Showing posts with label Tư tưởng Hồ Chí Minh. Show all posts
Showing posts with label Tư tưởng Hồ Chí Minh. Show all posts
25/06/2015
Bài tập nhóm Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phân tích những quan điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc - 8 điểm
Ngược dòng lịch sử, sống lại với những giây phút thời chiến trong mỗi chúng ta đều ánh lên sự rạng rỡ tự hào dân tộc với những trang lịch sử hào hùng chói lọi cùng biết bao chiến công hiển hách ghi dấu bằng 14 chữ vàng “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết .Thành công, thành công, đại thành công ”.

Sự đồng tâm, đồng lòng “nghàn người như một” đã đưa đất nước ta thoát khỏi nanh vuốt của thực dân Pháp, của đế quốc Mỹ. Thế cũng quá đủ để minh chứng về truyền thống và sức mạnh của đoàn kết dân tộc. Song ngược dòng lịch sử xa hơn một chút tinh thần đoàn kết trong con người Việt Nam bình dị cũng khiến ta tự hào không kém. Mội đội quân Mông Nguyên hùng mạnh, vó ngựa đã in đậm cả một châu Âu rộng lớn, đã đặt ách thống trị lên nhiều vùng đất châu Á nhưng lại khuất phục trước sức mạnh đoàn kết của nước Việt Nam nhỏ bé.
12/06/2015
Phân tích nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài tập học kỳ Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về Đảng Cộng sản của Người có vị trí đặc biệt quan trọng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng được hình thành, phát triển trong quá trình Người tiếp thu bản chất cách mạng, khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin và vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản là đội tiền phong của giai cấp công nhân. Bản chất giai cấp của Đảng thể hiện ở chỗ được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác- Lênin, hệ tư tưởng tiên tiến của giai cấp vô sản. Đảng không chỉ đại diện cho giai cấp công nhân mà còn vì quyền lợi chung của nhân dân lao động.Vì vậy,là một lực lượng chính trị lãnh đạo toàn xã hội thì Đảng Cộng Sản Việt Nam phải có nguyên tắc cụ thể,rõ ràng,chặt chẽ trong việc tổ chức và hoạt động.Do đó,để hiểu rõ về vấn đề này em xin chọn đề tài: “Phân tích những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh” để làm bài tập lớn của mình.
31/12/2014
Phân tích những nguyên tắc xây dựng và tổ chức của Đảng Cộng Sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài tập học kỳ
Đảng Cộng Sản Việt Nam giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc làm nên sự thành công của cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng Sản như kim chỉ nam, dẫn lối, soi đường cho cách mạng giải phóng dân tộc. Sức mạnh to lớn của nhân dân chỉ phát huy khi được tập hợp, đoàn kết và được lãnh đạo bởi một tổ chức chính trị là Đảng Cộng Sản Việt Nam.Vai trò của Đảng trong thời chiến là lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc và có xứ mạng lịch sử đưa cách mạng đến thắng lợi cuối cùng, còn hiện nay vai trò của Đảng là lực lượng chính trị lãnh đạo toàn xã hội nhằm đảm bảo thắng lợi cho công cuộc đổi mới đất nước. Vì vậy, trong thời kì nào, Đảng luôn luôn giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Là một lực lượng chính trị lãnh đạo toàn xã hội thì Đảng Cộng Sản Việt Nam phải có nguyên tắc cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ trong việc tổ chức và hoạt động nên em xin chọn đề tài: “ Phân tích những nguyên tắc xây dựng và tổ chức của Đảng Cộng Sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh”.
01/12/2014
Phân tích những phẩm chất đạo đức cơ bản của người Việt Nam mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài tập học kỳ Tư tưởng Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về đạo đức và thực hành đạo đức. Ở Người, đạo đức đã đạt tới một sự thống nhất chặt chẽ giữa nói và làm, giữa đời công và đời tư, giữa đạo đức cánh mạng và đạo đức đời thường. Chính vì thế, bất cứ người Việt Nam nào cũng có thể tìm thấy những vấn đề đạo đức mà Hồ Chí Minh đặt ra rất gần gũi với mình. 

Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, những phẩm chất đạo đức được nêu ra là phù hợp với từng đối tượng, hơn nữa Người nhấn mạnh phẩm chất này hay phẩm chất khác là nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kì nhất định. Từ đó người đã khái quát thành những phẩm chất chung, cơ bản nhất của con người Việt Nam trong thời đại mới.  Để làm rõ hơn vấn đề này, em đã lựa chọn đề tài “Phân tích những phẩm chất đạo đức cơ bản của người Việt Nam mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh” . Do khả năng nhận thức còn non yếu nên bài viết này không thể tránh khỏi nhiều sai sót và hạn chế. Vì vậy em rất mong được ghi nhận những ý kiến đóng góp và sửa chữa của các thầy, cô giáo cho bài viết này.
12/11/2014
Bài tập học kì Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc
LỜI MỞ ĐẦU

Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của dân tộc và thời đại, là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc ta. Trong các nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc là nội dung quan trọng nhất và có ‎‎ý ‎‎nghĩa hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Suốt cuộc đời hoạt động, Người đã dành phần lớn tâm tư và sức lực cho sự nghiệp vĩ đại là tìm ra con đường cách mạng giải phóng dân tộc. 
Với hành trang là chủ nghĩa yêu nước - nhân văn Việt Nam và khát vọng giành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào, trải qua cuộc sống lao động, học tập, nghiên cứu kinh nghiệm đấu tranh cách mạng phong phú ở nhiều nước, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy vấn đề giải phóng dân tộc và giải phóng con ngưòi là nhu cầu cấp thiết không chỉ với Việt Nam mà với tất cả các dân tộc thuộc địa và nhân dân bị áp bức trên toàn thế giới. 
Chính vì vậy, em xin đi sâu vào: “Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc”. Trong bài tiểu luận này sẽ trình bày một cách tương đối có khái quát về đề tài cách mạng giải phóng dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

NỘI DUNG

1. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường Cách mạng vô sản.
a) Bài học từ những thất bại của tiền bối

Tình hình thực tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: Mặc dù triều đình nhà Nguyễn ký các bản hiệp ước đầu hàng vô điều kiện với thực dân Pháp công nhận sự thống trị của Pháp trên đất nước ta. Tuy nhiên các phong trào đấu tranh yêu nước vẫn nổ ra mạnh mẽ. Phong trào yêu nước theo hai khuynh hướng chính: phong kiến và dân chủ tư sản tuy phát triển rộng khắp và có sức ảnh hưởng tới quần chúng nhưng nhìn chung kết cục đều bị thất bại vì chưa có đường lối và phương pháp đấu tranh đúng đắn khi chủ nghĩa đế quốc đã thành một hệ thống thế giới. Đất nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng đường lối trầm trọng. Yêu cầu bức thiết đặt ra là tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc.
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước đã trở thành thuộc địa, chứng kiến những cuộc đấu tranh của cha anh lần lượt thất bại, Người nhận thức được rằng không thể cứu nước bằng con đường phong kiến và quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước mới.
Bài tập nhóm Tư tưởng Hồ Chí Minh - Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
MỞ ĐẦU

Năm 1858, Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, triều đình nhà Nguyễn từng bước nhượng bộ đã dần dần hai tay dâng đất nước cho thực dân Pháp. Trước thực tế đó, nhân dân ta hết sức căm phẫn, nhiều người đã đứng lên đấu tranh tìm mọi biện pháp để cứu dân, cứu nước như: Phan Bội Châu chủ trương cầu ngoại viện, dùng bạo lực để khôi phục độc lập nhưng không thành, Phan Châu Trinh muốn ỷ Pháp cầu tiến bộ, khai thông dân trí, nâng cao dân khí tính chuyện giải phóng nhưng cũng thất bại. Hay như Hoàng Hoa Thám trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế dũng cảm đứng lên chống Pháp song còn mang nặng tư tưởng phong kiến... Con thuyền cách mạng Việt Nam chưa rõ bến neo đậu. Đầu thế kỉ XX chủ nghĩa tư bản cạnh tranh đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, chúng vừa cạnh tranh, xâu xé thuộc địa vừa hùa nhau nô dịch các dân tộc nhỏ bé. Bởi vậy cuộc đấu tranh giải phóng thuộc địa đã trở thành cuộc đấu tranh chung của các dân tộc thuộc địa chống đế quốc gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản quốc tế. Sinh ra trong hoàn cảnh đất nước nô lệ, lầm than, nhận thấy rõ con đường cứu nước của cha anh là sai lầm, Nguyễn Tất Thành - người con xứ Nghệ có lòng yêu nước nồng nàn đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. Trải qua ba mươi năm bôn ba, tới gần ba mươi nước quan sát, nghiên cứu thuộc địa và các nước tư bản, Nguyễn Tất Thành trở thành người có hiểu biết phong phú, thực tiễn và thời gian đã dần hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh.

NỘI DUNG

09/09/2014
Phân tích giá trị và ý nghĩa của việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh.
Bài tập học kỳ Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án.

A. LỜI MỞ ĐẦU:

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta; đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh mang ý nghĩa hết sức to lớn: trang bị hệ thống quan điểm và phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, nâng cao thêm lòng yêu nước, tinh thần phục vụ nhân dân, đạo đức cách mạng cả mỗi người, để làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của chúng ta.
Đề bài tập học kỳ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - K38 ĐH Luật Hà Nội - Kì I năm học 2014 - 2015 kèm tài liệu tham khảo


3. Phân tích những cơ sở khẳng định: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một môn khoa học.

4. Phân tích giá trị và ý nghĩa của việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tham khảo:
Phân tích giá trị và ý nghĩa của việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh

5. Phân tích tư tưởng về độc lập, tự do của Hồ Chí Minh.

Tham khảo:
Phân tích tư tưởng về độc lập, tự do của Hồ Chí Minh

6. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ dân tộc - giai cấp trong cách mạng giải phóng dân tộc đi theo con đường cách mạng vô sản.

7. Phân tích quan điểm sáng tạo về cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh.


9. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.

10. Phân tích mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
23/08/2014
Đề cương trả lời bài tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - ĐH Luật Hà Nội - Phần 4
Câu 11: Tư tưởng Hồ chí minh về văn hóa?


1. Những quan điểm chung của HCM về văn hóa.

+ Văn hóa là toàn những sáng tạo và phát minh. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nói mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.

Văn hóa là bộ phận của kiến trúc thượng tầng, là đời sống tinh thần của xh. Chính trị, xh được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng. Chính trị giải phóng mở đường cho văn hóa phát triển. HCM đã vạch ra đường lối: phải tiến hành cách mạng chính trị trước, cụ thể là cách mạng gpdt để giành chính quyền, từ đó giải phóng văn hóa, mở đường cho văn hóa phát triển. "Xã hội thể nào thì văn hóa thế ấy. Văn nghệ của ta rất phong phú, nhưng dưới chế độ thực dân và phong kiến nhân dân ta bị nô lệ, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, bị tồi tàn, không thể phát triển được."

Xây dựng kt để tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển văn hóa. "Văn hóa là kiên trúc thượng tầng; nhưng cơ sở hạ tầng của xh có kiết thiết rồi thì văn hóa mới được kiến thiết và có đủ điều kiện phát triển được". Như vậy, văn hóa phải ở trong kt và chính trị. Văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế.
Đề cương trả lời bài tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - ĐH Luật Hà Nội - Phần 3
Câu 7: Những quan niệm cơ bản của HCM về đại đoàn kết dân tộc.


1. Đại đoàn kết là vấn đề chiến lược, quyết định thành công của cách mạng



Tư tưởng ĐĐK không phải là thủ đoạn chính trị nhất thời, không phải là sách lược mà là vấn đề mang tính

chiến lược. Người xác định “đoàn kết là lẽ sinh tồn dân tộc ta, lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập tự do, trái lại thì nước ta bị xâm lấn”

Từ khi Đảng ra đời, đoàn kết theo TTHCM thực sự là bộ phận hữu cơ trong đường lối CM của đảng, chỉ có đoàn kết mới có sức mạnh đưa CM tới thành công.

CM là cuộc chiến đấu khổng lồ, không tập hợp được rộng rãi lực lượng quần chúng thì sẽ không thể thắng lợi. Chủ nghĩa thực dân thực hiện âm mưu chia để trị, vậy ta phải đoàn kết muôn người như một, phải thực hiện chữ “đồng” thì mới thành công.

Đề cương trả lời bài tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - ĐH Luật Hà Nội - Phần 2
Câu 4: Tư tưởng hcm về CNXH và con đường đi lên CNXH ở VN. Vận dụng tư tưởng đó vào thực tiễn VN. 


