Showing posts with label Sách Tiếng Anh chuyên ngành Luật. Show all posts
Showing posts with label Sách Tiếng Anh chuyên ngành Luật. Show all posts
14/06/2014
Giáo trình Luật Thương mại quốc tế bằng Tiếng Anh - International Trade and Business Law - ĐH Luật Hà Nội


Nếu muốn download, xin vui lòng điền vào form tại đây và gửi tối thiểu 01 bài tập của 4 kì gần nhất đạt trên 7 điểm và chưa từng đăng tại blog này vào email baitapluat@gmail.com hoặc inbox facebook Diệp Hân Đặng. Những bạn nào không gửi bài tập, mình xin phép không gửi link download tài liệu lại. Cảm ơn đã ghé thăm blog và xin lỗi vì đã làm phiền các bạn!

Cảm ơn bạn Giang Linh - ĐH Luật HN đã chia sẻ tài liệu này!
10/03/2014
Từ vựng về các loại văn bản pháp luật trong tiếng Anh
Act: Định ước, sắc lệnh, đạo luật
Agreement: Hiệp định/Thỏa thuận
Bill: Dự thảo luật
By-law document: Văn bản dưới luật
Circular: Thông tư
Code (of Law): Bộ luật
Constitution: Hiến pháp
Convention/Covenant: Công ước
Charter/Magna Carta (Anh): Hiến chương
Decision: Quyết định
Decree: Nghị định
Directive: Chỉ thị
Joint Circular: Thông tư liên tịch
Order: Lệnh
Ordinance: Pháp lệnh
Protocol: Nghị định thư
Regulate/Stipulate: Quy định
Resolution: Nghị quyết
Treaty/Pact/Compact/Accord: Hiệp ước

***

(Public) Notary : Công chứng viên:
Approve: Phê duyệt
Article: Điều/Điều khoản
Come into effect/Come into full force/Take effect : Có hiệu lực
For and On Behalf of: Thay mặt và Đại diện
Issue/ Promulgate: Ban hành
Item/Point: Điểm
Paragraph: Khoản
Sign and Seal: Ký và đóng dấu (Nếu đã ký tên và đóng dấu rồi thì là “Signed and Sealed”)
Submit: Đệ trình - Submited to the Prime Minister for approval: đệ trình lên thủ tướng phê duyệt.
Supplement/Modify/Amend: Bổ sung, sửa đổi
Terms and Conditions: Điều khoản và điều kiện
To be invalidated/to be annulled/to be invalid : Mất hiệu lực


Thông tin đăng ký học bổng tiếng Anh khóa cơ bản - Quỹ học bổng văn phòng luật sư LOSEBY dành cho sinh viên chuyên ngành Luật: link.

Like Share nếu bạn thấy thông tin hữu ích nhé!
08/03/2014
Sách Tiếng Anh thực hành chuyên dụng trong lĩnh vực Luật - Professional English in use - Law [Cambridge]

Sách Tiếng Anh thực hành chuyên dụng trong lĩnh vực Luật phù hợp với trình độ từ trung cấp đến cao cấp, bao gồm 45 bài học với hàng loạt các từ vựng chuyên ngành luật doanh nghiệp và thương mại, pháp luật hợp đồng và sở hữu trí tuệ. Sách cũng giới thiệu chung các từ vựng liên quan đến hệ thống pháp luật, nghề luật và các kỹ năng cần thiết trong việc hành nghề của các luật sư. 

Sách Tiếng Anh thực hành chuyên dụng trong lĩnh vực Luật bao gồm các chủ đề và từ vựng chính cho các kì thi chứng chỉ tiếng Anh pháp lý quốc tế, là cuốn sách lý tưởng cho các học viên chuyên ngành luật đang muốn trau dồi thêm kỹ năng tiếng Anh.

Link download sách Professional English in use - Law.

Tham khảo:

- Hội sinh viên ĐH Luật luyện thi TOEIC.
- Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Luật - Check your English vocabulary for Law
- Những thắc mắc phổ biến của HLUers về việc học tiếng Anh
- Cẩm nang TOEIC từ A đến Z
 
http://baitapluat.blogspot.com/p/hoc-bong.html

Thông tin đăng ký học bổng tiếng Anh khóa cơ bản - Quỹ học bổng văn phòng luật sư LOSEBY dành cho sinh viên chuyên ngành Luật: link.

