạn kháng cáo, thời hạn kháng cáo được quy định chung cho tất cả các chủ thể có quyền kháng cáo.

Thứ năm, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm phải được thể hiện theo hình thức luật định, Viện kiểm sát khi ban hành kháng nghị phải thể hiện dưới dạng văn bản. Điều này khác với kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm, người có quyền kháng cáo có thể kháng cáo thông qua văn bản (đơn kháng cáo) hoặc trình bày trực tiếp bằng miệng.

Từ những vấn đề đã trình bày ở trên, chúng tôi thấy rằng khái niệm kháng nghị theo thủ rục phúc thẩm cần phải bao hàm các nội dung sau: “Kháng nghị phúc thẩm là quyền của Viện kiểm sát nhân dân được thể hiện bằng một văn bản pháp lý, yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm do xét xử thiếu căn cứ, không hợp pháp nhằm đảm bảo vụ án được giải quyết đúng đắn, khách quan và công bằng ”.

2. Ý nghĩa của kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

a. Ý nghĩa chính trị.

Kháng nghị phúc thẩm là một hình thức pháp lý quan trọng để Viện  kiểm  sát  thực  hiện  chức  năng kiểm  sát  việc  xét  xử  và  thực  hành  quyền công tố. Khi bản án chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị, Tòa án phúc thẩm sẽ tiến hành nhiều biện pháp nhằm làm sáng tỏ nội dung kháng cáo, kháng nghị, xem xét những vấn đề khác có liên quan, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác để đưa vụ án ra xét xử. Trong toàn bộ quá trình này, Viện kiểm sát có nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với tất cả các hoạt động tố tụng của HĐXX và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa phúc thẩm. Hoạt động này của Viện kiểm sát cũng là một nhân tố bảo đảm cho  hoạt động thực  hành  quyền  công  tố  của  Kiểm  sát  viên  tại  phiên  tòa  (như tham gia xét hỏi, phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát, tranh luận, đối đáp, đề nghị HĐXX chấp nhận hay không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị) đạt hiệu quả cao. Kiểm sát viên theo dõi chặt chẽ diễn biến phiên tòa, kịp thời phát hiện những sai lầm thiếu sót của HĐXX trong quá trình giải quyết vụ án để yêu cầu khắc  phục  ngay, đảm  bảo  vụ  án  được  giải  quyết  đúng  đắn,  khách  quan,  công bằng  và  đúng  pháp  luật,  đảm bảo  nguyên  tắc  pháp  chế  và  đảm  bảo  tính  tối thượng của pháp luật.

b. Ý nghĩa pháp lý:

- Làm phát sinh thủ tục phúc thẩm.

- Có ý nghĩa quan trọng đảm bảo thực hiện một số nguyên tắc cơ bản  của luật TTHS như nguyên tắc “thực hiện chế độ hai cấp xét xử”, nguyên tắc “thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS”… đây là những nguyên tắc thể hiện thái độ thận trọng của Nhà nước trong việc đưa ra phán xét về số phận pháp lý, sinh mạng và quyền lợi của người đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sù . Đồng thời, thể hiện rõ ràng nhất bản chất của Nhà nước pháp quyền Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân, luôn tôn trọng và bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của công dân.

c. Ý nghĩa xã hội.

Kháng nghị của Viện kiểm sát đối với các bản án, quyết định sơ thẩm có vi phạm pháp luật vừa thể hiện kết quả hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật, vừa thể hiện trách nhiệm thực hành quyền công tố, bảo đảm không để xảy ra các trường hợp xét xử oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm, nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi Ých hợp pháp của công dân. Kháng nghị khi phát hiện thiếu sót trong bản án, quyết định của Tòa án không chỉ là quyền hạn mà còn là nhiệm vụ của Viện kiểm sát.

II. Quy định của pháp luật.

1. Đối tượng của kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Điều 230 BLTTHS năm 2003 quy định: bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. như vậy, đối tượng của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm là các bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Pháp luật tố tụng nước ta không hạn chế đối tượng của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm.

Việc xét xử phúc thẩm không chỉ là xét lại tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm mà trên cơ sở tài liệu, chứng cứ đã có trong vụ án xét xử lại nội dung vụ án, không chỉ trong phạm vi những phần bản án, quyết định bị kháng cáo mà có thể xem xét cả phần bản án, quyết định khác không bị kháng cáo, kháng nghị nhưng liên quan đến việc giải quyết tổng thể vụ án. Theo quy định của luật TTHS thì chỉ những bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật mới bị kháng cáo, kháng nghị. Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, một số bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật vẫn có thể trở thành đối tượng của kháng cáo, kháng nghị như trường hợp kháng cáo quá hạn, hay Tòa án cấp phúc thẩm xem xét ngoài phạm vi kháng cáo theo quy định tại Điều 240 BLTTHS năm 2003, hoặc trường hợp bản án đã đưa ra thi hành vẫn có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo khoản 2 Điều 255 BLTTHS năm 2003.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 239 BLTTHS năm 2003 thì: “quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm có thể bị kháng cáo trong thời hạn bảy ngày”. như  vậy, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác chỉ có quyền kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm, vì đây là các quyết định có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi Ých của họ. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 316 BLTTHS năm 2003 thì “việc kháng nghị hoặc kháng cáo đối với quyết định của Tòa án về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh được tiến hành như đối với bản án sơ thẩm”. Quy định này cho chóng ta thấy rằng quyết định áp dụng biện pháp chữa bệnh cũng là đối tượng của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

2. Chủ thể có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Nhằm  mục đích  bảo vệ pháp chế XHCN, bảo đảm tính hợp pháp và có căn cứ của bản án, quyết định của Tòa án. Điều 232 BLTTHS năm 2003 quy định “Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị những bản án và quyết định sơ thẩm”. Theo Điều 19 luật tổ chức VKSND năm 2002, thì “khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm...”. Quy định này nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm của Viện kiểm sát các cấp trong việc thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động điều tra, xét xử, đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Khi phát hiện bản án, quyết định sơ thẩm có sai lầm, thiếu sót trong việc đánh giá chứng cứ hoặc áp dụng pháp luật, Viện kiểm sát có quyền kháng nghị để yêu cầu Tòa án cấp trên xét xử lại.Việc quy định cả Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp đều có quyền kháng nghị là nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời các sai sót về xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm, bảo đảm tính hợp pháp và có căn cứ của các bản án hoặc quyết định sơ thẩm trước khi đưa ra thi hành.

Về quyền kháng nghị trong TTHS của một số nước có những điểm khác với  quy  định  của  Việt  Nam.  Theo  luật  TTHS  của  nước  Cộng  hòa  nhân  dân Trung  Hoa  thì  chỉ  có  Viện  kiểm  sát  cùng  cấp  có  quyền  kháng  nghị  (Điều  130 BLTTHS  Trung  Hoa)  [15,  tr.47],  hay  luật  TTHS  Nhật  Bản  quy  định  Luật  sư thực hiện chức năng công tố có quyền kháng nghị (Điều 373) [24, tr.61].

Theo  Điều  36  BLTTHS  năm  2003  thì  người  có  thẩm  quyền  quyết  định việc kháng nghị phúc thẩm là Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp.  Kháng  nghị  phúc  thẩm  cũng  có  điểm  khác  so  với  kháng  nghị  giám  đốc thẩm và tái thẩm: chủ thể có quyền kháng nghị phúc thẩm là Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp; chủ thể có quyền kháng nghị giám đốc thẩm và tái thẩm là Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc cấp trên nữa, Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp không có quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

Viện kiểm sát được tổ chức và hoạt động theo hệ thống ngành dọc, cấp dưới phải phục tùng cấp trên. Nếu kháng nghị của Viện kiểm sát cấp sơ thẩm có nội  dung  mâu  thuẫn với  kháng nghị  của  Viện kiểm  sát  cấp  phúc  thẩm  (ví  dô: Viện kiểm sát cấp sơ thẩm kháng nghị yêu cầu tăng mức hình phạt đối với bị cáo, nhưng viện  kiểm  sát  cấp phúc  thẩm  lại kháng  nghị  theo hướng giảm  nhẹ hình  phạt  cho  bị  cáo),  thì  Tòa  án  cấp  phúc  thẩm  xem  xét  phần  nội dung  mâu thuẫn theo kháng nghị của Viện kiểm sát cấp phúc thẩm. Trường hợp hai bản kháng  nghị  không  mâu  thuẫn  với  nhau  thì  việc  xem  xét  nội  dung  kháng  nghị được tiến hành đồng thời theo quy định của pháp luật.

Phạm vi kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát không bị giới hạn, Viện kiểm  sát  có  quyền  kháng nghị  toàn bộ  hoặc  một  phần bản  án,  quyết  định  của Tòa án cấp sơ thẩm: về tăng nặng hay giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo, về mức bồi thường thiệt hại, về áp dụng BLHS…

3. Thủ tục kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Đối với kháng nghị của Viện kiểm sát thì tại khoản 2 Điều 233 BLTTHS năm 2003 quy định “Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kháng nghị bằng văn bản, có nêu rõ lý do”. như vậy, đối với việc kháng nghị của Viện kiểm sát bắt buộc phải bằng văn bản. Trong kháng nghị phải ghi rõ  ngày,  tháng,  nội  dung,  lý  do  kháng  nghị  và  yêu  cầu  của  Viện  kiểm  sát... Ngoài ra, trong quyết định kháng nghị còn phải nêu rõ các căn cứ mà Viện kiểm sát dùa vào đó để kháng nghị. Tuy nhiên, trong BLTTHS hiện hành lại chưa quy định cụ thể về các căn cứ kháng nghị (vi phạm như thế nào, mức độ đến đâu thì bị  kháng  nghị..).  Vì  vậy,  để  nhận  thức  và  áp  dụng  thống  nhất  vấn  đề  này,  tại khoản 1 Điều 33 Quy chế về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự ngày 17/09/2007 có quy định về các căn cứ kháng nghị phúc thẩm như sau: “Bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm khi có một trong các căn cứ sau:

1.) Việc điều tra, xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm phiến diện hoặc không đầy đủ.
2) Kết luận của bản án hoặc quyết định hình sự sơ thẩm không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án.
3) Có vi phạm trong việc áp dụng BLHS.
4) Thành  phần  HĐXX  sơ  thẩm  không  đúng  luật  định  hoặc  có  vi  phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng” [23].

Thực tiễn xét xử cho thấy hầu hết các bản kháng nghị phúc thẩm đều nêu rõ lý do kháng nghị. Tuy nhiên, cũng có một số kháng nghị không nêu rõ lý do mà  chỉ  nêu  chung  chung  (như:  không  thỏa  đáng,  không  nghiêm  minh,  không công bằng...). Vì vậy, một trong những yêu cầu đặt ra đối với kháng nghị phúc thẩm là trong quyết định kháng nghị phải thể nêu rõ và cụ thể những vi phạm pháp luật của bản án (quyết định) sơ thẩm về đánh giá chứng cứ, về thủ tục tố tụng hay áp dụng BLHS và trình bày quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật.

4. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Theo  quy  định  tại  khoản  1  Điều  234  BLTTHS  năm  2003  thì:  Thời  hạn kháng nghị theo trình tự phúc thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày, kể từ ngày tuyên án. Cách tính thời hạn kháng nghị tương tự như cách tính thời hạn kháng cáo. Nếu thời điểm tính thời hạn của kháng cáo là căn cứ vào việc người có quyền kháng cáo biết được quyền của mình từ lúc nào, thì kháng nghị phúc thẩm, pháp luật quy định chỉ tính  từ  thời  điểm  ngày  Tòa  án tuyên  án  hoặc  ra  quyết  định,  hết  thời  hạn  trên Viện kiểm sát đương nhiên không còn quyền kháng nghị phúc thẩm. Luật không quy định về kháng nghị quá hạn, trong mọi trường hợp việc vi phạm thời hạn của Viện kiểm sát bị coi là không hợp pháp.

5. Thông báo kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Theo quy định tại Điều 236 BLTTHS năm 2003 thì khi nhận được kháng cáo, kháng nghị, Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo cho bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được kháng cáo, kháng nghị.

BLTTHS quy định về việc thông báo kháng cáo, kháng nghị không chỉ để Viện  kiểm  sát  và  những  người  tham  gia  tố  tụng  biết  về  nội  dung  kháng  cáo, kháng nghị, tiến trình giải quyết vụ án... mà còn nhằm mục đích để Viện kiểm sát và  những  người  tham  gia  tố  tụng  có  thời  gian  chuẩn bị  cho  việc  tham  gia phiên tòa phúc thẩm. Qua đó, họ sẽ chuẩn bị cho việc tham gia và bảo vệ quyền lợi của mình tại phiên tòa, cung cấp thêm những chứng cứ, tài liệu mới. Đối với bị cáo, việc thông báo còn đảm bảo cho họ có điều kiện thực hiện tốt quyền bào chữa tại phiên tòa phúc thẩm.

Sau khi nhận được thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị, Viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng “có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng cáo, kháng nghị cho Tòa án cấp phúc thẩm...” (khoản 2 Điều 236 BLTTHS năm 2003). Ý kiến của họ và các chứng cứ, tài liệu này được đưa ra xem xét tại phiên tòa phúc thẩm và lưu trong hồ sơ vụ án.

BLTTHS  năm 1988 đã có quy định về việc thông báo kháng cáo, kháng nghị nhưng chưa quy định thời hạn để Tòa án cấp sơ thẩm gửi thông báo kháng cáo, kháng nghị đến các chủ thể. Trên cơ sở kế thừa và bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, BLTTHS năm 2003 đã quy định thời hạn thông báo cho các chủ thể là “bảy ngày kể từ ngày nhận được kháng cáo, kháng nghị”. Quy định này nhằm xác định rõ giới hạn phải thực hiện các hoạt động tố tụng nên có ý nghĩa rất tích cực, đảm bảo việc thực hiện các hoạt động tố tụng đúng thời hạn, đảm bảo các quyết định xử lý vụ án theo đúng thẩm quyền và kịp thời.

Ngoài ra, BLTTHS  năm 2003 cũng có quy định cụ thể khi có kháng cáo, kháng  nghị  thì  Tòa  án  cấp  sơ  thẩm  có  trách  nhiệm  phải  thông  báo  bằng  “văn bản” cho Viện kiểm sát cùng cÊp và những người tham gia tố tụng khác. Tòa án cấp  sơ  thẩm  gửi  bản  thông  báo  về  việc  kháng  cáo,  kháng  nghị  theo  mẫu  do TAND ban hành, trong đó cần ghi rõ nội dung kháng cáo, kháng nghị.

Trong trường hợp kháng cáo gửi trực tiếp cho Tòa án cấp phúc thẩm, thì Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo nội dung kháng cáo cho Tòa án cấp sơ thẩm để làm thủ tục thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị cho Viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng có liên quan đến việc kháng cáo [13, tr. 645].

Về trách nhiệm thông báo kháng nghị thì “trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị bản án hoặc quyết định sơ thẩm mà đã gửi kháng nghị cho bị cáo và  đương sự có liên quan đến kháng nghị, thì Tòa án cấp sơ thẩm không phải gửi thông báo cho họ... Nếu Viện kiểm sát chỉ gửi kháng nghị cho Tòa án cấp sơ thẩm, thì Tòa án cấp sơ thẩm thông báo việc kháng nghị cho bị cáo và đương sự bằng văn bản” (mục 6.3 Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP).

Việc thông báo kháng cáo, kháng nghị có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi Ých của những người tham gia tố tụng nên pháp luật tố tụng nước ta quy định  cụ  thể  trách nhiệm  của  Tòa  án  sơ  thẩm  trong  việc  thông  báo  kháng  cáo, kháng nghị là đúng đắn. Tòa án cấp sơ thẩm là nơi đã ra bản án, quyết định sơ thẩm và cũng là nơi nhận đơn kháng cáo, kháng nghị và làm thủ tục để chuyển hồ  sơ  lên  Tòa  án  cấp  phúc  thẩm,  nên  việc  thông  báo  kháng  cáo,  kháng  nghị thuận tiện và đảm bảo tính chính xác.

6. Hậu quả.

Trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị, toàn bộ bản án của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà có đơn kháng cáo, kháng nghị thì những phần của bản án bị kháng cáo, kháng nghị chưa  được  đưa  ra  thi  hành.  Trong  trường  hợp  quy  định  tại  khoản  2  Điều  255 BLTTHS năm 2003, thì dù bản án hoặc một phần bản án chưa có hiệu lực pháp luật vẫn được thi hành ngay sau khi tuyên án sơ thẩm. Đó là trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà Tòa án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, không kết tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là tù giam hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam... thì bản án hoặc quyết định được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng cáo, kháng nghị.

Sau khi nhận được kháng cáo, kháng nghị đối với bản án sơ thẩm, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi toàn bộ hồ sơ vụ án cùng với đơn kháng cáo hoặc kháng nghị cho Tòa án cấp phúc thẩm trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị để Tòa án cấp phúc thẩm chuẩn bị cho việc xét xử phúc thẩm.  Trong  trường hợp  kháng  cáo  quá hạn,  thì  Tòa  án  cấp  sơ  thẩm  phải xác minh lý do kháng cáo quá hạn và gửi hồ sơ vụ án cùng đơn kháng cáo quá hạn cho Tòa án cấp phúc thẩm xem xét.

7. Bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

a. Bổ sung, thay đổi kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Khoản 1 Điều 238 BLTTHS năm 2003 quy định: “Trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo hoặc Viện kiểm sát có quyền bổ sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị  cáo”.  Như  vậy,  sau  khi  thực  hiện  quyền  kháng  cáo,  kháng  nghị    người  đã kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền bổ sung, thay đổi kháng cáo của mình trước khi bắt đầu hoặc tại phiên toà phúc thẩm, nhưng  “không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo”.

