Showing posts with label Pháp luật kinh doanh bảo hiểm. Show all posts
Showing posts with label Pháp luật kinh doanh bảo hiểm. Show all posts
09/11/2015
Tìm hiểu về sản phẩm bảo hiểm nhân thọ nhóm và thực tiễn kinh doanh sản phẩm bảo hiểm nhân thọ nhóm - Bài tập nhóm Pháp luật Kinh doanh bảo hiểm
Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu khách quan của quá trình phát triển của thế giới. Để không bị gạt khỏi lề xu hướng ấy các quốc gia đều phải nỗ lực tập trung vào cải các kinh tế, đổi mới chính sách pháp luật sao cho phù hựp với trình độ phát triển chung của thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Đặc biệt khi chúng ta đã tham gia rất nhiêu khu vực mậu dịch tự do, gia nhập WTO thì vấn đề này lại càng cấp thiết hơn bao giờ hết. Tuy Việt Nam đã thực hiện chính sách “mở cửa” cho khá nhiều ngành, nhưng đối với một số ngành, lĩnh vực nhất định vẫn còn mang nặng dấu ấn của nền kinh tế bao cấp và còn quá non yếu trong đó có lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thì việc phải cạnh tranh trong hội nhập quốc tế và tham gia sân chơi chung quả là một thách thức lớn. Tuy nhiên lĩnh vực bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng của nước ta cũng đã thu được một số thành tựu đáng ghi nhận trong thời gian qua khi cho ra nhiều sản phẩm bảo hiểm đa dạng đáp ứng được nhu cầu của người mua. Một trong những sản phẩm của bảo hiểm nhân thọ hiện nay được khá nhiều người quan tâm đó là bảo hiểm nhân thọ nhóm. Để hiểu rõ hơn về sản phẩm bảo hiểm nhân thọ nhóm này em xin đi sâu làm rõ đề bài “Tìm hiểu về sản phẩm bảo hiểm nhân thọ nhóm và thực tiễn kinh doanh sản phẩm bảo hiểm nhân thọ nhóm.”

NỘI DUNG

I, Khái quát về bảo hiểm

1, Khái niệm về bảo hiểm

Theo Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam (ban hành ngày 09/12/2000) thì “ Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm."
27/01/2015
Hình thức của hợp đồng bảo hiểm và mối quan hệ giữa hợp đồng bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm - Bài tập học kỳ Luật Kinh doanh bảo hiểm
3. Hình thức hợp đồng bảo hiểm:

Theo Ðiều 570 Bộ luật Dân sự 2005 thì “Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Giấy yêu cầu bảo hiểm có chữ ký của bên mua bảo hiểm là bộ phận không tách rời của hợp đồng bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng bảo hiểm”.


Luật kinh doan bảo hiểm (sửa dổi, bổ sung 2010) cũng có quy định: “Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định” (Điều 14).
Giải quyết bồi thường trong bảo hiểm tài sản - Bài tập học kỳ Pháp luật kinh doanh bảo hiểm

Kinh doanh bảo hiểm là một loại hình kinh doanh đặc biệt hoạt động dựa trên niềm tin về sự an toàn tài chính cho người tham gia bảo hiểm trước những rủi ro có thể xảy ra.. Mục đích của bên được bảo hiểm khi tham gia quan hệ BHTS là khôi phục một cách nhanh chóng tình trạng tài chính của mình khi tài sản bảo hiểm bị tổn thất, đây là ý định chính đáng được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên, đây cũng là một lĩnh vực có rất nhiều quy định phức tạp mà không nắm rõ rất có thể sẽ không đạt được mục đích đó. Để hiểm rõ hơn về vấn đề này, em xin lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu về vấn đề giải quyết bồi thường trong bảo hiểm tài sản
Quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản - Bài tập học kỳ Pháp luật kinh doanh bảo hiểm
I. QUYỀN LỢI CÓ THỂ ĐƯỢC BẢO HIỂM TRONG BẢO HIỂM TÀI SẢN

1. Một số khái niệm liên quan.

1.1. Bảo hiểm:

Theo quy định của LKDBH 2000 thì; Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Trách nhiệm cung cấp thông tin của các bên trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm - Bài tập học kỳ Pháp luật Kinh doanh bảo hiểm

Hành vi cố ý không cung cấp thông tin, cung cấp thông tin sai sự thật, hoặc khai báo không trung thực các thông tin của người tham gia bảo hiểm trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm là một trong những hành vi trục lợi bảo hiểm. Cả Doanh nghiệp bảo hiểm lẫn bên mua bảo hiểm sẵn sàng đưa ra những thông tin không đúng sự thật để bảo vệ lợi ích của mình. Luật kinh doanh bảo hiểm ra đời đã quy định rõ trách nhiệm của các bên trong việc cung cấp thông tin nhằm tránh tình trạng trục lợi. Bài tập lớn học kỳ của em sẽ đi sâu tìm hiểu về trách nhiệm cung cấp thông tin của người tham gia bảo hiểm trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm, phân tích một tình huống thực tế về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm liên quan tới trách nhiệm cung cấp thông tin của người tham gia bảo hiểm.
24/01/2015
Tìm hiểu về chế độ bảo hiểm thất nghiệp - Bài tập học kỳ Pháp luật kinh doanh bảo hiểm - 9 điểm
Ngày 1.1.2009, tại Việt Nam một loại hình bảo hiểm mới đã bắt đầu có hiệu lực nhằm bảo vệ, hỗ trợ những đối tượng là lao động thất nghiệp. Đó là bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Sự ra đời của loại hình bảo hiểm này thực sự là một bước tiến lớn trong con đường phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam nói riêng và nỗ lực đảm bảo an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta nói chung.

BHTN ở Việt Nam ra đời gắn với giai đoạn đầy khó khăn, khủng hoảng của nền kinh tế Việt nam cũng như kinh tế thế giới; giai đoạn mà chúng ta phải chứng kiến nhiều doanh nghiệp phá sản, hàng nghìn lao động rơi vào cảnh thất nghiệp. Sau 2 năm thực hiện, bảo hiểm thất nghiệp đã mang lại những thành công nhất định, cũng như tác dụng tích cực về mặt kinh tế xã hội.
Thực tiễn gian lận bảo hiểm từ đó chỉ ra những nguyên nhân cơ bản và đề xuất giải pháp - Bài tập nhóm Pháp luật Kinh doanh bảo hiểm
Trước năm 1993 trên thị trường bảo hiểm Việt Nam chỉ có một công ty bảo hiểm duy nhất đó là Bảo Việt. Vì vậy mọi khách hàng tham gia bảo hiểm đều phải qua Bảo Việt do đó Bảo Việt nắm rõ mọi thông tin về khách hàng. Tuy nhiên sau khi có nghị định 100/CP (ngày 18/12/1993) nhiều doanh nghiệp mới được thành lập thị trường bảo hiểm Việt Nam sôi động hơn chấm dứt thời kì độc quyền của Bảo Việt. Với nhiều doanh nghiệp mới được thành lập nên cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng ngày càng quyết liệt, gay gắt hơn. Khi thị trường bảo hiểm phát triển thì các hình thức gian lận, cũng ngày càng gia tăng - đây cũng là một tất yếu khách quan không chỉ ở thị trường bảo hiểm Việt Nam mà tất cả các nước trên thế giới đều phải đối mặt với thực trạng này. Gian lận bảo hiểm là một yếu tố làm tăng chi phí cho các DNBH, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận thu được của mỗi công ty. Hoạt đông này ngày càng gia tăng về số lượng cũng như tính chất nghiêm trọng của vụ việc.Vì vậy, công tác phòng chống GLBH trở nên cần thiết và quan trọng thực hiện tốt công tác này sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty. Trước sự cần thiết của công tác phòng chống GLBH vì vậy khi làm bài tập nhóm cúng em đã chọ đề tài: “Tìm hiểu thực tiễn gian lận bảo hiểm từ đó chỉ ra những nguyên nhân cơ bản và đề xuất giải pháp để hạn chế tình trạng gian lận bảo hiểm.”
Thực tế, đánh giá và giải pháp hoàn thiện quy định về chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc - Bài tập nhóm Pháp luật Kinh doanh bảo hiểm
Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc không chỉ gắn chặt với lợi ích thiết thực của doanh nghiệp mà còn đi liền với các mục tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội. Tuy nhiên, ở Việt Nam, loại bảo hiểm này chưa thực sự phát triển và đạt được kết quả như mong muốn. Trước những biến đổi không ngừng của thị trường bảo hiểm trong lĩnh vực bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, trước những hạn chế lớn còn tồn đọng, cần có sự quan tâm, đầu tư hơn nữa đối với loại hình bảo hiểm này.
Đề bài tập học kỳ môn Luật Kinh doanh bảo hiểm tháng 1 2015 ĐH Luật Hà Nội
Lưu ý: Bài tập này hiện chưa có đáp án.

1. Tìm hiểu về trách nhiệm cung cấp thông tin của các bên trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm. Phân tích một tình huống thực tế về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm liên quan đến trách nhiệm cung cấp thông tin của người tham gia bảo hiểm.

Tham khảo: Trách nhiệm cung cấp thông tin của các bên trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm

2. Tìm hiểu về quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản. Phân tích một tình huống thực tế về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm tài sản.

Tham khảo: Quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản

3. Tìm hiểu về vấn đề giải quyết bồi thường trong bảo hiểm tài sản. Phân tích một tình huống thực tế về tranh chấp trong giải quyết bồi thường bảo hiểm tài sản.

Tham khảo: Giải quyết bồi thường trong bảo hiểm tài sản
Đề bài tập nhóm môn Luật Kinh doanh bảo hiểm tháng 1 2015 ĐH Luật Hà Nội
Lưu ý: Bài tập này chưa có đáp án.

1. Tìm hiểu về mô hình Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm và thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về Quỹ này.

2. Tìm hiểu về địa vị pháp lý của đại lý bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay và những đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật về đại lý bảo hiểm.

3. Tìm hiểu về địa vị pháp lý của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
22/01/2015
Quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm con người - Bài tập học kỳ Pháp luật Kinh doanh bảo hiểm
Cùng với sự phát triển chung của xã hội, thu nhập cũng như nhận thức của người dân đã tăng lên, nhu cầu bảo vệ bản thân trước những rủi ro ngày càng được quan tâm. Ngày nay, bảo hiểm đã trở thành một ngành kinh doanh hết sức phát triển và dần trở nên một khái niệm quen thuộc với hầu hết mọi người. Ở nhiều quốc gia, mua bảo hiểm từ lâu đã là một việc làm không thể thiếu đối với người dân. Bảo hiểm trở nên thực sự cần thiết như vậy cũng bởi rất nhiều lý do.Các nghiệp vụ bảo hiểm cũng được các công ty bảo hiểm tung ra nhiều hơn, đặc biệt là bảo hiểm con người. Một trong những nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm cũng như bảo hiểm con người nói riêng đó là “quyền lợi có thể được bảo hiểm”. Đây là nguyên tắc hàng đầu trong kinh doanh bảo hiểm, em xin lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu về quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm con người. Phân tích một tình huống thực tế về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người”.

B. NỘI DUNG

I. KHÁI QUÁT CHUNG

1. Bảo hiểm con người

Bảo hiểm con người (insurance of the person): là loại bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai nạn của con người. Bảo hiểm con người bao gồm các loại sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khoẻ và tai nạn con người bao gồm các loại như bảo hiểm an sinh giáo dục, bảo hiểm trả tiền định kỳ, bảo hiểm tiết kiệm và đầu tư, bảo hiểm chi phí khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm tai nạn học sinh, lao động… Bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm cho chính bản thân mình hoặc vợ, chồng, con, cha, mẹ; anh, chị, em ruột; người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng; và người khác nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
05/11/2014
Tìm hiểu về vai trò Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam trong việc đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường bảo hiểm và đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức này. - Bài tập nhóm - môn Kinh Doanh Bảo Hiểm
I.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HIỆP HỘI BẢO HIỂM VIỆT NAM

II. VAI TRÒ CỦA HIỆP HỘI BẢO HIỂM VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HIỆP HỘI TRONG VIỆC GIÁM SÁT THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM



Ngày 25/12/1999, Đại hội thành lập Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam được tiến hành theo quyết định phê duyệt của Ban tổ chức cán bộ Chính phủ nay là Bộ Nội vụ Quyết định số 51/1999/QĐ-BTCCBCP ngày 09/7/1999. Tham dự đại hội có 10 doanh nghiệp bảo hiểm thành viên sáng lập Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam. Từ đó đến nay Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đã từng bước trưởng thành và phát triển đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam.
20/08/2014
Kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Kinh doanh bảo hiểm là kinh doanh rủi ro, chia sẻ tổn thất với khách hàng, sản phẩm bảo hiểm là những dịch vụ mang tính đặc thù, riêng có, trừu tượng nhưng lại rất cụ thể, và thực tế hơn tất cả những sản phẩm khác trên thị trường một khi những điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm được thực thi kịp thời, hiệu quả.

Đối với khách hàng, đóng phí bảo hiểm là để mua lấy sự yên tâm trong công việc, chia sẻ lo ngại về những mầm mống rủi ro có thể xảy ra trong cuộc sống. Đối với cộng đồng, bảo hiểm góp phần to lớn trong việc điều hòa cán cân thu nhập, điều tiết lợi ích và ổn định xã hội….


Thị trường bảo hiểm ở nước ta trong những năm gần đây đã rất sôi động, đa dạng. Số lượng công ty hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngày càng tăng; các loại hình sở hữu đa dạng ở cả bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, thuộc cả ba lĩnh vực bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự; tính cạnh tranh của các công ty đã và đang từng bước thoả mãn tốt hơn nhu cầu của các khách hàng.
Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực bảo hiểm tại Việt Nam và một số kiến nghị
I. Thực trạng cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm hiện nay

Cạnh tranh xuất hiện và tồn tại khách quan trong quá trình hình thành, phát triển của sản xuất hàng hoá và trở thành đặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, khi kinh tế phát triển, cạnh tranh sẽ diễn ra trên quy mô rộng hơn với mức độ gay gắt hơn trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong ngành dịch vụ như bảo hiểm.

Trước hết, đó là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm về sản phẩm, chất lượng dịch vụ, nguồn nhân lực, phát triển kênh phân phối sản phẩm và trình độ ứng dụng công nghệ thông tin.

Thứ hai đó là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam với các doanh nghiệp bảo hiểm tại nước ngoài về cung cấp sản phẩm bảo hiểm trong khuôn khổ đã cam kết tại WTO.


Thứ ba là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với các dịch vụ tài chính khác như thu hút tiền gửi tiết kiệm, chứng khoán, kinh doanh bất động sản. Bên cạnh những nội dung cạnh tranh chính như đã nói ở trên, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ vẫn có nhiều vấn đề nổi cộm như cạnh tranh hạ phí, tăng chi phí khai thác, chưa kiểm soát được trục lợi bảo hiểm, dùng áp lực của các mối quan hệ để chi phối khách hàng, độc quyền kinh doanh bảo hiểm đối với một số ngành đặc thù.
Vai trò và trách nhiệm của đại lý bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm
1. Đặt vấn đề

Sau hơn 20 năm đổi mới và mở cửa thị trường bảo hiểm, ngành bảo hiểm Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự lớn mạnh của ngành bảo hiểm, Luật Kinh doanh bảo hiểm (KDBH) được Quốc hội thông qua đã tạo một nền tảng pháp lý cho hoạt động bảo hiểm phát triển ở Việt Nam. Hiện nay, trên địa bàn cả nước đã có 29 doanh nghiệp và hơn 30 văn phòng đại diện nước ngoài hoạt động trong tất cả các lĩnh vực bảo hiểm với các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH): công ty bảo hiểm nhà nước, DNBH cổ phần và DNBH có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và tham gia trong nhiều lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm. Với doanh thu của các loại hình bảo hiểm trên địa bàn cả nước hằng năm đã đạt 900 triệu USD, tốc độ tăng trưởng khoảng 30%/năm, Việt Nam đang được coi là mảnh đất màu mỡ của các tập đoàn KDBH nước ngoài. Bên cạnh sự ra đời và thành công của DNBH không thể không tính đến vai trò của đại lý bảo hiểm (ĐLBH).


Các công ty bảo hiểm muốn kinh doanh hiệu quả, tăng doanh thu, phí bảo hiểm, tăng số lượng hợp đồng khai thác mới, tăng số lượng khách hàng thì phải có một hệ thống đại lý hoạt động hiệu quả, chuyên nghiệp và có tinh thần trách nhiệm cao; đồng thời, tạo niềm tin và sự quảng bá để tăng cường khách hàng tham gia và có điều kiện tiếp cận với các loại dịch vụ bảo hiểm thì hoạt động của các đại lý phải đảm bảo niềm tin cho khách hàng và gắn kết trách nhiệm của đại lý với hoạt động kinh doanh của đại lý và xiết chặt cơ chế quản lý đối với ĐLBH. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến vai trò và trách nhiệm của đại lý trong hoạt động bảo hiểm của DNBH, trên cơ sở đó, đề xuất ý kiến nhằm tăng cường trách nhiệm của ĐLBH góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động KDBH, tạo động lực để hoạt động bảo hiểm trở thành một kênh tài chính hữu hiệu cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế đất nước. 
27/07/2014
Trục lợi bảo hiểm
Tài liệu môn học Pháp luật Kinh doanh bảo hiểm

Trục lợi bảo hiểm là hành vi luôn tồn tại song hành với sự ra đời và phát triển của ngành bảo hiểm. Trên thế giới, ở các nước ngành bảo hiểm có trình độ phát triển cao, trục lợi bảo hiểm cũng luôn là vấn đề lớn, gây thiệt hại cho xã hội và doanh nghiệp bảo hiểm. Ở Việt nam, hành vi trục lợi bảo hiểm diễn biến ngày càng phức tạp và gây những thiệt hại không nhỏ cho xã hội và cộng đồng các doanh nghiệp bảo hiểm. Vấn đề này đã được các doanh nghiệp bảo hiểm đề cập và thảo luận tại nhiều hội nghị, hội thảo. Tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm đều nhìn nhận tính chất nghiêm trọng của vấn đề và mong muốn toàn ngành bảo hiểm, từ góc độ cơ quan quản lý, hiệp hội bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm chung tay để từng bước hạn chế được vấn nạn này.

Trục lợi bảo hiểm và thực trạng hiện nay ở Việt Nam


Trục lợi bảo hiểm là bất kỳ hành vi lừa dối nào nhằm kiếm lợi bất hợp pháp của các chủ thể tham gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm. Trục lợi bảo hiểm rất đa dạng, dưới nhiều hình thức. Ngành bảo hiểm trên thế giới thông thường chia hành vi trục lợi làm 2 dạng : “Trục lợi cứng” (Hard Fraud) và “Trục lợi mềm”(Soft Fraud).
Những bất cập trong các quy định của pháp luật liên quan đến thực hiện hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm là một trong những chế định và nội dung quan trọng của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Các quy định liên quan đến Hợp đồng bảo hiểm được quy định trong Bộ Luật dân sự 33/2005/QH11 năm 2005 (BLDS) và Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10, Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi số 61/2010/QH12 năm 2010 (Luật KDBH) và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trên thực tế, trong thời gian vừa qua các quy định liên quan đến thực hiện hợp đồng bảo hiểm (HĐBH) trong các quy định của pháp luật đã bộc lộ khá nhiều bất cập, vướng mắc gây khó khăn cho doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) trong quá trình thực hiện, áp dụng pháp luật.

1. Quy định về xử lý hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp có gian dối

Các quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 đã có sự mâu thuẫn trong cách xử lý đối với trường hợp cung cấp thông tin sai sự thật, tuy nhiên nội dung này vẫn chưa được sửa đổi trong Luật sửa đổi Luật KDBH năm 2010.

Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 19 Luật KDBH về trách nhiệm cung cấp thông tin quy định: "Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm có một trong những hành vi sau đây: a) Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường…". Tại khoản 3 Điều 19 cũng quy định: "Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật".