A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Muốn xây một quốc gia cường thịnh thì người đứng đầu quốc gia phải là người có tài, thông minh biết kết hợp nền văn minh thế giới, học hỏi các nước bè bạn, kế thừa những thành tựu mà tổ tiên đã để lại áp dụng phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của đất nước. Trong lịch sử phong kiến dân tộc ta, có hai cuộc cải cách lớn được lưu danh trong sử sách, đó là cuộc cải cách thành công thống nhất của vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) và cuộc cải cách cũng đầy sáng tạo dưới triều vua Minh Mạng (1820 – 1840). Trong phạm vi bài viết này, nhóm chúng tôi xin đi vào tìm hiểu “những cải cách về Lục bộ của vua Minh Mạng, với tinh thần tìm hiểu một cách rõ nét hơn tiền thân của các Bộ ngành trong bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay và tìm hiểu thêm về vị vua có sự quyết đoán, sáng tạo nổi tiếng của nhất của Triều đại nhà Nguyễn.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Lục bộ hay sáu bộ là thuật ngữ chỉ sáu cơ quan chức năng cao cấp trong chế độ quân chủ gồm có: Bộ Lại, Bộ Hộ, Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ Công, Bộ Lễ. Đứng đầu các bộ là Thượng Thư, giúp việc cho Thượng Thư có những chức quan khác nhau tuỳ theo từng triều đại và dưới cấp bộ là chức ty trực thuộc. Về cơ bản, các Bộ đều là các cơ quan thực thi quyền hành pháp do nhà vua giao trong từng lĩnh vực cụ thể, đồng thời có chức năng tư vấn cho nhà vua trong lĩnh vực mà bộ quản lý.
I. Cải cách trong thành phần quan lại trong Lục bộ:
Năm 1804 khi mới thiết lập Lục bộ, vua Gia Long vẫn theo chế độ phẩm trật danh chức các quan chế thời Lê, do quan đại thần đứng đầu các bộ. Gồm các chức quan sau: Thượng Thư, Tham Tri, Thiên Sự, Cai Hợp, Thủ Hợp… Năm 1821, Minh Mạng cho đặt thêm ở các bộ các chức Lang Trung Chủ sự và Tư vụ. Năm 1822, nhà vua bãi bỏ các chức quan Cai Hợp và Thủ Hợp. Những nhân viên trước giữ chức này, nay cho nhập vào ngạch thư lại mới đặt. Năm 1827, ông bãi bỏ các chức Câu Kê và đặt thêm Viên Ngoại Lang. Như vậy, kể từ năm 1827 trở đi, thành phần lãnh đạo và nhân viên các bộ gồm các chức quan sau: Thượng Thư, Tham Tri, Thị Lang, Lang Trung, Viện Ngoại Lang, Chủ Sự, Tư Vụ
II. Cải cách chức năng, nhiệm vụ của Lục bộ:
Để xem xét một cách kĩ nhất về cải cách của vua Minh Mạng thì chúng ta cần xem xét và so sánh với Lục bộ thời vua Lê Thánh Tông.
Lục bộ thời vua Minh Mạng
Lục bộ thời vua Lê Thánh Tông
Bộ lại
+ Gồm 5 Ty: Văn Tuyển, Trung Tự, Phong Điển, Lại Ân, Lại Trực
+ Chức năng: Giúp việc tuyển bổ, thuyên chuyển quan văn, phong tước, tập ấn, phong tặng, giám sát khảo sát niên khoá…
+ Gồm 2 cơ quan:
- 1 cơ quan chuyên trách:
- 1 cơ quan thường trực như cơ quan Lại bộ tư vụ sảnh.
