A) PHẦN MỞ ĐẦU
Thế giới ngày càng phát triển, con người ngày càng tiến bộ và xã hội cũng đang dần dần đổi mới. Nhìn lại chặng đường đã qua, chúng ta không thể không nhắc đến cả một hệ thống các quy phạm đa dạng và phong phú mà nếu không có nó thì không biết xã hội này như thế nào. Trong hệ thống quy phạm ấy, nổi bật là hai loại quy phạm đã góp phần điều chỉnh phần lớn các hành vi của con người: Quy phạm pháp luật và quy phạm tôn giáo. Ở Việt Nam, trong sáu vấn đề cấp bách trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 3-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ "thực dân và phong kiến thực hành chính sách chia rẽ đồng bào Giáo và đồng bào Lương để thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và Lương, Giáo đoàn kết". Quan điểm đó của Người đã được kế thừa xuyên suốt qua bốn bản Hiến Pháp của Việt Nam. Ngoài ra ở rất nhiều quốc gia một tôn giáo được coi là quốc giáo như: Cộng hòa Italia (Công giáo chiếm 98% dân số), Vương quốc Arập-Xêút (Hồi giáo chiếm 100%) hay Vương quốc Thái Lan (Phật giáo chiếm 95%).
Từ đó có thể thấy được sự quan trọng của tôn giáo đối với Nhà nước và Pháp luật. Việc nghiên cứu các chuẩn mực tôn giáo là hết sức quan trọng. Bài tiểu luận dưới đây xin đi sâu giải quyết vấn đề: “ Phân tích nội dung chuẩn mực tôn giáo? Tác dụng của việc nghiên cứu chuẩn mực tôn giáo đối với lĩnh vực pháp luật”.