Nghị  quyết  05/2005/NQ-HĐTP  ngày  08/12/2005  hướng  dẫn  cụ  thể  như sau: “Trong trường hợp vẫn còn thời hạn kháng cáo, kháng nghị quy định tại Điều  234  của  Bộ  luật  TTHS  thì  người  đã  kháng  cáo,  Viện  kiểm  sát  đã  kháng nghị có quyền bổ sung, thay đổi nội dung kháng cáo, kháng nghị đối với phần hoặc toàn bộ bản án mà mình có quyền kháng cáo, kháng nghị theo hướng có lợi hoặc không có lợi cho bị cáo”. Bởi vì, khi đó quyền kháng cáo của các chủ thể vẫn còn, việc bổ sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị  như là lần đầu nên không đặt ra vấn đề giới hạn, bổ sung. như vậy, nguyên tắc “không làm xấu hơn tình trạng của bị cáo” chỉ được áp dụng trong trường hợp kháng cáo quá hạn. Trong trường hợp còn thời hạn kháng cáo, kháng nghị thì họ hoàn toàn có quyền bổ sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị của mình mà không bị hạn chế bởi bất kỳ  nguyên tắc nào.  Thời điểm  “trước  khi  bắt  đầu  phiên  tòa phúc thẩm” được tính từ khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Kể từ sau thời điểm này trở đi người kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị có quyền bổ sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị nhưng phải tuân theo nguyên tắc “không làm xấu hơn tình trạng của bị cáo”.

Khác với việc bổ sung, thay đổi kháng nghị giám đốc thẩm, chủ thể kháng nghị giám đốc thẩm có thể bổ sung, thay đổi kháng nghị theo bất cứ hướng nào mà không bị hạn chế bởi nguyên tắc “không làm xấu hơn tình trạng của bị cáo”. Quy định này dùa trên cơ sở tính chất của giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật về mặt áp dụng pháp luật, phạm vi xem xét là toàn bộ bản án, quyết định không phụ thuộc vào phạm vi kháng nghị. Ngoài ra, giai đoạn này không có sự tham gia và thực hiện các quyền của bị cáo, trong khi đó ở giai đoạn xét xử phúc thẩm sự tham gia của bị cáo là rất tích cực.

Trường  hợp  người  đã  kháng  cáo  hoặc  đại  diện  Viện  kiểm  sát  bổ  sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa phúc thẩm. Nếu xét thấy, để có căn cứ  giải quyết  nội dung kháng  cáo,  kháng  nghị bổ  sung, thay  đổi  cần  triệu tập thêm  người  làm  chứng  và  những  người  liên  quan  khác  thì  HĐXX  phúc  thẩm quyết định hoãn phiên tòa để triệu tập thêm những người tham gia tố tụng.

b. Rút kháng nghị.

Sau khi kháng cáo,kháng nghị những người kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo, kháng nghị trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa phúc thẩm. Luật TTHS của một số nước trên thế giới cũng có quy định vÒ vấn đề này. Ví dô: Luật TTHS Cộng hòa liên bang Nga có quy định về vấn đề này như sau:  “Người đã kháng cáo, kháng nghị có quyền rút kháng cáo, kháng nghị trước khi bắt đầu phiên tòa cấp chống án hoặc cấp phúc thẩm”(Điều 359)  [22, tr.152].  Hay  như quy  định  của  BLTTHS  Nhật Bản về việc từ chối hoặc rút kháng cáo, kháng nghị và người đã từ chối hoặc rút kháng cáo, kháng nghị không được đưa ra kháng cáo, kháng nghị mới (Điều 359 đến Điều 361) [24, tr.60].

Pháp luật tố tụng hình sù Việt Nam cho phép người kháng cáo, hoặc Viện kiểm sát  kháng nghị sau khi kháng cáo, kháng nghị đến trước khi Tòa án cấp phúc thẩm tuyên án, có quyền rót kháng cáo, kháng nghị mà không bị hạn chế bởi nguyên tắc “không làm xấu đi tình trạng của bị cáo”. Trong trường hợp rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị trước khi bắt đầu phiên tòa phúc thẩm thì Thẩm phán  Tòa  án  cấp  phúc  thẩm  ra  quyết  định  đình  chỉ  vụ  án.  Tại  phiên  tòa  phúc thẩm cho đến khi HĐXX nghị án, nếu người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị và không có kháng cáo nào khác, thì HĐXX phúc thẩm quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm vụ án.

Khác với BLTTHS năm 1988, khoản 2 Điều 238 BLTTHS năm 2003 quy định  cụ  thể  bản  án  sơ  thẩm  có  hiệu  lực  kể  từ  ngày  Tòa  án  cấp  phúc  thẩm  ra quyết  định  đình  chỉ  việc  xét  xử  phúc  thẩm.  Quy  định  này  nhằm  khắc  phục vướng mắc trước đây trong việc xác định thời điểm có hiệu lực pháp luật của bản án trong trường hợp rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa.

Hiện nay, các vụ án đồng phạm rất phổ biến, sau khi xét xử hầu hết những người tham gia tố tụng đều sử dụng quyền kháng cáo của mình một cách triệt để. Vì thế, trường hợp một vụ án có nhiều kháng cáo là rất phổ biến, do đó có thể dẫn  tới  tình  trạng  có  người  rút  kháng  cáo,  có  người không  rút kháng  cáo, hoặc có người rút một phần kháng cáo của mình hay Viện kiểm sát rút một phần kháng  nghị...  Trong  trường  hợp  đó,  nếu  rút  trước  khi  mở  phiên  tòa  thì  phần kháng cáo, kháng nghị đã rút được coi như không có trong nội dung kháng cáo, kháng nghị. Tòa án cấp phúc thẩm thông báo về việc rút kháng cáo, kháng nghị đó đồng thời tiến hành các công việc theo quy đinh của BLTTHS để mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án đối với phần còn lại. Trong trường hợp rút tại phiên tòa thì kháng cáo, kháng nghị đó phải được ghi vào biên bản phiên tòa. Tòa án cấp phúc thẩm tiếp tục xét xử theo thủ tục chung đối với phần kháng cáo, kháng nghị  còn  lại.  Tuy  nhiên,  khi  xét  xử  phúc  thẩm  Tòa  án  cấp  phúc  thẩm  vẫn  có quyền xem xét đối với phần kháng cáo, kháng nghị đã bị rót, có hoặc không liên quan đến phần kháng cáo, kháng nghị còn lại nhưng có lợi cho bị cáo [25]

III. Thực tiễn.

1. Thực  tiễn  thi  hành  những  quy  định  của  BLTTHS  năm  2003  về kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Theo số liệu thống kê, trong các năm từ 2002 đến năm 2007, trung bình hàng năm có khoảng 1/4 số vụ án và 1/4 số bị cáo cấp sơ thẩm đã xét xử đã sơ thẩm có kháng cáo hoặc kháng nghị phúc thẩm. Lý do kháng cáo chủ yếu là xin giảm  nhẹ  hình phạt, xin giảm  mức  bồi thường  thiệt hại,  xin hưởng  án  treo và nhiều  kháng  cáo  kêu  oan…  Thống  kê  của  các  cơ  quan  chức  năng  cho  thấy, lượng án có kháng nghị chiếm tỷ lệ thấp hơn lượng án bị kháng cáo: năm 2005 trong tổng số 13.868 vô thô lý xét xử phúc thẩm, Viện kiểm sát kháng nghị 921 vụ chiếm 6,68% vụ đã thụ lý. Năm 2006 trong số 15.173 vụ xét xử phúc thẩm thì  Viện  kiểm  sát  kháng  nghị  1073  vụ  chiếm  7,07%  vụ  đã  thụ  lý.  Năm  2007 trong tổng số 16086 vụ đã xét xử phúc thẩm, Viện kiểm sát kháng nghị 993 vụ chiếm 6,18% vụ đã thụ lý. Tuy số lượng kháng nghị của Viện kiểm sát chiếm tỷ lệ không lớn so víi số lượng kháng cáo nhưng chất lượng kháng nghị nhìn chung được đảm bảo, kháng nghị được Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận chiếm tỷ lệ lớn. Ví dô: năm 2005 trong số 780 vụ Viện kiểm sát kháng nghị được Tòa án phúc thẩm xét xử có 422 vụ chấp nhận kháng nghị (chiếm tỷ lệ 54,10%). Năm 2006, trong tổng số 795 vụ Viện kiểm sát kháng nghị được Tòa án phúc thẩm xét xử có 511 vụ chấp nhận kháng nghị (chiếm tỷ lệ 64,27%). Năm 2007, trong tổng số 845 vụ Viện kiểm sát kháng nghị Tòa án cấp phúc thẩm xét xử đã chấp nhận 512 vụ (chiếm tỷ lệ 60,59%) [3].

Trong  những  năm  gần  đây,  công  tác  kháng  nghị  phúc  thẩm  hình  sự  đã được Viện kiểm sát các cấp quan tâm, nghiên cứu và kháng nghị được nhiều bản án có vi phạm pháp luật, góp phần cùng với Tòa án khắc phục các thiếu sót, sai phạm  trong  công  tác  xét  xử.  Trung  bình  hàng  năm,  Viện  kiểm  sát  các  cấp  đã kháng nghị phúc thẩm hình sự khoảng hơn một ngàn vụ án. Theo Báo cáo tổng kết công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự của VKSNDTC trong ba năm (2004 - 2006) tổng số bị cáo có kháng nghị phúc thẩm là 4080 bị cáo, trong đó Viện kiểm sát cấp huyện kháng nghị 2096 bị cáo, Viện kiểm sát cấp tỉnh kháng nghị 1948 bị cáo (kháng nghị cùng cấp 1348 bị cáo, trên cấp trực tiếp 600 bị cáo), các viện phúc thẩm VKSNDTC kháng nghị trên cấp trực tiếp 36 bị cáo (phụ lục 2).

Theo  Báo  cáo  tổng  kết  công  tác  kháng  nghị  phúc  thẩm  hình  sự  của VKSNDTC (2004-2006) cho thấy, về tỷ lệ án có kháng nghị tính trên số án đã xét xử phúc thẩm ở các địa phương là không đồng đều. Một số địa phương có kháng nghị chiếm tỷ lệ cao khoảng từ 10% - 15% trên tổng số án có kháng cáo, kháng  nghị  là  TP  Hồ  Chí  Minh,  Hà  Nội,  Phú  Yên,  Thái  Bình.  Riêng  tỉnh  Tây Ninh, trong ba năm số án có kháng cáo, kháng nghị là 111 vô/502 vụ (chiếm tỷ lệ rất cao là 22,11%). Bên cạnh đó nhiều địa phương có số vụ án vụ án bị kháng nghị  chiếm  tỷ  lệ  rất  thấp  (dưới  3%)  như:  Cần  Thơ  có  9/379  vô  (chiếm  tỷ  lệ 2,37%),  Đà  Nẵng  có11/485  vô  (chiếm  tỷ  lệ  2,4%),  Tiền  Giang  có  10/380  vô (chiếm tỷ lệ 2,6%)... Một số địa phương trong ba năm 2004-2006 không có bản án sơ thẩm nào của cấp tỉnh bị kháng nghị phúc thẩm như: Thái Nguyên, Hòa Bình, Vĩnh Long, Bến Tre, Bắc Ninh [31, tr.12].

Trong năm vừa qua, Viện kiểm sát các tỉnh đã có những cố gắng và đã đạt được  nhiều  kết  quả  trong  công  tác  kháng  nghị  phúc  thẩm.  Ví  dô:  Trong  năm 2008, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung vào công tác kháng nghị phúc thẩm, qua công tác xét xử và kiểm sát bản án, Viện kiểm sát hai cấp của thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành 172 bản kháng nghị phúc thẩm. Kết  quả  xét  xử,  Tòa  án  đã  chấp  nhận  105  bản  kháng  nghị  phúc  thẩm  (chiếm 61,2%),  trong  đó  hầu  hết  số  kháng  nghị  không  được  Tòa  án  cấp  phúc  thẩm  là kháng nghị về tăng, giảm hình phạt [30, tr. 33].

Nhìn chung, Viện kiểm sát các cấp đã đạt được nhiều kết quả trong công tác kháng nghị phúc thẩm. Nhờ đó chất lượng xét xử được nâng lên, góp phần cùng với Tòa án đảm bảo quyền và lợi Ých hợp pháp của công dân. Những kết quả đó được thể hiện như sau:

Thứ nhất,  chất lượng  kháng nghị đã được  nâng  lên từng bước.  Các bản kháng nghị đã đảm bảo hình thức theo quy định của pháp luật tố tụng, nội dung chặt chẽ, có căn cứ pháp lý. Vì vậy phần lớn các kháng nghị được Viện kiểm sát cấp phúc thẩm bảo vệ và tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm được Tòa án chấp nhận cũng tăng lên. Ví dô: Năm 2004, số kháng nghị đối với bản án sơ thẩm cấp tỉnh được  các  viện  phúc  thẩm  VKSNDTC  bảo  vệ  là  436/590  bị  cáo  (chiếm  tỷ  lệ 73,8%), năm 2005 tỷ lệ này là 305/407 bị cáo (chiếm tỷ lệ 74,9%) và năm 2006 là 341/387 bị cáo (chiếm tỷ lệ 88%) [6, tr.40]. Trong năm 2008, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang đã ban hành 6 bản kháng nghị phúc thẩm, Tòa án đã đưa ra xét xử 6 vụ, chấp nhận kháng nghị 5 vụ và 1 vụ Tòa án chấp nhận một phần kháng nghị, đạt 100% tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm được Tòa án chấp nhận [39, tr.37].

Thứ hai, phần lớn các kháng nghị được Tòa án phúc thẩm chấp nhận đều là  các  kháng  nghị  yêu  cầu khắc phục những vi phạm  nghiêm  trọng  của  cấp  sơ thẩm  như  về  tội  danh,  về  áp  dụng  điểm,  điều  khoản  của  BLHS,  về  việc  bồi thường thiệt hại… Vấn đề bảo đảm không để xảy ra oan, sai, và không bỏ lọt tội phạm  luôn được  Viện  kiểm  sát  các  cấp  coi là  nhiệm  vụ  hàng  đầu, đặc  biệt  là trong trường hợp Tòa án tuyên bị cáo vô tội. Theo số liệu thống kê trong ba năm 2004-2006, Tòa  án  đã  tuyên tổng  cộng  114  bị  cáo không phạm  tội. Viện  kiểm sát đã kháng nghị theo hướng có tội với 109 bị cáo. Tòa án đã xét xử phúc thẩm đối với 63 bị cáo, trong đó chấp nhận kháng nghị và hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại theo hướng có tội đối với 46 bị cáo.

Thứ ba, Viện kiểm sát các cấp đã chú trọng tới những vụ án được dư luận quan tâm, nhất là các vụ án về chống tham nhòng. Viện kiểm sát đã kháng nghị phúc thẩm yêu cầu Tòa án xét xử lại vụ án để đảm bảo xử công bằng, nghiêm minh, góp phần giải tỏa bức xúc của dư luận xã hội và được nhân dân đồng tình mà điển hình là vô tham nhòng đất đai ở Đồ Sơn - Hải Phòng. Đây là vụ án sau khi xét xử sơ thẩm  đã gây  ra  nhiều  bức xóc trong dư luận  xã  hội.  Các  bị cáo nguyên là lãnh đạo cấp cao của Ủy ban nhân dân thị xã Đồ Sơn đã dùng đất tái định  cư  để  cấp cho các quan  chức  của  thị  xã và thành  phố Hải  Phòng.  Vụ án được xác định là một trong những vụ tham nhòng lớn nhất năm 2005 nhưng sau khi xét xử Tòa án cấp sơ thẩm chỉ xử phạt cảnh cáo đối với ba bị cáo. Sau phiên tòa rất nhiều báo chí và đài truyền hình đều đưa tin, dư luận xã hội phản đối rất gay gắt về kết quả xét xử. Qua nghiên cứu hồ sơ, Viện phúc thẩm VKSNDTC tại Hà Nội đã kháng nghị phúc thẩm đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm. Kết quả Tòa án cấp phúc thẩm đã hủy bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại theo hướng tăng nặng đối với các bị cáo.

Thứ tư, thông qua công tác kháng nghị phúc thẩm, Viện kiểm sát đã góp phần vào  cuộc đấu  tranh  kiên  quyết  và  có  hiệu  quả đối với tất  cả  các  loại  tội phạm, đặc biệt là các tội phạm nguy hiểm như: các tội phạm về ma túy, các tội phạm  xâm  phạm  tính  mạng,  sức  khỏe,  danh  dự,  nhân  phẩm  con  người...  Qua kháng nghị phúc thẩm, Viện kiểm sát đã yêu cầu Tòa án cấp trên xét xử lại và xử phạt thích đáng những kẻ cầm đầu, lưu manh côn đồ theo kiểu xã hội đen bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật và nền pháp chế  XHCN.

Mặc dù vậy, hoạt động kháng nghị phúc thẩm những năm gần đây cũng còn một số tồn tại như sau:

Thứ nhất, số vụ án bị kháng nghị phúc thẩm vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số vụ án mà Tòa án cấp phúc thẩm đã thụ lý và xét xử, số bị cáo bị kháng nghị nhưng sau đó bị Viện kiểm sát cấp phúc thẩm rút kháng nghị và Tòa phúc thẩm bác kháng nghị chiếm tỷ lệ cao. Theo số liệu thống kê, tổng kết ba năm 2004-2006  về  công  tác  kháng  nghị  phúc  thẩm  hình  sự,  thì  số  bị  cáo  bị  kháng nghị thì số bị cáo bị kháng nghị chỉ chiếm 5%  - 6% tổng số bị cáo đã xét xử phúc thẩm. Trong ba năm, có 2 tỉnh có Viện kiểm sát  không kháng nghị phúc thẩm đối với bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh, có 6 tỉnh, thành phố trên cấp trực tiếp không kháng nghị và 125 Viện kiểm sát cấp huyện không kháng nghị. Trong khi đó, số vụ án mà Tòa án cấp phúc thẩm phải sửa, hủy bản án sơ thẩm do kháng cáo chiếm tỷ lệ 15% - 20% tổng số vụ án đã xét xử phúc thẩm [6, tr. 47].

Thứ hai, số vụ bị Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kháng nghị phúc thẩm cũng chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn cho thấy sự phối, kết hợp giữa viện kiểm sát cấp sơ thẩm và phúc thẩm trong công tác này còn nhiều hạn chế. Trong ba năm, các Viện phúc thẩm VKSNDTC chỉ kháng nghị đối với 36 bị cáo, trong đó các vi phạm của cấp sơ thẩm được phát hiện chủ yếu thông qua thông tin báo chí. Một số trường hợp Viện kiểm sát địa phương báo cáo lên trên cấp nhưng quá chậm nên không có đủ thời gian để nghiên cứu hồ sơ và kháng nghị kịp thời. Các viện kiểm sát cấp tỉnh đã kháng nghị phúc thẩm đối với 600/2696 bị cáo do Tòa án cấp huyện xét xử sơ thẩm (chiếm 22% tổng số bị cáo bị kháng nghị).

Thứ  ba,  một  trong  những  hạn  chế  khá  phổ  biến  trong  kháng  nghị  phúc thẩm là những thiếu sót ở nội dung kháng nghị. Một số kháng nghị chưa bám sát vào các các căn cứ để kháng nghị như Tòa án cấp sơ thẩm có những vi phạm trong  việc  áp dông BLHS  về  định tội danh,  áp dụng  điều khoản,  áp dụng  các biện pháp tư pháp, vi phạm về thủ tục tố tụng hình sự trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, bản án hoặc quyết định sơ thẩm không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án, việc điều tra xét hỏi tại Tòa án không đầy đủ, chưa rõ ràng. Nội dung kháng nghị chưa xác định chính xác những vi phạm pháp luật của bản án hoặc quyết đinh sơ thẩm làm căn cứ kháng nghị, chỉ đề cập một cách chung chung như: xét thấy bản án sơ thẩm chưa đánh giá đúng tính  chÊt, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội hoặc hình phạt đối với bị cáo không tương xứng với hành vi phạm tội do bị cáo gây ra hoặc mức án sơ thẩm là quá nặng hay quá nhẹ… mà không phân tích, xác định chính xác những vi phạm cụ thể nào của cấp sơ thẩm để làm căn cứ, cơ sở kháng nghị. một số kháng nghị, nội dung phần quyết định không cụ thể, rõ ràng, không xác định được Viện kiểm sát kháng nghị tăng hay giảm hình phạt. Ví dô: vô án Nguyễn Hữu Quý phạm tội “vi phạm quy định về điều kiện phương tiện giao thông đường bộ”, kháng nghị đề nghị xét xử lại đối với Nguyễn Hữu Quý theo mức hình phạt như vị đại diện Viện kiểm sát đã đề nghị tại phiên tòa đối với Quý là từ 2 - 3 năm tù giam trong khi đó án sơ thẩm đã tuyên phạt bị cáo 30 tháng tù thì không rõ kháng nghị  đề nghị tăng hay giảm hình phạt [42, tr.12]. Sai phạm về nội dung là một trong những nguyên nhân dẫn đến số lượng kháng nghị phúc thẩm được Tòa án chấp nhận còn thấp. Theo số liệu thống kê của Viện phúc thẩm 1, trong năm 2006 số án có kháng nghị phúc thẩm do Viện phúc thẩm 1 thô lý là 79 vô/ 120 bị cáo, đã giải quyết 77 vô/118 bị cáo. Trong tổng số 118 bị cáo đã được giải quyết thì Viện phúc thẩm đã bảo vệ kháng nghị với 95 bị cáo (chiếm 80,5%), rút kháng nghị với 23 bị  cáo (chiếm 19,5%), Trong sè 95 bị cáo mà Viện phúc thẩm bảo vệ kháng nghị thì Tòa phúc thẩm chỉ chấp nhận kháng nghị 65 bị cáo (chiếm 68,5%), bác kháng nghị đối với 30 bị cáo (chiếm 31,5%). Nếu cộng cả số bị cáo mà Viện kiểm sát đã rút kháng nghị khi xét xử phúc thẩm thì tỷ lệ kháng nghị không đạt yêu cầu là trên 50% (19,5% + 31,5% = 51%) [40, tr. 29].

Thứ  tư,  theo  quy  định  tại  Điều  234  BLTTHS  năm  2003  thì  “Thời  hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày…kể từ ngày tuyên án”. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có tình trạng kháng nghị ban hành quá hạn. Ví dô: Vô án Trần Văn Khôn và đồng bọn (6 bị cáo) phạm tội giết người. Bản án hình sự sơ thẩm số 2169/HSST được tuyên ngày 28/12/2004. Sau khi xét xử sơ thẩm, Viện kiểm  sát  nhân  dân  tỉnh  đã  ban  hành  quyết  định  kháng  nghị  phúc  thẩm  số 07/KSĐT  -  KSXXST  ngày  14/1/2005  yêu  cầu  tòa án  cấp phúc  thẩm  tại  thành phố Hồ Chí Minh xét xử tăng hình phạt đối với 6 bị cáo trong vụ án [31, tr.13]. Như  vậy.  tính  từ  ngày  tuyên  án  (28/12/2004)  đến  ngày  ban  hành  kháng  nghị (14/1/2005) là đã quá thời hạn luật định 03 ngày, Viện phúc thẩm phải rút kháng nghị nêu trên.

Những tồn tại, hạn chế nêu trên trong thực tiễn thực hiện kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát là do những nguyên nhân sau:

Sự bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành. BLTTHS chưa có quy định về các căn cứ kháng nghị phúc thẩm để làm cơ sở thống nhất cho việc “định lượng” sù vi phạm đến mức nào là nghiêm trọng để Viện kiểm sát kháng nghị và Tòa án chấp nhận kháng nghị. Việc chấp nhận kháng nghị chủ yếu phụ thuộc vào ý chí của HĐXX phúc thẩm và Viện kiểm sát không có “tiêu chí” để  đối  chiếu xem  quyết  định đó  có  căn  cứ hay  không.  Hướng dẫn về các  căn  cứ kháng nghị phúc thẩm tại Điều 33 Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử là cần thiết nhưng chỉ mang tính chÊt nội bộ trong ngành Kiểm sát nên trong nhiều trường hợp giữa Tòa án và Viện kiểm sát không thống nhất trong  việc  đánh  giá  các  vi  phạm  của  Tòa  án  cấp  sơ  thẩm  để  chấp  nhận  hoặc không chấp nhận kháng nghị. Vì vậy, để nhận thức và áp dụng thống nhất giữa hai ngành Tòa án và Viện kiểm sát về vấn đề này, BLTTHS cần bổ sung một điều luật mới quy định căn cứ kháng nghị phúc thẩm. BLTTHS cũng chưa có quy định cô thể về thời hạn giao quyết định kháng nghị, dẫn đến khó khăn trong thực tiễn thi hành quyền kháng nghị của Viện kiểm sát các cấp.

Những thiếu sót, hạn chế trong hoạt động kháng nghị phúc thẩm do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân cơ bản và quan trọng nhất là sự hạn chế về trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm của đội ngò Kiểm sát viên nói chung và kiểm sát viên cấp phúc thẩm nói chung. Sự hạn chế của Kiểm sát viên được thể hiện ở một số điểm sau đây:

Về năng lực chuyên môn, năng lực nghiệp vụ của Kiểm sát viên, trước hết là sự không cập nhập thường xuyên các văn bản pháp luật mới được bổ sung, sửa đổi, thay thế. Không Ýt trường hợp do không nắm vững các quy định pháp luật nên dẫn đến sai lầm trong đánh tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và xác định tội danh không chính xác, việc thu thập, đánh giá chứng cứ không  đầy  đủ, toàn diện  và khách quan dẫn đến việc đề  xuất  đường lối xử lý không phù hợp.

Một  số  Kiểm  sát  viên  khi  được  giao  thô  lý  hồ  sơ  vụ  án  có  kháng  cáo, kháng nghị phúc thẩm chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ, thể hiện ở việc nghiên cứu không kỹ và toàn diện hồ sơ vụ án nên không đánh giá đầy đủ các chứng cứ, tài liệu của vụ án, không phát hiện được hoặc bỏ sót các vi phạm của cấp sơ thẩm nên việc đề xuất kháng nghị không có căn cứ, dẫn đến việc Tòa án cấp phúc thẩm bác kháng nghị.

Một số lãnh đạo Viện kiểm sát  địa phương chưa chú trọng đến công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự, có địa phương trong ba năm cả hai Viện kiểm sát không kháng nghị phúc thẩm một vụ án nào của Tòa án cấp sơ thẩm, trong khi đó có khá nhiều vụ án bị Tòa án cấp phúc thẩm sửa do có kháng cáo. Ngoài ra, tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm được Tòa án cấp phúc thẩm còn chưa cao, điều này cho thấy lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp còn chưa có các biện pháp hữu hiệu trong việc  tổ  chức theo dõi, thu thập, kiểm  tra  bản  án, quyết định  sơ  thẩm  để kháng nghị phúc thẩm kịp thời theo quy định của pháp luật [7, tr.56]

2. Kiến nghị bổ sung căn cứ kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

BLTTHS  năm  2003  chưa  có  quy  định  cụ  thể  về  căn  cứ  để  kháng  nghị phúc thẩm. Mặc dù, Điều 33 Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các vụ án hình sự số 960/2007/QĐ-VKSNDTC đã cã quy định các căn cứ kháng nghị phúc thẩm, nhưng đây mới chỉ là căn cứ được áp dụng trong nội bộ ngành Kiểm sát. Do vậy, nhiều trường hợp chưa có sự thống nhất giữa Tòa án và Viện kiểm sát trong việc đánh giá những vi phạm của Tòa án cấp sơ thẩm trong việc ra bản án, quyết định sơ thẩm để làm căn cứ kháng nghị. Vì vậy, BLTTHS năm 2003 cần bổ sung điều luật mới quy định đầy đủ và cụ thể các căn cứ để kháng  nghị  phúc  thẩm  như:  việc  điều  tra  xét  hỏi  tại  phiên  tòa  phiến  diện  và không đầy đủ, kết luận của bản án hoặc quyết định sơ thẩm không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án, bản án hoặc quyết định sơ thẩm có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng BLHS… Những căn cứ kháng nghị này là cơ sở để Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị phúc thẩm. Trên cơ sở kế thừa Điều 33 Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các vụ án hình sù số 960/2007/QĐ-VKSNDTC, chóng tôi đề nghị bổ sung  vào  BLTTHS  năm  2003  một  điều  luật  mới  về  căn  cứ  kháng  nghị  phúc thẩm với nội dung như sau: “ Bản án hoặc quyÕt định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, khi có một trong các căn cứ sau đây:

- Việc điều tra, xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm phiến diện hoặc không đầy đủ
- Kết luận của bản án hoặc quyết định hình sự sơ thẩm không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án
- Có vi phạm trong việc áp dụng Bộ luật hình sự
- Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng”

Link download Bài tập học kỳ Tố tụng Hình sự - Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong tố tụng hình sự (có tính phí)

Nếu muốn download không mất phí, xin vui lòng điền vào form tại đây và gửi tối thiểu 01 bài tập của 4 kì gần nhất đạt trên 7 điểm vào email baitapluat@gmail.com. Những bạn nào không gửi bài tập, mình xin phép không gửi link download tài liệu lại. Cảm ơn đã ghé thăm blog và xin lỗi vì đã làm phiền các bạn!

No comments:

Post a Comment