Showing posts with label Luật Ngân hàng. Show all posts
Showing posts with label Luật Ngân hàng. Show all posts
20/10/2015
Qui chế pháp lí và những vấn đề pháp lí phát sinh trong quá trình thanh toán bằng séc - Bài tập nhóm Luật Ngân hàng
Để thực hiện tốt chức năng trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán, đòi hỏi hệ thống Ngân hàng không ngừng đổi mới, hoàn thiện và mở rộng các phương tiện thanh toán nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Hoạt động dịch vụ thanh toán  là một nghiệp vụ phức tạp nhưng rất quan trọng đối với ngân hàng.Một trong những phương tiện thanh toán  có nhiều tiện lợi, đem lại hiệu quả kinh tế cao đó là việc sử dụng séc. Để tìm hiểu về vấn đề này, nhóm em lựa chọn đề tài: “Qui chế pháp lí về thanh toán bằng séc. Những vấn đề pháp lí phát sinh trong quá trình thanh toán bằng séc và đề xuất pháp lí để gia tăng hoạt động thanh toán bằng séc thay cho hoạt động thanh toán bằng tiền mặt”.

PHẦN NỘI DUNG

1. Một số vấn đề lý luận chung về thanh toán bằng séc.

Séc là một phương tiện thanh toán được sử dụng rộng rãi trong các nước có hệ thống ngân hàng phát triển cao. Hiện nay séc là phương tiện chi trả được dùng hầu như phổ biến trong thanh toán nội địa của tất cả các nước. Séc cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế về hàng hóa, cung cấp lao vụ, du lịch và về các chi trả phi mậu dịch khác. Ở Việt Nam, chế độ thanh toán bằng séc hiện hành được thực hiện theo quy định của luật công cụ chuyển nhượng và các quy định cụ thể trong quyết định số 30/2006/QĐ-NHNNN của Thống đốc Ngân Hàng Nhà nước ngày 11/07/2006 về việc Ban hành quy chế cung ứng và sử dụng séc.
15/04/2015
Một số vấn đề lý luận về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng - Bài tập Luật Ngân hàng
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG.

1.1. Khái niệm về  tổ chức tín dụng.

a. Định nghĩa về TCTD 

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì khái niệm tổ chức tín dụng  (TCTD) được hiểu như sau: “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mộ và quỹ tín dụng nhân dân” (khoản 1 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010).
28/02/2015
Thực trạng pháp luật về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng - Bài tập Luật Ngân hàng
1. Pháp luật quy định rõ điều kiện của chủ thể khi tham gia vào quan hệ cho vay 

1.1.Bên cho vay.

Trong quan hệ cho vay giữa tổ chức tín dụng với khách hàng, bên cho vay thông thường là tổ chức tín dụng có đủ những điều kiện do pháp luật quy định. Ngoài ra, các tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng nếu được Ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện hoạt động tín dụng thì cũng có thể là bên cho vay và cũng phải thỏa mãn các điều kiện chủ thể giống như đối với bên cho vay là tổ chức tín dụng.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng - Bài tập Luật Ngân hàng
1.  Một số bất cập của pháp luật về cho vay của TCTD

Thứ nhất , một số quy đinh cho vay chưa phù hợp với thực tiễn hoạt động của các TCTD

Một là, bất cập trong việc quy định giới hạn cho vay đối với một khách hàng. Luật quy định giới hạn cấp tín dụng của ngân hàng đối với một khách hàng là 15% vốn tự có; đối với một khách hàng và người có liên quan là 25% vốn tự có. Trong khi đó, giới hạn này áp dụng đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng là 25% và 50% vốn tự có. Luật quy định như vậy là cứng nhắc, không phù hợp với thực tiễn, không phù hợp với việc nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các ngân hàng trong quá trình hoạt động. 
14/02/2015
Thực tiễn áp dụng thông qua hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với cá nhân năm 2014 - Bài tập Luật Ngân hàng
1. Sơ lược về Ngân hàng ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Tây Hồ .

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ( ĐT &PT) chi nhánh Tây Hồ là ngân hàng được tách ra từ ngân hàng ĐT &PT chi nhánh Hà Nội căn cứ vào quy định số 717/QĐ-HĐQT ngày 19/09/2008 của chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng ĐT &PT về việc mở chi nhánh Tây Hồ.


Ngân hàng chín thức đi vào hoạt động ngày 01/10/2008 với 57 cán bộ nhân viên và 8 phòng, 1 phòng giao dịch tại 32 An Dương.
09/02/2015
Ngân hàng nhà nước chỉ được tái cấp vôn ngắn hạn cho các tổ chức tín dụng - Bài tập học kỳ Luật Ngân hàng
Đề bài: Tại sao pháp luật quy định Ngân hàng nhà nước chỉ được tái cấp vôn ngắn hạn cho các tổ chức tín dụng ? Thực trạng thực hiện hoạt động của Ngân hàng nước trong 2 năm qua.?

Bài làm.

Để thực hiện chính sánh tiền tệ quốc gia Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sử dụng nhiều loại công cụ trong đó có công cụ tái cấp vốn.

Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng bao gồm các hoạt động: chiết khấu, tái chiết khấu các chứng từ có giá, cho vay có đảm bảo bằng các chứng từ có giá. Mục tiêu: + Đáp ứng vốn kịp thời cho các NHTM + Điều tiết lượng tiền trong lưu thông phù hợp với mục tiêu.
27/01/2015
Cơ sở pháp lý của hoạt động bảo lãnh ngân hàng và thực trạng hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại tổ chức tín dụng
Bài tập học kỳ Luật Ngân hàng có đáp án

Bảo lãnh là một trong những sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, là nghiệp vụ chính của ngân hàng, đem lại cho ngân hàng những lợi nhuận dáng kể. Hoạt động bảo lãnh đã và đang góp phần làm tăng vị thế của ngân hàn, mở rộng quan hệ đại lý trên thị trường trong nước và quốc tế, thúc đẩy giao dịch vốn và các giao dịch kinh doanh không chỉ ở trong lĩnh vực tín dụng, đầu tư, thực hiện hợp đồng,… . Hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả dáng kể, góp phần tích cực vào sự thành công của các giao dịch kinh tế. Chính vì vậy, việc không ngừng nâng cao pháp luật về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng ở nước ta là một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay. 
22/11/2014
Phân tích sự khác biệt giữa các hình thức tái cấp vốn của ngân hàng trung ương trên cơ sở pháp luật hiện hành. Chứng minh sự khác biệt thông qua hoạt động tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước từ 6 tháng đầu năm 2013
Bài tập nhóm Luật Ngân hàng có đáp án.

MỞ ĐẦU

Để thực hiện chính sánh tiền tệ quốc gia Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sử dụng nhiều loại công cụ trong đó có công cụ tái cấp vốn.Hoạt động tái cấp vốn của NHNN đã góp phần hỗ trợ các tổ chức tín dụng đảm bảo khả năng thanh toán, qua đó, duy trì sự ổn định của thị trường tiền tệ. Đồng thời, hoạt động tái cấp vốn còn có vai trò trong việc hỗ trợ vốn ngắn hạn, các nhu cầu bất thường xảy ra nhằm hỗ trợ các ngân hàng đảm bảo khả năng thanh toán. Hiện nay, ở Việt Nam,xuất pháttừ yêu cầu khách quan của việc thực thi chính sáchtiền tệ quốc gia cũng như của hoạt động kinh doanh ngân hàng trong điều kiện nềnkinh tế thị trường, Luật Tổ chức tín dụng và Luật Ngân hàng nhà nước đều quy định tổ chức tín dụng được vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng nhà nước theo các hình thức tái cấp vốn.


Để hiểu rõ hơn về các hình thức tài cấp vốn của ngân hàng trung ương, nhóm chúng em đã chọn đề bài cho bài tập nhóm là đề số 1: “Phân tích sự khác biệt giữa các hình thức tái cấp vốn của ngân hàng trung ương trên cơ sở pháp luật hiện hành. Chứng minh sự khác biệt thông qua hoạt động tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước từ 6 tháng đầu năm 2013”.
04/11/2014
Cơ sở pháp lý để Ngân hàng Nhà nước quản lý, điều hành thị trường Ngoại hối - 9 điểm
Bài tập học kỳ Luật Ngân hàng có đáp án.

MỞ ĐẦU

Trước một xu thế tất yếu toàn cầu hóa hiện nay, quan hệ kinh tế giữa các nước trên thế giới ngày càng chặt chẽ hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại và đầu tư quốc tế.Chính vỡ vậy đối với các doanh nghiệp ít nhiều liên quan tới ngoại tệ và đặc biệt là đối với các doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thỡ việc dựng ngoại tệ với mục đích thanh toán, đầu tư…ngày càng gia tăng. Chớnh vỡ vậy, ngoại hối với nội dung chính là xác định mối quan hệ của đồng tiền các nước ngày càng trở nên quan trong hơn với nền kinh tế mỗi quốc gia. Ngoại hối nói chung và việc quản lý, điều hành ngoại hối nói riêng là vấn đề được tất cả các nước trên thế giới quan tâm đặc biệt bởi nó có một ý nghĩa vụ cựng to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế của mỗi quốc gia. Để hiểu rừ hơn tầm quan trọng cũng như các cơ sở để Ngân hàng nhà nước quản lý, điều hànhường Ngoại hối em xin chọn đề tài “Phân tích cơ sở pháp lý để Ngân hàng Nhà nước quản lý, điều hành thị trường Ngoại hối, thực trạng và đề xuất pháp lý thông qua thực tiễn điều hành thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước từ tháng 6 năm 2012 trở lại đây”.
20/10/2014
Cơ sở pháp lý và những vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình chiết khấu giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng thực hiện
Bài tập nhóm Luật Ngân hàng có đáp án.

Hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá là một trong những nghiệp vụ cấp tín dụng cổ điển của các ngân hang thương mại trên thế giớ, ra đời từ rất sớm và phát triển cho đến ngày nay. Nhưng ở nước ta, trong khoảng vài năm trở lại đây, hoạt động chiết khấu mới được pháp luật quan tâm và được triển khai trong thực tiễn hoạt động của các ngân hàng. Chiết khấu giấy tờ có giá là một khái niệm mới mẻ và lần đầu tiên được đề cập trong Luật các tổ chức tín dụng năm 1997. Việc ghi nhận hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá với tư cách là một trong những hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng đã tạo ra cơ sở pháp lí ban đầu cho việc xác lập và thực hiện giao dịch này trên thực tế, đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể khi tham gia giao dịch. Để điều chỉnh môt cách chi tiết và hiệu quả hơn hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, các nhà làm luật để cụ thể hóa hoạt động này trong các văn bản luật và văn bản dưới luật. Đặc biệt với sự ra đời quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hang ban hành theo quyết định số 1325/2004-QĐ-NHNN ngày 15 tháng 10 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, quy chế pháp lí dành cho nghiệp và chiết khấu rõ rang và cụ thể hơn. Tuy nhiên bên cành những điểm tích cực vẫn còn những điểm hạn chể nhất định cần khắc phục và hoàn thiện. Mặt khác, trong thực tiễn có rất nhiều học giả nghiên cứu hoạt động này dưới góc độ kinh tế học, chỉ đơn thuần tìm hiểu nó với tư cách là một nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng với những đặc thù mang tính chất kỹ thuất kinh tế, nhưng lại có rất ít các tài liệu nghiên cứu về bản chất pháp lí cũng như tính ưu việt của hoạt động này khiến cho các tổ chức tín dụng rất ít lựa chọn hình thức này để cấp tín dụng cho khách hàng. Do vậy, việc nghiên cứu để nắm vững và vận dụng một cách có hiệu quả những quy định pháp luật về hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá là rất cần thiết. Đặc biệt là trong bối cảnh nước ta đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
17/10/2014
Hoạt động cho vay theo hợp đồng tín dụng của các Tổ chức tín dụng và những vấn đề thực tiễn pháp lý
Bài tập học kỳ Luật Ngân hàng có đáp án.

MỞ ĐẦU

Trong những năm qua, nên kinh tế nước ta đã phát triển với tốc độ khá cao, điều này phản ánh tiềm lực của hệ thống Ngân hàng rất mạnh mẽ và các Tổ chức tín dụng đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Đồng thời cũng phản ánh nhu cầu vốn cho nền kinh tế nước ta là hết sức lớn. Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng những năm qua đã nảy sinh một số biểu hiện không lành mạnh, báo hiệu nguy cơ rủi ro thất thoát vốn tín dụng từ các khoản nợ sau cho vay của các tổ chức tín dụng ngày càng chồng chất. Nếu muốn có một nền kinh tế ổn định, đòi hỏi quốc gia phải có hệ thống ngân hàng vững mạnh, Chính phủ phải thiết lập được hệ thống pháp luật chặt chẽ để đảm bảo được hành lang an toàn cho hệ thống các Tổ chức tín dụng.
16/10/2014
Sự khác biệt về quyền và nghĩa vụ của Người cư trú và Người không cư trú khi sử dụng ngọai hối trên lãnh thổ Việt Nam
Bài tập học kỳ Luật Ngân hàng có đáp án.


Hiện nay, trong nền kinh tế hiện đại mỗi quốc gia đều có xu hướng sử dụng ngoại hối để nhập khẩu hàng hóa hay can thiệp vào thị trường hàng hóa, thị trường tiền tệ, điều hòa cán cân thanh toán quốc tế…góp phần phát triển kinh tế đất nước. Đặc biệt từ sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức WTO, nhu cầu sử dụng ngoại hối ngày càng gia tăng không ngừng và có ảnh hưởng sâu sắc lớn lao đối với nền kinh tế xã hội của quốc gia. Một vấn đề nổi cộm hiện nay là nạn đô la hóa đang đe dọa chủ quyền tiền tệ của Việt Nam. Tình trạng đôla hóa của nền kinh tế nước ta có thể đã xảy ra ngay từ trước khi nước ta bắt đầu mở cửa và trở nên phổ biến sau khi nền kinh tế trải qua thời kỳ lạm phát nghiêm trọng vào cuối thập niên 1980 khiến đồng đôla Mỹ trở thành một phương tiện dự trữ giá trị đáng tin cậy trước một đồng bạc Việt Nam đang suy yếu. Thực trạng này rất đáng lo ngại và khiến những nhà phân tích kinh tế trong và ngoài nước đã nhiều lần cảnh báo về mặt trái của hiện tượng đôla hóa, nhất là tác động của nó trong việc vô hiệu hóa các biện pháp kinh tế vĩ mô của nước ta. Câu hỏi đặt ra là làm sao chúng ta có thể thành công trong việc khuyến khích, nâng đỡ sản xuất trong nước, giải quyết nạn ứ đọng và giảm giá hàng nội địa, giải quyết nạn thất nghiệp trong nỗ lực khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu vừa qua, khi mà đồng đôla cứ liên tục bơm hàng lậu với giá rẻ mạt qua biên giới? Làm sao chúng ta có thể hỗ trợ hiệu quả cho nhà xuất khẩu, khắc phục tình trạng nhập siêu kéo dài hàng thập niên, khi mà sự hiện diện không thể kiểm soát của đồng đôla trong nền kinh tế cứ thường xuyên đội tỷ giá đồng bạc Việt Nam lên cao?
25/06/2014
Khái niệm hoạt động ngân hàng theo luật TCTD với khái niệm dịch vụ tài chính theo quan điểm WTO - Bài tập Luật Ngân hàng
Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, khi sản phẩm hàng hóa phát triển thì kéo theo sự hình thành và phát triển của các quan hệ thương mại giữa các khu vực, giữa các quốc gia sử dụng các đồng tiền khác nhau. Việc mua bán hàng hóa giữa các khu vực, các quốc gia sử dụng đồng tiền khác nhau dẫn đến nhu cầu đổi tiền.Từ đó xuất hiện những người làm nghề đổi tiền.Sau dần dần họ thực hiện thêm các dịch vụ khác như nhận tiền gửi, cho vay...Cùng với sự phát triển của nghề đổi tiền và các dịch vụ kinh doanh tiền tệ cũng phát triển trở thành một nghề kinh doanh và được gọi là nghề ngân hàng. Và khi xã hội ngày càng phát triển, thu nhập của người dân được nâng cao nhu cầu của con người tăng lên. Từ đó mà nhiều dịch vụ đã hình thành và phát triển đáp ứng nhu cầu của con người: dịch vụ vận tải hàng không, các dịch vụ tài chính, dịch vụ vận tải biển... Trong đó dịch vụ tài chính là một trong những dịch vụ có sức ảnh hưởng lớn và rất thiết yếu đối với mỗi người dân như: dịch vụ thanh toán, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ quản lý tài sản, các dòng sản phẩm của bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ... Những thành tựu khoa học công nghệ, trang thiết bị tiên tiến đã góp phần phát triển và nâng cao chất lượng của các ngành thương mại dịch vụ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của công chúng.


Như vậy, khái niệm ngân hàng cũng như những hoạt động của ngân hàng và các dịch vụ tài chính nói riêng, các thương mại dịch vụ nói chung đã rất phổ biến trên thế giới, song không phải ai cũng đã có một lượng kiến thức về chúng. Trong khuôn khổ bài viết này, em xin lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu khái niệm hoạt động ngân hàng theo luật TCTD với khái niệm dịch vụ tài chính theo quan điểm WTO” để tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về khái niệm hoạt động ngân hàng cũng như dịch vụ tài chính.
14/06/2014
Sự khác biệt về quyền và nghĩa vụ của người cư trú và người không cư trú khi sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam - Bài tập học kỳ Luật Ngân hàng
Ngoại hối có một tầm quan trọng nhất định đối với đời sống kinh tế – xã hội nên chính phủ mỗi quốc gia đều tìm cách chọn lựa cho mình những chính sách thích hợp trong việc quản lý ngoại hối và điều tiết hoạt động ngoại hối. Hoạt động ngoại hối có thể coi là quá trình hoạt động kinh tế – pháp lí của các chủ thể, thông qua việc xác lập và thực hiện các giao dịch khác nhau về ngoại hối. Chủ thể của hoạt động ngoại hối là người cư trú và người không cư trú, là một trong những đặc trưng cơ bản của hoạt động ngoại hối để giúp phân biệt hoạt động này với các loại hình hoạt động kinh tế khác.

Để hiểu rõ hơn về hai chủ thể này, bài viết trình bày đề tài: “Phân tích sự khác biệt về quyền và nghĩa vụ của người cư trú và người không cư trú khi sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam và thực tiễn áp dụng pháp luật.”