Với tư cách là văn bản hành chính, công văn được các cơ quan nhà nước sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Trong bài cá nhân này, em xin trình bày đề số 20 cơ cấu hình thức và nội dung của công văn hướng dẫn cấp dưới thực hiện văn bản pháp luật của cấp trên, yêu cầu cấp dưới triển khai thực hiện những công việc đã giao.
1. Khái niệm:
Công văn là hình thức văn bản hành chính dùng phổ biến trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Công văn là phương tiện giao tiếp chính thức của cơ quan Nhà nước với cấp trên, cấp dưới và với công dân.
Công văn hướng dẫn: Trong phạm vi chức năng của mình, các cơ quan nhà nước có thể sử dụng công văn để hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cấp dưới nhằm tạo ra sự thống nhất trong áp dụng pháp luật. Việc hướng dẫn thường phát sinh khi có công văn của cơ quan cấp dưới hỏi về một việc cụ thể phát sinh trong thực tiễn nhưng cũng có thể do cấp trên chủ động ban hành khi nhận thấy một việc nhất định đã có quy định pháp luật nhưng còn có những điểm chưa rõ, có thể tạo ra những cách hiểu khác nhau.
Công văn đôn đốc: Dùng để nhắc nhở các cơ quan, đơn vị cấp dưới thực hiện những hoạt động cụ thể là biện pháp giúp cho cơ quan nhà nước chỉ đạo, điều hòa, phối hợp, bảo đảm được tính liên tục, sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các đối tượng có liên quan trong những hoạt động đó.
2. Xây dựng bố cục một công văn:
• Bố cục của một Công văn
Thông thường bố cục một công văn phải có các yếu tố sau:
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Địa danh và thời gian gửi công văn.
+ Tên cơ quan chủ quản và cơ quan ban hành công văn.
+ Chủ thể nhận công văn (cơ quan hoặc cá nhân).
+ Số và ký hiệu của công văn.
+ Trích yếu nội dung.
+ Nội dung công văn.
+ Chữ ký, đóng dấu.
+ Nơi gửi.
-Phần mở đầu: Nêu lý do, tóm tắt mục đích viết Công văn
+ Công văn hướng dẫn: hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cấp dưới.
+ Công văn đôn đốc: đôn đốc cấp dưới, tránh được sự thiếu triệt để trong những hoạt động chuyên môn hoặc kịp thời chỉ ra những sai sót cần khắc phục trong thực tiễn.
-Phần nội dung: Nêu cách giải quyết, nêu quan điểm, thái độ của cơ quan gửi Công văn.
Trong nội dung công văn thường có 3 phần là:
- Viện dẫn vấn đề.
- Giải quyết vấn đề.
- Kết luận vấn đề.
Cách viết phần viện dẫn vấn đề:
Phần này phải nêu rõ lý do tại sao viết công văn hay cơ sở nào để viết công văn: có thể giới thiệu tổng quát nội dung vấn đề đưa ra làm rõ mục đích, yêu cầu của vấn đề nêu ra.
Cách viết phần nội dung chính nhằm giải quyết vấn đề đã nêu:
Tùy theo từng loại chủ đề công văn mà lựa chọn cách viết. Phải sử dụng văn phong phù hợp với từng thể loại công văn, có lập luận chặt chẽ cho các quan điểm đưa ra. Cần quán triệt các nguyên tắc:
+ Công văn hướng dẫn: nội dung của công văn có vai trò định hướng cho cấp dưới trong việc lựa chọn văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng hoặc giải thích, hướng dẫn về nội dung thiếu cụ thể trong những văn bản có liên quan. Tuy nhiên, trong công văn chỉ nên đưa ra những hướng dẫn trên cơ sở tinh thần của những văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực pháp luật mà không được đặt ra các quy định mới, vì chức năng này thuộc về các văn bản quy phạm pháp luật. Trong trường hợp hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ được hướng dẫn có liên quan tới nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau thì trong quá trình hướng dẫn đối với từng nội dung cụ thể, có thể chiếu dẫn tới những phần văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, đồng thời cũng nêu tinh thần căn bản của phần văn bản được chiếu dẫn mà không nên nói chung chung.
+ Công văn đôn đốc: Trong công văn cần xác định rõ những việc cấp dưới phải tiếp tục thực hiện và thời gian thực hiện; nếu trên thực tiễn đã phát sinh những lệch lạc, thiếu sót thì có thể nêu rõ để uốn nắn, nhắc nhở. Khi xác định những việc cần nhắc nhở đối với cấp dưới, một mặt cần bám sát chức năng, nhiệm vụ của cấp dưới, tránh đưa ra những lưu ý không phù hợp đối với cơ quan, đơn vị nhận công văn; mặt khác, cũng cần xuất phát từ thực tiễn để xác định những việc cấp dưới chưa thực hiện đúng hoặc chưa đầy đủ so với những nhiệm vụ mà cấp trên đã giao trong văn bản trước đó, tránh cách viết giáo điều, xa rời thực tế.
Cách viết phần kết thúc công văn:
Phần này cần viết ngắn gọn, chủ yếu nhấn mạnh chủ đề và xác định trách nhiệm thực hiện các yêu cầu (nếu có) và lưu ý: Viết lời chào chân thành, lịch sự trước khi kết thúc. Công văn chỉ sử dụng vào công vụ của các cơ quan tổ chức và doanh nghiệp. Công văn không bao giờ là tiếng nói riêng của cá nhân, kể cả người thủ trưởng hoặc người trực tiếp soạn thảo công văn, vì vậy nội dung của công văn chỉ nói đến công cụ, không nên dùng ngôn từ mang màu sắc tình cảm cá nhân hoặc dùng công văn để trao đổi việc riêng giữa giữa các cá nhân.
-Phần kết thúc: Thể hiện nghi thức (thường bằng lời chào)
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật, trường Đại học Luật Hà Nội ,Nxb.CAND, Hà Nội - 2011.
2. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008.
3. http://www.hanhchinh.com.vn/forum/showthread.php?t=36226&page=1
PHỤ LỤC
Một vài ví dụ và mẫu công văn:
Mẫu Công Văn
Mẫu Công văn (ký thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố)
ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------------------
Số : ...... /UBND-......
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------------------------------------------------------------
Về ........................................ TP. Hồ Chí Minh, ngày .... tháng .... năm 20....
Kính gửi:
- ..................................................;
- ..................................................
…….....…........................................................................................................
………………………………………………………………………………..................................................................................................……./.
Nơi nhận:
- Như trên;
-..............;
- Lưu: VT, CHỦ TỊCH
(hoặc KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH)
Họ và tên
Ví dụ 1: NỘI DUNG CỦA CÔNG VĂN HƯỚNG DẪN
Chấp hành chỉ đạo của UBND thành phố, Sở địa chính – nhà đất đã chỉnh sửa và in mẫu mới quyết định xác lập sở hữu nhà của Nhà nước. Các quận, huyện đã nhận mới và thực hiện hồ sơ trình UBND thành phố đã được hơn một tháng nay.
Tuy nhiên, còn một số quận, huyện, việc ghi chép chưa thể hiện đầy đủ nội dung ghi trong Quyết định như tên đường, phường, quận ghi trên Mẫu Quyết định in sẵn nên hồ sơ không trình UBND thành phố được.
Để cho việc trình UBND thành phố xác lập hồ sơ của Nhà nước được nhanh chóng, đề nghị phòng quản lý đô thị quận, phòng công nghiệp xây dựng giao thông vận tải huyện khi trình hồ sơ nên kiểm tra và ghi chép đầy đủ theo yêu cầu của Quyết định xác lập hồ sơ nhà của Nhà nước cụ thể.
Điều 1: Nay xác lập quyền sở hữu Nhà nước đối với:
Nhà số: Nếu không có số nhà thì ghi tên cửa hàng, tên cơ sở sản xuất, bến bãi…
Đường (Ấp): Nếu không có tên đường thì ghi tên Ấp; tổ dân phố, hương lộ…
Phường (xã, thị trấn): Ghi đầy đủ tên phường hoặc tên xã, thị trấn.
Điều 2: (đã in sẵn)
Điều 3: Chánh văn phòng UBND thành phố…
UBND quận(huyện): đề nghị ghi tên quận, huyện.
Nay, Sở địa chính – nhà đất đề nghị phòng quản lý đô thị quận, huyện, phòng công nghiệp xây dựng giao thông vận tải thực hiện đúng tinh thần nội dung hướng dẫn này./.
Ví dụ 2: NỘI DUNG CỦA CÔNG VĂN ĐÔN ĐỐC
Chấp hành Chỉ thị số:… /CT-UB-TH ngày…
Của UBND thành phố… về thực hiện quy chế, chế độ báo cáo, UBND quận đã có Công văn số:…/ UB ngày… về việc chấn chỉnh công tác thực hiện báo cáo đối với các phòng, ban trực thuộc UBND các phường.
Đến nay, một số đơn vị đã chấp hành tốt. Tuy nhiên cũng còn tình trạng nộp báo cáo chậm, thực hiện không đầy đủ các loại báo cáo (tuần, tháng, năm) làm ảnh hưởng đến việc tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo quận, cũng như khôn gkịp thời báo cáo cho UBND thành phố.
UBND quận biểu dương các đơn vị đã chấp hành nghiêm túc chế độ báo cáo, đồng thời phê bình nhắc nhở đối với đơn vị chưa thực hiện tốt và yêu cầu thủ trưởng đơn vị phải quan tâm theo dõi thực hiện chế độ báo cáo đúng quy định./.
No comments:
Post a Comment