Showing posts with label Luật Người khuyết tật. Show all posts
Showing posts with label Luật Người khuyết tật. Show all posts
16/10/2014
Phân tích các nguyên tắc của bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật - Bài tập học kỳ Luật Khuyết tật 9 điểm

Là đối tượng, thực thể tồn tại trong đời sống xã hội, người khuyết tật có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Tuy nhiên, do những khiếm khuyết không mong muốn về cơ thể mà người khuyết tật gặp phải nhiểu trở ngại, khó khăn trong cuộc sống, chính vì vậy, Nhà nước ta đã dành sự quan tâm đặc biệt đến đối tượng này với những chính sách, quy định của pháp luật về bảo trợ xã hội theo những nguyên tắc cụ thể đối với người khuyết tật nhằm giúp họ khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. Để rõ hơn về vấn đề này, em đi sâu tìm hiểu đề tài: “Phân tích các nguyên tắc của bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật. Các nguyên tắc đó được thể hiện như thế nào trong quy định của pháp luật bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật?”.
15/06/2014
Vai trò của gia đình đối với người khuyết tật - Bài tập nhóm Luật Người khuyết tật
Đề 7: Có 1 gia đình có con bị khuyết tật. Nhưng họ đối xử tệ bạc với người con này, biểu hiện bằng các hành vi: không cho đi học, cho ăn mặc rách rưới, chỗ ở tồi tàn so với những người con khác, dấu diếm không cho người khác biết, gạt người khuyết tật ra khỏi những quyết định quan trọng của gia đình…

1. Ý kiến của bạn với tình huống trên?
2. Hãy phân tích và bình luận quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến tình huống trên

Bài làm

Với tư cách là đối tượng, thực thể tồn tại trong đời sống xã hội, Người khuyết tật cũng có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Tuy nhiên, do những khiếm khuyết không mong muốn về cơ thể mà Người khuyết tật gặp phải nhiều trở ngại, khó khăn trong việc hòa nhập cộng đồng, cũng như thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.

Ở Việt Nam, Người khuyết tật bị xã hội loại trừ và phân biệt đối xử là một hiện tượng khá phổ biết, dễ nhận thấy trong cộng đồng có Người khuyết tật, thậm chí nơi gần gũi với Người khuyết tật nhất là gia đình cũng thể hiện thái độ sợ hãi, ghét bỏ, ruồng rẫy hay coi thường, ít kì vọng vào Người khuyết tật. Nhận thức được vấn đề trên, với bài tập nhóm tháng thứ 2 môn Pháp luật Người khuyết tật, nhóm 7 – Lớp N02 xin triển khai bài làm với đề bài số 7 liên quan trực tiếp đến các nội dung nêu trên.
So sánh quy định của Pháp luật Quốc tế với pháp luật Việt Nam về khái niệm Người khuyết tật - Bài tập nhóm Luật Người khuyết tật
Như chúng ta đã biết, người khuyết tật là những người bất hạnh vì nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh tật, tai nạn hay bẩm sinh…Họ không có khả năng lao động chân tay hiệu quả như bao người khác. Áp lực tâm lý đối với những người khuyết tật cũng là rất lớn, đó là những mặc cảm, tự ti về khiếm khuyết trên cơ thể mình, là những gánh nặng mà họ đem đến cho gia đình và xã hội. Vì vậy, họ chính là đối tượng cần được tạo điều kiện trong cuộc sống hơn bình thường. Để đảm bảo quyền và lợi ích cho Người khuyết tật, việc hiểu thế nào cho đúng về khái niệm Người Khuyết tật là hết sức cần thiết. Trong khuôn khổ bài tập nhóm tháng thứ nhất môn Pháp luật Người Khuyết tật, chúng em xin đi sâu, làm rõ vấn đề này với đề bài “Phân tích khái niệm Người khuyết tật. So sánh quy định của Pháp luật Quốc tế với pháp luật Việt Nam về khái niệm Người khuyết tật”.

NỘI DUNG CHÍNH

1. Khái niệm Người khuyết tật

1.1 Cơ sở hình thành khái niệm Người Khuyết tật


Từ những thế kỷ trước đây người ta đã “rục rịch” để đưa ra một khái niệm về người khuyết tật. Trong giai đoạn từ những năm 1940-1960, những văn bản pháp luật quốc tế  liên quan đến quyền con người đều không trực tiếp đề cập đến người khuyết tật. Đến năm 1970 ở Hoa Kì, vấn đề người khuyết tật cũng như các hiệp hội của họ đã xuất hiện và chứng mình sự tồn tại của người khuyết tật. Quan niệm về người khuyết tật, cũng như khái niệm về người khuyết tật bắt đầu có “manh mún”. Trong các văn bản quốc tế, hai từ tiếng Anh "disability" (khuyết tật hay tàn tật) và "handicap" (không hội nhập được) thường được dung để nói về Người khuyết tật. Tuy nhiên, hai từ "disability" và "handicap" thường được dùng không rõ ràng và nhiều khi lẫn lộn với nhau, vì thiếu mà nhiều khi đã dẫn đến sự dẫn hướng chưa được thích đáng cho phía hoạch định chính sách và thi hành chính sách. Cho đến năm 1980, Tổ chức y tế thế giới đã thông qua sự  phân loại trên phạm vi quốc tế về các khái niệm "impairment" (khiếm khuyết), "disability"(khuyết tật hay tàn tật) và "handicap" (không hội nhập được), nó cho thấy có một sự tiếp cận vấn đề chuẩn xác hơn, nhằm sử dụng được một cách thỏa đáng trong nhiều lĩnh vực như phục hồi chức năng, giáo dục, thống kê, chính sách, lập pháp, điều tra dân số, xã hội học, kinh tế học và nhân học...
Nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử với người khuyết tật - Bài tập học kỳ Luật Người khuyết tật
Như chúng ta đã biết, người khuyết tật là những người bất hạnh vì nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh tật, tai nạn hay bẩm sinh…Họ không có khả năng lao động chân tay hiệu quả như bao người khác. Áp lực tâm lý đối với những người khuyết tật cũng là rất lớn, đó là những mặc cảm, tự ti về khiếm khuyết trên cơ thể mình, là những gánh nặng mà họ đem đến cho gia đình và xã hội. Vì vậy, họ chính là đối tượng cần được tạo điều kiện trong cuộc sống hơn bình thường. Xuất phát từ điều đó, việc pháp luật quy định về nguyên tắc “Bình đẳng và không phân biệt đối xử” đối với người khuyết tật là việc làm cần thiết góp phần đảm bảo quyền và nghĩa vụ của họ. Trong phạm vi bài tập lớn học kì môn Pháp luật Người  khuyết tật, em xin được trình bài và làm rõ nguyên tắc trên qua đề bài: “Phân tích nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử với người khuyết tật. Nguyên tắc này được cụ thể hóa như thế nào trong pháp luật người khuyết tật? Liên hệ với thực tiễn”

NỘI DUNG CHÍNH

1. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA NGUYÊN TẮC


Nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử với người khuyết tật liên quan mật thiết đến khái niệm nhân phẩm. Nguyên tắc này xuất phát từ quan điểm cho rằng tất cả mọi người dù họ có sự khác nhau về thể lực, trí lực và các đặc điểm khác, đều có giá trị và tầm quan trọng ngang nhau: “Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Mọi con người đều được tạo hóa ban cho lý trí và lương tâm và cần phải đối xử với nhau trong tình bằng hữu” . (Điều 1 Tuyên ngôn toàn thế giới cả Liên hợp quốc về nhân quyền năm 1948) và “Tất cả  mọi người, không phân biệt chủng tộc, tín ngưỡng, hoặc giới tính đều có quyền được mưu cầu một cuộc sống vật chất đầy đủ, được phát triển tinh thần trong điều kiện tự do và đảm bảo nhân phẩm, trong điều kiện an ninh kinh tế và cơ hội bình đẳng”  (Tuyên bố của Tổ chức lao động thế giới tại Philadenphia năm 1944). Vì vậy họ có quyền được đối xử công bằng và không bị phân biệt trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2006 cũng đã ghi nhận nguyên tắc này tại Điều 5 và Điều 12: