Showing posts with label Luật Tố tụng Dân sự. Show all posts
Showing posts with label Luật Tố tụng Dân sự. Show all posts
02/04/2015
Thực tiễn thực hiện quy định của pháp luật về thủ tục tố tụng dân sự áp dụng trong trường hợp đương sự vắng mặt ở Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm khi giải quyết vụ án dân sự
Bài tập học kỳ Tố tụng Dân sự - Thủ tục tố tụng dân sự áp dụng trong trường hợp đương sự vắng mặt ở Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm khi giải quyết vụ án dân sự và thực tiễn thực hiện.

Thực tiễn thực hiện quy định của pháp luật về thủ tục tố tụng dân sự áp dụng trong trường hợp đương sự vắng mặt ở Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm khi giải quyết vụ án dân sự.
29/03/2015
Thủ tục tố tụng dân sự áp dụng trong trường hợp đương sự vắng mặt ở Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm khi giải quyết vụ án dân sự
Bài tập học kỳ Tố tụng Dân sự - Thủ tục tố tụng dân sự áp dụng trong trường hợp đương sự vắng mặt ở Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm khi giải quyết vụ án dân sự và thực tiễn thực hiện.

Thủ tục tố tụng dân sự áp dụng trong trường hợp đương sự vắng mặt ở Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm khi giải quyết vụ án dân sự.
19/02/2015
Thủ tục tố tụng dân sự được tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm áp dụng trong trường hợp đương sự chết và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Bài tập học kỳ Tố tụng dân sự: Thủ tục tố tụng dân sự được tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm áp dụng trong trường hợp đương sự chết và kiến nghị hoàn thiện pháp luật.

Thủ tục tố tụng dân sự là một trong những thủ tục có nhiều khâu và nhiều giai đoạn. Trong tố tụng cũng phát sinh nhiều vấn đề mà luật cũng đã dự liệu đến đó là trường hợp đương sự chết trong quá trình tố tụng. Theo đó luật đã có những quy định cụ thể hơn trong trường hợp này. Cụ thể như thế nào, dưới đây em xin trình bày sự hiểu biết của mình về vấn đề trên thông qua đề bài số 9 của tổ bộ môn “Thủ tục tố tụng dân sự được tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm áp dụng trong trường hợp đương sự chết và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này”.
12/02/2015
Sự tham gia tố tụng dân sự của Viện kiểm sát tại tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm - Bài tập học kỳ Tố tụng Dân sự - 9 điểm
Khái quát về Viện kiểm sát

Viện kiểm sát

Viện kiểm sát là cơ quan tiến hành tổ tụng thực hiện kiểm sát các hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Viện kiểm sát chỉ kiểm sát tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án để đảm bảo cho việc giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự kịp thời, đúng pháp luật.
30/01/2015
Nguyên tắc quyền tự định đoạt trong luật tố tụng dân sự - Bài tập học kỳ Luật Tố tụng Dân sự
Những vấn đề lý luận về nguyên tắc tự định đoạt của đương sự trong TTDS

Khái niệm nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS

Nguyên tắc không phải là cái tự nhiên sinh ra mà là kết quả của cả một quá trình phát triển và thích ứng với các điều kiện khách quan. Mặc dù từ điển tiếng việt có định nghĩa nguyên tắc là “điều cơ bản đã định ra cần hải tuân theo trong 1 loạt việc làm” nhưng nguyên tắc đó sẽ nhanh chóng bị thay đổi nếu nguyên tắc đó không phù hợp với quy luật khách quan. Bởi vậy, nguyên tắc phải là kết quả của quá trình nhận thức nghiên cứu thực tế khách quan.
29/01/2015
Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ và quyền lựa chọn Tòa án của đương sự - Bài tập nhóm Tố tụng Dân sự
Khái quát chung về thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ và quyền lựa chọn Tòa án của đương sự.

Khái niệm.


Ở nước ta hiện nay, các tòa án được tổ chức theo các đơn vị hành chính lãnh thổ tòa án cấp huyện chỉ có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các loại việc mà pháp luật quy định, trong khi đó tòa án cấp tỉnh có quyền xét xử sơ thẩm, phúc thẩm giám đốc thẩm và tái thẩm. Trong các loại thẩm quyền trên thì thẩm quyền sơ thẩm dân sự của tòa án có vai trò rất quan trọng. Bởi vì, sơ thẩm là cấp đầu tiên giải quyết vụ việc dân sự bằng một phiên tòa sơ thẩm hoặc phiên họp. Thuật ngữ vụ việc dân sự được sử dụng ở đây với hàm ý bao gồm vụ án dân sự và vụ việc dân sự. Từ những phân tích trên có thể định nghĩa thẩm quyền sơ thẩm dân sự của tòa án như sau: “thẩm quyền sơ thẩm dân sự của tòa án là quyền của tòa án trong việc giải quyết các vụ việc dân sự và quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc dân sự và quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục sơ thẩm, được xác định trên cơ sở nơi cư trú, nơi có trụ sở của một trong các bên đương sự, nơi có bất động sản hoặc nơi phát sinh sự kiện hoặc các dấu hiện khác mà pháp luật có quy định.”
Đương sự và việc xác định tư cách của đương sự trong vụ án dân sự - Bài tập nhóm Tố tụng Dân sự

Kiện tụng, tranh chấp là những vấn đề vẫn xảy ra thường ngày trong xã hội hiện nay. Việc giải quyết những xung đột lợi ích phát sinh ngày càng trở nên cấp thiết hơn khi nào hết. Các quan hệ pháp luật trong đó có quan hệ tố tụng dân sự ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu này, nhanh chóng dung hòa được các nhóm lợi ích bị tranh chấp. Tham gia vào quan hệ tố tụng dân sự, với tư cách là một chủ thể quan trọng không thể thiếu, đương sự trong vụ án dân sự (VADS) thiết lập và tạo dựng nên mối quan hệ pháp lý đó. Việc xác định đúng đắn tư cách đương sự trong VADS càng có ý nghĩa trong việc giải quyết đúng đắn vụ án. Bài luận dưới đây tập trung tìm hiều về vấn đề đó “đương sự và việc xác định tư cách của đương sự trong tố tụng dân sự”.
Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc về tranh chấp lao động - Bài tập nhóm Tố tụng Dân sự

Tranh chấp lao động là hiện tượng kinh tế xã hội phát sinh trong quá trính xác lập, duy trì, chấm dứt mối quan hệ pháp luật lao động. Trong đó, sức lao động là hàng hóa, quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động là quan hệ trao đổi sử dụng giá trị sức lao động. Trong mối quan hệ này, người lao động đem sức lao động của mình làm việc cho người sử dụng lao động nhằm thu được những giá trị mới lớn hơn và lợi nhuận. Do vậy, mục tiêu đạt được mục đích tối đa luôn là động lực trực tiếp giữa các bên nên giữa họ khó có thể thống nhất được các quyền và nghĩa vụ trong quá trình thực hiện quan hệ lao động. Những lợi ích đối lập này giữa người lao động và người sửa dụng lao động sẽ trở thành mâu thuẫn, bất đồng nếu hai bên không thể dung hòa quyền lợi của nhau. Vì thế tranh chấp lao động xảy ra là điều dễ nhận thấy. Để có thể giải quyết được những tranh chấp này chúng ta cần đến nhiều cơ quan tổ chức khác nhau trong đó có Tòa án. Chính vì lẽ đó mà trong bài tập nhóm tháng số 1 của mình nhóm chúng em xin chọn đề tài số 4: “Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc về tranh chấp lao động”
27/01/2015
Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia - Bài tập nhóm Luật Tố tụng Dân sự
Nguyên tắc là “ Điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm” ( Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, năm 2003 ). Nguyên tắc của Luật tố tụng dân sự Việt nam là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật tố tụng dân sự và được ghi nhận trong các văn bản pháp luật tố tụng dân sự. Nguyên tắc của luật tố tụng dân sự được xây dựng trên nền tảng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa, nêu vi phạm các nguyên tắc của luật tố tụng dân sự sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tố tụng và được coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và dẫn đến hậu quả vụ việc dân sự phải đươc xem xét lại, kể các khi bản án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự của tòa án đã có hiệu lực. Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có hội thẩm nhân dân tham gia là một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng của tố tụng dân sự và là một nguyên tắc về tổ chức hoạt động của tòa án .
Đề bài tập nhóm Luật Tố tụng Dân sự và tài liệu tham khảo - tháng 1 năm 2015 - ĐH Luật Hà Nội
1. Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia.

Tham khảo: Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia

2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.

3. Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc về tranh chấp kinh doanh, thương mại.
24/01/2015
Các quy định pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thụ lý, trả lại đơn khởi kiện và kiến nghị hoàn thiện - Bài tập học kỳ Luật Tố tụng Dân sự

Thụ lý là việc Tòa án nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện và vào sổ thụ lý vụ án dân sự để giải quyết. Đây là việc đầu tiên của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, là cơ sở pháp lý phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 có nhiều quy định mới về thụ lý và trả lại đơn khởi kiện. Bài viết sau xin được tìm hiểu vấn đề: “Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thụ lý, trả lại đơn khởi kiện và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thụ lý, trả lại đơn khởi kiện”.
06/11/2014
Luật Tố tụng Dân sự - Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiện

Các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự (TTDS) luôn là tiền đề để hoạt động xét xử được diễn ra đúng trình tự, giải quyết đúng đắn các yêu cầu của đương sự theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc hai cấp xét xử là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự, việc quy định và thực hiện nguyên tắc này đảm bảo cho các vụ án được xem xét, giải quyết một cách chính xác, khách quan giúp tòa án đưa ra được những bản án, quyết định đúng đắn nhất. Tuy nhiên việc thực hiện nguyên tắc này trong thực tiễn vẫn còn những bất cập nhất định. Với mong muốn thông qua bài viết dưới đây có thể đi sâu tìm hiểu các quy định của PLTTDS về nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự, đồng thời qua đó đưa ra một số kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện trên thực tế nguyên tắc này nên em chọn đề tài: “Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiện”.
Luật Tố tụng Dân sự - Bài tập cá nhân - Xác định tòa án có thẩm quyền và soạn thảo đơn khởi kiện bồi thường thiệt hại trong vụ tai nạn
ĐỀ BÀI 

Ngày 5/10/2012, A lái xe ô tô trên đoạn đường N thuộc quận TX thành phố H , do chạy nhanh không làm chủ được tốc độ nên đã va quệt vào xe mô tô cùng chiều do B điều khiển dẫn tới tai nạn. Được biết A cư trú tại quận C thành phố H , B cư trú tại quận D thành phố H. Sau khi sự việc xảy ra, B đã được đưa đến bệnh viện thành phố H điều trị trong một tháng. Thiệt hại mà B phải gánh chịu bao gồm chi phí điều trị tại bệnh viện và tiền thuốc là 25 triệu đồng, tổn hại do sức khỏe bị giảm sút 6,5% theo kết luận của bệnh viện. Nay B muốn khởi kiện đến Tòa án yêu cầu A bồi thường thiệt hại trong vụ tai nạn trên nhưng không biết phải gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nào . 
1. Anh (chị) hãy xác định những Tòa án có thẩm quyền mà B có thể gửi đơn khởi kiện ?
2. Anh (chị) hãy giúp B soạn thảo đơn khởi kiện bồi thường thiệt hại trong vụ tai nạn trên .
Luật tố tụng Dân sự - Bài tập cá nhân về thẩm quyền giải quyết vụ án tranh chấp về chia thừa kế quyền sử dụng đất
ĐỀ BÀI: Ông A và bà B có ba người con chung là C, D, E. C cư trú tại quận N thành phố H. D, E cư trú tại quận P thành phố Q. Năm 2005 ông A, bà B chết không để lại di chúc. Ông A, bà B có một mảnh đất diện tích 500m2 tại quận M thành phố H. Sau khi ông A, bà B chết C, D xẩy ra tranh chấp về việc phân chia di sản thừa kế mảnh đất trên. C khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chia thừa kế. Anh chị hãy xác định:

1. Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết vụ án này ? Tại sao?

2. Sau khi nhận được đơn khởi kiện của C, Tòa án đã không thụ lý vụ án vì cho rằng tranh chấp về chia thừa kế quyền sử dụng mảnh đất trên chưa qua hòa giải ở cơ sở . Anh chị hãy bình luận cách giải quyết trên của Tòa án .
Luật Tố tụng dân sự - Bài tập cá nhân về quan hệ tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở
ĐỀ BÀI: Vợ chồng ông A, bà B có 3 người con là C, D, E. Năm 2000 ông bà chết không để lại di chúc. Tài sản ông bà để lại cho các con là căn nhà 3 tầng tổng diện tích 320m2 ở phố X, Hà Nội. Sau khi ông bà chết, anh C ở tầng 1, chị D ở tầng 2, anh E ở tầng 3. Năm 2006 anh C bán cho ông K ½ diện tích nhà tầng 1 và khi giao nhà thì xảy ra tranh chấp do chị D, anh E không đồng ý việc bán nhà. Nay chị D, anh E kiện ông K yêu cầu hủy hợp đồng mua bán nhà. Hỏi: 

1. Xác định quan hệ pháp luật có tranh chấp mà Tòa án cần phải giải quyết?

2. Tư cách tham gia tố tụng của các đương sự trong vụ án.
05/11/2014
Phân tích các quy định của pháp luật về áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời ở tòa án sơ thẩm, phúc thẩm và thực tiễn thực hiện - Bai tập lớn học kì - môn Tố Tụng Dân Sự
Chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời là một trong những chế định pháp lý có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự. Chế định pháp lý này ghi nhận về biện pháp tố tụng tương đối đặc biệt, được Tòa án sử dụng kết hợp với các biện pháp tố tụng khác như chứng minh, hòa giải... nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự. Để tìm hiểu quy định của pháp luật về quy định của pháp luật về áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT em xin lựa chọn đề tài:“Phân tích các quy định của pháp luật về áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời ở tòa án sơ thẩm, phúc thẩm và thực tiễn thực hiện.”
18/10/2014
Bài tập tình huống về vụ việc ly hôn - Bài tập cá nhân Luật Tố tụng Dân sự
ĐỀ BÀI

Anh A kết hôn với chị B năm 1990 có đăng ký kết hôn. Anh chị có một con chung là cháu C và một căn nhà diện tích 100 m2 tại huyện N tỉnh Q. Sau một thời gian chung sống anh chị phát sinh mâu thuẫn. Chị B và cháu C về nhà bố mẹ đẻ chị B sinh sống từ năm 2002 và đăng ký tạm trú tại quận C thành phố H. Anh A vẫn ở tại nhà cũ tại huyện N tỉnh Q. Nay anh A và chị B có đơn yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con và thỏa thuận về việc chia tài sản chung vợ chồng nhưng không biết gửi đơn đến Tòa án nào.

a) Anh (chị) hãy xác định Tòa án có thẩm quyền mà các đương sự có thể nộp đơn yêu cầu.

b) Đối với vụ việc này, sau khi thụ lý Tòa án có phải tiến hành hòa giải để các bên đoàn tụ không? Giải thích rõ tại sao?
Bài tập cá nhân - Luật Tố tụng Dân sự - bài tập tình huống
ĐỀ BÀI

Anh A và chị B kết hôn năm 1996 trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, có đăng kí kết hôn và sinh sống tại phường T quận Y thành phố Hà Nội. Sau một thời gian chung sống, anh chị phát sinh mâu thuẫn. Tháng 4/2005, anh A khởi kiện ra tòa án yêu cầu xin li hôn và giải quyết tranh chấp tài sản chung giữa vợ và chồng. Về tài sản chung, vợ chồng anh A và chị B có một mảnh đất diện tích 100m2 tại quận N thành phố Hà Nội và vợ chồng có vay của chị D 150 triệu đồng.
1. Xác định tư cách các đương sự trong vụ án?
2. Xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên và giải thích tại sao?
Nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc này - Bài tập học kì Luật Tố tụng Dân sự
Nguyên tắc của luật tố tụng dân sự là tư tưởng pháp lý chỉ đạo cho nên việc tuân thủ đúng trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật tố tụng dân sự có ý nghĩa rất quan trọng. Nội dung các nguyên tắc này thể hiện về năm vấn đề cơ bản của tố tụng dân sự như tính pháp chế xã hội chủ nghĩa của hoạt động tố tụng dân sự; nguyên tắc tổ chức và hoạt động xét xử các vụ việc dân sự của tòa án; bảo đảm quyền tham gia tố tụng của các đương sự; trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng dân sự đối với việc giải quyết vụ việc dân sự; vai trò, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức khác đối với việc giải quyết vụ việc dân sự của tòa án. Một trong những nguyên tắc quan trọng, thể hiện trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng dân sự đó là nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng.
Quan hệ hôn nhân thực tế hay quan hệ hôn nhân trái pháp luật và xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc - Bài tập tuần Luật Tố tụng Dân sự
Đề bài: Anh A và chị B làm lễ cưới năm 1986 trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện nhưng không đăng ký kết hôn. Sau khi cưới, chị B về sống chung với bố mẹ anh A tại phường P quận H, nhưng chưa chuyển hộ khẩu về. Thời gian đầu 2 người sống chung hạnh phúc, đến năm 2000 bắt đầu phát sinh mâu thuẫn, nguyên nhân do anh A nghi ngờ chị B có quan hệ ngoại tình. Từ năm 2002 đến nay, chị B bỏ về sống với gia định mẹ chị tại thôn Y, huyện Đ, Hà Nội và đăng ký tạm trú tại đây. Vợ chồng chưa có con chung. Tháng 5/2005, anh A làm đơn gửi đến Tòa án quận H với nội dung yêu cầu hủy hôn nhân trái pháp luật giữa anh và chị B, vì anh chị không đăng ký kết hôn và hiện chị B đang sống với người đàn ông khác.

a) Theo anh (chị) thì quan hệ pháp luật cần giải quyết trong vụ việc nói trên là quan hệ hôn nhân thực tế hay quan hệ hôn nhân trái pháp luật? Tại sao?

b) Tòa án nhân dân quận H có thẩm quyền giải quyết vụ án này không? Tại sao?