Showing posts with label Luật Tố tụng Hình sự. Show all posts
Showing posts with label Luật Tố tụng Hình sự. Show all posts
17/03/2015
Trong mọi trường hợp, Thẩm phán không được ra lệnh bắt bị cáo để tạm giam
Trong mọi trường hợp, Thẩm phán không được ra lệnh bắt bị cáo để tạm giam - Câu hỏi bán trắc nghiệm Luật Tố tụng Hình sự có đáp án.

Đây là khẳng định sai, vì: thẩm quyền ra lệnh bắt bị cáo để tạm giam đã được quy định tại khoản 1 Điều 80 BLTTHS: 

“Những người sau đây có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam: 
... 
b) Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp; 

c) Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử; ...” 
10/03/2015
Thực trạng quy định của pháp luật về biện pháp bắt bị cáo, bị can để tạm giam, nguyên nhân và biên pháp khắc phục
Bài tập học kỳ Luật Tố tụng Hình sự - Hoàn thiện quy định của pháp luật về bắt bị cáo, bị can để tạm giam.

Thực trạng quy định của pháp luật về biện pháp bắt bị cao, bị can để tạm giam, nguyên nhân và biên pháp khắc phục

Nhìn chung các quy định của pháp luật về biện pháp bắt người này là tương đối hoàn thiện và cụ thể, đã góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh và phòng chống tội phạm. Tuy nhiên khi áp dụng vẫn còn tồn tại một số hạn chế .Trong phạm vi bài viết này tôi chỉ xin đề cập tới những hạn chế còn thiếu sót trong luật.
Lý luận chung về biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam
Bài tập học kỳ Luật Tố tụng Hình sự - Hoàn thiện quy định của pháp luật về bắt bị can, bị cáo để tạm giam.

1. Sự cần thiết phải quy định biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam.

Trong mọi thời đại, pháp luật luôn luôn là công cụ hữu hiệu để nhà nước thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong đó có chức năng quản lí xã hội nhằm bảo đảm trật tự kỉ cương của nhà nước và xã hội. Nghiêm trị mọi hành vi xâm phạm trật tự xã hội mà nhà nước đã thiết lập.
30/01/2015
Nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân trong tố tụng hình sự
Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là một trong những nguyên tắc quan trọng của hoạt động tố tụng hình sự. Hiện nay, vấn đề này tuy đã được nghiên cứu ở những giác độ khác nhau nhưng có ít công trình nghiên cứu chuyên sâu. ở một số trường luật hay khoa luật, vấn đề này chưa được biên soạn hoặc biên soạn sơ sài trong giáo trình luật TTHS. Điều này làm ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về vị trí, vai trò của nguyên tắc này trong TTHS. Vì vậy, trong nội dung bài này, nhóm sẽ tìm hiểu nội dung của nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc này trong thực tiễn.
29/01/2015
Việc xét xử của Toà án nhân dân có Hội thẩm nhân dân, của Toà án quân sự có Hội thẩm quân nhân tham gia theo quy định của pháp luật. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền
Bài tập nhóm Tố tụng Hình sự

Khi chuyển sang một nền kinh tế thị trường, cùng với việc từng bước từ bỏ cơ chế kinh tế tập trung, bao cấp, hoạt động của các cơ quan tư pháp càng ngày càng có ý nghĩa, việc cải cách tư pháp đang trở nên ngày một bức xúc. Trong tinh thần ấy, Nghị quyết Số 08 ngày 2/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới là một đòn bẩy mạnh mẽ đối với việc cải cách các hoạt động tư pháp hiện nay ở Việt Nam.
26/01/2015
Mọi hoạt động điều tra đều có vai trò giúp cơ quan điều tra thu nhập chứng cứ - Bài tập học kỳ Luật Tố tụng Hình sự
Trong một vụ án hình sự, các cơ quan điều tra luôn phải tiến hành các hoạt động điều tra khác nhau để tìm ra sự thật khách quan của tội phạm, có hay không có hành vi phạm tội và các tình tiết khác có ý nghĩa trong việc xác định tội phạm. Tuy nhiên, tựu chung lại, mặc dù các hoạt động điều tra rất khác nhau về hình thức nhưng chúng đều có một mục đích chung nhất là tìm ra chứng cứ. Hay nói cách khác “Mọi hoạt động điều tra đều có vai trò giúp cơ quan điều tra thu nhập chứng cứ nhưng vai trò đó của từng hoạt động điều tra có sự khác nhau cũng như cách thức để thực hiện vai trò trên của từng hoạt động điều tra cũng không giống nhau”. Đây cũng chính là nội dung cho bài tập lớn bộ môn Khoa học điều tra hình sự mà em đã lựa chọn.
24/01/2015
Quy định về bắt người trong tố tụng hình sự và đề xuất hướng hoàn thiện - Bài tập học kỳ Luật Tố tụng hình sự

Bắt người là một trong nhữn biện pháp ngăn chặn được quy định tại Chương VI, BLTTHS năm 2003. Việc bắt người luôn là vấn đề nhạy cảm trong đời sống chính trị - xã hội, bắt người đúng hay không đúng quy định của pháp luật, bắt oan sai có ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản của công dân, liên quan đến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Việc bắt một số “đối tượng đặc biệt” về chính trị ở trong nước và các đối tượng là người nước ngoài còn ảnh hưởng đến chính sách đối nội và quan hệ đối ngoại của Nhà nước ta. Để làm rõ vấn đề này tôi đã chọn đề tài là các quy định của luật TTHS về bắt người trong tố tụng hình sự và đề xuất hướng hoàn thiện các quy định này.
Vướng mắc, hạn chế và những giải pháp nâng cao việc thực hiện nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân trong tố tụng hình sự
3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện nguyên tắc này


Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân là một nguyên tắc có tính khái quát cao, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo các quyền cơ bản của công dân. Tuy nhiên, việc thực hiện nguyên tắc này trên thực tế vẫn còn có một số bất cập cần phải hoàn thiện. Nhóm chúng em xin đưa ra một số vướng mắc, đồng thời đóng góp giải pháp để nâng cao hiệu quả việc thực hiện nguyên tắc này như sau:
Hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự - Bài tập học kỳ Luật Tố tụng Hình sự
Quá trình giải quyết vụ án hình sự trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Có vụ án thì trải qua tất cả các giai đoạn tố tụng có vụ án thì ít hơn, có thế dừng lại ở bất kì một giai đoạn nào ; nhưng vụ án nào cũng có giai đoạn khởi tố vụ án. Đây là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sự, là giai đoạn xác định có hay không có dấu hiệu của tội phạm từ kết quả xác định này mà chủ thể có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án. Việc Nhà nước trao quyền cho chủ thể nào, pháp luật quy định cho chủ thế nào có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự là một vấn đề quan trọng, nó ảnh hưởng tới cả quá trình giải quyết vụ án. Nghiên cứu về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự qua việc tìm hiểu các quy định của pháp luật hiện hành qua đó phát hiện ra những điếm chưa được và hoàn thiện nó là một vấn đề nghiên cứu chứa đựng nhiều thực tiễn pháp lý, giúp chúng ta hiếu rõ hơn vấn đề này.
Bài tập học kỳ Tố tụng Hình sự kèm tài liệu tham khảo - Khóa 37, 38 ĐH Luật Hà Nội - Học kỳ II năm học 2014 2015
Bài 1. Hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo.


Bài 2. Hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về quyền và nghĩa vụ của người bị hại.

Tham khảo:
23/01/2015
Quy định của Bộ luật tố tụng hình về quyền và nghĩa vụ của người bị hai, thực tiễn thi hành và hướng hoàn thiện
Bài tập học kỳ Luật Tố tụng Hình sự có đáp án.

KT VAHS là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không KTVA. Quyết định KTVA là sơ sở pháp lý đầu tiên để thực hiện việc điều tra. Quyết định này làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng hình sự giữa cơ quan có thẩm quyền và những người tham gia tố tụng. Các hoạt động điều tra và việc áp dụng biện pháp ngăn chặn chỉ được tiến hành sau khi có quyết định KTVA.
Quyền và nghĩa vụ của người bị hại theo Luật Tố tụng Hình sự và phương hướng hoàn thiện
Bài tập học kỳ Luật Tố tụng Hình sự có đáp án.


Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng nói chung và người bị hại nói riêng là một trong những nội dung quan trọng trong định hướng cải cách tư pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng hình sự (TTHS) ở nước ta hiện nay. Bởi lẽ người bị hại là người mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm hại nặng nề nhất, là người chịu thiệt thòi nhiều nhất trong số những người tham gia tố tụng. Vì vậy, người bị hại cần phải được bảo vệ kịp thời, thậm chí ngay khi họ bị đe dọa gây thiệt hại. Một trong những công cụ pháp lý quan trọng để bảo vệ người bị hại đó là pháp luật TTHS. Thực tế cho thấy, vì nhiều lý do khác nhau mà quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại chưa được bảo vệ tốt và kịp thời; trong quá trình giải quyết vụ án hình sự dường như cơ quan có thẩm quyền chưa xem người bị hại như một bên của quá trình tố tụng để có sự quan tâm cần thiết. Thực tế trên đây bắt nguồn từ vấn đề nhận thức thế nào là người bị hại, phạm vi người bị hại, người bị hại xuất hiện từ thời điểm nào? Họ cần được bảo vệ như thế nào, quy định pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng đối với người bị hại ra sao... vẫn chưa có sự nhận thức và hành động thống nhất, dẫn đến nhiều quy định pháp luật đặc biệt là pháp luật TTHS đang còn bỏ ngỏ hoặc có quy định nhưng chưa đủ những phương tiện cần thiết để bảo vệ cho người bị hại. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến các khía cạnh nêu trên của vấn đề người bị hại.
Quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo theo Luật Tố tụng Hình sự và phương hướng hoàn thiện - 8 điểm
Bài tập học kỳ Luật Tố tụng Hình sự có đáp án.

Theo quy định tại Điều 9 BLTTHS “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” thì bị can, bị cáo là những người chưa có tội. Bị can, bị cáo là những người bị ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi cũng như phải chịu những nghĩa vụ nhất định của pháp luật đặc biệt là trong pháp luật tố tụng hình sự. Địa vị pháp lý của hai đối tượng này ngày càng được thể hiện rõ nét hơn trong các quy định của pháp luật TTHS. Vậy để hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa của bị can, bị cáo trong TTHS, em xin chọn đề bài: “Quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo.”
Hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về bắt người trong trường hợp khẩn cấp - Bài tập học kỳ Luật Tố tụng Hình sự
Bắt người là một biện pháp ngăn chặn quan trọng trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam góp phần đảm bảo cho hoạt động tố tụng có thể diễn ra bình thường và đạt được hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, bắt người cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, do đó mà khi tiến hành bắt người phải tuân thủ chặt chẽ và nghiêm ngặt các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự nhằm đảm bảo những quyền và lợi ích chính đáng của công dân được tôn trọng và đảm bảo. Nhằm có thêm những hiểu biết cho bản thân cũng như làm rõ những quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về biện pháp bắt người, em xin chọn đề tài số 15 làm đề tài nghiên cứu cho bài tập học kì: “Bắt người trong trường hợp khẩn cấp”.
21/01/2015
Bài tập nhóm Tố tụng Hình sự kèm tài liệu tham khảo - Khóa 37, 38 ĐH Luật Hà Nội - Học kỳ II năm học 2014 2015
Bài 1. Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự và điều kiện đảm bảo thực hiện có hiệu quả nguyên tắc này.


Bài 2. Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân và điều kiện đảm bảo thực hiện có hiệu quả nguyên tắc này.

Nguyên tắc đảm bảo quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan - Bài tập nhóm Tố tụng Hình sự
Những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự là kim chỉ nam cho mọi hoạt động trong tố tụng hình sự. Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, luật tố tụng hình sự chịu sự chi phối của các nguyên tắc pháp luật chung trong hệ thống pháp luật. Ngoài ra, với tư cách là một ngành luật độc lập, luật tố tụng hình sự cũng khi vận dụng vào các quan hệ tố tụng hình sự cũng có những biểu hiện đặc thù riêng thông qua nhóm các nguyên tắc đặc thù. Nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự quyền lợi của người bị oan trong tố tụng hình sự là một trong các nguyên tắc đặc thù, quan trọng của tố tụng hình sự mới được quy định để phù hợp với thực tiễn hiện nay trong hoạt động tố tụng hình sự. Vì vậy, nhóm 3 chúng em xin chọn đề tài “Nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự quyền lợi của người bị oan trong tố tụng hình sự
Nguyên tắc xét xử công khai - Bài tập nhóm Tố tụng Hình sự
Công khai là một trong những thuộc tính quan trọng của xã hội dân chủ.Trong xã hội dân chủ công khai được xem như một tư tưởng xuyên suốt quá trình tổ chức và vận hành bộ máy nhà nước. Công khai trong hoạt động của bộ máy nhà nước ở cả ba nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp là vấn đề được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm nhất là nhà nước ta – nhà nước của dân, do dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Vấn đề đảm bảo tính công khai,minh bạch được quy định xuyên xuốt trong hệ thống pháp luật Việt Nam, và được cụ thể hóa trở thành một nguyên tắc quan trọng tại điều 18 Bộ luật Tố tụng hình sựnăm 2003. Vì vậy, nhóm em chọn đề tài này.
Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật - Bài tập nhóm Luật Tố tụng Hình sự
I. Cơ sở và nội dung nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

1. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc

Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là một nguyên tắc hiến định, có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài. Nó được quy định từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), các Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 1960, 1981, 1992 và 2002 và tại Bộ luật tố tụng hình sự.
Nguyên tắc đảm bảo quyến bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo - Bài tập nhóm Luật Tố tụng Hình sự
Quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là một quyền quan trọng của công dân khi tham gia tố tụng với tư cách là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa là nguyên tắc Hiến định được ghi nhận trong tất cả các bản Hiến pháp đã ban hành của nước ta. Đồng thời đây cũng là một nguyên tắc đặc thù của luật Tố tụng hình sự (TTHS).Việc thực hiện nguyên tắc này trên thực tế đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; giúp cơ quan điều tra (CQĐT), Viện kiểm sát (VKS) và Toà án giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ.
Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có hội thẩm tham gia - Bài tập nhóm Tố tụng Hình sự
Sau cách mạng tháng Tám, bộ máy tư pháp cũ của chính quyền thực dân, phong kiến đã bị đập tan và bộ máy tư pháp kiểu mới đã được thiết lập. Đặc trưng của bộ máy tư pháp mới này là được tổ chức và hoạt động trên cơ sở các nguyên tắc dân chủ, trong đó một nguyên tắc rất quan trọng là thu hút nhân dân lao động tham gia vào công việc của Tòa án. Trong Sắc lệnh số 13/SL ngày 24-1-1946 chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rõ việc xét xử của tòa án có các Phụ thẩm nhân dân (nay là Hội thẩm) tham gia. Tiếp đó, khi Hiến pháp năm 1946 được ban hành thì nguyên tắc đại diện của nhân dân tham gia xét xử đã trở thành một nguyên tắc hiến định. Các bản Hiến pháp sau này của nhà nước ta như Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 đều ghi nhận nguyên tắc này. Chế định Hội thẩm đã thể hiện tư tưởng “lấy dân làm gốc”, bảo đảm nguyên tắc thực hiện quyền lực của nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án. Hội thẩm nhân dân (HTND) bằng sự tham gia vào Hội đồng xét xử thực hiện quyền lực tư pháp và thông qua đó để nhân dân tham gia một cách có hiệu quả vào công tác quản lý Nhà nước nói chung, hoạt động của Tòa án nói riêng. Để hiểu hơn về vấn đề này nhóm chúng em xin đi sâu tìm hiểu đề tài số 6: “Nội dung của nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có hội thẩm tham gia và giải pháp nâng cao hiệu quả nguyên tắc này”.