Showing posts with label Quan hệ kinh tế quốc tế. Show all posts
Showing posts with label Quan hệ kinh tế quốc tế. Show all posts
01/02/2015
Tác động của tỉ giá hối đoái đối với kinh tế quốc tế - Bài tập học kỳ Quan hệ kinh tế quốc tế
I, Lý luận chung về tỷ giá hối đoái

1, Khái niệm tỷ giá hối đoái. 


Để hiểu về tỷ giá hối đoái, trước hết chúng ta nên đi từ khái niệm ngoại tệ và ngoại hối. Ngoại tệ là đồng tiền của nước ngoài do một nước khác phát hành nhưng phải là một phương tiện chi trả có hiệu lực trong thanh toán. Ngoại hối  bao gồm ba yếu tố cơ bản: Ngoại tệ, vàng, chứng từ có giá trị ngoại tệ như các cổ phiếu lưu hành bằng ngoại tệ, hối phiếu, chứng khoán có giá trị... Trong đó, đối với hối phiếu, thời hạn hiệu lực của hối phiếu tuỳ thuộc vào kỳ hạn của hối phiếu đó; còn đối với các chứng từ có giá khác như trái khoán, trái phiếu khi hết hạn phải quay lại nơi phát hành để lấy cả gốc và lãi. Khi ngoại hối là vàng thì đó là phao cứu hộ cho sự ổn định tiền tệ quốc gia bởi lẽ nó là phương tiện chị trả cuối cùng trong thanh toán quốc tế. Vàng có khả năng chuyển sang bất kỳ ngoại tệ mạnh nào mà chủ sở hữu mong muốn. Qua đó có thể thấy, thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các hoạt động mua bán ngoại hối kể trên.
09/11/2014
Phân tích, đánh giá về mối quan hệ kinh tế Việt Nam – EU - Bài tập học kỳ - Quan hệ kinh tế quốc tế
MỞ ĐẦU

Cùng với Mỹ và Nhật Bản, EU là một trong những trụ cột kinh tế của thế giới. EU là một thực thể chính trị và kinh tế lớn và quan trọng hàng đầu thế giới với 2/5 nước thành viên là thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, 4/7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7) và 4/20 nước trong nhóm G20. Do đó, vấn đề hợp tác kinh tế với tổ chức này là một trong những ưu tiên lớn của một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Quan hệ giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu chính thức được thiết lập vào năm 1990, đây là nền tàng cho những sự hợp tác về sau giữa hai bên.
22/10/2014
Đánh giá tác động của xu hướng toàn cầu hoá đến việc hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam - 8,5đ
Bài tập học kỳ Quan hệ kinh tế quốc tế có đáp án.

Xu hướng toàn cầu hoá là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới, làm cho các nền kinh tế phụ thuộc lẫn nhau và tạo ra động lực quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới. Toàn cầu hoá đặt mỗi nước trước những thực tế và những bài toán kinh tế rất mới và phức tạp đòi hỏi phải có tầm nhìn tổng thể và khả năng thích nghi nhanh chóng. Trước vấn đề này, nhóm chúng em xin giải quyết đề: “Hãy đánh giá tác động của xu hướng toàn cầu hoá đến việc hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam” 
17/10/2014
Hệ thống tiền tệ quốc tế - Bài tập học kì Luật Quan hệ kinh tế quốc tế
Các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế đòi hỏi phải có một hệ thống tiền tệ và tài chính quốc tế phù hợp, bảo đảm cho việc thanh toán, chuyển tiền được nhanh chóng, chính xác và an toàn. Hệ thống kinh tế quốc tế có tác động rất mạnh đến quan hệ kinh tế đối ngoại của từng quốc gia nói riêng cũng như đến nền kinh tế thế giới nói chung. Trong quá trình phát triển của mình, hệ thống tiền tệ đã nhiều lần thay đổi để dần đi đến một giải pháp thật hoàn hảo.


Việc nghiên cứu hệ thống tiền tệ quốc tế giúp chúng ta hiểu rõ hơn phần nào môi trường tài chính quốc tế - một điều kiện không thể thiếu để thực hiện và phát triển quan hệ kinh tế quốc tế.
15/08/2014
Trình bày vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam - Bài tập lớn Quan hệ kinh tế quốc tế
I. Cơ sở lí luận.

- Đầu tư quốc tế là quá trình vận động của nguồn lực vốn (tư bản) từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm mục đích  thu được lợi ích lớn hơn chi phí ban đầu bỏ ra.

- Có 4 hình thức đầu tư quốc tế: Viện trợ phát triển chính thức (ODA), Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI), Đầu tư theo hình thức vay thương mại.

- Theo IMF, FDI “là hoạt động đầu tư nhằm đạt lợi ích lâu dài của nhà đầu tư tại 1 doanh nghiệp ở nước khác với nước của nhà đầu tư, trong đó nhà đầu tư phải có vai trò ý nghĩa quyết định trong quản lí doanh nghiệp”.

Theo PL VN (Luật Đầu tư 2005 và các văn bản pháp luật có liên quan), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào VN vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để tiến hành các hoạt động đầu tư và nhà đầu tư phải tham gia quản lí hoạt động đầu tư.
16/06/2014
Đề cương ôn tập Quan hệ kinh tế quốc tế

Nếu muốn download, xin vui lòng điền vào form tại đây và gửi tối thiểu 01 bài tập của 4 kì gần nhất đạt trên 7 điểm và chưa từng đăng tại blog này vào email baitapluat@gmail.com hoặc inbox facebook Diệp Hân Đặng. Những bạn nào không gửi bài tập, mình xin phép không gửi link download tài liệu lại. Cảm ơn đã ghé thăm blog và xin lỗi vì đã làm phiền các bạn!
14/06/2014
Bài giảng Quan hệ kinh tế quốc tế - Chương III - THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
I. I. KHÁI NIỆM VÀ CÁC HÌNH THỨC CỦA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ.

1. Khái niệm và các hình thức của thương mại quốc tế.

Thương mại quốc tế là một hình thức của quan hệ kinh tế quốc tế, trong đó diễn ra sự mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể của quan hệ kinh tế quốc tế.

2. Các hình thức của thương mại quốc tế

a) Thương mại hàng hóa: Chính là sự mua bán trao đổi sản phẩm dưới dạng vật chất hữu hình như thương mại hàng nông sản, thương mại hàng máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, dầu mỏ v.v...
b) Thương mại dịch vụ: Mua bán những sản phẩm vô hình, phi vật chất được thể hiện thông qua các hoạt động của con người, thương mại dịch vụ đóng vai trò ngày càng tăng trong quan hệ thương mại quốc tế.
c) Thương mại liên quan đến đầu tư.
d) Thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.
Bài giảng Quan hệ kinh tế quốc tế - Chương II - THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ
Trước kia khi nói tới thương mại quốc tế thì mặc nhiên mọi người chỉ nghĩ tới thương mại hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên, kể từ thập niên 50 của thế kỷ trước trở lại đây cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì thương mại dịch vụ cũng phát triển với tốc độ chóng mặt dựa trên nền là công nghệ thông tin là chủ yếu.

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM:

1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại dịch vụ:

1.1. Hai khái niệm khái quát:

Dịch vụ là những hoạt động nhằm thỏa mãn những nhu cầu của sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt. (Từ điển Bách khoa Việt Nam, NXB Hà Nội năm 1995, tập 1, trang 671)

- Dịch vụ là sản phẩm của lao động xã hội mà sản phẩm tạo ra không tồn tại dưới hình thái vật chất, trong đó quá trình cung ứng và tiêu thụ diễn ra đồng thời để nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người.

Mối quan hệ giữa người cung cấp và người tiêu dùng là mối quan hệ biện chứng (mối quan hệ có đi có lại), là mối quan hệ biện chứng bởi khi người tiêu dùng phát sinh nhu cầu, chuyển nhu cầu đó đến người cung cấp dịch vụ và khi người cung cấp dịch vụ tiếp nhận được thông điệp đó (nếu khả năng của họ có thể) thì họ sẽ cung cấp dịch vụ mà người tiêu dùng mong muốn. Nghĩa là ban đầu người tiêu dùng chỉ là người có nhu cầu thôi, họ sẽ trở thành người tiêu dùng khi người cung cấp dịch vụ cung cấp dịch vụ cho họ. Nhà cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng dịch vụ sẽ thông qua hệ thống cơ sở vật chất để từ đó cả hai bên đều được thỏa mãn. Người tiêu dùng sẽ nhận được dịch vụ mà họ yêu cầu còn người cung cấp dịch vụ sẽ bán cái mà họ có.
Bài giảng Quan hệ kinh tế quốc tế - Chương I - TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC.

