Showing posts with label Lý luận Nhà nước và pháp luật. Show all posts
Showing posts with label Lý luận Nhà nước và pháp luật. Show all posts
28/01/2016
Những ưu thế của pháp luât so với các công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác
Một quốc gia thống nhất chỉ có một nền pháp luật, pháp luật do Nhà nước là cơ quan duy nhất được quyền ban hành. Đó là thông lệ trong lịch sử các quốc gia trên thế giới. Riêng ở Việt Nam, qua nhiều thế kỉ, có hai loại pháp luật song song cùng tồn tại trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Loại thứ nhất là pháp luật do Nhà nước ban hành, có hiệu lực bắt buộc phải thi hành trong phạm vi cả nước đối với mọi công dân. Loại thứ hai do cộng đồng cư dân trong làng xã, thôn xóm tự ban hành và có hiệu lực thi hành trong phạm vi lãnh thổ của những tập thể cư dân đang sinh sống như hương ước, lệ làng, đạo đức, phong tục tập quán,… Tuy nhiên, thực tế lịch sử cho thấy pháp luật do Nhà nước ban hành không thể bị thay thế bởi các công cụ điều chỉnh xã hội khác bởi chúng có những ưu thế nhất định. 

NỘI DUNG

1. Những khái niệm cơ bản: 

Điều chỉnh quan hệ xã hội  là việc sử dụng các công cụ để tác động lên các quan hệ xã hội, làm cho chúng trở nên thay đổi và phát triển theo những mục đích, định hướng nhất định nhằm duy trì và bảo vệ trật tự xã hội. 
17/11/2015
Đề bài tập cá nhân tuần 1 môn Lý luận Nhà nước và pháp luật - K40 ĐH Luật Hà Nội
BÀI TẬP MÔN LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Dành cho K40 ĐH LUẬT HÀ NỘI
I. BÀI TẬP CÁ NHÂN TUẦN SỐ 1
(Sinh viên làm bài tập tại lớp, trong giờ thảo luận tuần 5, không được sử dụng tài liệu để làm bài)
1. Phân tích định nghĩa nhà nước.
2. Phân tích các đặc trưng của nhà nước.
3. Phân biệt nhà nước với các tổ chức xã hội khác.
4. Phân tích các quan điểm phi Macxit về nguồn gốc của nhà nước.
5. Phân tích nguyên nhân xuất hiện nhà nước theo quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lênin.
6. Phân tích khái niệm kiểu nhà nước theo quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lênin.
7. Phân tích sự thay thế kiểu nhà nước theo quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lênin.
8. Phân tích tính giai cấp của nhà nước.
9. Phân tích tính xã hội của nhà nước.
10. Chức năng của nhà nước: khái niệm, phân loại, hình thức thực hiện, phương pháp thực hiện.
11. Phân tích khái niệm bộ máy nhà nước.
12. Phân tích khái niệm cơ quan nhà nước, phân loại cơ quan nhà nước, cho ví dụ.
13. Phân biệt cơ quan nhà nước với cơ quan của tổ chức phi nhà nước.
14. Phân tích nguyên tắc phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản. 
15. Phân tích những điểm tiến bộ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản so với bộ máy nhà nước phong kiến.
16. Phân tích đặc điểm của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
17. Phân tích nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của đảng cộng sản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
18. Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
19. Phân tích nguyên tắc pháp chế trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
20. Phân tích khái niệm hình thức chính thể, cho ví dụ về từng loại chính thể.
21. Phân tích khái niệm hình thức cấu trúc nhà nước, cho ví dụ.
22. Phân biệt nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang.
23. Phân tích khái niệm chế độ chính trị của nhà nước.
24. Phân tích đặc trưng của chính thể quân chủ đại nghị trong nhà nước tư sản, cho ví dụ.
25. Phân tích đặc trưng của chính thể cộng hoà đại nghị trong nhà nước tư sản, cho ví dụ.
26. Phân tích đặc trưng của chính thể cộng hoà tổng thống trong nhà nước tư sản, cho ví dụ.
27. Phân tích đặc trưng của chính thể cộng hoà lưỡng tính (hỗn hợp) trong nhà nước tư sản, cho ví dụ.
28. So sánh chính thể quân chủ đại nghị với chính thể cộng hòa đại nghị.
29. So sánh chính thể cộng hòa đại nghị với chính thể cộng hòa tổng thống.
30. Xác định hình thức của Nhà nước Việt Nam hiện nay.
15/11/2015
Đề bài tập nhóm tháng môn Lý luận Nhà nước và pháp luật K40 ĐH Luật Hà Nội
BÀI TẬP NHÓM THÁNG
(Các nhóm làm bài tập ở nhà, nộp bài tập vào giờ thảo luận tuần 10)
1. Ưu thế của nhà nước so với các tổ chức phi nhà nước.
2. Quy luật thay thế các kiểu nhà nước.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến bản chất của nhà nước.
4. Sự phát triển của chức năng nhà nước trong lịch sử.
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của nhà nước.
6. Sự phát triển của bộ máy nhà nước trong lịch sử.
7. Các yếu tố ảnh hưởng đến bộ máy nhà nước.
8. Mối liên hệ giữa bản chất, chức năng, bộ máy nhà nước.
9. Sự biến đổi của chính thể cộng hòa trong lịch sử.
10. Sự biến đổi của chính thể quân chủ trong lịch sử
11. Các yếu tố ảnh hưởng đến hình thức nhà nước.
12. Những điểm tiến bộ của nhà nước tư sản so với nhà nước phong kiến.
13. Sự vận dụng nguyên tắc phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản.
14. Ưu thế của pháp luật so với các loại công cụ khác để điều chỉnh quan hệ xã hội.
15. Ưu thế của văn bản qui phạm pháp luật so với các loại nguồn khác của pháp luật.
21/10/2015
Đề bài tập học kỳ môn Lý luận Nhà nước và pháp luật - K40 ĐH Luật Hà Nội
BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ
(Sinh viên làm bài tập ở nhà, nộp bài tập vào giờ thảo luận tuần 13)
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của Nhà nước Việt Nam hiện nay.
2. Chức năng tổ chức và quản lý văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ của Nhà nước Việt Nam hiện nay.
3. Chức năng xã hội của Nhà nước Việt Nam hiện nay (Chức năng tổ chức và quản lý các vấn đề xã hội của Nhà nước Việt Nam hiện nay).
4. Chức năng bảo vệ Tổ quốc của Nhà nước Việt Nam hiện nay.
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Việt Nam hiện nay.
6. Các yếu tố ảnh hưởng đến nội dung của Pháp luật Việt Nam hiện nay.
7. Nguyên tắc dân chủ trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
8. Vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội ở Việt Nam hiện nay.
9. Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay.
10. Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay.
11. Vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay.
12. Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội ở Việt Nam hiện nay.
13. Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay.
14. Vai trò của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
15. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
03/06/2015
Nguyên tắc phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản - 8 điểm
Bài tập nhóm Lý luận Nhà nước và pháp luật.

Trong lịch sử phát triển của xã hội, trước khi nhà nước tư sản và nhà nước xã hôi chủ nghĩa ra đời,mọi quyền lực nhà nước được tập trung vào trong tay một người hoặc một cơ quan. Đây chính là căn nguyên của sự độc tài, chuyên chế trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Để chấm dứt chế độ này và đặt nền móng cho sự hình thành các thể chế tự do, dân chủ, một học thuyết của nhiều học giả tư sản đã được nêu ra, đó là học thuyết tam quyền phân lập hay học thuyết phân chia quyền  lực. Học thuyết này là cơ sở của nguyên tắc phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản.
07/05/2015
Vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay
Bài tập học kỳ Lý luận Nhà nước và pháp luật.

Bảo vệ môi trường là sự nghiệp chung của toàn xã hội đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của mọi người với những biện pháp khác nhau. Một trong những biện pháp đó là sử dụng pháp luật để quản lí và bảo vệ môi trường. Trong bối cảnh xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng đất nước phát triển bền vững thì việc tiếp tục xây dựng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết.Nhận thức được tính cần thiết của việc tiếp tục xây dựng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay. Em xin mạnh dạn chọn đề tài: "Vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay” làm bài tập học kì của mình


I.Cơ sở lý luận của vai trò pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam. 
25/04/2015
Nguyên tắc dân chủ trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay
Bài tập học kỳ Lý luận Nhà nước và pháp luật.

Việc tìm hiểu nguyên tắc dân chủ trong hoạt động xây dựng pháp luật có ý nghĩa lí luận và thực tiễn vô cùng quan trọng đối việc xây dựng và hoàn thiện công cụ quyền lực cao nhất của nhà nước. Việc áp dụng nguyên tắc dân chủ trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam có vai trò là phương tiện pháp lí đặc thù để đưa pháp luật vào cuộc sống trong điều kiện phát huy quyền tự chủ của tất cả các chủ thể trong xã hội. Hơn bất kì hoạt động thực hiện pháp luật nào, xây dựng và ban hành pháp luật cần dựa trên các nguyên tắc khoa học, đặc biệt là phải dựa trên nguyên tắc dân chủ. Có như vậy mới đưa được đất nước đi lên, phát triển, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
18/04/2015
Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay
Bài tập học kỳ Lý luận Nhà nước và pháp luật - 8 điểm

Trong đời sống xã hội, pháp luật có một vai trò, vị trí vô cùng quan trọng và mang ý nghĩa vô cùng to lớn. Pháp luật là một trong những phương tiện có hiệu quả nhất để quản lí xã hội. Tuy nhiên pháp luật chỉ thực sự phát huy vai trò to lớn của nó khi nó được áp dụng vào đời sống và được cụ thể hóa bằng những hành động của con người, đó chính là áp dụng pháp luật. Vấn đề dặt ra đối với nhà nước là không phải cứ ban hành ra nhiều văn bản luật mà quan trọng hơn là phải áp dụng pháp luật đó trong cuộc sống . Chính từ ý nghĩa quan trọng của vấn đề này nên em đã lựa chọn đề tài: “Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay” để làm rõ hơn vấn đề hoạt động áp dụng pháp luật ở nước ta.
22/02/2015
Ý thức pháp luật của người dân Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 8 điểm
Bài tập học kỳ Lý luận Nhà nước và pháp luật: Ý thức pháp luật của người dân Việt Nam - Thực trạng và giải pháp.

Như chúng ta đã biết, pháp luật đóng vai trò rất quan trọng nhằm đảm bảo thiết lập trật tự một xã hội an toàn văn minh và tốt đẹp, đảm bảo cho mọi hoạt động đời sống người dân. Để phát huy được hiệu quả của pháp luật thì ý thức pháp luật của người dân chính là nhân tố quan tọng hàng đầu. Hiện nay, việc người dân thể hiện ý thức pháp luật của mình co nhiều bước chuyển biến tích cực, đáp ứng nhu cầu của đời sống hiện nay, tuy  nhiên vẫn còn tồn tại những bất cập hạn chế qua những hành vi của người dân mà nhu cầu phải có những giải pháp cụ thể để có thể giải quyết được vấn đề này. Và sau đây, em xin được trình bày bài làm của mình về vấn đề “ ý thức pháp luật của người dân Việt Nam  - thực trạng và giải pháp”
31/10/2014
Sự áp dụng nguyên tắc phân cha quyền lực trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản - Bài tập Lý luận nhà nước và pháp luật
A- ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhà nước tư sản là kiểu nhà nước bóc lột cuối cùng, hoàn thiện và phát triển nhất trong lịch sử các kiểu nhà nước bóc lột. Bản chất nhà nước tư sản thể hiện rõ ở tính giai cấp và tính xã hội. Bộ máy nhà nước tư sản được tổ chức trên cơ sở lý thuyết về “ tam quyền phân lập” do các học giả tư sản tự do ở châu Âu xây dựng vào thế kỷ XVIII, mà người tiêu biểu nhất là L.Montesquieu (Pháp). Một trong những nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước tư sản là nguyên tắc phân chia quyền lực.
17/10/2014
Quy luật phủ định của phủ định và vận dung quy luật này trong hoạt động thực tiễn
Bài tập Lý luận nhà nước và pháp luật.

1.Khái niệm:

Phủ định: thế giới vật chất vận động và phát triển không ngừng; một dạng vật chất nào đó sinh ra; tồn tại, mất đi được thay thế bằng 1 dạng vật chất khác,triết học gọi sự thay thế đó là phủ định, là 1 yếu tố phải có trong quá trình vận động và phát triển của vật chất.

Phép biện chứng duy vật không đề cập đến sự phủ định chung, mà chỉ nói đến sự phủ định làm tiền đề,tạo điều kiện cho sự phát triển, cho cái mới ra đời thay thế cái cũ, đó là sự phủ định biện chứng.
05/10/2014
Các chức năng của nhà nước?
Chức năng của nhà nước là những phương diện, mặt hoạt động cơ bản của nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước đặt ra. Bản chất giai cấp, vai trò xã hội của nhà nước được thể hiện trong chức năng của nhà nước.

Chức năng của nhà nước xuất phát từ bản chất giai cấp của nhà nước do cơ sở kinh tế – xã hội quyết định. Cơ sở kinh tế của các nhà nước chủ nô, phong kiến, tư bản là chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, nên chức năng cơ bản là bảo vệ chế độ tư hữu, tiến hành bóc lột và mở mang lãnh thổ.
5 đặc trưng cơ bản của nhà nước
Nhà nước có 5 đặc trưng cơ bản:

1. Nhà nước phân chia lãnh thổ quốc gia thành các đơn vị hành chính lãnh thổ, thiết lập quyền lực trên các đơn vị hành chính lãnh thổ, quản lý dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ mà không phụ thuộc vào huyết thống, giới tính, tôn giáo v.v...

2. Nhà nước thiết lập quyền lực công để quản lý xã hội và nắm quyền thống trị thông qua việc thành lập ra bộ máy chuyên làm nhiệm vụ quản lý nhà nước và bộ máy chuyên thực hiện cưỡng chế để duy trì địa vị của giai cấp thống trị mà các tổ chức khác trong xã hội không có (quân đội, cảnh sát, nhà tù…)
Phân tích đặc trưng của nhà nước - quyền lực công cộng đặc biệt
Quyền lực này là quyền lực nhà nước mà chủ thể của nó là giai cấp thống trị về kinh tế, chính trị, tư tưởng trong xã hội. Trong xã hội cộng sản nguyên thủy đã có quyền lực, nhưng đó là quyền lực xã hội, do tất cả các thành viên trong xã hội thiết lập và họ tự giác phục tùng, không cần một bộ máy cưỡng chế nào cả, do đó nó hòa nhập với toàn cư dân. Khi nhà nước ra đờithì quyền lực xã hội nhường chỗ cho một thứ quyền lực mới - quyền lực nhà nước của giai cấp thống trị, được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước, bởi vậy nó không thể hòa nhập hoàn toàn với cư dân được. Để thực hiện quyền lực này, nhà nước có bộ máy chuyên nghiệp, vừa làm nhiệm vụ cưỡng chế, vừa quản lý xã hội mà các cơ quan chủ yếu của nó là quân đội, cảnh sát, nhà tù.
29/09/2014
Tư tưởng phân chia quyền lực - Bài tập học kỳ Lý luận Nhà nước và pháp luật
A. MỞ ĐẦU



Nhìn một cách khái quát có thể nhận thấy rằng bộ máy nhà nước của đa số các quốc gia trên thế giới hiện nay đều được xây dựng trên cơ sở tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước.Đây là một tư tưởng tiến bộ do các nhà lí luận chính trị pháp lí tư sản đưa ra khi giai cấp tư sản đang đẩy mạnh cuộc đấu tranh phá bỏ chế độ phong kiến.Nó đã trở thành vũ khí tư tưởng có hiệu quả cho cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản trong lịch sử phát triển của nhà nước và pháp luật thế giới.Khi nghiên cứu về tư tưởng này, có không ít các quan điểm khác nhau song nhìn một cách chung nhất đó là sự phân chia quyền lực cho các cơ quan khác nhau trong bộ máy nhà nước trên nguyên tắc kiềm chế, đối trọng quyền lực lẫn nhau của các cơ quan ấy.Ở bài viết này, em xin đề cập đến một số vấn đề xoay quanh nội dung tư tưởng đó.
27/09/2014
Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật - ĐH Luật Hà Nội năm 2013 - Chương XXIII (chương cuối) - Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam
CHƯƠNG XXIII

HỆ THỐNG PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

1. Khái niệm hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Hệ thống là khái niệm được dùng để chỉ những chỉnh thể (sự vật, hiện tượng) có kết cấu thống nhất, được tạo thành từ các thành tố có mối liên hệ chặt chẽ, có sự tác động qua lại với nhau và được tập hợp theo những trật tự nhất định. Trong khoa học pháp lí, khái niệm hệ thống pháp luật có thể được xem xét ở nhiều phương diện và cấp độ khác nhau.
Trước hết, dưới góc độ cấu trúc thì pháp luật của các nhà nước hiện đại không phải là tập hợp giản đơn các quy định pháp luật mà là hệ thống (hệ thống cấu trúc của pháp luật). Hệ thống cấu trúc của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chỉnh thể gồm tất cả các quy định pháp luật có sự liên kết và thống nhất nội tại với nhau, được phân định thành những bộ phận nhỏ hơn, phù hợp với tính chất và đặc điểm của các quan hệ xã hội mà chúng điều chỉnh.

Hệ thống cấu trúc của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam rất phức tạp, nội bộ của nó gồm rất nhiều thành tố bộ phận, trong đó có các thành tố cơ bản là quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và ngành luật. Ngoài ra còn có những thành tố khác như phân ngành luật (lớn hơn chế định pháp luật nhưng nhỏ hơn ngành luật), tổ hợp các ngành luật (lớn hơn ngành luật nhưng nhỏ hơn hệ thống cấu trúc của pháp luật quốc gia...)
Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật - ĐH Luật Hà Nội năm 2013 - Chương XXII - Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam
CHƯƠNG XXII

PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

I. SỰ RA ĐỜI, BẢN CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.

1. Sự ra đời và bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

Khi tiến hành cách mạng, nhân dân Việt Nam đã xoá bỏ pháp luật thực dân, phong kiến, cùng với việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã từng bước xây dựng hệ thống pháp luật mới phù hợp với tình hình và điều kiện của đất nước. Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn phát triển và hoàn hiện cùng với sự phát triển của đất nước, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, xây dựng nhà nước pháp quyền, pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có bước phát triển nhảy vọt về số lượng và chất, từng bước đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Như các pháp luật khác, pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành theo những trình tự thủ tục nhất định; được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau; là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội; mang tính bắt buộc chung; được thể hiện dưới những hình thức nhất định... nhưng được hình thành và phát triển trên cơ sở chế độ kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội và tư tưởng mới , do vậy, bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam được biểu hiện ở những nội dung cơ bản sau:
Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật - ĐH Luật Hà Nội năm 2013 - Chương XXI - Nhà nước trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam
CHƯƠNG XXI

NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Nhà nước trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là một trong những vấn đề quan trọng nhất của nhà nước xã hội chủ nghĩa mà lí luận về nhà nước và pháp luật nghiên cứu. Việc nghiên cứu vấn đề này vừa có giá trị lí luận sâu sắc, đầy đủ và toàn diện hơn vị trí, vai trò của nhà nước trong xã hội xã hội chủ nghĩa nói chung, trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa nói riêng, vừa góp phần bổ sung vào hệ thống các quan điểm khoa học về nhà nước xã hội chủ nghĩa trong điều kiện cải cách, đổi mới, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế ở các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay. Về thực tiễn, việc nghiên cứu vấn đề nhà nước trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa tạo cơ sở lí luận và thực tiễn để đề xuất các quan điểm khoa học và những giải pháp khả thi nhằm giải quyết hàng loạt vấn đề thực tiễn cấp bách liên quan đến hệ thống chính trị đang đặt ra trong các nước xã hội chủ nghĩa để đảng phát huy được vai trò lãnh đạo của mình đối với nhà nước và cả hệ thống chính trị, còn nhà nước phát huy được vị trí trung tâm và vai trò chủ đạo đối với quản lí xã hội trong hệ thống chính trị; phân định rõ nhiệm vụ, chức năng giữa đảng cộng sản với nhà nước xã hội chủ nghĩa và giữa các tổ chức cơ sở đảng với các cơ quan nhà nước tương ứng, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp lãnh đạo của đảng cộng sản đối với nhà nước xã hội chủ nghĩa để đảng vẫn lãnh đạo được nhà nước nhưng không làm thay nhà nước, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp quản lí xã hội bằng pháp luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa để nhà nước phát huy hết hiệu lực của mình nhưng vẫn tuân theo đường lối, chính sách của đảng cộng sản; đổi mới sự lãnh đạo của đảng cộng sản và quản lí của nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với các tổ chức xã hội để đảng vẫn lãnh đạo được các tổ chức xã hội và nhà nước vẫn quản lí được các tổ chức xã hội nhưng không can thiệp quá mức cần thiết vào tổ chức và hoạt động của họ;
Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật - ĐH Luật Hà Nội năm 2013 - Chương XX - Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
CHƯƠNG XX
NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

I. BẢN CHẤT VÀ NHỮNG ĐẶT TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã đứng lên làm Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Do miền Nam chưa được hoàn toàn giải phóng nên nhân dân Việt Nam tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam để thống nhất đất nước đồng thời chuyển dần sang thực hiện nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Năm 1975 miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được đổi tên thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội được thực hiện trên phạm vi cả nước.

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một trong những mô hình đã được tìm tòi, sáng tạo dựa trên cơ sở của lí luận khoa học của chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đúng như V.I. Lenin đã khẳng định: “Tất cả các dân tộc sẽ đi đến chủ nghĩa xã hội, đó là điều không thể tránh khỏi, nhưng tất cả các dân tộc sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội không phải một cách hoàn toàn giống nhau, mỗi dân tộc sẽ đưa đặc điểm của mình vào hình thức này hay hình thức khác của chế độ dân chủ, vào loại này hay loại khác của việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các mặt khác nhau của đời sống xã hội”.

23/09/2014
Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật - ĐH Luật Hà Nội năm 2013 - Chương XIX - Pháp chế xã hội chủ nghĩa
CHƯƠNG XIX

PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA


Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một trong những vấn đề quan trọng nhất của pháp luật xã hội chủ nghĩa mà lí luận về nhà nước và pháp luật nghiên cứu. Việc nghiên cứu pháp chế xã hội chủ nghĩa vừa có giá trị lí luận sâu sắc, vừa có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Về lí luận, nó giúp chúng ta nhận thức một cách toàn diện, đầy đủ, sâu sắc hơn những yếu tố hợp thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở đó góp phần hình thành, củng cố, vận dụng, phát triển tư duy chính trị-pháp lí mới trong xây dựng, hoàn thiện nhà nước và pháp luật nhằm phục vụ công cuộc cải cách, đổi mới, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế ở mỗi nước xã hội chủ nghĩa. Về thực tiễn, nghiên cứu pháp chế xã hội chủ nghĩa sẽ tạo tiền đề lí luận và thực tiễn để đề xuất các quan điểm khoa học và những giải pháp khả thi về tăng cường sự tôn trọng và thực hiện pháp luật trong bộ máy nhà nước và ở ngoài xã hội, nhằm xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

I. KHÁI NIỆM PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Trong khoa học pháp lí nước ta, pháp chế xã hội chủ nghĩa được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau cho nên có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm này, điều đó càng làm giàu thêm nhận thức của chúng ta về nội dung và hình thức biểu hiện của pháp chế xã hội chủ nghĩa – một trong những hiện tượng phức tạp nhất của đời sống pháp luật xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, qua những kết quả nghiên cứu đó có thể thấy dù được định nghĩa như thế nào đi nữa thì bản chất và nội dung (hay hạt nhân, cốt lõi) của pháp chế xã hội chủ nghĩa cũng chỉ có một – đó là sự tôn trọng và thực hiện pháp luật xã hội chủ nghĩa một cách tự giác, nghiêm chỉnh, đầy đủ, thống nhất trong bộ máy nhà nước và ở ngoài xã hội. Điều đó cũng có nghĩa là ở đâu và khi nào pháp luật xã hội chủ nghĩa được tôn trọng và thực hiện một cách tự giác, nghiêm chỉnh, đầy đủ, thống nhất thì ở đó , khi ấy có pháp chế xã hội chủ nghĩa và ngược lại thì không có pháp chế xã hội chủ nghĩa.