Showing posts with label Luật Ngân sách Nhà nước. Show all posts
Showing posts with label Luật Ngân sách Nhà nước. Show all posts
16/08/2014
Bài giảng Luật Ngân sách nhà nước - Chương VI: Pháp luật về thanh tra tài chính, kiểm toán và xử lý vi phạm trong lĩnh vực ngân sách nhà nước
I. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỌAT ĐỘNG THANH TRA TÀI CHÍNH TRONG LĨNH VỰC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:

1. Khái niệm:

Thanh tra tài chính trong lĩnh vực NSNN là họat động bao gồm giám sát, phân tích đối chiếu một cách có hệ thống các thông tin, dữ liệu thông qua các tài liệu, sổ sách, chứng từ nhằm đánh giá một cách có cơ sở kết quả các họat động thu chi NSNN của cơ quan NN có thẩm quyền và các họat động sử dụng kinh phí NSNN khác của các chủ thể thụ hưởng kinh phí từ NSNN.

2. Đặc điểm:

- Họat động thanh tra tài chính trong lĩnh vực NSNN gắn liền với họat động quản lý thu chi NSNN.
- Mang tính quyền lực nhà nước dựa vào quyền lực nhà nước để thực hiện.
- Cần phải tuân thủ qui định pháp luật.

- Chủ thể tiến hành thanh tra là cơ quan thanh tra tài chính, chủ thể bị thanh tra là những chủ thể sử dụng kinh phí của nhà nước.
Bài giảng Luật Ngân sách nhà nước - Chương V: Pháp luật về quản lý quỹ ngân sách nhà nước
I. PHÁP LUẬT VỀ HỌAT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:

1. Quỹ Ngân sách nhà nước (khoản 1 Điều 7 luật NSNN): Có các đặc điểm sau:

- Qũy ngân sách nhà nước là quĩ tiền tệ lớn nhất của nhà nước.
- Qũy ngân sách nhà nước có nguồn thu đa dạng và phong phú.
- Mục đích sử dụng của quỹ tiền tệ nhà nước được quyết định bởi các chức năng nhiệm vụ của nhà nước và được thể hiện thông qua chính các khoản chi chính mà quĩ ngân sách nhà nước đảm nhận.

2. Quản lý quỹ ngân sách nhà nước (khỏan 7 điều 2, khỏan 7 điều 21 luật NSNN):

2.1/ Khái niệm:


Là họat động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực tổ chức thu NSNN, tổ chức và kiểm soát chi NSNN nhằm đảm bảo khả năng thanh toán chi trả và sử dụng tiết kiệm hiệu quả quỹ NSNN.
Bài giảng Luật Ngân sách nhà nước - Chương IV: Chế độ pháp lý về chi ngân sách nhà nước
I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM:

1/ Khái niệm:

Chi ngân sách nhà nước là họat động phân phối và sử dụng quỹ NSNN theo những trình tự thủ tục do pháp luật quy định trên cơ sở dự toán chi ngân sách nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định nhằm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước

2/ Đặc điểm:

- Họat động chi ngân sách nhà nước gắn liền với họat động thu ngân sách nhà nước.
- Trong họat động chi NSNN, Nnước luôn là chủ thể bắt buộc tham gia vào quan hệ này.
- Họat động chi NSNN phải tuân thủ theo các quy định Pluật về thủ tục và trình tự chi.

- Họat động chi NSNN gắn liền với việc thực hiện các chức năng nhà nước.
Bài giảng Luật Ngân sách nhà nước - Chương III: Chế độ pháp lý về thu ngân sách nhà nước
1/ Khái niệm:

Thu ngân sách nhà nước là họat động của nhà nước nhằm tạo lập quỹ ngân sách nhà nước theo những trình tự và thủ tục pháp luật quy định trên cơ sở các khoản thu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước.

* Đặc điểm của thu ngân sách nhà nước:

- Thu NSNN là họat động gắn liền với việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của nhà nước.
- Trong họat động thu NSNN, nhà nước luôn tham gia với tư cách là chủ thể bắt buộc và chủ thể được phép sử dụng quyền lực chính trị.
- Đối tượng của thu NSNN là của cải xã hội biểu hiệu dươi hình thức giá trị.

- Các khoản thu NSNN chủ yếu bắt nguồn từ nền kinh tế quốc dân và gắn liền với kết quả của các họat động sản xuất kinh doanh.
Bài giảng Luật Ngân sách Nhà nước - Chương II: Chế độ pháp lý về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và chu trình ngân sách nhà nước
I/ CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:

1/ Khái niệm:

Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là việc phân định trách nhiệm quyền hạn, nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quản lý và điều hành ngân sách nhà nước.


Chế độ pháp lý về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là tổng hợp các qui phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình phân định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực ngân sách nhà nước và các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện việc phân giao nguồn thu và chi của ngân sách các cấp. (Nghị định 60/2003/NĐ- CP ngày 6/6/2003).
Bài giảng Luật Ngân sách Nhà nước - Chương I: Những vấn đề chung về Ngân sách nhà nước và Pháp luật Ngân sách nhà nước
I/ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:

1/ Khái niệm: theo điều 1 luật ngân sách nhà nước.

Ngân sách nhà nước là tòan bộ các khoản thu chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.

Đặc điểm:

-  Nội dung: ngân sách nhà nước là tòan bộ các khỏan thu chi của nhà nước.
-  Điều kiện có hiệu lực của ngân sách nhà nước: khi và chỉ khi được cơ quan đại diện cho ý chí của nhân dân (Quốc hội) quyết định.
-  Thời gian có hiệu lực của ngân sách nhà nước: trong vòng một năm (từ 1/1 đến 31/12).
=> Chính vì 3 đặc điểm này mà đôi khi người ta gọi là luật ngân sách thường niên
-  Mục đích của ngân sách nhà nước là để thực hiện chức năng nhiệm vụ của nhà nước.