1. Một số khái niệm.

1.1. Quan hệ kinh tế đối ngoại.

Quan hệ kinh tế đối ngoại là tổng thể những mối quan hệ về kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ cao của một nền kinh tế với bên ngoài.

Lưu ý:

Quan hệ kinh tế đối ngoại là những bộ phận của nền kinh tế các quốc gia.

Bên ngoài (có thể hiểu là phần còn lại của thế giới).

1.2. Quan hệ kinh tế quốc tế.

Quan hệ kinh tế quốc tế là tổng thể các mối kinh tế đối ngoại của các nền kinh tế xét trên phạm vi toàn thế giới.

Đứng trên góc độ một nước nhìn ra bên ngoài ta có quan hệ kinh tế đối ngoại, đứng trên góc độ không của riêng một quốc gia nào ví dụ như của các tổ chức quốc tế, của một nhà nghiên cứu hay của các chính phủ để khẳng định chính sách nói chung thì các nền kinh tế đối ngoại đan xen với nhau tạo thành quan hệ kinh tế quốc tế.
Bộ câu hỏi vấn đáp thi hết học phần môn Quan hệ kinh tế quốc tế - Phần 3
21. Trình bày nội dung, ưu điểm và nhược điểm của học thuyết về lợi thế tuyệt đối của A.Smith.
22. Nêu hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hợp tác của ASEAN.
23. Trình bày nội dung, ưu điểm và nhược điểm của học thuyết về lợi thế so sánh của D.Ricardo.
24. Trình bày khái niệm và cho ví dụ về khu vực mậu dịch tự do và liên minh hải quan.
25. Trình bày khái niệm và đặc điểm của chính sách thương mại quốc tế của một quốc gia.
26. Trình bày khái niệm và cho ví dụ về thị trường chung và liên minh kinh tế - tiền tệ.
27. Trình bày khái niệm và tác động của công cụ thuế quan nhập khẩu đến hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia.
28. Trình bày và đánh giá tác động của bối cảnh gia nhập WTO đến quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam.
29. Nêu các giai đoạn của quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam.
30. Trình bày khái niệm và tác động của công cụ hạn ngạch nhập khẩu đến hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia.
Bộ câu hỏi vấn đáp thi hết học phần môn Quan hệ kinh tế quốc tế - Phần 2
11. Đánh giá tác động của nền kinh tế tri thức đến sự phát triển của một quốc gia.
12. Nêu khái niệm và tác động của FDI đến nền kinh tế của một quốc gia.
13. Đánh giá tác động của thương mại điện tử đến sjw phát triển kinh tế của một quốc gia.
14. Trình bày về các hình thức của FDI.
15. Nêu khái niệm, ưu điểm và nhược điểm của chiến lược "đóng cửa" kinh tế.
16. Nêu khái niệm và tác động của FDI đến nền kinh tế của một quốc gia.
17. Nêu khái niệm, ưu điểm và nhược điểm của chiến lược "mở
18. Nêu khái niệm và tác động của tỉ giá hối đoái đến nền kinh tế của một quốc gia.
19. Trình bày nội dung, ưu điểm và nhược điểm của học thuyết trọng thương.
20. Trình bày và phân tích các hệ thống tiền tệ quốc tế.
Bộ câu hỏi vấn đáp thi hết học phần môn Quan hệ kinh tế quốc tế - Phần 1.
1. Nêu khái niệm quan hệ kinh tế quốc tế và cho ví dụ.
2. Trình bày các kết quả đã đạt được của vùng đàm phán Doha.
3. Phân tích tư cách chủ thể của quốc gia trong quan hệ kinh tế quốc tế.
4. Trình bày khái niệm và tác động của biện pháp bán phá giá đến hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia.
5. Phân tích vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong quan hệ kinh tế quốc tế.
6. Trình bày khái niệm và tác động của công cụ tiêu chuẩn sản phẩm đến hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia.
7. Trình bày khái niệm và đánh giá tác động của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đến kinh tế của một quốc gia.
8. Nêu khái niệm và tác động của ODA đến nền kinh tế của một quốc gia.
9. Trình bày khái niệm và đánh giá tác động của xu hướng khu vực hóa kinh tế đến kinh tế của một quốc gia.
10. Trình bày đặc điểm của ODA.