Showing posts with label Lịch sử Nhà nước và Pháp luật thế giới. Show all posts
Showing posts with label Lịch sử Nhà nước và Pháp luật thế giới. Show all posts
03/09/2015
So sánh chế định hợp đồng của bộ luật Hammurabi và luật dân sự La Mã - 8,5 điểm
Bài tập học kỳ Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới.

Ngay từ thời cổ đại, pháp luật đã trở thành một nét đẹp của nền văn minh cổ đại.  Có thể nói, Bộ luật Hammurabi và Luật dân sự La Mã là hai bộ luật toàn diện và tiến bộ nhất trong lịch sử pháp luật cổ đại. Cả hai bộ luật đã phản ánh, điều chỉnh những quan hệ xã hội thời bấy giờ, trong đó có chế độ hợp đồng, một trong những lĩnh vực quan trọng trong điều kiện kinh tế hàng hóa của hai quốc gia đang phát triển mạnh. Sau đây, em xin chọn đề tài: So sánh chế độ hợp đồng của  Luật dân sự La Mã và Bộ luật Hammurabi. Do điều kiện về tài liệu tham khảo và sự hiểu biết còn hạn chế nên bài viết còn nhiều thiếu sót, mong quý thầy cô góp ý để bài viết sau được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
29/04/2015
Đề bài tập học kỳ Lịch sử Nhà nước và pháp luật - Kì II năm học 2014 - 2015 - Đợt 3 kèm tài liệu tham khảo
1. Phân tích đặc thù trong quá trình ra đời nhà nước Văn Lang Âu Lạc ở Việt Nam.

2. Phân tích cơ sở thiết lập và biểu hiện của nhà nước quân chủ quý tộc ở Trung Quốc thời kì Tây Chu.


3. So sánh và đánh giá về hình thức chính thể nhà nước của nhà nước thành bang Spac và Ailen.
06/02/2015
Đánh giá địa vị pháp lí của Tổng thống Mĩ theo quy định của Hiến pháp 1787 - Bài tập học kỳ Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới
Nước Mỹ đã và đang là cường quốc hàng đầu thế giới với sức ảnh hưởng mạnh mẽ về chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao, quân sự lan toả tới nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên khắp các châu lục. Nhìn nhận vai trò và vị thế đặc biệt đó, cả giới nghiên cứu lẫn phương tiện thông tin và dư luận công chúng đều rất quan tâm đến địa vị pháp lí của tổng thống Mỹ - một trong những điều quan trọng của hệ thống chính trị Hoa Kỳ. Tính duy nhất và tầm quan trọng đặc biệt, địa vị này đã được ghi nhận ngay trong bản Hiến pháp 1787 của Mĩ. Để làm rõ điều này em xin chọn đề tài “ Đánh giá địa vị pháp lí của Tổng thống Mĩ theo quy định của Hiến pháp 1787”.

NỘI DUNG

I.Khái niệm địa vị pháp lí
08/12/2014
So sánh cơ sở thiết lập hình thức chính thể quân chủ chuyên chế nhà nước phương Đông và La Mã cổ đại - Bài tập học kỳ Lịch sử Nhà nước pháp luật thế giới
Chính thể quân chủ chuyên chế là 1 trong những chính thể có sự ra đời cũng như phát triển lâu đời nhất thế giới, tuy hiện  nay nó đã lùi vào quá  khứ  nhưng những  đóng  góp của nhà nước quân chủ chuyên chế cho nền văn minh thế giới thì vẫn còn đó, được coi như bước quá độ cho nhân loại tiến vào thời kỳ văn minh hiên đại hơn. Các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây tiêu biểu là những quốc gia ra đời sớm nhất, mở ra kỷ nguyên  mới cho  văn minh loài  người. Những  quốc gia có nền văn hóa nổi tiếng là Trung Quốc,  Ấn Độ , Lưỡng Hà,  Ai Cập ( Phương Đông cổ đại ) và Hy lạp và La Mã ( Phương Tây cổ đại ), giữa các quốc gia cổ đại nay có nhiều điểm giống và điểm khác nhau. Nhận thức được vấn đề nay cùng với sự lòng đam mê lịch sử của mình em xin tìm hiều đề bài số 7: “ So sánh cơ sở thiết lập hình thức chính thể quân chủ chuyên chế nhà nước phương Đông và La Mã cổ đại”. Em xin cám ơn!
01/12/2014
Phân tích cơ sở thiết lập và những biểu hiện của nhà nước phân quyền cát cứ phong kiến Tây Âu - Bài tập học kỳ Lịch sử Nhà nước và pháp luật Thế giới

Trạng thái phân quyền cát cứ là trạng thái cơ bản, nổi bật nhất trong thời kỳ phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu, bao trùm và chi phối mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội và chính trị phong kiến Tây Âu. Vậy trạng thái phân quyền cát cứ là như thế nào, bắt nguồn từ đâu, và hệ quả của nó ra sao? Để làm rõ những vấn đề này, sau đây em xin được đi vào tìm hiểu đề tài: “ Phân tích cơ sở thiết lập và những biểu hiện của nhà nước phân quyền cát cứ phong kiến Tây Âu."
27/11/2014
Đánh giá những nội dung cơ bản trong lĩnh vực hợp đồng của Bộ luật Hammurabi - Bài tập học kỳ Lịch sử Nhà nước và pháp luật thế giới - 8 điểm
Nền kinh tế hang hóa ở Lưỡng Hà xuất hiện rất sớm và phát triển vào bậc nhất ở Phương Đông cổ đại. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi để Lưỡng Hà cổ đại trở thành một trong những quốc gia cổ đại ở Phương Đông có pháp luật thành văn sớm. Với bộ luật nổi tiếng Hammurabi, quy định về tất cả các lĩnh vực trong xã hội, lĩnh vực hợp đồng là 1 trong những lĩnh vực được quan tâm nhất khi các nhà lập pháp soạn thảo ra bộ luật Hammurabi. Để hiểu rõ hơn về các quy định trong lĩnh vực hợp đồng thì e xin chọn đề tài 02: “ Đánh giá những nội dung cơ bản trong lĩnh vực hợp đồng của Bộ luật Hammurabi” làm đề tài cho bài tập học kỳ.
14/11/2014
So sánh chế độ hôn nhân của Luật Dân sự La Mã (thời cộng hòa hậu kì và thời quân chủ) và chế định hôn nhân của Bộ luật Hammurabi - 9d
A. LỜI MỞ ĐẦU


Ngay từ thời cổ đại, pháp luật đã là một nét đẹp tô điểm cho nền văn minh của nhân loại. Nổi bật trong số đó phải kể đến hai bộ luật Hammurabi của Lưỡng Hà và luật La Mã. Cả hai bộ luật đã phản ánh và điều chỉnh rất nhiều những quan hệ xã hội thời bấy giờ, trong đó có quan hệ hôn nhân gia đình, một trong những nền tảng của xã hội. Bài viết sẽ chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa các quy định của hai bộ luật về các vấn đề kết hôn, ly hôn, quan hệ gia đình, thừa kế. Qua đó, đánh giá về sự tiến bộ, cũng như những mặt hạn chế tương quan giữa chúng.
11/09/2014
Phân tích và đánh giá chính sách pháp luật của nhà Tây Chu
Bài tập học kỳ Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới có đáp án.

ĐĂT VẤN ĐỀ

Trung Quốc với hàng ngàn năm tồn tại và phát triển, đây được coi là nơi có nền văn minh lâu đời nhất thế giới.  Nền văn minh Trung Quốc bắt nguồn tại các khu vực thung lũng dọc theo Hoàng Hà và Trường Giang. Góp phần tạo nên sự phồn thịnh cho lịch sử Trung Quốc phải kể dến các triều đại như nhà Thương, nhà Hạ, nhà tần…Trong đó, phải nói đến nhà Tây Chu. Nhà Chu với  một vùng lãnh thổ rộng lớn,  bằng việc áp dụng những chính sách pháp luật tiến bộ  đã tác động tích cực đến chế độ phong kiến. Chính vì vậy, để có thể tìm hiểu sâu hơn những điểm tiến bộ về chính sách pháp luật của nhà Tây Chu, sau đây em xin được trình bày về đề tài: “phân tích và đánh giá chính sách pháp luật của nhà Tây Chu”.
23/08/2014
Đánh giá địa vị pháp lý của Tổng thống Mỹ theo quy định của Hiến pháp 1787 - Bài tập học kỳ Lịch sử Nhà nước và pháp luật Thế giới
I. MỞ ĐẦU

Hiện nay, theo số liệu của tổ chức Liên hợp quốc năm 2009 thì trên thế giới có khoảng hơn 200 quốc gia, trong đó có 192 nước thành viên. Mỗi quốc gia có một chủ quyền riêng, luật pháp riêng. Vì vậy, Hiến pháp của mỗi quốc gia là khác nhau. Trong đó bản Hiến pháp đầu tiên và cũng là bản hiến pháp thành văn có hiệu lực lâu nhất trên thế giới tính tới nay chính là Hiến pháp Hợp chủng quốc  Hoa Kỳ năm 1787. Không chỉ có vậy, Hoa kỳ cũng là quốc gia điển hình cho chính thể Cộng hòa Tổng thống với đặc điểm nổi bật là địa vị pháp lý của Tổng thống. Để hiểu rõ hơn, cũng như đưa để đưa ra những nhận định chính xác nhất về đặc điểm này, sau đây là bài “Đánh giá địa vị pháp lý của Tổng thống Mỹ theo quy định của Hiến pháp 1787”.

II. ĐÁNH GIÁ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA TỔNG THỐNG MỸ THEO QUY ĐỊNH CỦA HIẾN PHÁP 1787


Theo Hiến pháp 1787, Tổng thống hợp chủng quốc Hoa kỳ vừa thực hiện chức năng của nguyên thủ quốc gia, vừa thực hiện chức năng của người đứng đầu bộ máy hành pháp. Vì vậy, có thể nói Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là một trong những chức vụ có quyền thế nhất trên thế giới.
21/08/2014
Đề cương ôn tập môn Lịch sử Nhà nước và pháp luật Thế giới - ĐH Luật Hà Nội
Câu 1: Quá trình hình thành nhà nước-pháp luật. Đặc điểm con đường hình thành nhà nước ở phương Đông.

1. Quá trình hình thành Nhà nước

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc nhà nước.

Theo thuyết Thần học, cho rằng nhà nươc là do thượng đế sinh ra để quản lý xã hội, quyền lực nhà nước là vĩnh cửu và vô tận nên việc phục tùng quyền lực ấy là cần thiết và tất yếu.

Theo thuyết khế ước xã hội, nhà nước là một sản phẩm của một bản hợp đồng(khế ước) giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước. Khi đó, nhà nước phải phục tùng xã hội, phục vụ mọi thành viên của xã hội. Khi nhà nước không thực hiện được chức năng của nó, các thành viên trong xã hội sẽ huỷ bỏ khế ước cũ lập ra một khế ước mới, một nhà nước tiến bộ hơn sẽ ra đời.

Ngoài ra còn có thuyết gia trưởng, thuyết tâm lý, thuyết bạo lực...


Theo học thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhà nước ra đời trên cơ sở của sự tan rã chế độ công xã nguyên thuỷ. Có hai nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ, đó là sự xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất (nguyên nhân kinh tế) và sự mâu thuẫn giữa hai giai cấp đối kháng trong xã hôị, mâu thuẫn này ngày càng trở nên gay gắt đến mức không thể điều hồ được nữa (nguyên nhân xã hội).
15/08/2014
Đánh giá chính sách pháp luật nhà Tây Chu - Bài tập học kỳ - Lịch sử Nhà nước và Pháp luật thế giới
Trong thời cổ đại phương Đông xuất hiện bốn trung tâm văn minh lớn và Trung Quốc cũng được đánh giá là một trong bốn cái nôi của nên văn minh loài người. Với bất kì một quốc gia nào, pháp luật cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần làm nên diện mạo dân tộc, củng cố, phát triển đất nước và giúp nhà nước quản lí xã hội. Đặc biệt khi nói đến nhà nước Trung Quốc cổ đại, pháp luật trở thành một yếu tố không thể thiếu mà pháp luật nhà Chu đóng góp một phần vô cùng quan trọng, nổi bật là nhà Tây Chu. Để hiểu rõ hơn những ưu điểm cũng như những hạn chế của chính sách pháp luật của triều đại này, nội dung bài tập lớn của em sẽ đi sâu vào phân tích và làm sáng tỏ chủ đề: “Đánh giá chính sách pháp luật của nhà Tây Chu”

NỘI DUNG

I. Khái quát chung về nhà Tây Chu

Sau khi đem quân tiêu diệt triều Thương, nhà Chu đóng đô ở Cào Kinh (phía Tây lưu vực Hoàng Hà), nên thời kì nhà Chu đóng đô ở đây, gọi là Tây Chu. Ông vua sáng lập ra triều Tây Chu là Cơ Phát, tên hiệu là Vũ Vương. Triều Tây Chu đã trải qua 12 đời vua.
18/06/2014
Những nội dung cơ bản trong lĩnh vực thừa kế của bộ luật Hammurabi - Bài tập học kỳ Lịch sử Nhà nước và pháp luật thế giới
A. LỜI MỞ ĐẦU

Thừa kế là một trong những chế định quan trọng của mỗi quốc gia. Nhận biết được tầm quan trọng của nó, từ xa xưa, một số quốc gia cổ đại đã xây dựng chế định thừa kế trong bộ luật của nước mình một cách hoàn thiện nhất. 


Lưỡng Hà là một quốc gia cổ đại được hình thành từ rất sớm, nằm ở lưu vực hai con sông Tigơrơ và Ophrat. Cùng với sự xuất hiện của nhà nước, pháp luật đã ra đời và trở thành công cụ bảo về lợi ích cho giai cấp thống trị. Trong số các bộ luật tìm được ở Lưỡng Hà, bộ luật nổi tiếng và có giá trị nhất là bộ luật Hammurabi (ra đời vào nửa đầu thế kỷ XVIII TCN). Bộ luật đã quy định các vấn đề cụ thể ở một số lĩnh vực. Trong đó, thừa kế là một trong lĩnh vực quan trọng được đưa vào Bộ luật. Vậy để tìm hiểu rõ hơn về những quy định thừa kế trong bộ luật Hammurabi, em xin phép được chọn và trình bày đề tài: “Đánh giá những nội dung cơ bản trong lĩnh vực thừa kế của bộ luật Hammurabi”.
17/06/2014
Đặc điểm của hình phạt trong hệ thống pháp luật phong kiến Việt Nam - Bài tập học kỳ Lịch sử Nhà nước và pháp luật thế giới
Trong lịch sử tồn tại và phát triển của các nhà nước phong kiến Việt Nam, pháp luật luôn giữ một vai trò quan trọng trong việc giúp các nhà quân chủ điều hành đất nước. Bên cạnh việc dùng “đức trị” tức là dùng lễ để đưa dân chúng hướng tới một chuẩn mực đạo đức được đề ra trong xã hội thì “hình phạt” cũng là một công cụ hữu hiệu giúp nhà nước phong kiến bảo vệ được địa vị, quyền lợi và củng cố trật tự xã hội. Để tìm hiểu kĩ hơn về hình phạt cũng như đặc điểm của hình phạt trong pháp luật phong kiến Việt Nam, em đã chọn đề bài tập lớn của mình là: “Đặc điểm của hình phạt trong hệ thống pháp luật phong kiến Việt Nam”

NỘI DUNG


Theo như quan niệm của luật hình hiện đại thì hình phạt là chế tài đặc trưng riêng của luật hình và chỉ áp dụng với tội phạm. Nhưng đối với các nhà làm luật phong kiến thì có quan niệm rất rộng về hình phạt đó là hình phạt là chế tài phổ biến đối với các hành vi vi phạm dù trong lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính, hôn nhân gia đình hay luân thường đạo lý...Chính quan niệm đó đã làm cho hệ thống hình phạt trong pháp luật phong kiến Việt Nam mang những đặc điểm riêng biệt sau:
14/06/2014
So sánh cơ sở hình thành và phát triển của Nhà nước và pháp luật của phương Đông và phương Tây thời kì cổ đại - Bài tập học kỳ Lịch sử Nhà nước và Pháp luật thế giới
Lịch sử nhà nước và pháp luật phương Đông và phương Tây cổ đại là một nội dung quan trọng của lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới. Cơ sở hình thành và phát triển của nhà nước và pháp luật phương Đông và phương Tây cổ đại có ảnh hưởng nhất định tới nhà nước và pháp luật trung đại và cận, hiện đại sau này. Nhà nước và pháp luật phương Đông và phương Tây cổ đại vừa có sự tương đồng cũng vừa có sự khác biệt về các cơ sở hình thành và phát triển này.

Để hiểu rõ hơn, bài viết dưới đây trình bày đề tài: ”So sánh cơ sở hình thành và phát triển của Nhà nước và pháp luật của phương Đông và phương Tây thời kì cổ đại”.
31/05/2014
Nhà nước phân quyền cát cứ phong kiến Tây Âu - Bài tập học kỳ Lịch sử Nhà nước và pháp luật thế giới - 8 điểm
Phân quyền cát cứ là trạng thái cơ bản, nổi bật nhất trong thời kỳ phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu. Nó bao trùm và chi phối mọi lĩnh vực kinh tế,xã hội và chính trị phong kiến. 

Vậy trạng thái phân quyền cát cứ được biểu hiện như thế nào? Nó bắt nguồn từ những nguyên nhân gì? Và hệ quả của nó ra sao? Để trả lời cho những câu hỏi trên, em xin chọn đề tài : “Phân tích cơ sở thiết lập và những biểu hiện của nhà nước phân quyền cát cứ phong kiến Tây Âu”. Bài làm còn nhiều thiếu sót mong thầy cô góp ý và bổ sung thêm. Em xin chân thành cám ơn!

II. NỘI DUNG

1. Cơ sở thiết lập nhà nước phân quyền cát cứ phong kiến Tây Âu

a, Cơ sở lịch sử 


Ngay từ thời đế quốc Frăng đã nảy sinh hiện tượng phân quyền cát cứ. Sau khi Clôvít chết năm 511, Vương quốc Frăng bị chi phối thành bốn phần do những người con của ông cai quản. Từ cuối thế kỷ VI, nội chiến giữa các anh em dòng họ Mêrôvanhgiêng thường xuyên xảy ra, khiến cho quyền lực của các ông vua ngày càng suy yếu. Trong khi đó thế lực quý tộc ngày càng mạnh, lấn át cả nhà vua, biến nhà vua thành lá chắn để che đỡ trong việc tranh nhau giành quyền lợi. Nhiều vùng trước kia thần phục, nay thoát ly khỏi phạm vi thế lực của nhà vua, trở thành những vùng độc lập. Mãi tới đầu thế kỷ VIII, thừa tướng Sác lơ Mác ten dùng vũ lực khôi phục lại trật tự cũ trong toàn vương quốc. Tuy nhiên với hòa ước Veéc đoong, trạng thái phân quyền cát cứ ngày càng phổ biến và sâu sắc hơn ở Tây Âu. Nội bộ đế quốc Frăng tan rã, từng đế quốc nhỏ cũng bị chia rẽ. Cuộc chiến tranh giành quyền lực không ngừng diễn ra, đời sống nhân dân muôn vàn cơ cực.
30/05/2014
Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc dưới triều Tần - Bài tập học kỳ Lịch sử Nhà nước và pháp luật thế giới
Nhà Tần (221TCN-206TCN) là triều đại kế tục nhà Chu và trước nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Việc thống nhất Trung Quốc năm 221TCN dưới thời Tần Thủy Hoàng đã đánh dấu sự khởi đầu của đế quốc Trung Quốc. Đặc biệt hơn nhà Tần đã để lại một di sản trung ương tập quyền và hệ thống quan liêu sẽ được áp dụng vào những triều đại sau này. Chính vì vậy trong bài tập học kỳ lần này em đã chọn đề tài “Phân tích và đánh giá cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc dưới triều Tần”.

NỘI DUNG

I. Nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc:

Nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc đó là nguyên tắc: “ tôn – quân – quyền ”. Xuất phát từ mục đích cai trị đó là tập trung quyền lực vào chính quyền trung ương, cụ thể đó là vào tay Hoàng đế.


- Theo nho giáo để giữ gìn trật tự kỉ cương cần có một quyền lực của người tối cao ( quân quyền) và phải thuộc về một người ( vua ). Vua là con của trời. Quân quyền phải được mọi người tôn trọng, đề cao nghĩa quân – thần lên hàng đầu.
11/05/2014
So sánh cơ sở hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến phương Đông (Trung Quốc) và phương Tây - Bài tập học kỳ Lịch sử NN&PL Thế giới
Sự hình thành chế độ phong kiến, nhà nước phong kiến là cả một quá trình và có hai con đường: Một là, có những nước là chế độ chiếm hữu nô lệ và trong lòng nó ở thời kì cuối đã có mầm mống quan hệ phong kiến, dần dần chuyển sang chế độ phong kiến, nhà nước chiếm hữu nô lệ chuyển sang nhà nước của giai cấp phong kiến như ở đế quốc Đông La Mã (By-giăng-xơ), Trung Quốc, Ấn Độ Hai là, những nước từ chế độc công xã nguyên thủy đang tan rã, bỏ qua chế độ chiếm hữu nô lệ tiến thẳng lên chế độ phong kiến và thiết lập nhà nước phong kiến. Có sự khác nhau như vậy bởi Giữa châu Á và châu Âu, sự hình thành chế độ phong kiến và nhà nước phong kiến có những điểm khác nhau rõ rệt. Sau đây em xin trình bày về đề tài: “ So sánh cơ sở hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến phương Đông( Trung Quốc) và phương Tây”.

NỘI DUNG

I, Khái quát về nhà nước phong kiến:

Về mặt thuật ngữ, chế độ phong kiến (phong tước, kiến địa) là một từ gốc Hán-Việt: xuất phát từ hệ tư tưởng chính trị thời Tây Chu, Trung Quốc. Đặc điểm chung của chế độ phong kiến là giai cấp địa chủ phong kiến nắm quyền sở hữu phần lớn ruộng đất (gồm cả sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước) và tiến hành bóc lột địa tô (dưới nhiều hình thức như tô lao dịch, tô sản phẩm, tô tiền hay những hình thức kết hợp) đối với nông dân không có hay có ít ruộng đất (dưới những hình thức và mức độ lệ thuộc khác nhau). Xã hội phân hoá thành những giai cấp và đẳng cấp khác nhau. Hệ thống chính trị có thể là phân quyền cát cứ hay tập quyền theo chính thể quân chủ. Cơ sở kinh tế chủ yếu là nông nghiệp dựa trên sản xuất nhỏ của nông dân, những giai đoạn cuối, kinh tế hàng hoá phát triển mạnh dẫn đến sự ra đời của kết cấu kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa. 
09/05/2014
Sự khác biệt cơ bản về hình thức chính thể của nhà nước ở Anh và Mĩ - Bài tập học kỳ Lịch sử NN&PL thế giới
Trong lịch sử phát triển của mình hình thức chính thể các nước do những cuộc cách mạng tạo nên.ở nước Anh giai cấp tư sản đã lien minh với tầng lớp quí tộc phong kiến tiến hành cuộc cách mạng tư sản lật đổ nền chuyên chế phong kiến . nhưng do những hạn chế của giai cấp lãnh đạo và cuộc cách mạng chưu mang tính triệt để. Nó vẩn duy trì những đặc quyền phong kiến và thiết lập một hình thức Nhà nước quân chủ nghị 
viện. còn nước Mỹ cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân Mỹ do giai cấp tư sản lãnh đạo đã đi đến thắng lợi và hình thành nên nhà nước Cộng hòa tổng thống. 

I - Những nét khái quát về hình thức chính thể.

Hình thức chính thể là cách thức tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước và xác lập những mối quan hệ cơ bản của các cơ quan đó.

Hình thức chính thể của nhà nước tư sản là cách thức và trình tự thành lập các cơ quan quyền lực tối cao và xác lập mối quan hệ giữa chúng.

Chính thể quân chủ là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ (hay một phần) trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế

Chính thể cộng hoà là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định.

II-Phân tích sự khác biệt cơ bản về hình thức chính thể của nhà nước ở Anh và Mĩ. 
30/04/2014
Đề cương ôn tập Lịch sử Nhà nước và Pháp luật thế giới (phần 1)
Câu 1: Quá trình hình thành nhà nước-pháp luật. Đặc điểm con đường hình thành nhà nước ở phương Đông.

1. Quá trình hình thành Nhà nước.

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc nhà nước.

Theo thuyết Thần học, cho rằng nhà nươc là do thượng đế sinh ra để quản lý xã hội, quyền lực nhà nước là vĩnh cửu và vô tận nên việc phục tùng quyền lực ấy là cần thiết và tất yếu.

Theo thuyết khế ước xã hội, nhà nước là một sản phẩm của một bản hợp đồng(khế ước) giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước. Khi đó, nhà nước phải phục tùng xã hội, phục vụ mọi thành viên của xã hội. Khi nhà nước không thực hiện được chức năng của nó, các thành viên trong xã hội sẽ huỷ bỏ khế ước cũ lập ra một khế ước mới, một nhà nước tiến bộ hơn sẽ ra đời.

Ngoài ra còn có thuyết gia trưởng, thuyết tâm lý, thuyết bạo lực...

Theo học thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhà nước ra đời trên cơ sở của sự tan rã chế độ công xã nguyên thuỷ. Có hai nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ, đó là sự xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất (nguyên nhân kinh tế) và sự mâu thuẫn giữa hai giai cấp đối kháng trong xã hôị, mâu thuẫn này ngày càng trở nên gay gắt đến mức không thể điều hồ được nữa (nguyên nhân xã hội).

Chế độ công xã nguyên thuỷ, thị tộc, bộ lạc, bào tộc là cách thức tổ chức đầu tiên của loài người trong buổi bình minh. Trong chế độ công xã nguyên thuỷ, mọi người đều bình đẳng như nhau trong lao động và hưởng thụ, trong quyền lợi và nghĩa vụ. Khi lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến năng suất lao động ngày càng tăng lên, đặc biệt khi có công cụ lao động bằng kim loại xuất hiện cùng với những kinh nghiệm đã tích luỹ được đã tạo nên bước phát triển nhảy vọt trong trồng trọt và nghề thủ công. Dẫn đến sự phân công lao động lần thứ nhất, trồng trọt tách khỏi chăn nuôi. Sau đó, các nghề thủ công cũng phát triển mạnh tạo ra sự phân công lao động lầ thứ hai : thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Sau hai lần phân công lao động, xã hội đã có sự phân tầng. Sự chuyên môn hoá của các ngành sản xuất đã làm cho nhu cầu trao đổi hàng hoá giữa các bộ phận dân cư ngày một tăng cao. Điều này dẫn đến sự phân công lao động lần thứ ba, giao lưu hàng hoá tăng nhanh và thương nghiệp xuất hiện. Sau lần phân công lao động thứ ba này, xã hội đã bị phân hoá một cách sâu sắc. Do sự phân công lao động nên các ngành kinh tế phát triển mạnh, làm cho sản phẩm lao động ngày càng nhiều lên dẫn đến dư thừa. Lúc này trong xã hội đã xuất hiện một số người có quyền lực công nhiên đi chiếm đoạt phần sản phẩm dư thừa đó và biến nó thành của riêng. Chế độ tư hữu về tài sản dần dần xuất hiện. Những người này dần dần trở thành những người chuyên đi bóc lột còn bộ phận đông dân cư trở thành những người bị bóc lột cả về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Chế độ tư hữu ngày càng được củng cố và phát triển tất yếu dẫn đến việc hình thành các tập đoàn người trong xã hội có địa vị kinh tế khác hẳnh nhau đó là tập đoàn những người giàu có (chủ nô), tập đoàn nông dân-thợ thủ công với chút ít tài sản (bình dân) và tập đoàn thứ ba là tù binh chiến tranh và nô lệ (nô lệ). 

Mâu thuẫn giữa giai cấp bóc lột và bị bóc lột ngày càng trở nên gay gắt, làm cho chế độ công xã nguyên thuỷ trước đây với thị tộc, bộ lạc không thể kiểm soát, quản lý xã hội được nữa, mà cần một tổ chúc mới ra đời, đó chính là nhà nước.Nhà nước ra  đời, đó là sự thay đổi hẳn về lượng. Đó là một bộ máy bạo lức, gồm có quân đội, cảnh sát, nhà tù...để đàn áp những người lao động.
Bài tập học kỳ Lịch sử Nhà nước và pháp luật thế giới - Lĩnh vực hôn nhân gia đình của bộ luật Hammurabi
1. Khái niệm hôn nhân gia đình theo luật La Mã.

Hôn nhân theo luật La Mã là “ liên minh suốt đời giữa người đàn ông và đàn bà cùng chung quyền của con người và Thượng đế”. Trong khi đó, ở bộ luật Hamurabi thì chưa khái quát hóa được thành khái niệm. Nội dung chủ yếu của chế định này tập trung điều chỉnh các vấn đề như: kết hôn, ly hôn; quan hệ thứ bậc trong gia đình; chế độ tài sản vợ chồng; quan hệ cha mẹ con cái; vấn đề con nuôi.

2. Những nội dung cơ bản trong lĩnh vực hôn nhân gia đình của bộ luật Hammurabi.

- Bộ luật Hammurabi thừa nhận hôn nhân trước pháp luật. Qua đó, kết hôn làm phát sinh quan hệ tài sản, nhân thân, và quyền thừa kế sau này.

- Bộ luật Hamurabi xác lập một chế độ hôn nhân bất bình đẳng, không dựa trên sự tự nguyện của hai bên. Người con trai có thể trực tiếp đến nhà bố cô gái để xin hỏi cưới hoặc bố của anh ta sẽ đi hỏi vợ cho con (điều 155, 156).