Showing posts with label Luật Cạnh tranh. Show all posts
Showing posts with label Luật Cạnh tranh. Show all posts
17/10/2015
Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về bán hàng đa cấp bất chính - Bài tập học kỳ Luật Cạnh tranh
Như là một xu thế tất yếu của quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước, cùng với việc hàng hóa nước ngoài tràn vào Việt Nam thì các phương thức bán hàng “phi truyền thống” rất mới lạ cũng nhanh chóng được du nhập vào nước ta. Bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng năm 1998 phát triển mạnh bắt đầu từ năm 2000, sự xuất hiện và bùng nổ của phương thức bán hàng đa cấp trên thực tế đã tạo ra sự hoang mang cho người tiêu dùng và sự lúng túng trong xử lý của các cơ quan quản lý. Hoạt động của đa số các công ty sử dụng phương thức bán hàng đa cấp đã phát sinh nhiều quan hệ phức tạp giữa Doanh nghiệp và người tham gia bán hàng đa cấp. Đồng thời vấn đề chất lượng cũng như giá cả của sản phẩm được cung cấp thông qua phương thức bán hàng đa cấp có nguy cơ gây tổn hại lớn tới quyền và lợi ích của người tiêu dùng. Trước thực trạng cấp bách trên, Luật cạnh tranh được quốc hội thông qua ngày 3/12/2004 (có hiệu lực ngày 1/7/2005) đã quy định về việc ngăn cấm bán hàng đa cấp bất chính. Để hiểu rõ hơn về những quy định của pháp luật về vấn đề này em xin đi sâu làm sáng tỏ đề tài “Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về bán hàng đa cấp bất chính

NỘI DUNG

I, Một số vấn đề lý luận về bán hàng đa cấp bất chính

1. Khái niệm và đặc trưng của bán hàng đa cấp

1.1. Khái niệm bán hàng đa cấp

Ở Việt Nam, bán hàng đa cấp là một khái niệm mới và lần đầu tiên được chính thức ghi nhận trong Luật Cạnh tranh năm 2004. Trước đó, kiểu kinh doanh này thường được gọi dưới tên là “truyền tiêu đa cấp”,“kinh doanh theo mạng”,“tiếp thị đa tầng”. Trên thế giới phương thức này thường được sử dụng dưới tên gọi “kinh doanh đa cấp” (Multi- Level -Marketing), đây là phương thức tiêu thụ sản phẩm do nhà hóa học người Mỹ Karl Ranborg(1887 – 1973) sáng tạo ra trong khoảng thời gian từ năm 1927 đến năm 1934. 
12/10/2015
Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về tập trung kinh tế - Bài tập học kỳ Luật Cạnh tranh
Hiện nay, dưới sức ép của cạnh tranh, nhà kinh doanh luôn tìm cách nâng cao năng lực kinh doanh để có thể tồn tại và phát triển bằng cách tập trung các nguồn lực kinh tế ngay từ thời kỳ phôi thai của thị trường. Hình thức tập trung nguồn lực kinh doanh này đã diễn ra khá phổ biến với những mức độ khác nhau và trở thành một phần quan trọng của quyền tự do kinh doanh. Cùng với đó là những quy định về kiểm soát tập trung kinh tế (TTKT) được xác định nhằm giới hạn việc điều tiết của nhà nước vào hiện tượng kinh tế này. Có thể nói, TTKT là một xu hướng phát triển tất yếu trong nền kinh tế thị trường và luôn cần có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ để kiểm soát TTKT một cách tốt nhất. Việt Nam đã xây dựng một hành lang pháp lý cơ bản và đầy đủ để điều chỉnh hiện tượng tập trung kinh tế. Trong hơn 10 năm thực hiện (2004-2015), pháp LCT đã làm được những gì và thực tiễn hiện tượng TTKT diễn ra như thế nào? Để tìm hiểu về vấn đề này, em xin chọn đề bài tập: “Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về tập trung kinh tế”.

I. Khái quát chung về tập trung kinh tế

1. Khái niệm tập trung kinh tế

Trong khoa học kinh tế và trong khoa học pháp lý, khái niệm TTKT ở Việt Nam được bình luận ở nhiều góc độ khác nhau. Trong đó, có ba cách tiếp cận cơ bản:

01/06/2015
Quy định pháp luật Việt Nam về xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Bài tập học kỳ Luật Cạnh tranh.

Cạnh tranh là một trong những quy luật kinh tế cơ bản của nền kinh tế thị trường. Đảm bảo cạnh tranh tự do và công bằng thường được coi là giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh. Tuy nhiên, cạnh tranh bao giờ cũng là thứ áp lực rất lớn đối với mỗi doanh nghiệp trên thị trường. Để chống lại đối thủ cạnh tranh, duy trì sự tồn tại, mở rộng thị trường, thu nhiều lợi nhuận, doanh nghiệp đôi khi sử dụng các phương pháp cạnh tranh không lành mạnh, có thể ảnh hưởng, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, cho doanh nghiệp khác và môi trường cạnh tranh lành mạnh. Do đó, yêu cầu tất yếu là sự ra đời hệ thống pháp luật cạnh tranh nói chung và các quy định về xử lí hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói riêng để có thể xử phạt nghiêm khắc và tiến tới xóa bỏ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, công bằng, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nắm được tầm quan trọng của vấn đề này, em xin lựa chọn đề bài: “Quy định pháp luật VN về xử lí hành vi cạnh tranh không lành mạnh” để trình bày những hiểu biết của em về vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu, em khó tránh khỏi sai sót, kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài làm của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
21/04/2015
Phân tích một vụ việc thực tiễn về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh - Bài tập nhóm Luật Cạnh tranh - 9 điểm
Trong nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, không thể phủ nhận vai trò đặc biệt quan trọng của hoạt động quảng cáo. Ở đâu có kinh tế, có cạnh tranh thì ở đó có quảng cáo. Quảng cáo được coi là phương pháp cạnh tranh đem lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, hoạt động quảng cáo hàng hóa, dịch vụ sẽ giúp họ giới thiệu sản phẩm của mình đến với khách hàng một cách nhanh chóng và rộng rãi nhất, đồng thời, đó cũng là biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị trường. Còn đối với người tiêu dùng, quảng cáo cung cấp những thông tin cơ bản về tình hình thị trường, về hàng hóa, dịch vụ nhằm nâng cao khả năng lựa chọn đối với các sản phẩm, dịch vụ tràn lan trên thị trường. Qua đó có thể thấy hoạt động quảng cáo đã có tầm ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của nền kinh tế thị trường nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Cũng chính bởi vai trò quan trọng này, khiến cho hoạt động quảng cáo đã nảy sinh nhiều mặt trái, đôi khi nó trở thành phương tiện hữu hiệu để các doanh nghiệp thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Để chứng minh cho nhận định này, nhóm chúng em xin trình bày đề tài số 9: “Phân tích một vụ việc thực tiễn về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh”.

Bài làm của chúng em còn nhiều thiếu sót, rất mong thầy (cô) góp ý để bài được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
17/10/2014
Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh - Bài tập lớn luật cạnh tranh
           Cạnh trạnh có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ, là cơ sở khẳng định vị trí của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, cạnh tranh cũng có thể mang lại những hậu quả xấu đối với nền kinh tế, nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng. Cạnh tranh làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải, gây ra hiện tượng độc quyền, làm phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo; cạnh tranh không lành mạnh, dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật... Do vậy, hoạt động cạnh tranh từ đối đầu sang hợp tác cùng có lợi là xu hướng tất yếu đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững.
         Trong các hình thức xúc tiến thương mại, khuyến mại là cách thức, biện pháp thu hút khách hàng thông qua việc dành lợi ích cho khách hàng, bao gồm lợi ích vật chất (tiền, hàng hóa) hay lợi ích phi vật chất (được cung ứng dịch vụ miễn phí). Xét cho cùng, mục đích cuối cùng của các tổ chức, cá nhân khi sử dụng hình thức khuyến mại là nhằm thu được lợi ích lớn nhất về mình, do đó, rất dễ vì mục đích lợi nhuận này mà dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh được Luật Cạnh tranh quy định. Pháp luật cạnh tranh không chỉ quy định về khái niệm của hành vi này mà còn có cả những chế tài kèm theo.
20/08/2014
Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến cạnh tranh ở Việt Nam
Điều 39 Luật Cạnh tranh xác định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, mà cụ thể là sở hữu công nghiệp; bao gồm:

- Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ;

- Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ

- Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Việt Nam cũng là thành viên, nếu việc sử dụng của người đại diện hoặc đại lý đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng


- Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục địch chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.
Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực bảo hiểm tại Việt Nam và một số kiến nghị
I. Thực trạng cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm hiện nay

Cạnh tranh xuất hiện và tồn tại khách quan trong quá trình hình thành, phát triển của sản xuất hàng hoá và trở thành đặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, khi kinh tế phát triển, cạnh tranh sẽ diễn ra trên quy mô rộng hơn với mức độ gay gắt hơn trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong ngành dịch vụ như bảo hiểm.

Trước hết, đó là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm về sản phẩm, chất lượng dịch vụ, nguồn nhân lực, phát triển kênh phân phối sản phẩm và trình độ ứng dụng công nghệ thông tin.

Thứ hai đó là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam với các doanh nghiệp bảo hiểm tại nước ngoài về cung cấp sản phẩm bảo hiểm trong khuôn khổ đã cam kết tại WTO.


Thứ ba là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với các dịch vụ tài chính khác như thu hút tiền gửi tiết kiệm, chứng khoán, kinh doanh bất động sản. Bên cạnh những nội dung cạnh tranh chính như đã nói ở trên, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ vẫn có nhiều vấn đề nổi cộm như cạnh tranh hạ phí, tăng chi phí khai thác, chưa kiểm soát được trục lợi bảo hiểm, dùng áp lực của các mối quan hệ để chi phối khách hàng, độc quyền kinh doanh bảo hiểm đối với một số ngành đặc thù.
Một số ý kiến về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam
Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ, là cơ sở khẳng định vị trí của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, cạnh tranh cũng có thể mang lại những hậu quả xấu đối với nền kinh tế, nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng. Cạnh tranh làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải, gây ra hiện tượng độc quyền, làm phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo; cạnh tranh không lành mạnh, dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật… Do vậy, hoạt động cạnh tranh của các chủ thể kinh doanh trên thị trường bao giờ cũng phải được điều chỉnh bởi các định chế xã hội, sự can thiệp của nhà nước và tư duy cạnh tranh từ đối đầu sang hợp tác cùng có lợi là xu hướng tất yếu bảo đảm cho nền kinh tế phát triển bền vững.


Hoạt động ngân hàng là hoạt động mang nhiều rủi ro, những hậu quả từ hành vi cạnh tranh không lành mạnh phát sinh từ hoạt động ngân hàng không chỉ ảnh hưởng đến luồng chu chuyển vốn trong nền kinh tế mà nó còn làm ảnh hưởng đến mục tiêu an toàn hệ thống. Nhằm từng bước tạo lập môi trường cạnh tranh an toàn, lành mạnh, Nhà nước nghiêm cấm hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các chủ thể tham gia thị trường. Tuy nhiên, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, về bản chất là hành vi cạnh tranh không đẹp và thường nhằm vào các đối thủ cạnh tranh cụ thể. Do đó, việc phát hiện, xử lý một cách chính xác hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các chủ thể tham gia thị trường cần phải được dựa trên hành lang pháp lý cụ thể, thống nhất. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin được trao đổi một số vấn đề pháp lý liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng.