Showing posts with label Luật chứng khoán. Show all posts
Showing posts with label Luật chứng khoán. Show all posts
09/11/2014
Tìm hiểu về thực trạng giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán, đưa ra khuyến nghị để hạn chế và giải quyết tốt các tranh chấp - Bài tập học kỳ - Luật chứng khoán
A. LỜI MỞ ĐẦU.

Thị trường chứng khoán là một phương thức huy động vốn đầu tư trung và dài hạn có hiệu quả và có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế xã hội trong từng quốc gia và trên thế giới. Thị trường chứng khoán đòi hỏi một trình độ tổ chức cao, có sự quản lý chặt chẽ trên cơ sở một hệ thống pháp lý hoàn chỉnh. Trong lịch sử, thị trường chứng khoán đã nhiều lần bị khủng hoảng do tác động của đầu cơ, lừa đảo, thông tin thất thiệt…và suy cho cùng, công chúng đầu tư bị thiệt hại rất lớn. Vào những năm cuối thế kỷ 20, môi trường quản lý thị trường chứng khoán của một quốc gia là một nhân tố quyết định việc đầu tư vào các thị trường mới nổi. Quản lý nghiêm túc là điều kiện tiên quyết để có được một thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả, trung thực và đáng tin cậy. Một thị trường chứng khoán được quản lý tốt sẽ tác động đến việc nâng cao mạnh mẽ hiệu quả và độ an toàn của thị trường, làm tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong việc thực hiện các mục tiêu chính của họ là tăng lợi nhuận, giảm chi phí giao dịch và quản lý rủi ro.
02/11/2014
Tìm hiểu về thực trạng giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán và đưa ra khuyến nghị để hạn chế và giải quyết tốt các tranh chấp - Bài tập học kỳ - Luật chứng khoán
A. LỜI MỞ ĐẦU.

Thị trường chứng khoán là một phương thức huy động vốn đầu tư trung và dài hạn có hiệu quả và có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế xã hội trong từng quốc gia và trên thế giới. Thị trường chứng khoán đòi hỏi một trình độ tổ chức cao, có sự quản lý chặt chẽ trên cơ sở một hệ thống pháp lý hoàn chỉnh. Trong lịch sử, thị trường chứng khoán đã nhiều lần bị khủng hoảng do tác động của đầu cơ, lừa đảo, thông tin thất thiệt…và suy cho cùng, công chúng đầu tư bị thiệt hại rất lớn. Vào những năm cuối thế kỷ 20, môi trường quản lý thị trường chứng khoán của một quốc gia là một nhân tố quyết định việc đầu tư vào các thị trường mới nổi. Quản lý nghiêm túc là điều kiện tiên quyết để có được một thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả, trung thực và đáng tin cậy. Một thị trường chứng khoán được quản lý tốt sẽ tác động đến việc nâng cao mạnh mẽ hiệu quả và độ an toàn của thị trường, làm tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong việc thực hiện các mục tiêu chính của họ là tăng lợi nhuận, giảm chi phí giao dịch và quản lý rủi ro.

Được coi là môi trường đầu tư kinh doanh phức tạp và nhạy cảm, số lượng người tham gia đông đảo, giá trị đầu tư lớn cùng độ rủi ro cao, kéo theo tính cạnh tranh gay gắt trong các mối quan hệ lợi ích được thiết lập trên thị trường; do vậy, tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán là hiện tượng tất yếu xảy ra. Tuy nhiên, việc xử lý, giải quyết những tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán này như thế nào để có hiệu quả tốt nhất đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi.

Trong phạm vi bài viết này, em xin trình bày một số hiểu biết về thực trạng giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán và một số khuyến nghị để hạn chế và giải quyết tốt các tranh chấp này.
05/09/2014
Tóm tắt giáo trình Luật Chứng Khoán - Vấn đề 7: Xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán và ttck. (Phần cuối)
Vấn đề 7: Xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán và ttck

I.Vi phạm và xử lý vi phạm.

1. Khái niệm, đặc điểm

Vi phạm pháp luật ck và ttck là hành vi trái pháp luật của tổ chức, cá nhân, xâm hại tới quan hệ xã hội được pl ck xác nhận và bảo vệ, theo đó phải chịu trách nhiệm pháp lý theo qđ của pháp luật ck.

Đặc điểm:

Hành vi vi phạm pháp luật chứng khoán thường mang những dấu hiệu cơ bản sau đây:

- Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm là các tổ chức, cá nhân trực tiếp liên quan đến hoạt động ck và hđ quản lý ttck, phát sinh trên tất cả các bộ phận thị trường. Mặc dù mức độ vi phạm có thể khác nhau nhưng bất kì chủ thể nào cũng có thể có nguy cơ thực hiện hvi trái pháp luật.

- Hành vi vi phạm thường xuất phát từ động cơ vụ lợi vật chất. Khi thực hiện các hvi vi phạm liên quan đến ck, các chủ thể thường không mong muốn đạt tới những lợi ích phi vật chất như quyền lợi về chính trị, sức khỏe mà chỉ mong chiếm giữ lượng tài sản mà thôi.
Tóm tắt giáo trình Luật Chứng khoán - Vấn đề 6: Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán
Vấn đề 6: Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán

1.Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

-Một trong những đặc trưng cơ bản của thị trường chứng khoán là tính rủi ro cao. Xuất phát từ mục tiêu bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước , ở một mức độ nhất định có những can thiệp vào hoạt động của thị trường nhằm giảm thiểu và phòng tránh rủi ro.

- Sự can thiệp của Nhà nước là một trong những biện pháp cần thiết bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, cá thể, khả năng phân tích thông tin, tìm hiểu thị trường còn hạn chế.

- Ngay từ khâu chào bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp, Nhà nước đã thể hiện sự quản lý ở một mức độ nhất định bằng những quy định về điều kiện chào bán ra công chúng.Nhà nước thông qua các quy định của pháp luật đặt ra các điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng với chế độ công bố thông tin rất chặt chẽ, nhằm đảm bảo chứng khoán giao dịch trên thị trường phải là những hàng hóa có chất lượng, tạo niềm tin cho công chúng đầu tư. Tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng phải được sự cho phép bằng văn bản của UBCKNN. Điều này xác nhận sự quản lý Nhà nước của UBCKNN đối với hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng.
Tóm tắt giáo trình Luật Chứng Khoán - Vấn đề 5: Pháp luật về hoạt động kinh doanh chứng khoán
Vấn đề 5: Pháp luật về hoạt động kinh doanh chứng khoán

1. Khái niệm kinh doanh chứng khoán: (Khoản 19 – Điều 6 – LCK)


KDCK là việc thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.


Nói một cách khái quát, KDCK là loại hình hoạt động thương mại đặc biệt mà ở đó các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và các chủ thể được phép kinh doanh chứng khoán tiến hành các nghiệp vụ về chứng khoán cho chính mình hoặc cho khách hàng vì mục tiêu thu lợi nhuận tối đa.
03/09/2014
Tóm tắt giáo trình Luật Chứng Khoán- Vấn đề 4: Pháp luật về chủ thể kinh doanh chứng khoán
Vấn đề 4: Pháp luật về chủ thể kinh doanh chứng khoán

I. Pháp luật về tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán

1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò

a. Khái niệm:

- Theo cách hiểu thông thường thì “công ty chứng khoán” là tên gọi chỉ những tổ chức kinh doanh trong lĩnh 
vực (ngành) chứng khoán.

- Ở Việt Nam hiện nay, Luật CK không đưa ra định nghĩa về công ty chứng khoán. Tuy nhiên, qua các quy định cụ thể trong Luật CK có thể khái quát định nghĩa về công ty chứng khoán như sau: Công ty CK là công ty cổ phần hoặc công ty TNHH được thành lập, hoạt động theo luật Ck và các quy định khác của pháp luật để thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán dưới đây theo giấy phép do UBCKNN cấp: môi giới CK, tự doanh CK, Bảo lãnh phát hành CK, tư vấn đầu tư CK.
Tóm tắt giáo trình Luật Chứng Khoán - Vấn đề 3: Pháp luật về tổ chức thị trường chứng khoán
Vấn đề 3: Pháp luật về tổ chức thị trường chứng khoán

I – Tổng quan về thị trường giao dịch chứng khoán

1. Khái niệm

Thị trường giao dịch chứng khoán là thị trường diễn ra việc mua, bán chứng khoán sau phát hành theo các quy định của pháp luật về chứng khoán.

2. Đặc điểm:

- Được tổ chức bởi các chủ thể đặc biệt là sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán. ( Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán là các pháp nhận được thành lập theo các quy định của pháp luật để tiến hành các hoạt động nhằm giúp các giao dịch chứng khoán diễn ra một cách thuận lợi, nhanh chóng và trong khuôn khổ pháp luật).
Tóm tắt giáo trình Luật Chứng Khoán - Vấn đề 2: Pháp luật về chào bán chứng khoán
Vấn đề 2: Pháp luật về chào bán chứng khoán

I. Khái niệm chào bán chứng khoán.

1. Khái niệm chào bán chứng khoán và vai trò của chào bán chứng khoán

*Khái niệm: Chào bán ck là hoạt động phát hành chứng khoán để thu hút vốn nhằm thỏa mãn nhu cầu về vốn của chủ thể chào bán. Chủ thể chào bán chứng khoán rất đa dạng, có thể là chính phủ, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp.

CP thường chào bán ck dưới dạng trái phiếu chính phủ hoặc tín phiếu kho bạc. Các doanh nghiệp có thể chào bán ck dưới dạng cổ phiếu(công ti cổ phần), trái phiếu(cty cổ phần và cty TNHH) hoặc cả cổ phiếu và trái phiếu( cty cổ phần) tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp để gọi vốn, thỏa mãn nhu cầu vốn trong kinh doanh. Ko phải tất cả các doanh nghiệp đều đc chào bán ck mà quyền chào bán thường chỉ dành cho công ti cổ phần và cty TNHH.

*Vai trò: chào bán ck có vai trò quan trọng ko chỉ đối với chủ thể chào bán mà còn đối với cả nền kinh tế nói chung:

 +Đối với chủ thể phát hành là chính phủ thì việc chào bán ck có khả năng giúp CP thu hút đc nguồn vốn lớn từ khắp nơi trên toàn quốc. Như vậy, ngay cả khi ngân sách NN thâm hụt, Cp vẫn có thể huy động vốn để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của mình, đặc biệt là để thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng mà ko phải dùng đến những biện pháp tạo tiền đề có nguy cơ dẫn đến lạm phát.

+Đối với các doanh nghiệp, chào bán ck là kênh huy động vốn quan trọng, giúp các doanh nghiệp giải quyết khó khăn về vốn và ko bị lệ thuộc thái quá vào vốn tín dụng ngân hàng mà vẫn có thể thỏa mãn nhu cầu về vốn trong kinh doanh. Hơn nữa chào bán ck có khả năng đem lại cho doanh nghiệp các nguồn vốn dài hạn và ổn định hơn so với nguồn vốn doanh nghiệp vay từ ngân hàng.

+ Đối với nền kinh tế xã hội, chào bán chứng khoán sẽ đem lại nguồn vốn cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế xh. Vai trò của chào bán ck đối với nền kinh tế xh còn đc thể hiện ngay cả trong hoạt động chào bán chứng khoán của các doanh nghiệp
Tóm tắt giáo trình Luật Chứng Khoán - Vấn đề 1 - Những vấn đề cơ bản về luật chứng khoán
Vấn đề 1: Những vấn đề cơ bản về luật chứng khoán.

I. Khái niệm về chứng khoán và thị trường chứng khoán

1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại chứng khoán

a. Sự xuất hiện của chứng khoán.

Chứng khoán lần đầu tiên xuất hiện ở Châu âu vào giữa thế kỉ 20 tại Bruges(Bỉ), theo đó, các thỏa thuận đc xác lập cho các giao dịch thực hiện ngay và các giao dịch được thực hiện sau đó khoảng 1 thời gian nhất định.

Ở Mỹ (quốc gia có nền kinh tế chiếm tỷ trọng lớn nhất của nền kinh tế toàn cầu), sau khi đắc cử(1789), Tổng thống George Washington công bố việc phát hành công trái sau đó các loại cổ phiếu cũng được phát hành để hình thành các tổ chức kinh tế.

Ở VN, cụm từ “ chứng khoán” đã xuất hiện khá lâu ngày từ thời kì Pháp thuộc do hiện tượng du nhập các mô hình tổ chức kinh tế từ Pháp,Anh và đặc biệt tại miền Nam VN sau 1945 có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Hoa Kì. Cho đến nay, thuật ngữ” chứng khoán” đã trở nên rất quen thuộc với các dạng như: cổ phiếu,trái phiếu,chứng chỉ quỹ đầu tư...
27/07/2014
Hoàn thiện khung pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán ở Việt Nam hiện nay
Kinh nghiệm thế giới cho thấy, để thị trường chứng khoán (TTCK) ra đời phát triển lành mạnh và ổn định mọi quốc gia đều phải phấn đấu đạt tới các điều kiện: ổn định kinh tế, chính trị và có đầy đủ điều kiện pháp lý...

Đối với Việt Nam, TTCK là một lĩnh vực hết sức mới mẻ, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm và thực tế, trong khi khung pháp luật về TTCK lại chưa hoàn chỉnh, có nhiều điểm chưa thống nhất và vẫn còn bất cập trong hệ thống pháp luật. Vì vậy, để TTCK hoạt động ổn định và phát triển, đồng thời để tạo niềm tin cho nhà đầu tư, chúng ta cần phải nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật, đây là một lĩnh vực hết sức quan trọng và cấp bách hiện nay.

Cho đến nay, các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về chứng khoán (CK) và TTCK có thể kể tới vài ba chục..., văn bản, nằm rải rác ở nhiều lĩnh vực, do nhiều cấp có thẩm quyền ban hành, dưới nhiều hình thức khác nhau (Luật, Pháp lệnh, Nghị định, quyết định, Thông tư). Tuy nhiên các văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu, trực tiếp điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình phát hành, kinh doanh và quản lý Nhà nước về chứng khoán đều là những văn bản có giá trị pháp lý dưới Luật, trong đó có văn bản điều chỉnh trực tiếp và quan trọng và có hiệu lực cao nhất là Nghị định 48 CP ngày 11 - 7 - 1998 của Chính phủ điều chỉnh toàn bộ các lĩnh vực quan trọng về CK và TTCK.
25/06/2014
Rủi ro trong kinh doanh chứng khoán - Bài tập học kỳ Luật Chứng khoán
Đề số 8: Rủi ro trong kinh doanh chứng khoán: Phân loại, nguyên nhân và các quy định pháp luật để hạn chế, phòng ngừa rủi ro trên cơ sở tình hình, chính sách phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2013 đến nay.

MỞ ĐẦU

Kinh doanh chứng khoán là nghề thương mại đặc thù, có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích các nhà đầu tư là công chúng và các doanh nghiệp.Có thể nói, thị trường chứng khoán là chỉ báo quan trọng của kinh tếvĩ mô, nó tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô. Đến lượt nó, ổn định kinh tế vĩ mô sẽ tác động đến thị trường chứng khoán. Lịch sử phát triển thăng trầm và nhiều biến động của thị trường chứng khoán trong những năm qua đã chứng minh rằng – thị trường chứng khoán nói chung và hoạt động kinh doanh chứng khoán nói riêng có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế vĩ mô của mỗi đất nước, để từ đó nhà nước có các chính sách điều hành nền kinh tế phù hợp. Tuy nhiên, là hoạt động kinh doanh, các chủ thể khi tham gia vào “mạng lưới” của nó sẽ phải đối mặt với những rủi ro nhất định. 

Với đề tài được giao cho bài tập học kỳ: “Rủi ro trong kinh doanh chứng khoán: Phân loại, nguyên nhân và các quy định pháp luật để hạn chế, phòng ngừa rủi ro trên cơ sở tình hình, chính sách phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2013 đến nay”, sau đây là phần trình bày của em về nội dung bài tập được giao. 
17/06/2014
Các loại chứng khoán theo quy định của pháp luật Việt Nam - Bài tập học kỳ Luật Chứng khoán
Ở Việt Nam cụm từ chứng khoán đã xuất hiện khá lâu ngay thời kỳ Pháp thuộc do hiện tượng du nhập các mô hình tổ chức kinh tế, sau năm 1945 tại miền Nam Việt Nam có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Hoa Kỳ. Việc thành lập ngân hàng cổ phần, các công ti trong thời kỳ đó là ví dụ. Cho đến nay, thuật ngữ chứng khoán đã trở nên rất quen thuộc với các dạng như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư,….

Để làm rõ thêm về các loại chứng khoán được quy định trong pháp luật Việt Nam và thực tế tồn tại của các loại chứng khoán ở Việt Nam từ năm 2012 đến nay, nhóm chúng em xin được lựa chọn đề tài: 


"Xác định các loại chứng khoán theo quy định của pháp luật Việt Nam và thực tế tồn tại của các loại chứng khoán tại Việt Nam trong thời gian từ năm 2012 cho đến nay" 
Thực tiễn áp dụng pháp luật kinh doanh chứng khoán của các chủ thể kinh doanh chứng khoán - Bài tập học kỳ Luật Chứng khoán
Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 28/7/2000 là sự kiện quan trọng trong quá trình đổi mới nền kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam.Thị trường chứng khoán là công cụ hiệu quả huy động và phân bổ vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế. Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh chứng khoán đã trở thành giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp giải quyết nhu cầu về vốn của mình. Tham gia kinh doanh chứng khoán còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới hình thức quản lý, quản trị doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh. Để bảo đảm hoạt động kinh doanh chứng khoán của các doanh nghiệp diễn ra đúng pháp luật, thị trường chứng khoán vận hành an toàn, nghiên cứu pháp luật về kinh doanh chứng khoán là việc làm cần thiết. Từ nhận thức đó, em chọn đề tài: “Thực tiễn áp dụng pháp luật kinh doanh chứng khoán của các chủ thể kinh doanh chứng khoán hiện nay – đánh giá và nhận xét”

NỘI DUNG 

I, MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH DOANH CHỨNG KHOÁN 

1, Khái niệm kinh doanh chứng khoán 

Theo cách hiểu thông thường, kinh doanh là hoạt động tổ chức sản xuất, buôn bán hàng hóa để kiếm lời. Hàng hóa gồm nhiều loại, mỗi loại hàng hóa có những đặc điểm, đặc tính riêng. Khi gắn hàng hóa đó với hoạt động kinh doanh, làm phát sinh nhiều loại hình kinh doanh, trong đó kinh doanh chứng khoán là một loại hình kinh doanh đặc biệt. Tính đặc biệt của hoạt động kinh doanh chứng khoán ở chỗ hàng hóa kinh doanh là chứng khoán, các dịch vụ gắn với chứng khoán. Ngoài cách định nghĩa trên, khi nghiên cứu kinh doanh chứng khoán, theo nghĩa hẹp, khi nghiên cứu kinh doanh chứng khoán chính là đầu tư chứng khoán. Đầu tư là việc sử dụng vốn để mua chứng khoán nhằm tìm kiếm lợi nhuận, nó bao gồm cả hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán. Khái niệm kinh doanh chứng khoán như trên hay còn được hiểu là đầu tư chứng khoán, còn bao gồm hai hoạt động sau: 
Tìm hiểu pháp luật về Quỹ đầu tư bất động sản - Bài tập học kỳ Luật Chứng khoán

Sự xuất hiện của các quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán là một trong những yếu tố góp phần cho sự ổn định của thị trường chứng khoán. Trong những năm gần đây, khi hoạt động kinh doanh bất động sản (BĐS) đang rất ảm đạm, giao dịch mua bán ít, lượng tồn kho BĐS nhiều. Tuy nhiên, không ít dự án vẫn rầm rập khởi công, có thể điều đó là dấu hiệu của việc thị trường BĐS đã qua giai đoạn khó khăn nhất và kỳ vọng về sự ấm lại của thị trường. Như vậy thì việc hình thành quỹ đầu tư bất động sản đang là một vấn đề nóng bỏng và thực sự cần thiết. Ngày 1/5/2012 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP của Chính phủ chính thức có hiệu lực, trong đó có quy định về tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư bất động sản (BĐS). Việc hình thành quỹ đầu tư bất động sản đang được kỳ vọng để giúp thị trường bất động sản vượt qua những khủng hoảng đồng thời việc kinh doanh bất động sản sẽ được thực hiện đơn giản và dễ dàng hơn nhiều; đó cũng là sự chờ đợi của các nhà đầu tư vào thời kỳ hoạt động kinh doanh chứng khoán và bất động sản đầy mới mẻ. Trong phạm vi bài viết này, em xin làm rõ vấn đề “ Tìm hiểu pháp luật về Quỹ đầu tư bất động sản, nhận xét và đề xuất pháp lý của người nghiên cứu”.
14/06/2014
Vai trò của Ủy ban chứng khoán nhà nước trong việc tổ chức và đảm bảo thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh - Bài tập nhóm Luật chứng khoán
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam chính thức đi vào hoạt động đã đánh dấu một bước phát triển mới có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hoàn thiện hệ thống thị trường tài chính, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế đang không ngừng chuyển đổi vận hành theo cơ chế thị trường. Việc ra đời của Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) ở Việt Nam có những nét đặc thù do hoàn cảnh kinh tế - xã hội của Việt Nam chi phối. UBCKNN của Việt Nam thành lập khi chưa có TTCK tập trung, UBCKNN ra đời nhằm mục đích cơ bản là chuẩn bị những điều kiện cần thiết nhất cho sự ra đời và phát triển của TTCK ở Việt Nam trong tương lai. Nét đặc thù này dẫn tới vai trò, chức năng của UBCKNN hiện nay là bao gồm tổ chức, xây dựng TTCK Việt Nam và quản lý, giám sát sự vận hành, đảm bảo TTCK Việt Nam phát triển lành mạnh, toàn diện.


Bài viết dưới đây nhóm chúng em xin trình bày đề tài: “Phân tích vai trò của UBCKNN trong việc tổ chức và đảm bảo TTCK phát triển lành mạnh và đề xuất pháp lý của nhóm.” Với kiến thức có hạn và quá trình tìm hiểu chưa sâu, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, mong thầy cô góp ý.
Chế độ công bố thông tin của các tổ chức niêm yết - Bài tập nhóm Luật chứng khoán
Công bố thông tin là một trong những nhân tố quan trọng nhất giúp thị trường chứng khoán phát triển. Khi các doanh nghiệp này đã được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thì câu chuyện công bố thông tin doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở những người chủ sở hữu mà còn là chuyện của những nhà đầu tư.

Để hiểu rõ hơn vấn đề này, nhóm chúng em xin trình bày đề tài: “Tìm hiểu chế độ công bố thông tin của các tổ chức niêm yết và thực trạng pháp luật, thực trạng tuân thủ áp dụng pháp luật về công bố thông tin của các tổ chức niêm yết.” Với kiến thức có hạn và quá trình tìm hiểu không tránh được còn sai sót, mong thầy cô bỏ qua.

Nội dung

1. Chế độ công bố thông tin của tổ chức niêm yết

Để tìm hiểu về chế độ công bố thông tin của tổ chức niêm yết trước tiên chúng ta cần hiểu thế nào là niêm yết chứng khoán, thế nào là tổ chức niêm yết chứng khoán?

Trước tiên là niêm yết chứng khoán, chúng ta có hiểu một cách đơn giản nhất thì niêm yết chứng khoán là việc thực hiện các hoạt động cần thiết để một loại chứng khoán nhất định có thể công bố công khai trên thị trường có tổ chức và các đối tượng quan tâm có cơ sở tin cậy, thực hiện giao dịch loại chứng khoán này. Hay nói cách khác, niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có đủ điều kiện vào giao dịch tai Sở giao dịch chưng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán (Khoản 17 Điều 6 Luật chứng khoán năm 2006).
Pháp luật về niêm yết chứng khoán - Bài tập học kỳ Luật chứng khoán
Niêm yết chứng khoán là một trong những hoạt động đặc thù của Sở giao dịch chứng khoán. Để hiểu rõ hơn về hoạt động này, bài viết dưới đây xin trình bày đề tài: Pháp luật về niêm yết chứng khoán, thực trạng và đề xuất pháp lý.”

Nội dung

1. Pháp luật về niêm yết chứng khoán

1.1 Khái niệm

Khái niệm niêm yết chứng khoán được giải thích tại khoản 17 Điều 6 Luật chứng khoán (LCK): “Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có đủ điều kiện vào giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán.”

Hay nói cách khác, để có thể được niêm yết tại một Sở giao dịch chứng khoán nào đó thì công ty xin niêm yết phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn do Sở đó đặt ra. Mỗi Sở giao dịch chứng khoán có những điều kiện đặt ra khác nhau để đảm bảo cho sự hoạt động an toàn đồng thời phù hợp với mục đích hoạt động của Sở giao dịch đó.