Showing posts with label Luật Sở hữu trí tuệ. Show all posts
Showing posts with label Luật Sở hữu trí tuệ. Show all posts
17/04/2015
Tình huống về hàng giả - Bài tập Luật Sở hữu trí tuệ - 8 điểm
Tình huống: Công ty C là chủ sở hữu nhãn hiệu “Dulux” đăng ký cho sản phẩm sơn thuộc nhóm 02 tại Việt Nam. Tháng 6 năm 2013, Công ty C phát hiện xưởng sơn của Ông Lê Minh D chuyên đổ nước sơn do Ông D pha chế vào thùng sơn đã qua sử dụng mang nhãn hiệu “Dulux”  của công ty C và đóng thùng lại để bán ra thị trường với giá ngang bằng giá do Công ty C phân phối. Vận dụng những kiến thức đã học, anh (chị) hãy đưa ra ý kiến về vụ việc trên và đề xuất phương án giải quyết cho công ty C.

I. LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội. Hệ lụy tiêu cực mà nó mang lại cho xã hội là không nhỏ như ảnh hưởng đến sức khỏe, tài chính của người tiêu dùng, làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng đến tính minh bạch của thị trường hàng hóa, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất chân chính….Hầu hết các hãng có uy tín, có thương hiệu, được người tiêu dùng ưa chuộng đều có nguy cơ bị làm giả, làm nhái hàng hóa. Xét về góc độ kinh tế, hàng giả, hàng nhái gây ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của những doanh nghiệp sản xuất., kinh doanh chân chính. Tác động tiêu cực đầu tiên là hành vi nêu trên làm mất uy tín của những doanh nghiệp có sản phẩm bị làm giả, khiến người tiêu dùng hiểu lầm, dẫn đến việc quay lưng lại với sản phẩm. Mặt khác, vì có lợi thế về giá cả so với với hàng “xịn” mà hàng giả, hàng nhái khiến những mặt hàng chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng lâm vào tình trạng ế ẩm, suy giảm doanh thu.
04/03/2015
Tình huống xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của nhãn hiệu nổi tiếng - Bài tập học kỳ Luật Sở hữu trí tuệ
Tình huống về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của nhãn hiệu nổi tiếng giữa nhãn hiệu nổi tiếng Adidas và nhãn hiệu nổi tiếng Nike, đã được đăng kí bảo hộ tại Việt Nam.

Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá, đặc biệt là sự phát triển của nền kinh tế thị trường và thương mại quốc tế, các nhãn hiệu trong đó có nhãn hiệu nổi tiếng (NHNT) ngày càng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của chủ thể kinh doanh. Từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới, vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng được quan tâm hơn. Việt Nam là quốc gia đang từng bước đi vào nền kinh tế thị trường và là thành viên của công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp và đang thực hiện các quy định của hiệp định TRIPS nên có trách nhiệm phải thực hiện các cam kết về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng quy định trong các điều ước quốc tế này. Sau đây em xin trình bày những quan điểm của mình về đề bài số 13.Trong quá trình làm bài, do hiểu biết của em còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để hướng nhìn nhận vấn đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
16/01/2015
Những hạn chế trong các quy định của pháp luật Việt nam hiện hành về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
Bài tập học kỳ Luật Sở hữu trí tuệ có đáp án.


Trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt nam đã tạo lập được một nền văn hóa phong phú, đa dạng, giàu bản sắc dân tộc. Trong đó có văn học, nghệ thuật dân gian. Vì thế, để bảo tồn và phát huy nền văn hóa này, em xin lựa chọn đề tài: “: Phân tích những hạn chế trong các quy định của pháp luật Việt nam hiện hành về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.”
09/09/2014
Vấn đề bảo hộ quyền tác giả - Bài tập nhóm Luật Sở hữu trí tuệ
ĐỀ BÀI

Nhà sử học A có viết cuốn sách “Việt Nam – một biên niên sử bằng hình ảnh” trong đó có sử dụng rất nhiều tư liệu trong và ngoài nước của các đồng nghiệp. sau khi cuốn sách được xuất bản năm 2010, nhà nhiếp ảnh B phát hiện ra trong cuốn sách có sử dụng 3 tấm ảnh do ông chụp nhưng không ghi tác giả, ông A cũng không xin phép ông B. Những tấm ảnh này ông A đã chụp lại từ một tạp chí của Báo ảnh Việt nam xuất bản từ những năm 60 của thế kỉ trước. Ông C – cũng là một nhà báo cũng cho rằng cuốn sách của ông A đã sử dụng nhiều tư liệu bao gồm các số liệu, thông tin, sự kiện… do ông sưu tầm và viết trong một cuốn sách đã xuất bản. Ông B và ông C đều làm đơn khiếu nại ông A đến  các cơ quan chức năng vì hành vi cho rằng ông A đã xâm phạm quyền tác giả của họ.
01/09/2014
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Bài tập học kỳ Luật Sở hữu trí tuệ có đáp án.

MỞ ĐẦU

Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản vô hình của người hoặc công ty thực hiện hoặc sản xuất và là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ. Ở Việt Nam, các hoạt động xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ được bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ 20. Đến nay, Việt Nam đã có một hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về sở hữu trí tuệ theo đánh giá chung của quốc tế, trong đó trụ cột là Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng Việt Nam đang đứng trước sự bùng nổ của đa dạng các loại hàng hóa, dịch vụ. Nhãn hiệu luôn đi liền với sản phẩm và có vai trò, chức năng rất quan trọng không chỉ trong sản xuất kinh doanh mà cả trong đời sống xã hội, cùng với đó thì nhãn hiệu đang là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp bị xâm phạm nhiều nhất. Các hành vi xâm phạm nhãn hiệu chủ yến nhằm mục đich làm cho người tiêu dùng nhầm tưởng về hàng hoá, dịch vụ mà họ chuẩn bị mua. Điều này không chỉ làm giảm lợi nhuận mà còn làm phương hại đến danh tiếng và hình ảnh doanh nghiệp có nhãn hiệu, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Vì vậy e xin chọn đề tài số 13 để phân tích và làm rõ hơn hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.
20/08/2014
Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến cạnh tranh ở Việt Nam
Điều 39 Luật Cạnh tranh xác định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, mà cụ thể là sở hữu công nghiệp; bao gồm:

- Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ;

- Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ

- Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Việt Nam cũng là thành viên, nếu việc sử dụng của người đại diện hoặc đại lý đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng


- Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục địch chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.
16/08/2014
Sự khác nhau giữa Tội sản xuất buôn bán hàng giả và Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp - Bài tập học kì Luật Sở hữu trí tuệ
Trong các thiết chế kinh tế quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, đặc biệt là ASEAN và WTO, quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) luôn có vai trò đặc biệt quan trọng và giữ vị trí trung tâm. Việc bảo hộ quyền SHTT có hiệu quả sẽ là nhân tố quan trọng, góp phần tăng cường công nghệ trong sản xuất - sản phẩm của các ngành nghề trong nước;thúc đẩy đầu tư nước ngoài; hạn chế và dần dần loại bỏ tình trạng xâm phạm nghiêm trọng lợi ích của các chủ sở hữu trí tuệ, người tiêu dùng, nhà sản xuất, nhà xuất khẩu; loại bỏ việc bóp méo cạnh tranh và thương mại…

Việc đảm bảo quyền SHTT, mà một trong những nội dung quan trọng của nó là quyền sở hữu công nghiệp (SHCN),được thực thi là chiến lược đúng đắn, bảo đảm phát triển bền vững, nhất là đối với Việt Nam - một nước đang ở trình độ phát triển thấp. Nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho việc thực hiện các nghĩa vụ mà Việt Nam đã cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nhất là các hiệp định của WTO và Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, cũng như đáp ứng yêu cầu khách quan và hết sức bức xúc của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.
08/07/2014
Đăng ký sáng chế phương pháp xử lý nước thải từ các nhà máy công nghiệp - Bài tập học kỳ Luật Sở hữu trí tuệ
Bài tập tình huống Luật Sở hữu trí tuệ có đáp án.

Đề tình huống: Anh A là nhân viên của công ty X ( công ty này chuyên sản xuất các mặt hàng công nghiệp). Trong thời gian làm việc tại công ty X, anh A tạo ra phương pháp xử lý nước thải từ các nhà máy công nghiệp một cách độc lập mà không phải thực hiện nhiệm vụ được công ty X giao cho. Giữa anh A và công ty X xảy ra bất đồng trong xác định tác giả của phương pháp này. Theo anh/chị:

a. Tác giả của phương pháp  là anh A hay công ty X?
b. Anh A/công ty X nên đăng ký bảo hộ sang chế hay bảo mật phương pháp với ý nghĩa là một bí mật kinh doanh.

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

I. Tác giả của các đối tượng sở hữu công nghiệp.


- Khái niệm:  Theo quy định tại khoản 1 Điều 122 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 thì: “ Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là người trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp; trong trường hợp có hai người trở lên cùng nhau trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp thì họ là đồng tác giả.”
14/06/2014
Đăng ký bảo hộ sáng chế hoặc bí mật kinh doanh - Bài tập học kỳ Luật Sở hữu trí tuệ
Đề bài:

Anh A là nhân viên của Công ty X (công ty này chuyên sản xuất các mặt hàng công nghiệp) và là tác giả của phương pháp xử ly nước thải từ các nhà máy công nghiệp. Tuy nhiên, giữa anh A và Công ty X xảy ra bất đồng trong xác định tá giả của phương pháp này. Theo anh/chị:

a. Tác giả của phương pháp là anh A hay Công ty X?
b. Anh A/Công ty X nên đăng ký bảo hộ sáng chế hay bảo mật phương pháp với ý nghĩa là một bí mật kinh doanh.

Cùng sự phát triển kinh tế và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nước ta đã có những tiến bộ trong việc ban hành luật sở hữu trí tuệ; thay đổi, bổ sung hệ thống pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, trong đó việc bảo hộ bản quyền, nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn đ a lý… giống cây trồng và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh luôn được quan tâm và hoàn thiện.

Sáng chế và bí mật kinh doanh đều là đối tượng của sở hữu công nghiệp, việc xác định được tác giả của sáng chế hay lựa chọn hình thức đăng ký bảo hộ sáng chế hay bảo hộ với ý nghĩa như một bí mật kinh doanh cho sản ph ẩm tạo ra vẫn luôn vẫn còn hạn chế.
Bảo hộ tên thương mại và nhãn hiệu - Bài tập nhóm Luật Sở hữu trí tuệ
Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá, đặc biệt là sự phát triển của nền kinh tế thị trường và thương mại quốc tế, các nhãn hiệu và tên thương mại  ngày càng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của chủ thể kinh doanh. Dù là hai yếu tố khác biệt nhau nhưng “tên thương mại” và “nhãn hiệu” rất dễ bị nhầm lẫn và thực chất chúng cũng có mối quan hệ lẫn nhau và cùng nhau tạo nên dấu hiệu nhận biết các doanh nghiệp, thương nhân với nhau. Vấn đề bảo hộ tên thương mại và nhãn hiệu vì thế mà được đặt ra và được đảm bảo thực hiện bởi pháp luật, đặc biệt là luật Sở hữu trí tuệ.

Giải quyết vấn đề

1. Mối quan hệ giữa bảo hộ tên thương mại và nhãn hiệu


Khoản 21, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (gọi tắt là Luật SHTT) quy định: “Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”. Như vậy, cùng với việc đặt tên và đăng kí tên đó để với cơ quan quản lý Nhà nước (Sở kế hoạch đầu tư, cơ quan thuế) để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh khi mới thành lập một doanh nghiệp, thì trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp thường dùng thêm tên thương mại để giao dịch nhằm phân biệt doanh nghiệp của mình với doanh nghiệp khác. Trên thực tế, có nhiều trường hợp tên thương mại trùng với tên doanh nghiệp trong giấy đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp.
2 vụ việc về tranh chấp quyền tác giả trong lĩnh vực âm nhạc - Bài tập nhóm Luật Sở hữu trí tuệ
Quyền tác giả luôn là một trong những đặc quyền quan trọng của cá nhân, tổ chức đối với các tác phẩm của mình. Với việc cho ra đời hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và pháp luật về quyền tác giả nói riêng, Nhà nước ta đã thực sự đạt được một bước tiến lớn trong việc công nhận và bảo hộ đầy đủ quyền tác giả của tác giả đối với các sản phẩm sáng tạo của mình. Có thể khẳng định rằng, hệ thống pháp luật về quyền tác giả đã tạo điều kiện cho mọi công dân được phát huy tài năng trong việc sáng tạo những tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học có giá trị, giải phóng mọi năng lực sáng tạo trí tuệ của mỗi cá nhân, qua đó đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển chung của nền kinh tế - văn hóa – xã hội của đất nước.


Tuy nhiên, thực tiễn thi hành pháp luật trong những năm vừa qua đã cho thấy, các vụ việc tranh chấp về quyền tác giả ở nước ta luôn chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng số các tranh chấp dân sự nói chung. Trong số đó, đặc biệt phải kể đến các tranh chấp liên quan đến lĩnh vực âm nhạc. Thông qua bài tập với đề bài: “Sưu tầm 2 vụ việc về tranh chấp quyền tác giả trong lĩnh vực âm nhạc. Cho biết ý kiến của nhóm về từng vụ việc” nhóm 4 xin trình bày một phần tìm hiểu của mình về đề tài này.