Showing posts with label Xã hội học pháp luật. Show all posts
Showing posts with label Xã hội học pháp luật. Show all posts
13/10/2015
Phân tích mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực tôn giáo thông qua các ví dụ cụ thể - Bài tập học kỳ Xã hội học pháp luật
Bài tập học kỳ Xã hội học pháp luật.

Pháp luât là một công cụ điều chỉnh hiệu quả nhất giúp nhà nước quản lí và điều tiết trật tự xã hội, là chuẩn mực mà tất cả mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội phải tôn trọng và thực hiện. trong quá trình hình thành và phát triển, pháp luật luôn chịu ảnh hưởng của các yếu tố, chuẩn mực xã hội, trong đó có chuẩn mực tôn giáo. Chuẩn mực tôn giáo có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau với pháp luật, và có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lí xã hội của nhà nước bởi nước ta là một nước đa dân tộc, đa tôn giáo. Để làm rõ mối quan hệ giữa chuẩn mực tôn giáo và pháp luật, em xin đi sâu vào đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa  chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực tôn giáo thông qua các ví dụ cụ thể. Bài viết còn nhiều thiếu sót, mong quý thầy cô cho ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
21/06/2015
Bài tập học kỳ Xã hội học pháp luật - Các yếu tố xã hội tác động đến việc thực hiện pháp luật
Trong đời sống xã hội, pháp luật có một vai trò, vị trí vô cùng quan trọng và mang ý nghĩa rất to lớn. Pháp luật là một trong những phương tiện có hiệu quả nhất để Nhà nước quản lý xã hội. Tuy nhiên, pháp luật chỉ thực sự phát huy vai trò to lớn của nó khi nó được hiện thực hóa vào đời sống, được cụ thể hóa bằng những hành động của con người, đó chính là thực hiện pháp luật. Vấn đề đặt ra với Nhà nước không phải là ban hành nhiều văn bản luật mà điều quan trọng hơn là phải thực hiên pháp luật. Chính từ những vấn đề này nên em xin chọn đề tài: “Phân tích các yếu tố xã hội tác động đến việc thực hiên pháp luật? Liên hệ với tình hình thực tiễn thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.” 

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I.Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật

1.Sự phát triển kinh tế xã hội
05/03/2015
Mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực đạo đức - Bài tập học kỳ Xã hội học pháp luật
Đề bài: Phân tích mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực đạo đức? Liên hệ với tình hình thực tế ở nước ta hiện nay?

Điều chỉnh hành vi con người, xã hội có nhiều công cụ khác nhau, trong đó, pháp luật và đạo đức là những công cụ rất quan trọng. Bên cạnh những ưu thế vốn có, cả pháp luật và đạo đức đều có những hạn chế nhất định, song giữa chúng luôn có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại, bổ sung cho nhau. Chính vì vậy, để quản lý xã hội một cách có hiệu quả, cần phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa pháp luật với đạo đức. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, em đã chọn đề bài: “Phân tích mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực đạo đức? Liên hệ với tình hình thực tế ở nước ta hiện nay?” làm đề tài bài tập học kì của mình.
25/11/2014
Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật - Bài tập học kỳ Xã hội học pháp luật
I.ĐẶT VẤN ĐỀ


Trong các hình thức thực hiện pháp luật thì áp dụng pháp luật là một hình thức quan trọng, có tính đặc thù bởi nó chứa đựng những yếu tố bảo đảm cho những quy phạm pháp luật được thực hiện trong đời sống thực tế. Vì thế áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật quan trọng và có quan hệ mật thiết với các hình thức còn lại. Nếu chỉ thông qua các hình thức như tuân thủ thi hành và sử dụng pháp luật mà không có áp dụng pháp luật thì nhiều quy phạm pháp luật không được thực hiện hoặc thực hiện không chính xác, không đầy đủ và nghiêm minh đảm bảo cho quan hệ pháp luật đi vào đời sống góp phần nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Nếu như tuân thủ và chấp hành và sử dụng pháp luật là những hình thức mà mọi chủ thể  đều có thể thực hiện, thì áp dụng pháp luật luôn có sự tham gia của nhà nước, là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong hoạt động áp dụng pháp luật bao hàm tất cả các hình thức thực hiện pháp luật. Việc các cơ quan nhà nước tổ chức cho các chủ thể thực hiện các quy định của pháp luật, thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp luật của họ đòi hỏi các cơ quan phải tuyệt đối tuân thủ pháp luật, tức là tự kiềm chế không phạm vào các điều cấm trong khi áp dụng pháp luật. Thi hành các nghĩa vụ pháp luật và vận dụng đúng đắn, chính xác các quy phạm pháp luật trong quá trình áp dụng pháp luật. 
07/10/2014
Bài tập học kỳ môn Xã hội học pháp luật - Mối quan hệ các chuẩn mực xã hội bất thành văn với pháp luật.
A. MỞ ĐẦU

Bên cạnh pháp luật, với tư cách một loại chuẩn mực xã hội, trong đời sống xã hội còn có sự hiện diện của nhiều loại chuẩn mực xã hội khác nhau với tính chất, mức độ phổ biến, phạm vi tác động, điều chỉnh và cơ chế thực hiện khác nhau. Trong bài tập này, em xin phân tích “mối quan hệ các chuẩn mực xã hội bất thành văn với pháp luật” bao gồm: chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực phong tục, tập quán và chuẩn mực thẩm mỹ.

B. NỘI DUNG

I. Khái niệm:

1. Chuẩn mực xã hội bất thành văn: 

Chuẩn mực xã hội bất thành văn nghĩa là các quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực xã hội này không được ghi chép thành văn bản dưới dạng một bộ luật nào cả.

2. Pháp luật: 

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội do Nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền và được thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước.

3. Chuẩn mực đạo đức: 

Chuẩn mực đạo đức là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi đối với hành vi xã hội của con người, trong đó xác lập những quan điểm, quan niệm chung về công bằng và bất công, về cái thiện và cái ác, về lương tâm, danh dự, trách nhiệm và những phạm trù khác thuộc đời sống đạo đức, tinh thần của xã hội.
10/09/2014
Mối quan hệ các chuẩn mực xã hội bất thành văn với pháp luật - Bài tập học kì Xã hội học pháp luật
A. Mở bài

Bên cạnh pháp luật, với tư cách một loại chuẩn mực xã hội, trong đời sống xã hội còn có sự hiện diện của nhiều loại chuẩn mực xã hội khác nhau với tính chất, mức độ phổ biến, phạm vi tác động, điều chỉnh và cơ chế thực hiện khác nhau. Trong bài tập này, em xin phân tích “mối quan hệ các chuẩn mực xã hội bất thành văn với pháp luật” bao gồm: chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực phong tục, tập quán và chuẩn mực thẩm mỹ.

B. Thân bài

I. Khái niệm:

1. Chuẩn mực xã hội bất thành văn:

Chuẩn mực xã hội bất thành văn nghĩa là các quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực xã hội này không được ghi chép thành văn bản dưới dạng một bộ luật nào cả.
23/08/2014
Các đặc trưng cơ bản của pháp luật theo quan điểm xã hội học - Bài tập học kỳ Xã hội học pháp luật
I     MỞ BÀI

Trong đời sống xã hội pháp luật có vai trò hết sức quan trọng, nó là công cụ để nhà nước quản lý xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội trong đời sống xã hội theo một định hướng nhất định, định hướng cho hành vi của con người. Với vai trò như vậy thì việc hiểu biết pháp luật là vô cùng quan trọng sau đây em xin trình bày khái niệm pháp luật, các đặc trưng cơ bản của pháp luật theo quan điểm xã hội học như sau.

II   GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1.  Khái niệm pháp luật trong xã hội học pháp luật.


“Trong xã hội học pháp luật có hai xu hướng trái ngược nhau trong việc xác định bản thân khái niệm pháp luật. Một mặt, pháp luật được nhìn nhận với tư cách một công cụ mà yếu tố chính trị (giai cấp) nằm trong nó mang lại cho pháp luật tính chất tự giác, có mục đích trong quá trình hình thành cúng như trong khi áp dụng. Mặt khác, khái niệm pháp luật được xem như một loại chuẩn mực xã hội, là tổng số các quy tắc hành vi cấu tạo từ các mối liên hệ tự nhiên của con người và xuất phát từ các như cầu, lợi ích của xã hội. Như vậy, trong xã hội học pháp luật từ trước đến nay luôn tồn tại hai quan điểm (cách tiếp cận) đối với khái niệm pháp luật. Quan điểm thứ nhất gắn pháp luật với ý chí của nhà nước, do nhà nước xây dựng, ban hành (pháp luật thực định). Quan điểm thứ hai coi pháp luật như một loại chuẩn mực xã hội bên cạnh cách chuẩn mực xã hội khác, gắn với lợi ích xã hội, xuất phát từ nhu cầu tự nhiên của con người (pháp luật tự nhiên)” .
08/07/2014
Các biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay - Bài tập học kỳ Xã hội học pháp luật
Bài tập Xã hội học pháp luật có đáp án.


Trong thực tế cuộc sống hiện đại, thực hiện pháp luật là hoạt động không thể thiếu và thậm chí là hoạt động cực kỳ quan trọng vì nó có vai trò hiện thực hoá các quy định của pháp luật, biến các quy định ấy từ trong văn bản thành cách xử sự thực tế hợp pháp của các chủ thể khi tham gia vào những quan hệ pháp luật cụ thể. Thông qua hoạt động thực hiện pháp luật, mục đích của nhà nước khi ban hành pháp luật được hiện thực hoá, nhờ đó nhà nước có thể điều hành và quản lý xã hội, có thể thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội trong những lĩnh vực nhất định. Hiện nay, vấn đề làm thế nào để nâng cao hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp pháp luật đang thực sự là một vấn đề cần được quan tâm, chú trọng. Trên cơ sở đó, em xin chọn đề tài “phân tích các biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay? Nếu có thể, hãy đề xuất thêm các biện pháp khác và luận chứng về sự cần thiết của chúng” nhằm làm sáng tỏ các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động thực hiện pháp luật, qua đó có thể góp một phần nhỏ bé của mình vào việc thực hiện pháp luật, để việc thực hiện đó được hiệu quả hơn.
Các biện pháp phòng chống sai lệch chuẩn mực xã hội - Bài tập học kỳ Xã hội học pháp luật
Bài tập Xã hội học pháp luật có đáp án.

I. Định nghĩa.

Hiện tượng tội phạm là hiện tượng xã hội- pháp lí luôn ở trạng thái động, xuất hiện trong xã hội có giai cấp, là thể thống nhất các tội phạm được thực hiện trong xã hội nhất định và ở thời kỳ nhất định, có các nguyên nhân, các đặc điểm định lượng ( thực trạng) và định tính ( tính chất, cơ cấu) của nó, đồng thời có tính độc lập tương đối.

Hành vi sai lệch là hành vi của cá nhân hay một nhóm xã hội vi phạm các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực xã hội và đó là những hành vi vi phạm, phá vỡ hiệu lực, sự tác động của các chuẩn mực xã hội phù hợp, tiến bộ, đang thịnh hành và được xã hội thừa nhận rộng rãi.

Nguyên nhân: 


Đối với hành vi sai lệch: Sự thiếu hiểu biết, hiểu không đúng các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực xã hội nên một số cá nhân, tập thể đã thực hiện những hành vi sai lệch nhất định. Cùng với đó, trong hoạt động nhận thức, tư duy diễn dịch không đúng, sự suy diễn một số chuẩn mực xã hội thiếu căn cứ logic cùng với việc sử dụng các phán đoán phi logic là một nguyên nhân dẫn tới các hành vi sai lệch. Việc củng cố, tiếp thu các quy tắc, yêu cầu của các chuẩn mực xã hội không còn phù hợp, không còn được cộng đồng xã hội thừa nhận hoặc không ăn khớp với các nguyên tắc, quy định của hiện hành cũng là nguyên nhân dẫn đến hành vi sai lệch. Hành vi sai lệch còn bắt nguồn từ những khuyết tật về tâm sinh lí của mỗi con người và từ hành vi sai lệch khác theo mối liên hệ nhân - quả.
Thực trạng ngày càng gia tăng các vụ án hình sự hiện nay ở lứa tuổi vị thành niên - Bài tập nhóm Xã hội học pháp luật
Bài tập Xã hội học pháp luật có đáp án.

A. MỞ ĐẦU

I. Lý do lựa chọn đề tài


Vụ thảm sát tại tiệm vàng Ngọc Bích (ở xã Phương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) đã khiến dư luận cả nước bàng hoàng bởi “sát thủ” máu lạnh này còn quá trẻ, chưa đủ 18 tuổi mà đã gây lên tội ác kinh hoàng và rùng rợn. Hiện nay, số vụ án do tội phạm vị thành niên gây nên không chỉ nhiều hơn về số lượng mà còn tăng cả về tính chất nghiêm trọng. Từ lừa đảo, cướp tài sản, buôn bán ma túy đến buôn bán người, giết người… tất cả đều có bóng dáng của những kẻ tội phạm lứa tuổi vị thành niên. Theo thống kê của Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Bộ Công an), thời gian gần đây, số vụ án mạng do trẻ vị thành niên thực hiện đang có chiều hướng gia tăng với hàng chục nghìn vụ mỗi năm. Tội phạm thường ở độ tuổi từ 16 đến 18 (60%). Còn tại Hà Nội, theo thống kê của Công an TP, trong năm 2010, lực lượng công an đã điều tra, khám phá 222 vụ án gồm 348 đối tượng phạm tội trong lứa tuổi vị thành niên. Trước thực trạng đáng báo động như vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Suy nghĩ của sinh viên trường Đại học Luật Nội trước thực trạng ngày càng gia tăng các vụ án hình sự hiện nay ở lứa tuổi vị thành niên” nhằm làm rõ thêm phần nào đó góc nhìn của những cử nhân luật tương lai về một vấn đề đang được dư luận xã hội rất quan tâm để qua đó cùng thảo luận và tìm hiểu về nguyên nhân cũng như giải pháp khắc phục tình trạng này. Rất mong nhận được sự ủng hộ cùng ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn!