CHƯƠNG VI
PHÁP LUẬT VỀ NGÂN SÁCH CỦA DOANH NGHIỆP
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGÂN SÁCH CỦA DOANH NGHIỆP:
1. Khái niệm:
Ngân sách doanh nghiệp là hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị, các luồng vận động và chuyển hóa các nguồn ngân sách trong quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt tới những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong khuôn khổ cho phép của pháp luật.
Về bản chất, ngân sách doanh nghiệp là một loại quan hệ tạo lập phân phối sử dụng của cải dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Sự cần thiết điều chỉnh bằng pháp luật đối với ngân sách của doanh nghiệp.
Trong quá trình vận động và phát triển của nền kinh tế, hoạt động ngân sách của doanh nghiệp đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng pháp luật.
- Xuất phát từ vai trò và vị trí hoạt động ngân sách doanh nghiệp có ảnh hưởng đến sự chuyển dịch một phần của cải xã hội đòi hỏi Nhà nước phải có cách thức tác động có hiệu quả nhất lên hoạt động này, Pháp luật chính là công cụ có hiệu quả đáp ứng được yêu cầu đó.
- Trong nền kinh tế thị trường, phần lớn các quan hệ ngân sách giữa các doanh nghiệp đòi hỏi phải thực hiện trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng. Pháp luật với những quy định cụ thể là cơ sở để bảo đảm thực hiện yêu cầu đó.
- Quan hệ ngân sách giữa doanh nghiệp với ngân sách Nhà nước làm thay đổi tình trạng pháp lý đối với một khối lượng của cải vật chất nhất định . Việc thay đổi này không thể tùy tiện mà cần phải có sự can thiệp của Pháp luật thông qua các quy phạm pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp với ngân sách Nhà nước.
II. NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI NGÂN SÁCH DOANH NGHIỆP.
Nội dung điều chỉnh chủ yếu của pháp luật đối với hoạt động ngân sách trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh - một loại hình doanh nghiệp điển hình và phổ biến nhất trong các loại hình doanh nghiệp được thể hiện ở các mặt sau đây:
1. Chế độ huy động và sử dụng vốn, tài sản doanh nghiệp:
1.1. Vốn trong doanh nghiệp và các đặc trưng của nó:
Để tiến hành bất cứ một quá trình sản xuất kinh doanh nào, doanh nghiệp cũng cần phải có vốn. Trong nền kinh tế thị trường, vốn là điều kiện tiên quyết có ý nghĩa quyết định đến các bước tiếp theo của quá trình kinh doanh.
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình và vô hình được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi. Vốn kinh doanh trong doanh nghiệp là một loại quỹ tiền tệ đặc biệt nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh chứ không để tiêu dùng. Vốn kinh doanh phải có trước khi diễn ra hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn kinh doanh sau khi ứng ra được sử dụng vào kinh doanh và sau một chu kỳ hoạt động phải được thu về để ứng tiếp cho chu kỳ hoạt động tiếp theo.
1.2. Chế độ huy động vốn của doanh nghiệp.
Vốn kinh doanh của một doanh nghiệp được huy động, khai thác từ những nguồn vốn sau:
1.2.1. Nguồn vốn thuộc sở hữu chủ:
Đây là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp. Đối với các loại hình doanh nghiệp khác nhau, nguồn hình thành nguồn vốn này cũng khác nhau.
Theo quy định của pháp luật, để được kinh doanh trong một lĩnh vực cụ thể, nguồn vốn này phải đạt đến một mức độ nhất định.
Các doanh nghiệp thường xác định quy mô nguồn vốn chủ sở hữu ở mức vừa phải để vừa tranh thủ các khoản nợ, làm tăng mức doanh lợi vốn và vừa san sẻ rủi ro trong kinh doanh.
1.2.2. Các nguồn vốn tín dụng:
Vốn từ nguồn tín dụng là các khoản vốn mà doanh nghiệp có thể huy động dưới hình thức vay của các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, hoặc các tổ chức tài chính trung gian khác và cũng có thể bằng hình thức doanh nghiệp phát hành trái phiếu để huy động vốn cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Những hình thức tín dụng điển hình hiện nay bao gồm:
- Tín dụng ứng tiền qua tài khoản,
- Tín dụng cầm cố hoặc thế chấp tài sản.
- Tín dụng có bảo lãnh.
- Tín dụng thông qua chiết khấu.
- Tín dụng thương mại…
Hình thức tín dụng ứng tiền qua tài khoản thường được áp dụng trong trường hợp giữa người cho vay và người đi vay đã hoàn toàn tin tưởng lẫn nhau, và người đi vay phải có tài khoản tại một ngân hàng nhất định, vì thế uy tín của người đi vay là điều kiện thay cho việc bảo lãnh hoặc cầm cố, thế chấp tài sản.
Tín dụng thương mại cũng là một hình thức tín dụng khá phổ biến. Khác với tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại là khoản vay tương đương với giá trị hàng hóa mua bán chịu giữa người mua và người bán.
Theo quy định của pháp luật các doanh nghiệp thỏa mãn các điều kiện của pháp luật sẽ được vay vốn ở các tổ chức tín dụng trên cơ sở giao kết hợp đồng tín dụng ngân hàng.
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn, các doanh nghiệp có thể được vay vốn theo các kỳ hạn khác nhau như ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Nguồn vốn tín dụng ngắn hạn đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động của các doanh nghiệp trong kinh doanh.
Nguồn vốn tín dụng trung hạn và dài hạn đáp ứng nhu cầu về vốn của doanh nghiệp để mua sắm tài sản cố định, sửa chữa mới, mở rộng quy mô thiết bị, máy móc, dây chuyền công nghệ trong sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể được vay vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các công trình xây dựng cơ bản trong sản xuất, kinh doanh.
1.3. Chế độ xây dựng và bảo toàn vốn, tài sản doanh nghiệp:
1.3.1. Vốn cố định của doanh nghiệp có thể bổ sung phần vốn cố định của phân loại:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, sự vận động của vốn cố định gắn liền với hình thái biểu hiện vật chất của nó là tài sản cố định. Tài sản cố định trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu, mà đặc điểm của chúng là tham gia vào chu kỳ sản xuất. Trong quá trình đó, giá trị của tài sản cố định không bị tiêu hao hoàn toàn trong lần sử dụng đầu tiên mà nó được chuyển dịch dần dần từng phần vào giá thành sản phẩm của các chu kỳ sản xuất tiếp theo.
Nếu phân chia theo hình thái vật chất, tài sản cố định có hai loại là tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhìn chung tài sản cố định không bị thay đổi hình thái hiện vật nhưng năng lực sản xuất và giá trị của chúng bị giảm dần, tức là tài sản cố định bị hao mòn. Có hai loại hao mòn: Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
Những tài sản cố định có hình thái vật chất thường bị cả hai loại hao mòn, còn những tài sản cố định có hình thái vật chất thì chỉ bị hao mòn vô hình.
Bộ phận giá trị đại diện cho phần hao mòn được gọi là khấu hao. Tiền khấu hao là một yếu tố chi phí sản xuất, một bộ phận của giá thành sản phẩm. Khi sản phẩm được tiêu thụ, tiền khấu hao được trích lại để hình thành quỹ khấu hao.
Quỹ khấu hao dùng để tái sản xuất giản đơn tài sản cố định nên người ta còn gọi là quỹ khấu hao cơ bản.
Trong nền kinh tế có nhiều loại hình doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu khác nhau. Do đó, sự điều chỉnh của pháp luật đối với quá trình tạo lập, quản lý, sử dụng và định đoạt vốn cố định của các loại hình doanh nghiệp có sự khác nhau.
Xuất phát từ quyền sở hữu của Nhà nước nên các quy định của pháp luật về quá trình tạo lập, quản lý, sử dụng và định đoạt vốn cố định của các doanh nghiệp Nhà nước chặt chẽ hơn so với các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
1.3.2. Chế độ sử dụng và bảo toàn vốn lưu động của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp phải có kế hoạch sử dụng và những giải pháp bảo toàn, phát triển vốn lưu động. Bảo toàn vốn lưu động là bảo toàn được giá trị thực của vốn, bảo đảm được sức mua của vốn không bị giảm sút so với ban đầu.
1.3.3. Vốn đầu tư ngân sách có thể kết hợp với phần phân loại vốn:
Trong nền kinh tế thị trường, hướng đầu tư của một doanh nghiệp không chỉ khép kín, giới hạn trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp mà còn có thể đầu tư một bộ phận vốn kinh doanh của doanh nghiệp được đầu tư dài hạn bên ngoài nhằm mục đích sinh lời, được gọi là đầu tư ngân sách của doanh nghiệp.
Đầu tư ngân sách của doanh nghiệp ra bên ngoài nhằm tìm kiếm lợi nhuận và bảo đảm an toàn về vốn. Có nhiều hình thức đầu tư ngân sách ra bên ngoài như: doanh nghiệp bỏ vốn để mua cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp khác, hùn vốn liên doanh với các doanh nghiệp khác.
Trong nhiều trường hợp, nhờ đầu tư ngân sách ra bên ngoài mà doanh nghiệp có thể tự tháo gỡ được nguy cơ phá sản, giải tỏa cho hướng đầu tư đang bế tắc. Song điều quan trọng nhất khi đi tới quyết định đầu tư ngân sách ra bên ngoài là doanh nghiệp phải cân nhắc độ an toàn và tin cậy của dự án.
Đầu tư ngân sách của doanh nghiệp ra bên ngoài là một bộ phận của quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Tất cả các loại hình doanh nghiệp đều có quyền này. Tuy vậy, điều kiện để thực hiện quyền đầu tư ngân sách được pháp luật quy định cho mỗi loại hình doanh nghiệp có khác nhau.
2. Chế độ quản lý chi phí và giỏ thành:
2.1. Khái niệm về chi phí:
Chi phí của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các hao phí vật chất và lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.
Chi phí của doanh nghiệp bao gồm chi phí hoạt động kinh doanh và chi phí hoạt động khác.
Chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm các chi phí có liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí nguyên, nhiên, vật liệu; khấu hao tài sản cố định, tiền lương, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.
Chi phí hoạt động khác bao gồm các chi phí cho việc mua bán trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, chi phí cho thuê tài sản, chi phí cho hoạt động liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xóa, chi phí để thu tiền phạt và các khoản chi phí khác.
2.2. Sự điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay có nhiều loại hình doanh nghiệp. Tùy thuộc vào tính chất sở hữu và đặc điểm của mỗi loại hình doanh nghiệp mà sự điều chỉnh của pháp luật có sự khác nhau đối với hoạt động quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, việc quản lý chi phí sản xuất kinh doanh chủ yếu xuất phát từ lợi ích của chính họ theo nguyên tắc tự chủ và tự chịu trách nhiệm đối với kết quả kinh doanh, pháp luật chỉ quy định chế độ quản lý chi phí kinh doanh liên quan đến việc xác định các khoản phải nộp mà họ có nghĩa vụ thực hiện với Nhà nước như thuế, phí, lệ phí…
Xuất phát từ lợi ích kinh tế trực tiếp của Nhà nước ở các doanh nghiệp mà Nhà nước có sự tham gia, đầu tư góp vốn, Nhà nước quy định chặt chẽ chế độ quản lý chi phí sản xuất kinh doanh được áp dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp này.
Chi phí hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có sự tham gia đầu tư góp vốn của Nhà nước gồm:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Là giá trị của toàn bộ nguyên liệu, vật liệu doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
- Chi phí nhiên liệu, động lực: Là giá trị của toàn bộ nhiên liệu, động lực doanh nghiệp đã sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
- Tiền lương: Là toàn bộ tiền lương doanh nghiệp phải trả.
- Các khoản trích nộp theo quy định của Nhà nước như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
- Khấu hao tài sản cố định: Là số khấu hao trích theo quy định đối với toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là các chi phí trả cho tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp về các dịch vụ được thực hiện theo yêu cầu của doanh nghiệp như vận chuyển, điện nước, diện thoại, sửa chữa tài sản cố định, tư vấn, kiểm toán, quảng cáo, bảo hiểm tài sản, đại lý, môi giới, ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu và các dịch vụ khác.
- Chi phí khác bằng tiền: bao gồm: Thuế môn bài, thuế sử dụng đất hoặc tiền thuê đất, thuế tài nguyên, thuế nhà đất, chi tiếp dân, giao dịch, chi phí bảo hộ lao động, chi trả tiền vay vốn kinh doanh; khoản trích nộp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên; phí hiệp hội ngành nghề mà doanh nghiệp là thành viên tham gia và các chi phí khác.
- Các khoản chi phí khác doanh nghiệp được phép tính vào chi phí kinh doanh:
+ Chi phí dự phòng.
+ Trợ cấp thôi việc cho người lao quy định của pháp luật lao động.
Các chi phí hoạt động khác của doanh nghiệp Nhà nước bao gồm:
Các khoản chi phí cho việc mua bán trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, chi phí cho thuê tài sản cố định, chi phí cho hoạt động liên doanh, góp vốn cổ phần; chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xóa, chi phí để thu tiền phạt, giá trị còn lại và chi phí thanh lý nhượng, bán tài sản cố định; các khoản chi nộp phạt vi phạm hợp đồng, nộp phạt nợ quá hạn và các khoản chi phí khác.
Các Doanh nghiệp thuộc loại hình trên không được hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí hoạt động khác các khoản chi sau:
- Các khoản lỗ do liên doanh, liên kết, lỗ từ các hoạt động đầu tư khác.
- Các khoản thiệt hại được chính phủ trợ cấp hoặc bên gây thiệt hại, các công ty bảo hiểm bồi thường.
- Chi phí đi công tác nước ngồi vượt định mức chi do Nhà nước quy định.
- Các khoản chi thuộc nội dung chi của kinh phí sự nghiệp, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng.
- Các khoản chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất.
- Các khoản chi thường trực như: thưởng năng suất, thưởng sáng kiến, thưởng tiết kiệm, thưởng thi đua (các khoản thưởng này lấy trong quỹ tiền thưởng của doanh nghiệp).
- Chi về ăn trưa (nếu có).
- Chi ủng hộ địa phương, đoàn thể, tổ chức xã hội, cơ quan khác.
- Chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi mua sắm tài sản cố định, các khoản chi đầu tư khác.
- Chi cho chuyên gia ohục vụ công trình xây dựng cơ bản hoặc các công trình nghiên cứu khoa học, đào tạo thuộc kinh phí khác đài thọ.
- Các khoản chi thuộc các nguồn kinh phí sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước, xuất phát từ lợi ích của mình mà Nhà nước quy định chặt chẽ chế độ xác định giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Nội dung của chế độ này thể hiện trên các mặt:
Thứ nhất, giá thành sản xuất của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ gồm:
a. Chi phí vật tư trực tiếp: là chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp để tạo ra sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.
b. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: tiền lương, tiền công, các khoản trích nộp doanh nghiệp phải nộp theo quy định của công nhân trực tiếp hoạt động kinh doanh.
c. Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là các chi phí cho bộ máy quản lý của doanh nghiệp, các chi phí có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: chi phí công cụ lao động nhỏ, khấu hao tài sản cố định phục vụ bộ máy quản lý doanh nghiệp, tiền lương, các khoản trích nộp theo quy định của bố máy quản lý doanh nghiệp, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền phát sinh ở doanh nghiệp như chi phí tiếp dân, giao dịch, các khoản dự phòng, khoản trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của Bộ luật lao động, khoản trích nộp để hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên và các khoản chi phí khác.
3. Chế độ phân phối lợi nhuận doanh nghiệp:
3.1. Khái niệm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Kết thúc quá trình sản xuất, sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường, doanh nghiệp thu được một khoản tiền bán hàng. Đó là doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Thông thường doanh thu của một doanh nghiệp bao gồm doanh thu tiêu thụ sản phẩm và doanh thu từ các hoạt động khác.
Đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, doanh thu là cơ sở để xác định thu nhập của doanh nghiệp (thu nhập của doanh nghiệp = doanh thu – chi phí). Còn trong một số trường hợp thu nhập của doanh nghiệp là các khoản tiền mà doanh nghiệp thụ hưởng theo quy định của pháp luật.
Phần chênh lệch giữa thu nhập và toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra tương ứng được gọi là lợi nhuận của doanh nghiệp.
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
3.2. Chế độ phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp:
Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế Nhà nước quy định chế độ phân phối lợi nhuận sao cho phù hợp với tính chất sở hữu của doanh nghiệp.
Trong số các loại hình doanh nghiệp, hoạt động phân phối lợi nhuận của các doanh nghiệp Nhà nước chịu sự điều chỉnh chi tiết và chặt chẽ của pháp luật.
Theo quy định của bản quy chế quản lý ngân sách và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo nghị định số 59/CP ngày 03 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ, lợi nhuận thực hiện trong năm của doanh nghiệp Nhà nước được phân phối theo thứ tự sau:
1. Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Nộp tiền thu về sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
3. Trừ các khoản tiền nộp vi phạm hợp đồng, vi phạm hành chỉnh, kỷ luật ngân sách, các khoản chi phí hợp lệ chưa được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế phải nộp.
4. Trừ các khoản lỗ chưa được trừ vào lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp.
5. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh trong một số ngành đặc thù mà pháp luật quy định phải được trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau khi trích nộp các khoản 1, 2, 3, 4 trên đây, doanh nghiệp trích lập các quỹ theo tỷ lệ quy định.
Phần lợi nhuận của doanh nghiệp Nhà nước sau khi trừ các khoản trên đây, doanh nghiệp Nhà nước được trích lập các quỹ theo tỷ lệ:
- Quỹ đầu tư phát triển: mức trích tối thiểu 50%.
- Quỹ dự phòng tài chính: trích 10% số dư của quỹ này tối đa không vượt quá 25% vốn điều lệ.
- Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm: trích 5%, mức tối đa không vượt quá 6 tháng lương thực hiện.
- Phần lợi nhuận còn lại sau khi trích đủ các quỹ trên doanh nghiệp Nhà nước được trích quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng theo quy định.
Ngoài ra các quy định về trật tự phân phối và tỷ lệ phân phối để lập các quỹ. Nhà nước còn quy định cụ thể mục đích sử dụng các loại quỹ của doanh nghiệp Nhà nước.
4. Nghĩa vụ ngân sách của doanh nghiệp đối với Nhà nước:
Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp bắt buộc khác cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ ngân sách đối với Nhà nước chủ yếu dưới hình thức thuế.
Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, ngoài thuế là khoản nộp bắt buộc còn có nghĩa vụ nộp các khoản nộp bắt buộc khác theo quy định của pháp luật.
No comments:
Post a Comment