Bộ Hộ
+ Gồm 7 Ty: Kinh Trực, Nam Kỳ, Bắc Kỳ, Thưởng Lộc
+ Chức năng: Cân bằng giá trong việc phát ra và thu vào, điều hoà nguồn của cải nhà nước, phụ trách kho tang lưu thông, đinh tiền thuế kháo, tiền tệ…
+ Gồm 2 cơ quan chuyên trách: Đô tri thanh lại ty, Bản Tịch Thanh Lại Ty và 1 cơ quan thường trực Hộ bộ tư vụ sảnh
+ Chức năng: Quản lý ruộng đất, tài chính, tô thuế, kho tang, hộ khẩu, lương của quan và quân trong cả nước.
Bộ Lễ
+ Gồm Ty Nghi Văn, Ty Nhân Tự, Ty Thừ Ứng, Xứ Lễ Trực
+ Chức năng: Tiếp nhận các tấu sớ, công văn, lễ nghi (lễ Gia, lễ Quân), tế tự, phong tặng các thần, cân nhắc hiền tài, ngoại giao
+ Gồm: Nghi Lễ Thành Lại Ty, Lễ Bộ Tư vụ sảnh
+ Chức năng: Phụ trách lễ nghi, tế tư, tiệc tùng, thi cử và học hành, quản lý lễ nghi của quan lại….
Bộ Binh
+ Gồm: Ty Võ Tuyển, Ty Kinh Kỳ, Ty Trực Tỉnh, Ty Khảo Công, Xứ Binh Trực.
+ Chức năng: Bổ nhiệm tuyển dụng các chức võ quan, khảo duyệt khí giới, lương thực để giúp việc chính trị trong nước, tuyển lính….
+ Gồm: Vũ Khổ Thanh Lại Ty, Qua Vụ Thanh Lại Ty, Binh Bộ Tư Vụ Sảnh.
+ Chức năng: Tuyển lính, huấn luyện quân đội, quân trang vũ khí, trông coi việc trấn giữ biên ải và ứng phó với tình hình khẩn cấp.
Bộ Hình
+ Gồm: Ty Kinh Trực Kỳ, Ty Nam Hiến, Ty Bắc Hiến, Xứ Hình Trực. + Chức năng: Thảo luận về pháp luật, xét xử tội nặng, phúc thẩm các nghi án, xếp đặt các lao ngục, chế độ tù nhân…
+ Gồm 4 cơ quan chuyên trách: Thanh Hình, Thân Hình, Minh Hình và Thượng Hình Thanh Lại Ty và 1 cơ quan thường trực là Hình Bộ Tư Vụ Sảnh.
+ Chức năng: Thi hành Luật lệnh, hình phạt xét xử, tù ngục..
Bộ Công
+ Gồm: Ty Quy Chế, Ty Danh Thiện, Ty Công Ấn, Xứ Công Trực.
+ Chức năng: Coi giữ thợ thuyền xây dựng thành trì lăng tẩm, đóng tàu thuyền, sửa chữa cung điện, nhà cửa, kho tàng.
+ Gồm: Danh Thừa Thanh Lại Ty, Công Trình Thanh Lại Ty. Không có cơ quan thường trực.
+ Chức năng: Sửa chữa, xây dựng cung điện, đường xá, cầu cống, thành trì, quản lý công xưởng và thợ thuyền trong cả nước.
Qua sự so sánh trên, có thể thấy những cải cách của Minh Mạng trong cơ cấu các bộ, chức năng, nhiệm vụ Lục bộ là: Không phân thành cơ quan chuyên trách và cơ quan thường trực như triều Lê Thánh Tông mà chia thành nhiều Ty với số lượng lớn. Đó là do dưới triều Minh Mạng đất nước Việt Nam đã phát triển, tiến sâu hơn vào phía Nam, dài và rộng hơn dưới triều vua Lê Thánh Tông và các triều vua khác. Như vậy, công việc của các bộ thời kỳ này cũng nhiều và phức tạp hơn rất nhiều so với các triều đại trước. Bởi vậy, ông đã phân bộ thành nhiều Ty và quy định cho tưng Ty công việc cụ thể, rõ rang và để hạn chế quyền lực tập trung vào tay một số như Thượng Ty hạn chế việc lạm dụng quyền lực và các Ty không bị lấn sang quyền hạn của nhau hay bỏ bê công việc hoặc trong việc xác định ai làm đúng việc và chưa hoàn thành công việc.
III. Nhận xét về những cải cách về Lục bộ của vua Minh Mạng:
Chúng ta đều đánh giá cao cuộc cải cách của vua Minh Mạng, ông đã học tập kinh nghiệm xây dựng Lục bộ dưới thời vua Lê Thánh Tông và triều đại nhà Minh, Thanh trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Đồng thời có sự thay đổi nhằm đề cao vai trò của các bộ phù hợp với yêu cầu của một vùng lãnh thổ rộng lớn và với số dân cư đông đúc, phức tạp. Vì vậy, ở thời kỳ Minh Mạng là lúc triều Nguyễn phát triển mạnh nhất. Những cải cách về Lục bộ của ông được lịch sử đánh giá cao, bộ máy nhà nước như vậy có thể đảm bảo nguyên tắc tập trung quyền lực tối thượng vào tay vua và tăng cường tính thống nhất của một quốc gia với một lãnh thổ từ trước tới nay chưa từng có. Những giá trị tư tưởng của Minh Mạng không những vì cải cách Lục bộ nói riêng và cải cách hành chính nói chung mà còn củng cố nước Việt Nam ổn định và phát triển để có thể đối mặt trước nguy cơ xâm lược của phương Tây và bành trướng lãnh thổ của nước láng giềng Phù Nam.
Những cải cách về Lục bộ nói riêng và bộ máy nhà nước nói chung của Minh Mạng cũng có một số hạn chế nhất định, làm cho đất nước không phát triển được như mong muốn và đủ sức mạnh chống lại các vấn đề bên ngoài, hạn chế đi một phần sức mạnh của nhân dân, chưa tập chung được tinh thần đoàn kết trong nhân dân
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Bằng trí tuệ siêu việt cùng với những nỗ lực không mệt mỏi, vua Minh Mạng đã ghi vào lịch sử Việt Nam dấu ấn về cải cách về hành chính đặc biệt là cải cách Lục bộ. Ông đã kế thừa thành tựu của các triều đại trước để thiết lập một bộ máy nhà nước mới mang tính sáng tạo, trong đó có Lục bộ mà đến nay chúng ta vẫn còn học hỏi (Bộ Quốc phòng tương đương với Bộ Binh, Bộ Tài chính về chức năng gần giống Bộ Hộ…). Khi đánh giá về những cải cách của vua Minh Mạng, có ý kiến ngợi khen khâm phục và cũng có ý kiến chê bao khiển trách. Ông đã gần như triệt tiêu mọi tư tưởng cải cách tiến bộ của triều Tây Sơn (vua Quang Trung). Nhưng thực sự chúng ta nên có một cái nhìn khái quát lịch sử về cuộc đời và cải cách của Minh Mạng, bởi vậy, nếu xét trên nhiều khía cạnh, Minh Mạng xứng đáng là một vị minh quân hết lòng cho công cuộc xây dựng đất nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. GIÁO TRÌNH:
1. Trường Đại học Luật Hà Nội – Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam – Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội – 2007.
2. Khoa Luật đại học Quốc Gia Hà Nội – Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam – Nxb. Đại học Quốc Gia – 2008
II. SÁCH THAM KHẢO:
1. Nguyễn Minh Tường – Cải cách hành chính dưới triều Minh Mạng – Nxb. Khoa học xã hội - 1994
2. Đại Việt sử ký toàn thư - tập 5, 6, 7, 8 – Nxb. Khoa học xã hội – 1993
3. Minh Mạng chính yếu - tập 1, 2, 3 – Nam Hà ấn quán Sài Gòn – 1975.
No comments:
Post a Comment