Showing posts with label Luật Bình đẳng giới. Show all posts
Showing posts with label Luật Bình đẳng giới. Show all posts
20/08/2015
Một số vấn đề về quyền của người phụ nữ trong pháp luật phong kiến Việt Nam
Bài tập học kỳ Luật Bình đẳng giới.

A. MỞ ĐẦU.

Ảnh hưởng của yếu tố truyền thống, tư tưởng nặng nề của nho nho giáo, pháp luật Việt Nam thời phong kiến mặc dù đã ghi nhận đảm bảo quyền của người phụ nữ trong các quan hệ xã hội đặc biệt là lĩnh vực hôn nhân để đảm bảo quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong trong gia đình được quy định trong hai bộ luật tiêu biểu là Bộ Luật Hông Đức và Bộ Luật Gia Long .Nhưng, xét về mặt tổng thể thì phụ nữ Việt Nam thời kỳ đó vẫn còn bị đối xử rất hạn chế hơn rất nhiều so với nam giới, họ bị hạn chế trong việc sở hữu tài sản, trong giáo dục, ít có tiếng nói trong gia đình và xã hội, phải mang nhiều gánh nặng xã hội với vai trò kép....Để hiểu rõ hơn về vị thế, vai trò của người phụ nữ trong thời kỳ này, bài viết dưới đây sẽ đi phân tích đề tài: “Một số vấn đề về quyền của người phụ nữ trong pháp luật phong kiến Việt Nam.”
18/05/2015
Quyền của người phụ nữ nông thôn trong các hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp dưới góc độ bình đẳng giới
Bài tập học kỳ Luật Bình đẳng giới.

Bình đẳng giới được xem là tiêu chí quan trọng đánh giá sự phát triển của một xã hội, một đất nước. Nó vừa là mục tiêu của sự phát triển vừa là yếu tố nâng cao khả năng tham gia đóng góp của phụ nữ vào sự phát triển ổn định và bền vững của quốc gia. Thực tế hiện nay cho thấy rằng, vai trò của người phụ nữ nói chung và phụ nữ nông thôn nói riêng là hết sức quan trọng cho sự phát triển của các hoạt động nông- lâm- ngư nghiệp ở nước ta. Họ là một nguồn lực quan trọng đóng góp công sức lao động của mình cho sự phát triển của đất nước nhưng dường như người phụ nữ nông thôn vẫn đang gặp phải những khó khăn hơn so với nam giới nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, sau đây em được đi sâu làm sáng tỏ để bài: “Quyền của người phụ nữ nông thôn trong các hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp dưới góc độ bình đẳng giới”.
29/01/2015
Một số vấn đề về giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới - Bài tập học kỳ Luật Bình đẳng giới
Luật Bình đẳng giới được thông qua ngày 29/11/2006 tại kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khoá XI và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007. Là một bộ phận của hệ thống pháp luật nước ta, Luật bình đẳng giới và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng chịu sự giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước, đặc biệt là Quốc hội. Điều 83 của Hiến  pháp năm 1992 và Điều 1 của Luật tổ chức Quốc hội quy định: “Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước”. Ở địa phương, chức năng giám sát này được trao cho Hội đồng nhân dân các cấp.
21/08/2014
Giáo trình Luật Bình đẳng giới - Chương 4 - Trách nhiệm bảo đảm, thực hiện bình đẳng giới và thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới
I. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN VÀ BẢO ĐẢM BÌNH ĐẲNG GIỚI CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, GIA ĐÌNH VÀ CÁ NHÂN

1. Cơ quan quản lí Nhà nước về bình đẳng giới và Bộ máy vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam

a. Cơ quan quản lí Nhà nước về bình đẳng giới

Vấn đề trách nhiệm quản lí Nhà nước về bình đẳng giới, trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Bình đẳng giới đã có hai loại quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng việc quản lí Nhà nước về bình đẳng giới phải được các Bộ, Ngành và địa phương thực hiện lồng ghép theo chức năng quản lí Nhà nước được phân công, phân cấp vì giới và việc bảo đảm bình đẳng giới là vấn đề xuyên suốt trong mọi hoạt động và lĩnh vực, ngành nghề. Nếu tách riêng cho một cơ quan thực hiện (cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện bình đẳng giới) sẽ không được các Bộ, Nghành, địa phương coi trọng và điều này ảnh hưởng đến mục tiêu bình đẳng giới. Quan điểm thứ hai đề nghị cần thiết phải có cơ quan quản lí Nhà nước về bình đẳng giới là thành viên Chính phủ, vì đây là vấn đề mới và khó đối với Việt Nam . Cơ quan này có thể được thành lập mới hoặc trên cơ sở kiện toàn Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam thành cơ quan ngang Bộ thực hiện nhiệm vụ quản lí Nhà nước về bình đẳng giới và thúc đẩy việc bảo đảm bình đẳng giới trong các Bộ, Ngành khác. Trong trường hợp không có cơ quan đầu mối thực hiện trách nhiệm quản lí Nhà nước về bình đẳng giới thì giao chức năng này cho Bộ nội vụ, Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam hoặc Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam.
Giáo trình Luật Bình đẳng giới - Chương III - Nội dung bình đẳng giới và các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới
I. NỘI DUNG BÌNH ĐẲNG GIỚI

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ nưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó (Điều 5 Luật Bình đẳng giới).

Bình đẳng giới phải được biểu hiện một cách toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.Tuỳ thuộc vào đặc điểm chính trị, kinh tế, xã hội của từng quốc gia, đối với từng lĩnh vực cụ thể, bình đẳng giới có thể được quan tâm ở mức độ khác nhau. Tuy nhiên, bình đẳng giới đầy đủ và thật sự không cho phép loại trừ hay coi nhẹ bất kỳ một lĩnh vực nào.

Nội dung bình đẳng giới là tổng thể những lĩnh vực của đời sống xã hội được quy định bình đẳng giới. Công ước CEDAW đã đưa ra 11 lĩnh vực loại trừ phân biệt đối xử đối với phụ nữ, đó là các lĩnh vực: chính trị, đại diện quốc tế, quốc tịch, giáo dục, lao động việc làm, chăm sóc sức khoẻ, kinh tế, dân sự, phụ nữ ở nông thôn, hôn nhân và gia đình, bạo lực trên cơ sở giới tính. Khái niệm “loại trừ” thể hiện trách nhiệm của các quốc gia thành viên trong chủ trương triệt để hành động để xoá bỏ bằng mọi biện pháp lập pháp và biện pháp không lập pháp (hành pháp, tư pháp, xã hội) đối với những phân biệt đối xử trên phương diện pháp lý (do pháp luật quy định) và trong thực tế.
Giáo trình Luật Bình đẳng giới - Chương II - Sự phát triển của pháp luật bình đẳng giới
I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRÊN THẾ GIỚI 


Với sự phát triển của phong trào phụ nữ và chủ nghĩa nữ quyền, phụ nữ ngày càng biết đấu tranh để tự tạo ra các cơ hội ngang bằng so với nam giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thứ nhất, làm thay đổi tư duy về phụ nữ: phong trào tranh đấu để tạo ra cơ hội có việc làm ngang nhau giữa phụ nữ và nam giới; vấn đề phúc lợi xã hội và sinh sản của phụ nữ đã được xã hội quan tâm hơn; vai trò sản xuất của phụ nữ hội nhập vào kinh tế quốc tế được đề cao; ảnh hưởng sâu sắc nhất của phong trào là đã làm thay đổi tư duy xã hội của các nhà chính trị, hoạch định chính sách, họ đã nhận thấy rằng mọi thành công của các chiến lược, chính sách phát triển không thể đạt được nếu không quan tâm đầy đủ đến phụ nữ… Thứ hai, phong trào phụ nữ trong phát triển đã làm hình thành dây chuyền của các cơ quan chuyên trách nghiên cứu về phụ nữ tại các nước đang phát triển trên thế giới, làm cho Chính phủ và các cơ quan phát triển tại các quốc gia quan tâm đúng mức việc đưa phụ nữ hội nhập vào quá trình phát triển cộng đồng. Với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào phụ nữ và chủ nghĩa nữ quyền vào thập niên 70, các nước trên thế giới ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề phụ nữ, đây không chỉ là vấn đề của từng quốc gia hay từng khu vực mà là vấn đề có tính chất toàn cầu. Các cuộc hội nghị quốc tế về phụ nữ lần lượt diễn ra nhằm thông qua các chương trình, mục tiêu, cương lĩnh hoạt động toàn cầu nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, thực hiện vấn đề bình đẳng giới.
Giáo trình Luật Bình đẳng giới - Chương I - Khái niệm và những nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới
I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN LÝ THUYẾT NỮ QUYỀN VÀ LÝ THUYẾT GIỚI

Về lịch sử xuất hiện và phát triển của lí thuyết giới, lí thuyết nữ quyền, nhiều công trình khoa học đã nhận định rằng vấn đề giới, vấn đề nữ quyền bắt đầu được đề cập vào thế kỉ XV trong công trình khoa học của một phụ nữ Pháp là Christine de Pisan (1364 – 1430). Những công trình đầu tiên đề cập đến vấn đề giới có chủ đề: quyền, nghĩa vụ tình dục và sự lên tiếng của dân chúng về vấn đề phụ nữ bị coi là loại người khác biệt vì vị trí xã hội không bình đẳng với nam giới. Sau đó, vào khoảng thế kỉ XVII – XVIII, các công trình khoa học về nữ quyền và về giới bắt đầu phát triển ở Anh. Bên cạnh nhiều công trình xuất bản vô danh, còn có công trình xuất bản của nhiều tác giả mà có thể kể đến là Aphra Behn (1640 – 1689), Mary Astell (1666 – 1731), những người gần đây được nhắc đến như những lý luận gia nữ quyền đầu tiên của Anh.


Những công trình khoa học đề cập đến vấn đề phụ nữ ở thế kỉ XVII bắt đầu phát triển bởi sự thay đổi nhanh chóng của tình hình kinh tế, xã hội, chính trị của xã hội Anh lúc bấy giờ mà sự thay đổi lớn nhất trong giai đoạn này là thay đổi về phân công lao động. Hệ thống công nghiệp dựa vào gia đình ngày một suy yếu đi và sự phân công lao động ngày càng phức tạp hơn, những đơn vị sản xuất ngày càng lớn hơn. Lần đầu tiên trong lịch sử có sự phân biệt hai môi trường lao động, đó là môi trường lao động ngoài xã hội và môi trường lao động trong nhà của hộ gia đình. Phụ nữ bị loại trừ khỏi các nghề mà trước đây họ đã từng đảm nhận như buôn bán, in ấn, chế ủ rượu bia, y học. Thậm chí, phụ nữ thuộc tầng lớp quý tộc cũng ngày càng bị hạn chế vào các hoạt động trong nhà. Sau cải cách tôn giáo, các tu viện dành cho nữ, là nơi họ trốn tránh khỏi xã hội thực tại không còn nữa. Số phụ nữ kết hôn tăng và kết hôn trở thành một nhu cầu kinh tế và phụ nữ cũng lệ thuộc vào chồng nhiều hơn trước. Những phụ nữ không kết hôn phải tự kiếm sống không được xã hội tôn trọng. Trong bối cảnh xã hội như vậy, vấn đề vai trò của phụ nữ trở thành một vấn đề xã hội bức xúc và không có gì đáng ngạc nhiên khi nó trở thành chủ đề của các cuộc tranh luận và các công trình nghiên cứu về vai trò của phụ nữ và mối quan hệ giới trong xã hội.
08/02/2014
Bài tập học kỳ Bình đẳng giới - Yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội
1. Một số khái niệm cơ bản

1.1 Khái niệm giới và đặc điểm của giới

Khái niệm “Giới” được qui định tại Điều 5 khoản 1 Luật Bình đẳng giới: “Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội”.

Dưới góc độ khoa học pháp lý, giới là các đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong các mối quan hệ xã hội, do đó giới có đặc điểm sau:

Thứ nhất, giới được hình thành từ các quan điểm, quan niệm xã hội chứ không tự nhiên sinh ra. Thứ hai, giới có tính đa dạng. Thứ ba, giới luôn thay đổi và vận động không ngừng theo thời gian và không gian. Thứ tư, giới nam (đặc điểm, vị trí, vai trò của nam trong quan hệ xã hội) và giới nữ (đặc điểm, vị trí, vai trò của nữ trong quan hệ xã hội) có thể thay đổi vai trò trong một quan hệ xã hội cụ thể.
27/09/2013
Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới đối với việc thực hiện bình đẳng giới thực chất ở nước ta hiện nay
Bài tập học kỳ môn Luật Bình đẳng giới có đáp án.

Đề bài: Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới đối với việc thực hiện bình đẳng giới thực chất ở nước ta hiện nay.

BÀI LÀM

A . ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã có rát nhiều nỗi lực phát triển kinh tế và thực hiện mục tiêu tiến bộ xã hội, trong đó phải kể đến việc thực hiện bình đẳng giới và phát triển con người. Bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Vì vây, để thực hiện được những mục tiêu trên Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những biên pháp để thúc đẩy bình đẳng giới. Để hiểu hơn về các biện pháp thức đẩy bình đẳng, em chọn đề tài “ “Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới đơi với việc thực hiện bình đẳng giới thực chất ở nước ta hiện nay” cho bài viết của mình.
Vai trò của gia đình trong việc nhận thức và thực hiện bình đẳng giới hiện nay ở Việt Nam
Bài tập nhóm tháng 2 môn Luật Bình đẳng giới.

Đề bài: 

Vai trò của gia đình trong việc nhận thức và thực hiện bình đẳng giới hiện nay ở Việt Nam.

1. VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG VIỆC NHẬN THỨC VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI HIỆN NAY Ở VIỆT NAM.

Bình đẳng giới là một vấn đề không mới trong đời sống xã hội hiện nay nhưng không phải ai cũng có nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Việc thực hiện bình đẳng giới phải đi từ nhận thức đến hành động, chính vì thế việc nhận thức những vấn đề liên quan đến bình đẳng giới là rất cần thiết. Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội; trong cuộc sống con người tham gia vào các hoạt động sống như lao động, học tập và từ đó hình thành nhân cách. Và gia đình chính là ngôi trường đầu tiên đào tạo, hình thành nhận thức của con người về mọi lĩnh vực của xã hội, trong đó có bình đẳng giới. Gia đình có một vai trò quan trọng trong việc hình thành những nhận thức, thái độ về các quan hệ giới, đồng thời cũng là nơi diễn ra quá trình xã hội hoá cá nhân bởi vậy có thể nói rằng gia đình là một xã hội thu nhỏ. Mỗi một hành vi, một thái độ của mỗi thành viên trong gia đình về vấn đề bình đẳng giới đều được truyền từ đời này sang đời khác, nó cũng ăn sâu “thâm căn cố đế” vào tiềm thức của thế hệ sau, rất khó thay đổi. Chính vì vậy việc nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện và tiến tới bình đẳng giới thực chất. Trong công tác thực hiện bình đẳng giới chúng ta không thể không nhắc đến vai trò của gia đình – tế bào của xã hội, trước hết đó là trong việc nhận thức về bình đẳng giới.