Showing posts with label Luật Môi trường. Show all posts
Showing posts with label Luật Môi trường. Show all posts
21/08/2014
Những nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ môi trường 2005
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005; được Chủ tịch nước ký Lệnh công bố số 29/2005/L/CTN ngày 12 tháng 12 năm 2005. 

Luật có 15 chương, 136 điều. So với Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 tăng 8 chương, 79 điều. Tất cả các chương, điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 đều sửa đổi, bổ sung. 

1. Chương I. Những quy định chung - gồm 8 điều (từ Điều 1 đến Điều 7) quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; nguyên tắc bảo vệ môi trường; chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường; những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích và những hành vi bị nghiêm cấm. 

Về phạm vi điều chỉnh: Trước đây, Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 có phạm vi điều chỉnh là các hoạt động bảo vệ môi trường, bao gồm giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Điều 1 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 xác định: Luật này quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường. Như vậy, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã mở rộng phạm vi điều chỉnh so với Luật Bảo vệ môi trường năm 1993. Ngoài việc quy định về hoạt động bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 còn quy định về chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường. 
Các quan điểm và nguyên tắc thể hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2005
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã thể hiện các quan điểm và nguyên tắc sau đây: 

1. Quán triệt, thể chế hoá quan điểm Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng về việc cần thiết phải “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”; đặc biệt là các quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ đã nêu trong Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 

2. Phù hợp với thực tiễn trong nước, trình độ, năng lực thực thi pháp luật hiện tại của các đối tượng áp dụng Luật, đồng thời có tính đến yêu cầu bảo vệ môi trường của cả thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 
Sự cần thiết phải sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường năm 1993
Qua hơn 10 năm thực hiện Luật, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Hệ thống chính sách, thể chế từng bước được xây dựng và hoàn thiện. Ý thức bảo vệ môi trường trong xã hội được nâng lên. Mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đã từng bước được hạn chế. Công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học đạt được nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, trước những áp lực của tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sự diễn biến sôi động và toàn diện của toàn cầu hoá và hội  nhập kinh tế quốc tế, Luật Bảo vệ môi trường đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, cần được sửa đổi. 

Một là,bản thân Luật Bảo vệ môi trường có những bất cập cần phải được điều chỉnh: nhiều quy phạm còn ở mức khung, thiếu cụ thể và chưa rõ ràng nên hiệu lực thi hành thấp; chưa luật hoá các chính sách lớn, quan trọng về phát triển bền vững của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. 
11/08/2014
Danh sách các văn bản pháp luật về môi trường ở Việt Nam và trên thế giới
1. Các loại văn bản về môi trường hiện  hành ở Việt Nam 

Cùng với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước ta thời gian qua đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội gắn liền với yếu tố môi trường. Các quy định pháp luật về môi trường đã chú trọng tới khía cạnh toàn cầu của vấn đề môi trường. Tính tương đồng giữa các quy phạm pháp luật môi trương Việt Nam với các quy định trong công ước quốc tế về môi trường được nâng cao. Hệ thống pháp luật môi trường Việt Nam đã khẳng định tính ưu tiên của các quy định trong công ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam đa ký trước các quy định của Pháp luật nội địa trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể.

1. Thông tư liên tịch số 02/2009/TTLT – BCA - BTNMT Bộ Công an - Bộ Tài nguyên và Môi trường 6/2/2009: Hướng dẫn quan hệ phối hợp công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. 

2. Thông tư số 05/2008/TT - BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường 8/12/2008: Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. 

3. Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT – BTNMT - BTC Bộ Tài nguyên và Môi trường 29/4/2008: Hướng dẫn lập dự toán công tác bảo vệ môi trường thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường.

4. Nghị định số 21/2008/NĐ - CP Chính phủ 28/2/2008: Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ - CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.


5. Thông tư số 10/2007/TT - BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường 22/10/2007: Hướng dẫn bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường. 
08/07/2014
Đánh giá thực trạng sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ mội trường ở Việt Nam - Bài tập nhóm Luật Môi trường
Bài tập Luật Môi trường có đáp án.


Bảo vệ mội trường (BVMT) ngày nay đã trở thành một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Bằng những biện pháp và chính sách khác nhau, Nhà nước ta đang can thiệp mạnh mẽ vào hoạt động của cá nhân, tổ chức trong xã hội để bảo vệ các yếu tố của môi trường, ngăn chặn việc gây ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường. Trong những biện pháp mà nhà nước sử dụng trong lĩnh vực này, pháp luật đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Trong điều kiện ngày càng phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, tăng cường sử dụng cá công cụ kinh tế ( CCKT) có một ý nghĩa hết sức quan trọng để đảm bảo thực thi pháp luật môi trường. Vì vậy để hiểu rõ được vai trò của loại công cụ này nhóm tôi xin tìm hiểu về đề tài: “ Đánh giá thực trạng sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ mội trường ở Việt Nam”.
20/06/2014
Bài giảng Luật Môi trường


Nếu muốn download, xin vui lòng điền vào form tại đây và gửi tối thiểu 01 bài tập của 4 kì gần nhất đạt trên 7 điểm và chưa từng đăng tại blog này vào email baitapluat@gmail.com hoặc inbox facebook Diệp Hân Đặng. Những bạn nào không gửi bài tập, mình xin phép không gửi link download tài liệu lại. Cảm ơn đã ghé thăm blog và xin lỗi vì đã làm phiền các bạn!
16/06/2014
Ưu điểm và hạn chế của các quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại - Bài tập học kỳ Luật Môi trường
Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững hiện nay đã trở thành vấn đề sống còn của toàn nhân loại. Cùng với phát triển kinh tế, mức sinh hoạt của người dân ngày càng nâng cao thì lượng chất thải càng tăng nhanh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường và sức khoẻ con người. Ngày nay, khi con người càng phát triển thì cũng là lúc mà chúng ta càng tác động nhiều đến môi trường, trong đó phần lớn là những tác động xấu. Chính vì thế, môi trường hiện nay đang trở thành vấn đề nóng bỏng ở nhiều quốc gia. Nguy cơ về môi trường cực kỳ nghiêm trọng ở các quốc gia đang phát triển, nơi mà nhu cầu hàng ngày của con người và nhu cầu phát triển của xã hội xung đột mạnh mẽ với sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cũng như môi trường sống. Những tổn thất này đang là mối đe doạ cho toàn nhân loại. Chính vì vậy, một trong những vấn đề mang tính toàn cầu hiện nay là những biện pháp bảo vệ hiệu quả nhất cho môi trường của trái đất. Việt Nam cũng không tránh khỏi những vân đề nan giải về môi trường. Trong đó, vấn đề quản lý chất thải nguy hại là một vấn đề bức thiết, đòi hỏi chúng ta phải có những biện pháp giải quyết.


Ngày nay, bảo vệ môi trường đã trở thành một trong những chính sách quan trọng của Đảng và nhà nước ta. Bằng những chính sách và biện pháp khác nhau, Nhà nước ta đang can thiệp vào các hoạt động của các cá nhân, tổ chức trong xã hội để bảo vệ các yếu tố của môi trường, ngăn chặn các hành vi gây ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường. Xuất phát từ tầm quan trọng của chất thải nguy hại, Nhà nước đã ban hành những văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này. Tuy nhiên, đây là một vấn đề khá mới mẻ nên bên cạnh những ưu điểm của những quy định về quản lý chất thải nguy hại không tránh khỏi những bất cập, những thiếu sót. Việc hoàn thiện những quy định về quản lý chất thải nguy hại sẽ góp phần không nhỏ cho công tác bảo vệ môi trường của nước ta đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong thời kỳ hiện nay. Sau đây em xin trình bày vấn đề: “Ưu điểm và hạn chế của các quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại".