Showing posts with label Pháp luật cộng đồng ASEAN. Show all posts
Showing posts with label Pháp luật cộng đồng ASEAN. Show all posts
14/04/2015
Thực tiễn triển khai hoạt động hợp tác hải quan trong ASEAN
Bài tập nhóm Pháp luật cộng đồng ASEAN - Bình luận hoạt động hợp tác hải quan trong ASEAN dưới các góc độ: Cơ sở pháp lí; Thực tiễn triển khai; Vai trò của hoạt động này đối với hoạt động tự do hóa thương mại hàng hóa ASEAN. - 8,5 điểm.

Cùng với xu thế chung về hội nhập và phát triển hiện nay trên thế giới, ASEAN luôn có những giải pháp kịp thời khuyến khích các nước thành viên tạo thuận lợi tối đa cho thương mại hợp pháp thông quan tăng cường hợp tác hải quan. Các lĩnh vực hợp tác chủ yếu bao gồm hài hoà danh mục biểu thuế, thủ tục hải quan và đẩy nhanh quy trình thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu, thực hiện mô hình xác định trị giá phù hợp với Hiệp định trị giá GATT/WTO, thực hiện kiểm tra sau thông quan, tự động hoá hải quan hướng tới mô hình hải quan điện tử, cải cách và hiện đại hoá hải quan.Hội nghị tổng cục trưởng Hải quan Asean lần thứ 23 tại Đà Lạt diễn ra từ ngày 02-06/06/2014,tại Hội nghị các quốc gia thành viên Asean đã tổng kết thực tiễn triển khai hoạt động hợp tác hải quan trong Asean,theo đó hoạt động đã đạt được một số thành tựu và hạn chế sau:
06/04/2015
Cơ sở pháp lí của hoạt động hợp tác hải quan trong ASEAN
Bài tập nhóm Pháp luật cộng đồng ASEAN - Bình luận hoạt động hợp tác hải quan trong ASEAN dưới các góc độ: Cơ sở pháp lí; Thực tiễn triển khai; Vai trò của hoạt động này đối với hoạt động tự do hóa thương mại hàng hóa ASEAN. - 8,5 điểm.

Hợp tác khu vực về các vấn đề Hải quan đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ xây dựng AFTA và thúc đẩy các mục tiêu hội nhập kinh tế sâu hơn của ASEAN. Khuôn khổ hợp tác Hải quan trong ASEAN dựa trên cơ sở pháp lý sau:

Năm 1983 Bộ quy tắc ứng xử Hải quan ASEAN đầu tiên đã được các Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN ký kết. Sau đó, Bộ quy tắc này được điều chỉnh vào năm 1995 để phản ảnh  những diễn biến mới của ASEAN, đặc biệt là vấn đề AFTA. 
15/03/2015
Phân biệt hiện tượng chệch hướng thương mại trade defection và tạo dựng thương mại trade creation
Bài tập học kỳ Pháp luật cộng đồng ASEAN - 8 điểm: Phân biệt hiện tượng chệch hướng thương mại trade defection và tạo dựng thương mại trade creation.

Có thể nói rằng quyết định thành lập khu vực thương mại đã mang lại những hiệu quả nhất định đối với các nước trong khối. Cùng với việc thành lập khu vực thương mại tự do là sự xuất hiện của một số hiện tượng như chệch hướng thương mại, chuyển hướng thương mại và tạo dựng thương mại. Mỗi hiện tượng lại có những tác động khác nhau đối với nền quan hệ thương mại giữa các nước trong khu vực. Do vậy, để hiểu và phân biệt giữa các hiện tượng trên trong khuôn khổ bài tập cuối kì em xin lựa chọn đề tài: “Phân biệt hiện tượng chệch hướng thương mại (trade defection) và tạo dựng thương mại (trade creation), (đối với mỗi một hiện tượng lấy một ví dụ minh họa). Liên hệ với khu vực thương mại tự do Asean.”
14/03/2015
Vai trò của hoạt động hợp tác hải quan đối với hoạt động tự do hóa thương mại hàng hóa ASEAN
Bài tập nhóm Pháp luật cộng đồng ASEAN - Bình luận hoạt động hợp tác hải quan trong ASEAN dưới các góc độ: Cơ sở pháp lí; Thực tiễn triển khai; Vai trò của hoạt động này đối với hoạt động tự do hóa thương mại hàng hóa ASEAN. - 8,5 điểm.

Từ thực tiễn triển khai các hoạt động hợp tác khu vực về Hải quan, chúng ta có thể thấy rằng các cơ quan hải quan tại các quốc gia thành viên ASEAN đã bắt đầu thúc đẩy hiện đại hóa các quy trình và thủ tục hải quan với mục tiêu chính là tăng cường thuận lợi hóa thương mại, những hoạt động này có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động tự do hóa thương mại hàng hóa trong ASEAN. 
Đề bài tập nhóm tháng môn Pháp luật cộng đồng ASEAN - tháng 3 năm 2015 kèm tài liệu tham khảo
Đề bài tập nhóm tháng môn Pháp luật cộng đồng ASEAN - tháng 3 năm 2015

Nộp bài tập nhóm môn Pháp luật cộng đồng ASEAN tại lớp vào thứ 6 ngày 20/3/2015)

1. Bình luận các đặc điểm của pháp luật cộng đồng ASEAN. So sánh pháp luật cộng đồng ASEAN với pháp luật Việt Nam dưới các góc độ: quan hệ pháp luật, bản chất pháp luật, cơ chế xây dựng pháp luật.
04/02/2015
Bình luận ưu, nhược điểm của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và liên hệ với Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA). - Bài tập học kỳ ASEAN
Trong bối cảnh kinh tế, chính trị thế giới hiện nay, hội nhập kinh tế là một xu thế tất yếu và không thể đảo ngược. Những năm gần đây, khi mà vòng đàm phán đa phương trong khuôn khổ GATT/WTO lâm vào tình trạng bế tắc trước những vấn đề mở rộng tự do thương mại thì các quốc gia đang có xu hướng coi việc kí kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) là một cứu cánh. FTA có vai trò ngày càng quan trọng đối với các hoạt động thương mại và sự phát triển kinh tế. Vậy FTA mang lại những ưu điểm gì? hạn chế của nó nằm ở đâu? Để làm rõ vấn đề này, sau đây em xin được trình bày đề tài: “Bình luận ưu, nhược điểm của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và liên hệ với Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA).” cho bài tập lớn của mình.

Nội dung


I. Khái quát về hiệp định thương mại tự do
30/01/2015
Bình luận công thức –X và 2+X trong hoạt động hợp tác kinh tế của Asean - Bài tập học kỳ Pháp luật cộng đồng ASEAN
Bình luận công thức –X và 2+X trong hoạt động hợp tác kinh tế của Asean dưới các góc độ:

- Cở sở pháp lí;
- Thực tiễn triển khai;
- Ý nghĩa của việc áp dụng công thức này trong hoạt động hợp tác kinh tế của Asean.
27/01/2015
Hợp tác ngoại khối của ASEAN phản ánh cấu trúc đa tầng nấc, đan xen, bổ sung và hỗ trợ nhau - Bài tập học kỳ Pháp luật cộng đồng ASEAN

Ngay từ khi thành lập, các quốc gia ASEAN đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc kết hợp tăng cường liên kết nội bộ ASEAN với quá trình mở rộng quan hệ hợp tác ngoại khối, phát triển quan hệ hữu nghị giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài, hướng tới mục tiêu xây dựng khu vực hòa bình, an ninh và ổn định lâu dài, kinh tế tăng trưởng bền vững, thịnh vượng chung và tiến bộ xã hội. Hợp tác ngoại khối của ASEAN phản ánh cấu trúc đa tầng nấc, đan xen, bổ sung và hỗ trợ nhau.
17/01/2015
Vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp - cơ sở lý luận và thực tiễn - Bài tập học kỳ Pháp luật cộng đồng ASEAN
I – PHẦN MƠ BÀI :


Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh là Association of Southeast Asia Nations, viết tắt là ASEAN) được thành lập trên cơ sở tuyên bố Băng Cốc ngày 08/8/1967 với 5 quốc gia thành viên sáng lập. Trải qua hơn 40 năm tồn tại và phát triển, ASEAN ngày nay đã trở thành một tổ chức khu vực phát triển năng động trên hầu hết các lĩnh vực, đồng thời đã có những đóng góp quan trọng trong việc củng cố, thúc đẩy hòa bình, ổn định và hợp tác trong ASEAN, tạo dựng được quan hệ đối tác tin cậy với tất cả các nước lớn, các khu vực quan trọng trên thế giới. Nhận thức được điều đó, trong hiện tại cũng như lâu dài vấn đề hội nhập ASEAN là một ưu tiên chiến lược, tạo điều kiện hỗ trợ tích cực cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời đó cũng là một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động hội nhập khu vực của Việt Nam. Nhất là trong năm 2010 vừa qua, thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung tưng bừng trong những sự kiện chính trị và văn hóa nổi bật trong năm Việt Nam lần thứ hai đảm nhận vai trò chủ tịch ASEAN.
Bình luận về mô hình liên kết của Cộng đồng kinh tế ASEAN - Bài tập học kỳ Pháp luật cộng đồng ASEAN
1. Bình luận về mô hình liên kết của Cộng đồng kinh tế ASEAN

1.1. Khái quát về Cộng đồng kinh tế ASEAN và mô hình liên kết của Cộng đồng kinh tế ASEAN.

a. Khái niệm Cộng đồng kinh tế ASEAN

Ý tưởng về việc thành lập một cộng đồng kinh tế của ASEAN lần đầu tiên được thủ tướng Goh Chok Tong của Singapore chính thức đưa ra tại Hội nghị cấp cao ASEAN 8 ở Phnom Pênh vào tháng 11/ 2002 với đề nghị ASEAN xem xét thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN. Sau đó, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 9, trong Tuyên bố Bali II, các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhất trí quyết định thực hiện ý tưởng trên và coi đây là một trong ba trụ cột để xây dựng Cộng đồng ASEAN.
28/11/2014
Bình luận về hoạt động hợp tác trong tự do di chuyển lao động trong ASEAN - Bài tập học kỳ Pháp luật cộng đồng ASEAN

Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) bao gồm bốn nội dung cơ bản, trong đó, thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất là một nội dung quan trọng và là mục tiêu hướng đến hàng đầu của AEC,  được hiểu dưới hai khía cạnh: cung và cầu, theo đó, các yếu tố của sản xuất và tiêu dùng được tự do di chuyển trong khu vực. Và tự do di chuyển lao động lành nghề là một yếu tố quan trọng của nội dung này, nhất là khi ASEAN đang trong tiến trình xây dựng thành công Cộng đồng kinh tế vào nằm 2015. Vì vậy, em đã thực hiện đề bài số 9 với mong muốn có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề hợp tác trong tự do di chuyển lao động trong ASEAN, dưới các góc độ sau đây.
25/11/2014
Bình luận nguyên tắc Giữ vững vai trò trung tâm của Asean trong các quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội với bên ngoài, đồng thời vẫn duy trì tính chủ động, hướng ra bê ngoài, thu nạp và không phân biệt đối xử
Bài tập học kỳ Pháp luật cộng đồng ASEAN có đáp án.

I.Bình luận nguyên tắc 

1. Giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội với bên ngoài.

ASEAN là một tổ chức khu vực bao gồm 10 quốc gia ở Đông Nam Á.Do vị trí đặc biệt của mình, trong hợp tác ngoại khối ASEAN luôn giữ vai trò quan trọng, vừa là chủ thể vừa là đề xướng , vừa là động lực chính, vừa là trọng tâm của quan hệ hợp tác.


Các ý tưởng về thiết lập hợp tác  giữa ASEAN với đối tác bên ngoài đều do các quốc gia thành viên trong khối đưa ra xuất phát từ chính nhu cầu nội tại của ASEAN và các đối tác. 
21/11/2014
VẤN ĐỀ 5: CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP TÁC NGOẠI KHỐI, CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THÀNH VIÊN CỦA VIỆT NAM - ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG ASEAN
VẤN ĐỀ 5: CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP TÁC NGOẠI KHỐI, CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THÀNH VIÊN CỦA VIỆT NAM

CÂU 1: Khái niệm, nguyên tắc hợp tác, các thiết chế đối ngoại, quy chế đối tác, khuôn khổ và lĩnh
vực hợp tác của hợp tác ngoại khối.

- Khái niệm: Cơ chế hợp tác ngoại khối của Asean là tổng thể các nguyên tắc, cách thức, thủ tục,

phương tiện và các thiết chế pháp lý điều chỉnh và điều phối các quan hệ hợp tác giữa Asean với các

đối tác khác bên ngoài Asean (không bao gồm hợp tác của các quốc gia thành viên với bên ngoài).
Vấn đề 3: Cộng đồng kinh tế - ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG ASEAN
Vấn đề 3: Cộng đồng kinh tế

I. Khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của CĐ kinh tế Asean

1. Khái niệm:

- Ý tưởng: 11/2002 tại Hội nghị cấp cao Asean 8 ở Phnôm Pênh, thủ tướng Singapore đã đưa ra đề nghị Asean xem xét thành lập CĐ kinh tế Asean.

Tại Hội nghị cấp cao Asean lần thứ 9, trong Tuyên bố Bali II, các nhà lãnh đạo đã nhất trí quyết định

thực hiện ý tưởng trên và coi đây là một trong 3 trụ cột để xây dựng CĐ Asean.

- Tuyên bố về tầm nhìn Asean 2020: mục tiêu năm 2020 “sẽ tạo ra một khu vực kinh tế Asean ổn

định, thịnh vượng, có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ và đầu tư được lưu chuyển
thông thoáng, vốn được lưu chuyển thông thoán hơn, kinh tế phát triển đồng đều, nghèo đói và phân hóa kinh tế - xã hội giảm bớt”
VẤN ĐỀ 4: LUẬT CỘNG ĐỒNG VĂN HÓA-XÃ HỘI ASEAN - ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG ASEAN
VẤN ĐỀ 4: LUẬT CỘNG ĐỒNG VĂN HÓA-XÃ HỘI ASEAN
CÂU 1: Trình bày khái niệm, cơ sở hình thành, mục tiêu và nguyên tắc của Cộng đồng văn hóa- xã hội Asean

1. Khái niệm

Cộng đồng văn hóa- xã hội Asean là liên kết văn hóa- xã hội của Asean trên cơ sở một hệ thống các thể chế và thiết chế pháp lý, nhằm xây dựng Asean trở thành một xã hội chia sẻ, đùm bọc và đoàn kết trong một bản sắc chung, nơi mà cuộc sống, mức sống và phúc lợi của người dân được nâng cao.

   
 ASCC là một trong ba trụ cột của Cộng đồng Asean, là cộng đồng lấy con người làm trung tâm và có trách nhiệm xã hội nhằm xây dựng tình đoàn kết và thống nhất bền lâu giữa các quốc gia và dân tộc Asean, có sự liên kết chặt chẽ với hai cộng đồng còn lại trong định hướng phát triển bền vững của Asean, tạo nên một Asean thịnh vượng.
20/11/2014
Vấn đề 2: Luật cộng đồng chính trị, an ninh Asean - ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG ASEAN
Vấn đề 2: Luật cộng đồng chính trị - an ninh Asean

I. Khái quát về APSC

1.1. Khái niệm:

- Cộng đồng chính trị - an ninh Asean là liên kết chính trị - an ninh của Asean trên cơ sở một hệ thống các thể chế và thiết chế pháp lý, nhằm xây dựng và duy trì một khu vực Asean ổn định, hòa bình và an ninh toàn diện.

- Tính chất của APSC được thể hiện ở những khía cạnh sau:

+ Thứ nhất, APSC sẽ không làm phương hại đến chủ quyền của mỗi nước thành viên trong hoạch định chính sách an ninh, quốc phòng mà chỉ cung cấp thêm những công cụ mới nhằm duy trì và củng cố an ninh quốc gia của mỗi nước.
19/11/2014
III. Diễn đàn khu vực Asean (ARF) - ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG ASEAN
III. Diễn đàn khu vực Asean (ARF)

1. Khái quát
Sự hình thành:

- Bối cảnh: + vào cuối những năm 80, 90 thế kỉ XX nhiều sáng kiến đã được đưa ra nhưng hoặc bế tắc không thể triển khai hoặc bị những nước khác trong khu vực phản đối nên đòi hỏi Asean khẳng định vai trò của mình sau chiến tranh lạnh;

+ đối mặt với các cách thức an ninh phi truyền thống như các vấn đề môi trường, cướp biển, buôn lậu ma túy, rửa tiền…

+ 1991: trung tâm nghiên cứu chiến lược QT đưa ra ý tưởng thành lập cơ chế đối thoại an ninh đa phương;
II. Mục đích và các nguyên tắc hoạt động của Asean - ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG ASEAN
II. Mục đích và các nguyên tắc hoạt động của Asean

2.1. Mục đích
Mục đích được quy định tại Điều 1 Hiến chương Asean như sau:
- Về an ninh – chính trị: 
+ Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định; tăng cường hơn nữa các giá trị hướng tới hòa bình trong khu vực;
+ Nâng cao khả năng tự cường khu vực thông qua đẩy mạnh hợp tác chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa – xã hội;
+ Duy trì ĐNA là một khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác;
+ Đối phó với tất cả các mối đe dọa, các loại tội phạm xuyên quốc gia và các thách thức xuyên biên giới, phù hợp với nguyên tắc an ninh toàn diện;
+ Tăng cường hợp tác trong việc xây dựng cho Asean một môi trường an toàn, an ninh, ko có ma túy;
+ Duy trì vai trò trung tâm và chủ động của Asean như là động lực chủ chốt trong quan hệ và hợp tác với các đối tác bên ngoài trong một cấu trúc mở, minh bạch và thu nạp.
I Các giai đoạn lịch sử hình thành Asean - ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG ASEAN

Vấn đề 1. khái quát pháp luật cồng đồng ASEAN

I. Các giai đoạn lịch sử hình thành  Asean

1.1 Tiền đề hình thành:

a. Tiền đề chính trị

Chính trị quốc tế và khu vực: có 5 yếu tố ảnh hưởng

Thứ nhất, năm 1960 Thế giới đang ở trong tình trạng chiến tranh lạnh và trật tự thế giới hai cực Xô – Mỹ chi phối, diễn ra sự đối đầu giữa các nước thuộc hệ thống XHCN và các nước lớn thuộc hệ thống TBCN.

Thứ hai, Asean lúc bấy giờ có vị trí địa lý mang tính huyết mạch nên cả LX (cũ) và Mỹ đều muốn tranh giành, tranh thủ các quốc gia Asean. Để không trở thành sân sau của LX và Mỹ, các quốc gia Asean đã liên kết với nhau ngày càng lớn mạnh.
14/11/2014
Bình luận cơ chế hợp tác giữa các nước ASEAN trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm buôn bán người - Bài tập nhóm 9 điểm - môn Pháp luật cộng đồng ASEAN
LỜI MỞ ĐẦU

Cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia đặc biệt là tội phạm buôn bán người xuyên quốc gia là mối quan ngại của cả cộng đồng thế giới. Nạn buôn người thật sự đã trở thành vấn nạn toàn cầu, đe dọa không chỉ trong từng quốc gia mà còn cả toàn bộ thế giới. Thực tế nạn buôn người ảnh hưởng rất lớn, không một quốc gia riêng rẽ nào có thể giải quyết được, mà cần có sự phối hợp giữa các quốc gia trong khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung. Vì vậy các quốc gia nói chung ,các quốc gia thành viên ASEAN nói riêng cần hợp tác với nhau nhằm ngăn chặn tình trạng buôn người đang ngày càng phát triển trên khắp thế giới.