Like Share nếu bạn thấy thông tin hữu ích nhé!

21/02/2014
Những thắc mắc phổ biến nhất của HLUers về việc học tiếng Anh.
Lời chủ blog:

Chào các bạn!

Sau 1 tuần gửi tài liệu tiếng Anh cho các bạn, mình rất vui vì được nhiều bạn add friend, cảm ơn và trò chuyện với mình. Nhưng đồng thời mình thấy rằng sinh viên trường mình còn rất nhiều bạn mông lung về chuyện học và thi tiếng Anh như thế nào trong 4 năm ĐH. Còn quá nhiều vấn đề mà các bạn chưa rõ, chưa hay mà cũng chưa biết hỏi ai.

Mình thì không thể trả lời các vấn đề này một cách quá chuyên nghiệp được, nhưng may mắn là cùng khóa của mình (k34) có một cô bạn học rất tốt tiếng Anh. Cô bạn này đã từng tổ chức chương trình chia sẻ kinh nghiệm luyện thi, cách học,... tất tần tật mọi vấn đề các bạn quan tâm về kì thi TOEIC tại trường mình. Hôm qua mình đã gửi một số câu hỏi mà các bạn hay thắc mắc nhất cho cô bạn đó. Các bạn có thể theo dõi phần trả lời dưới đây nhé!

À quên, bạn nào có thắc mắc gì ngoài những câu hỏi được trả lời dưới đây, các bạn có thể gửi tin nhắn facebook cho mình. Bạn nào muốn làm quen với cô bạn kia cũng bảo mình nhé, mình sẽ cho link facebook :v

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm blog!
Diệp Hân Đặng (Facebook: Diệp Hân Đặng)

NHỮNG THẮC MẮC PHỔ BIẾN CỦA HLU-ERS

VỀ VIỆC HỌC TIẾNG ANH


Các em sinh viên Luật thân mến,

Hôm qua, chị nhận được rất nhiều câu hỏi của các em sinh viên Luật hỏi về thông tin các chứng chỉ tiếng Anh, cách học tiếng Anh và lộ trình học tập đúng đắn. Nhân đây chị cũng xin trả lời các em, bằng kinh nghiệm của bản thân mình, là một sinh viên mới tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội và có quá trình học tập tiếng Anh lâu dài, đã từng học cả 3 loại chứng  chỉ tiếng Anh quốc tế phổ biến, hi vọng sẽ mang lại một chút thông tin cần thiết cho các em:

1. Sinh viên Luật nên học tiếng Anh từ lúc nào và việc học có cần thiết không?

Với câu hỏi này thì chị xin trả lời chắc chắn rằng bất cứ sinh viên nào cũng cần phải học tiếng Anh. Về tầm quan trọng của ngoại ngữ đối với sinh viên nói chung thì có  lẽ chị không cần thiết phải nói thêm ở bài viết này.

Bên cạnh đó, chị lại được nghe rất nhiều những câu hỏi, những lời tâm sự của các em sinh viên khóa dưới về sự chần chừ và lúng túng trong việc xác định mục tiêu tương lai. Chắc hẳn với rất nhiều em sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm Nhất vẫn còn có tư tưởng “Học Luật khó xin việc, học Luật xong không biết làm gì”. Đấy cũng chính là suy nghĩ của chị 4 năm trước khi bước những bước chân đầu tiên qua cánh cổng trường Đại học Luật Hà Nội.

Tuy nhiên, sau 4 năm học tập tại đây chị nhận ra một điều thực sự rất sâu sắc, cơ hội dành cho sinh viên Luật rất rất nhiều, quan trọng là các em có đủ điều kiện bản thân để nắm bắt hay không. Trong quá trình học, nếu để ý trên bảng tin sinh viên hoặc bảng tin của các văn phòng khoa, các em sẽ bắt gặp rất nhiều mẩu thông tin tuyển dụng, tuyển sinh viên học việc tại các công ty Luật lớn, nhỏ, các học bổng nước ngoài dành cho sinh viên ĐH Luật Hà Nội. Các cơ hội này đến rất nhiều, và nếu để ý hơn chút nữa các em sẽ thấy, hầu hết các cơ hội này được dành cho các bạn khá hoặc giỏi ngoại ngữ. Vậy đấy, nếu các em còn đang chần chừ về việc học ngoại ngữ thì cũng chính là các em đang chần chừ mở cánh cửa cơ hội của chính mình.

Hãy luôn nghi nhớ công thức
“THÀNH CÔNG = KIẾN THỨC LUẬT + NGOẠI NGỮ + CƠ HỘI”

CƠ HỘI đến rất nhiều, KIẾN THỨC LUẬT được củng cố hàng ngày bằng bài học của các thầy cô, vậy thì các em chỉ còn cách THÀNH CÔNG một rào cản duy nhất là NGOẠI NGỮ. Hãy lên kế hoạch học tập ngoại ngữ ngay từ năm đầu tiên. Hãy xác định việc học ngoại ngữ không chỉ để phục vụ công việc sau này mà còn để nắm bắt các cơ hội hiện hữu ngày càng nhiều ngay khi các em còn đang ngồi trên ghế nhà trường!


2.    Em nên học chứng chỉ TOEIC, IELTS hay TOEFL? Chứng chỉ TOEFL và IELTS khó hơn TOEIC nên chắc được đánh giá cao hơn đúng không?


Đây là câu hỏi mà chị bắt gặp rất nhiều ở các em sinh viên, kể cả các em sinh viên năm nhất đến các em sinh viên năm tư chuẩn bị ra trường đi làm. Việc xác định tầm quan trọng của mỗi loại chứng chỉ và quyết định theo học chứng chỉ nào gần như là việc đầu tiên trong lộ trình học tập của các em.

Nhân đây chị xin trả lời về sự giống và khác nhau của 3 chứng chỉ nói trên:

- Giống nhau: Cả 3 chứng chỉ trên gần như là 3 chứng chỉ tiếng Anh quốc tế phổ biến nhất. Vì là chứng chỉ quốc tế nên nó được công nhận giá trị trên toàn thế giới và được đánh giá cao hơn so với các chứng chỉ tiếng anh trong nước. Để được cấp chứng chỉ, các em phải đến thi ở các đơn vị khảo thí được ủy quyền tại Việt Nam như Hội đồng Anh, IDP (với chứng chỉ IELTS), IIG Vietnam, Languagelink (với chứng chỉ TOEIC)…

- Khác nhau: Khác nhau cơ bản của 3 chứng chỉ trên chính là mục đích và đối tượng người học.

+ Đối tượng chính của người học TOEIC là sinh viên và người đi làm vì đây là chứng chỉ được các nhà tuyển dụng sử dụng nhiều để đánh giá trình độ tiếng Anh của các ứng viên. Sở dĩ nói đây là chứng chỉ dành cho người đi làm vì các kiến thức và kĩ năng trong bài thi TOEIC xoay quanh bối cảnh công sở. Chính vì vậy mục đích của người học TOEIC chính là phục vụ cho công việc trong hiện tại và tương lai.

+ Đối tượng của người học IELTS và TOEFL là những người có kế hoạch đi du học hoặc đi sâu nghiên cứu các vấn đề học thuật. Kiến thức trong hai bài thi này khá chuyên sâu vào từng lĩnh vực. Bối cảnh trong hai bài thi này cũng thường là các vấn đề thời sự, các kiến thức chuyên ngành được đánh giá dựa trên bốn kĩ năng Nghe-Nói-Đọc-Viết. Như vậy, đối tượng của chứng chỉ IELTS và TOEFL là những người có kế hoạch du học hoặc phục vụ công việc nghiên cứu chuyên sâu.

Về độ khó, chứng chỉ IELTS và TOEFL đánh giá trình độ của người thi dựa trên cả 4 kĩ năng toàn diện: Nghe-Nói-Đọc-Viết, còn bài thi TOEIC trước đây chỉ dựa trên 2 kĩ năng là Nghe và Đọc. Tuy nhiên, hiện tại Cấu trúc bài thi TOEIC mới đã được thay đổi, kĩ năng Nói và Viết đã được đưa vào nhằm giúp người học và người thi đánh giá được toàn diện khả năng tiếng Anh của mình. Không thể phủ nhận kiến thức trong bài thi IELTS và TOEFL có phần khó hơn TOEIC vì đó là các kiến thức, từ vựng khá chuyên sâu và học thuật nên việc ôn luyện để thi hai chứng chỉ này cũng đôi phần khó hơn việc học và thi TOEIC.

Tuy vậy, các em cần phải căn cứ vào mục đích của mình để lựa chọn loại chứng chỉ tiếng Anh phù hợp với mình nhất nhé.

3. Em gần như chưa biết gì về tiếng Anh thì nên học Giao tiếp trước hay Ngữ pháp trước?

Mục đích cuối cùng của việc học tiếng Anh là việc sử dụng, ứng dụng được tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày. Cho dù các em có trang bị cho mình một hay nhiều chứng chỉ quốc tế đi nữa thì mục tiêu cuối cùng vẫn là mình phải sử dụng được nó để hỗ trợ cho công việc, cho giao tiếp hàng ngày. Chính vì thế Giao tiếp giỏi tiếng Anh, phát âm chuẩn tiếng Anh là phần vô cùng quan trọng và gần như là đích đến cuối cùng, khi các em đã có nền tảng tiếng Anh vững chắc. Theo kinh nghiệm bản thân chị, việc học giao tiếp tiếng Anh là cả một quá trình dài, đòi hỏi các em phải học và luyện tập không ngừng mới mong đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, nếu nền tảng tiếng Anh của các em không tốt thì quá trình này còn kéo dài hơn nữa, vì các em sẽ mất rất nhiều thời gian cho việc bập bẹ tiếng Anh, nói các câu chưa đúng ngữ pháp, sử dụng từ chưa đúng ngữ cảnh. Trước khi học Giao tiếp, các em nên dành một chút thời gian để củng cố lại hệ thống ngữ pháp, trang bị từ vựng thì lúc đó, việc học giao tiếp chính là sử dụng những kiến thức các em đã học vào thực tiễn, sẽ hiệu quả và đỡ mất thời gian hơn.

4. Em cần chuẩn bị những gì về tiếng Anh trước khi ra trường đi làm?

Có 2 thứ em cần phải chuẩn bị trước nhà tuyển dụng để thể hiện khả năng tiếng Anh của em, đó là:

-    Một chứng chỉ tiếng Anh theo yêu cầu của đa phần các nhà tuyển dụng (tốt nhất nên là một chứng chỉ tiếng Anh quốc tế vì loại chứng chỉ này được công nhận rộng rãi và đánh giá cao hơn).

-    Kĩ năng giao tiếp và sử dụng tiếng Anh thành thạo

5. Để chuẩn bị cho những mục tiêu đó, lộ trình học tập tiếng anh xuyên suốt 4 năm đại học của em nên như thế nào?

Nếu như em đã có nền tảng tiếng Anh thì lộ trình học tập của em nên thực hiện qua các giai đoạn sau:

- Xác định chứng chỉ tiếng Anh sẽ học và luyện thi chứng chỉ đó
- Tiếp theo: Học Tiếng Anh Giao tiếp

Nếu như em bắt đầu từ con số 0, như đa phần các bạn sinh viên Luật, thì lộ trình của em như sau:

- Xác định chứng chỉ tiếng Anh sẽ học
- Tiếp theo: Ngữ pháp – Từ vựng cơ bản cho người mới bắt đầu
- Tiếp theo: Luyện thi Chứng chỉ
- Cuối cùng: Học Tiếng Anh Giao tiếp

Như vậy, việc học tập thành công tiếng Anh trải qua khá nhiều giai đoạn, chính vì vậy các em hãy bắt tay ngay vào học tập tiếng Anh càng sớm càng tốt nhé!

Chị biết các em còn nhiều câu hỏi khác. Các em cứ gửi câu hỏi qua facebook cho chị. Chị sẽ trả lời. Đừng ngại nhé ^^

Chị Hà

12/02/2014
Cẩm nang TOEIC từ A đến Z

Đây là một tài liệu cung cấp nhiều thông tin về kì thi TOEIC mà các bạn sinh viên ĐH Luật HN sẽ phải thi trong quá trình học tại trường, bao gồm:

  • Giới thiệu chung và sự cần thiết của chứng chỉ TOEIC
  • Những điều cần biết về kì thi phân loại TOEIC (phân loại tiếng Anh) tại trường ĐH Luật Hà Nội
  • Cách thức làm bài và bí quyết chinh phục từng phần của bài thi TOEIC
  • Những lưu ý khi làm bài thi TOEIC
  • 20 bí quyết đạt điểm cao trong kì thi TOEIC
  • Cách thức đăng kí thi TOEIC
  • Mất nền tảng tiếng Anh – Nên học từ đâu?
  • Mất bao nhiêu lâu để chinh phục mục tiêu 600 TOEIC và đạt 10 phẩy tiếng Anh tại trường ĐH Luật HN

*/ Tham gia Facebook Group: 


Link download sách: Cẩm nang TOEIC từ A đến Z

Tham khảo thêm: Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Luật

Ấn LikeShare ở bên dưới để nhiều bạn biết hơn nhé ^^
Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Luật - Check your English Vocabulary for Law 3rd edition


Cuốn sách này được viết cho bất cứ ai đang học tập hoặc làm việc trong ngành pháp lý, hoặc những người đang phải sử dụng các kiến thức tiếng Anh chuyên ngành luật trong công việc của mình.

Cuốn sách gồm nhiều bài tập khác trong suốt cuôn sách tập trung vào các từ vựng cơ bản và quan trọng mà bạn có thể sẽ gặp nhiều nhất.
15/11/2013
BÍ QUYẾT ĐẠT 10 PHẨY TIẾNG ANH TẠI ĐH LUẬT HÀ NỘI
Đây là một bài viết trích từ Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất của CLB Luật gia trẻ mà mình rất tâm đắc và cũng thấy rất hữu ích cho các bạn sinh viên trường Luật nói chung, đặc biệt là những bạn đang phấn đấu đạt 10 phẩy tín chỉ ngoại ngữ nói riêng.

Để được kiểm tra trình độ Tiếng Anh miễn phí và tư vấn lộ trình học tập phù hợp với mục đích đạt >600 điểm TOEIC, các bạn có thể liên hệ đến số điện thoại 0979.958.351 (gặp chị Hà) nhé! Vui lòng lưu ý nên gọi điện từ 9h sáng đến 6h tối.

BÍ QUYẾT ĐẠT 10 PHẨY TIẾNG ANH TẠI ĐH LUẬT HÀ NỘI

Link download Cẩm nang TOEIC từ A đến Z

Các em tân sinh viên K38 thân mến!

Bước chân vào cổng trường đại học đồng nghĩa với việc các em sẽ phải trang bị cho mình rất nhiều hành trang kiến thức để vượt qua nhiều môn học khác nhau. Có những môn học nhẹ, chỉ 2 tín chỉ, nhưng lại có những môn học với số lượng tín chỉ lớn, ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập cuối cùng. Nếu các em đọc kĩ Chương trình đào tạo sẽ nhận thấy môn Ngoại ngữ chính là môn học có số tín chỉ cao nhất (7 tín chỉ, chia thành hai học phần học trong hai học kỳ), cao hơn cả những môn học rất quan trọng khác như Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin, Hiến pháp hay Hành chính…

Là một sinh viên K34 – thế hệ sinh viên đầu tiên được thử nghiệm hình thức học tín chỉ tại ĐH Luật HN, tính điểm các môn theo hệ số mới, chị rất thấm thía “sức mạnh” của môn Ngoại ngữ với điểm tổng kết chung. Với một môn học nặng tín chỉ như thế này, nếu như các em không cẩn thận, đó sẽ chính là yếu tố kéo tụt điểm phẩy tổng kết toàn khóa. Nhưng ngược lại, nó chính là “đòn bẩy” rất mạnh để nâng điểm trung bình nếu các em thực sự nghiêm túc và đầu tư học. Điểm phẩy tổng kết 7 tín chỉ môn Ngoại ngữ sẽ góp phần không nhỏ quyết định xem các em sẽ đạt bằng “Giỏi” hay bằng “Khá” khi tốt nghiệp ra trường.