Showing posts with label Bình luận Bộ luật Tố tụng hình sự. Show all posts
Showing posts with label Bình luận Bộ luật Tố tụng hình sự. Show all posts
10/03/2015
Những quy định của bộ luật tố tụng hình sự 2003 về biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam
Bài tập học kỳ Tố tụng hình sự - Hoàn thiện quy định của pháp luật về bắt bị can, bị cáo để tạm giam.

Biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam được quy định cụ thể tại Đ80 BLTTHS 2003.

1. Về đối tượng

Theo các định nghĩa về biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam đã nêu ở phần trên thì thấy rằng đối tượng bị bắt để tạm giam chỉ có thể là bị can, bị cáo. Những người chưa bị khởi tố về hình sự hoặc người chưa bị Toà án quyết định đưa ra xét xử thì không phải là đối tượng áp dụng biện pháp này. Ngay cả tên điều luật cũng đã chỉ rõ đối tượng bị bắt để tạm giam là bị can, bị cáo.
20/08/2014
Phân tích điều 293 - Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm - Bình luận Bộ luật Tố tụng hình sự
Điều 293. Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

2. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án quân sự cấp dưới.

3. Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị  theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án nhân dân cấp huyện. Viện trưởng viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án quân sự cấp khu vực.

4. Bản kháng nghị của những người quy định tại Điều này phải được gửi cho người bị kết án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị.
Phân tích điều 292 - Thông báo và xác minh những tình tiết mới được phát hiện - Bình luận Bộ luật Tố tụng hình sự
Điều 292. Thông báo và xác minh những tình tiết mới được phát hiện

1. Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi công dân có quyền phát hiện những tình tiết mới của vụ án và báo cho viện kiểm sát hoặc toà án. Viện trưởng viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm ra quyết định xác minh những tình tiết đó.

2. Nếu có một trong những căn cứ quy định tại Điều 291 của Bộ luật này thì Viện trưởng viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị tái thẩm và chuyển hồ sơ vụ án sang toà án có thẩm quyền. Nếu không có căn cứ thì viện trưởng viện kiểm sát trả lời cơ quan, tổ chức hoặc người đã phát hiện biết rõ lí do của việc không kháng nghị.

1. Xuất phát từ nguyên tắc dân chủ trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, BLTTHS của nước ta quy định người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi công dân đều có quyền phát hiện những tình tiết mới của vụ án và thông báo cho viện kiểm sát hoặc toà án.


2. Cho tới nay, ở nước ta chưa có quy định các bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, nếu từ một nguồn thông tin nào đó, một công dân, tổ chức, cơ quan nhà nước biết được vụ án được giải quyết không đúng pháp luật mà nguyên nhân của nó là trong quá trình xét xử toà án đã không biết và không sử dụng một tình tiết nào đó thì cá nhân và tổ chức nói trên có quyền trực tiếp hoặc thông qua đơn thông báo cho toà án hoặc viện  kiểm sát. Cơ quan  tiếp nhận thông tin của công dân và tổ chức về các tình tiết mới được phát hiện phải lập biên bản và chuyển đến viện kiểm sát có thẩm quyền xác minh và ra kháng nghị  theo thủ tục tái thẩm.
Phân tích điều 291 - Những căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm - Bình luận Bộ luật Tố tụng hình sự
Điều 291. Những căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

Những tình tiết được dùng làm căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là:

1. Lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, lời dịch của người phiên dịch có những điểm quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật;

2. Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm đã có kết luận   không đúng làm cho vụ án bị xét xử sai;

3. Vật chứng, biên bản điều tra, biên bản các hoạt động tố tụng khác hoặc những tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án bị  giả mạo hoặc không đúng sự thật.

4. Những tình tiết khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật.

1. Trước đây Điều 261 BLTTHS năm 1988 của nước ta chỉ quy định có ba tình tiết được dùng làm căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Đó là:

- Lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, lời dịch của người phiên dịch có những điểm quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật;

- Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm đã có kết luận không đúng làm cho vụ án bị xét xử sai;

- Vật chứng hoặc những tài liệu khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật.

Ngoài ba tình tiết nêu trên được dùng làm căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, Điều 291 BLTTHS năm 2003 còn quy định tại khoản 4 là những tình tiết khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật là căn cứ thứ tư để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
Phân tích điều 290 - Tính chất của tái thẩm - Bình luận Bộ luật Tố tụng hình sự
Điều 290. Tính chất của tái thẩm

Thủ tục tái thẩm được áp dụng đối với bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà toà án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó.


1. Tố tụng hình sự là một quá trình rất phức tạp và trong bất kì giai đoạn nào cũng có thể tồn tại những sai lầm nhất định. Những sai lầm đó có thể gặp trong giai đoạn điều tra khi cơ quan điều tra tiến hành thu thập chứng cứ, giai đoạn truy tố hoặc giai đoạn xét xử khi viện kiểm sát hoặc toà án đánh giá và sử dụng chứng cứ, áp dụng điều luật hoặc ra một văn bản tố tụng nào đó. Để ngăn ngừa những sai lầm có thể xảy ra và khắc phục khi những sai lầm đã xảy ra, luật tố tụng hình sự đã quy định những thủ tục khác nhau trong đó có thủ tục xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Mỗi thủ tục nêu trên có tính chất, mục đích khác nhau. Nếu như xét xử phúc thẩm là việc toà án cấp trên trực tiếp xét lại bản án hoặc quyết định của toà án cấp dưới chưa có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng cáo hoặc kháng nghị, xét xử giám đốc thẩm là xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có việc vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án thì tái thẩm là việc toà án có thẩm quyền xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị khi có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà toà án đã không biết được khi ra các bản án hoặc quyết định  đó.
Phân tích điều 99 - Trách nhiệm chịu án phí - Bình luận Bộ luật Tố tụng hình sự
Điều 99. Trách nhiệm chịu án phí

1. Án phí do người bị kết án hoặc nhà nước chịu theo quy định của pháp luật.

2. Người bị kết án phải trả án phí theo quyết định của toà án.

Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, nếu toà án tuyên bố bị cáo không có tội hoặc vụ án bị đình chỉ theo quy định tại Khoản 2 Điều 105 của Bộ luật này thì người bị phải trả án phí.

1. Người bị kết án có trách nhiệm chịu án phí. Quyết định người bị kết án có trách nhiệm chịu án phí vừa khẳng định người này phải có nghĩa vụ đối với nhà nước cùng với nhà nước chịu các chi phí cho quá trình giải quyết vụ án hình sự vừa có tác động để người này nhận thấy sai lầm của mình trong việc thực hiện hành vi phạm tội gây thiệt hại về sức người, sức của cho nhà nước và những người khác.

2. Nhà nước chịu trách nhiệm trả án phí theo các quy định của pháp luật.

BÌNH LUẬN KHOA HỌC BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Người thực hiện: PGS.TS. Phạm Hồng Hải
Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật
Phân tích điều 98 - Án phí - Bình luận Bộ luật Tố tụng hình sự
Điều 98. Án phí

Án phí là tất cả chi phí để tiến hành tố tụng hình sự bao gồm tiền thù lao cho người làm chứng, người bị hại, người giám định, người phiên dịch, người bào chữa trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định và các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật; án phí dân sự trong vụ án hình sự.


1. qua trình giải quyết vụ án hình sự là một quá trình trong đó các cơ quan tiến hành tố tụng như cơ quan điều tra, kiểm sát, toà án tiến hành các biện pháp khác nhau nhằm làm sáng tỏ vụ án bao gồm xác định hành vi phạm tội, người phạm tội và giải quyết trách nhiệm hình sự cũng như dân sự của người đó. Quá trình này bao gồm các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ở các cấp toà án khác nhau. Nó có thể được thực hiện trong một khoảng thời gian không dài (vài ba tháng) trong phạm vi một địa phương (một quận, huyện) và cũng có thể được thực hiện trong một khoảng thời gian rất dài (nhiều năm), ở nhiều địa phương thậm chí nhiều quốc gia khác nhau. Chính vì vậy, chi phí cho quá trình giải quyết vụ án hình sự là rất lớn. Lẽ đương nhiên, nhà nước phải có những khoản tiền khác nhau để chi phí cho hoạt động tố tụng hình sự, thế nhưng vụ án hình sự diễn ra là do có người phạm tội. Vì vậy, người phạm tội phải có trách nhiệm cùng với nhà nước chịu một phần những chi  phí cho quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Phân tích điều 97 - Phục hồi thời hạn - Bình luận Bộ luật Tố tụng hình sự
Điều 97. Phục hồi thời hạn

Nếu quá hạn mà có lí do chính đáng thì cơ quan tiến hành tố tụng phải phục hồi lại thời hạn


1. Trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự có thể vì những lí do nào đó mà thời hạn đã hết. Nếu theo các quy định về thời hạn thì về nguyên tắc, việc hết thời hạn là một căn cứ để cơ quan tiến hành tố tụng không tiếp tục giải quyết vấn đề liên quan (Thí dụ, khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị thì các kháng cáo, kháng nghị không được chấp nhận và việc xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm sẽ không được tiến hành). Tuy nhiên, việc quá hạn cũng có nhiều lí do khác nhau, có những lí do chính đáng và có những lí do không chính đáng. Trong trường hợp việc quá hạn có lí do chính đáng mà cơ quan tiến hành tố tụng không tiếp tục giải quyết những vẫn đề liên  quan sẽ hoặc gây thiệt hại cho nhà nước hoặc gây thiệt hại cho công dân. Để tình trạng trên đây không xảy ra, Điều luật quy định nếu quá hạn mà có lí do chính đáng thì cơ quan tiến hành tố tụng phải phục hồi lại thời hạn.
Phân tích điều 96 - Tính thời hạn - Bình luận Bộ luật Tố tụng hình sự
Điều 96. Tính thời hạn

1. Thời hạn mà Bộ luật này quy định được tính theo giờ, ngày và tháng. Đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

Khi tính thời hạn theo ngày thì thời hạn sẽ hết vào lúc 24 giờ ngày cuối cùng của thời hạn. Khi tính thời hạn theo tháng thì thời hạn hết vào ngày trùng của tháng sau; nếu tháng đó không có ngày trùng thì thời hạn hết vào ngày cuối cùng của tháng đó; nếu thời hạn hết vào ngày nghỉ thì ngày làm việc đầu tiên tiếp theo được tính là ngày cuối cùng của thời hạn.

Khi tính thời hạn tạm giữ, tạm giam thì thời hạn hết vào ngày kết thúc thời hạn được ghi trong lệnh. Nếu thời hạn được tính bằng tháng thi một tháng được tính là ba mươi ngày.

2. Trong trường hợp có đơn hoặc có giấy tờ được gửi qua bưu điện  thì thời hạn được tính theo dấu bưu điện nơi  gửi. Nếu có đơn hoặc giấy tờ được gửi qua ban giám thị trại tạm giam, trại giam thì thời hạn được tính từ ngày ban giám thị trại tạm giam, trại giam nhận được đơn hoặc giấy tờ đó.
Phân tích điều 95 - Biên bản - Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng Hình sự
Điều 95. Biên bản

1. Khi tiến hành các hoạt động tố tụng, bắt buộc phải lập biên bản theo mẫu quy định thống nhất.
Trong biên bản ghi rõ địa điểm, ngày, giờ, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, những người tiến hành, tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động tố tụng, những khiếu nại, yêu cầu, đề nghị của họ.

2. Biên bản phiên toà phải có chữ kí của chủ toạ phiên toà và thư kí toà án. Biên bản các hoạt động tố tụng khác phải có chữ kí của những người mà Bộ luật này quy định trong từng trường hợp. Những điểm sửa chữa trong biên bản cũng phải được xác nhận bằng chữ kí của họ.


1. Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự (quy định về chứng cứ) tại điểm d Khoản 2 quy định biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử là một trong những nguồn của chứng cứ. Chính vì vậy, chúng luôn luôn có giá trị để chứng minh về một tình tiết nào đó của vụ án hình sự. Để bảo đảm các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện một cách đúng đắn và thống nhất các quy định của pháp luật khi tiến hành các hành vi và hoạt động tố tụng khác nhau, Điều luật này của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) quy định các cơ quan này phải lập biên bản. Ngoài Điều 95 BLTTHS còn có nhiều điều luật khác quy định thủ tục lập biên bản về các hành vi và hoạt động tố tụng hình sự cụ thể mà khi thực hiện các hành vi và hoạt động tố tụng đó người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và những người liên quan phải tuân theo. Thí dụ, Điều 80 quy định về bắt bị can, bị cáo để tạm giam; Điều 81 quy định về bắt người trong trường hợp khẩn cấp; Điều 84 quy định biên bản về việc bắt người.