Tthcm về CNXH có nguồn gốc sâu xa từ chủ nghĩa yêu nước, truyền thống nhân ái và tư tưởng cộng đồng làng xã VN, được hình thành từ lâu đời trong ls dựng nước và giữ nước của dt.


HCM đã từng biết đến tt CNXH sơ khai ở phương Đông, qua "thuyết đại đồng của " Nho giáo, chế độ công điền ở phương đông là cơ sở kinh tế tạo nên sự cố kết cộng đồng bền chặt của người VN.

Khi ra nước ngoài khảo sát cách mạng thế giới, NAQ đã tìm thấy trong học thuyết Mác về lý tưởng một xh nhân đạo, về con đường thực hiện ước mơ giải phóng các dt bị áp bức khỏi ách nô lệ. Đến năm 1923, NAQ đến LX, lần đầu tiên biết đến "chính sách kt mới" của Lênin, được nhìn thấy thành tự của nhân dân xô-viết trên co đường xây dựng xh mới.
Đề cương trả lời bài tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - ĐH Luật Hà Nội - Phần 1
Câu 1: Nguồn gốc hình thành tư tưởng hcm.

1- Nguồn gốc hình thành tthcm:

a) Truyền thống văn hóa và tư tưởng tốt đẹp của dtvn:

HCM là một trong những người con ưu tú của dt. Trong mấy nghìn năm phát triển của lịch sử, dân tộc vn đó tạo ra anh hùng thời đại-HCM người anh hùng dân tộc.

Tthcm, sự nghiệp và cuộc đời HCM bắt nguồn từ truyền thống của dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nựớc. Chủ nghĩa yêu nước là chuẩn mực cao nhất trong bảng giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc vn.

HCM đó kế thừa và khái quát lên một chân lý: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi lên, nó kết thành 1 làn sóng vô cùng to lớn và mạnh mẽ, nó lướt qua mọi sự khó khăn và nguy hiểm, nó nhấn chìm mọi bè lũ cướp nước và bán nước". Tinh thần nhân nghĩa và truyền thống nhân nghĩa đoàn kết, tương thân, tương ái trong khó khăn, nguy hiểm. Bác nhấn mạnh 4 chữ: đồng lũng, đồng sức, đồng tỡnh, đồng minh.

Truyền thống lạc quan yêu đời, niềm tin vào chính mình, tin vào sự tất thắng của chân lý và chính nghĩa dự phải vượt qua muôn ngàn khó khăn, gian khổ.

 +Truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi, mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hóa bên ngoài làm giàu cho văn hóa vn. Chính nhờ tiếp thu truyền thống của dân tộc mà HCM đó tìm thấy con đường đi cho dân tộc. "Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đó giúp Tôi tin theo Lenin và đi theo quốc tế 3".
26/06/2014
Tư tưởng Hồ Chi Minh về đại đoàn kết dân tộc - Bài tập học kỳ Tư tưởng Hồ Chí Minh
Việt Nam là một quốc gia dân tộc đã hình thành sớm trong quá trình dựng nước và giữ nước. Nhân dân Việt Nam có ý thức sâu bền về quyền tự chủ quốc gia dân tộc. Quá trình dựng nước và giữ nước đã tạo dựng và phát triển cho dân tộc Việt Nam một nền văn hóa tư tưởng rực rỡ, trong đó chủ nghĩa dân tộc, ý chí độc lập và khát vọng tự do là truyền thống của lịch sử. Đó là nền tảng văn hóa tư tưởng của sự hội tụ và đoàn kết dân tộc, là động lực vĩ đại và duy nhất của nhân dân Việt Nam trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thắng lợi của chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản do chính Người sáng lập trong gần 80 năm đã qua cho phép chúng ta có thể khẳng định rằng: Trong một quốc gia dân tộc, bao giờ cũng có các giai cấp, tầng lớp xã hội, các tộc người, các tôn giáo khác nhau, song bao giờ cũng có lợi ích chung và cao cả của cả dân tộc. Dân tộc Việt Nam dù có nhiều giai cấp xã hội, tộc người và tôn giáo khác nhau, song người Việt Nam đều là con Hồng, cháu Lạc có lịch sử hình thành dân tộc lâu đời, có một cội nguồn văn hóa chung, có chủ nghĩa dân tộc truyền thống vững bền, có lợi ích cao cả là độc lập, tự do.
Quan điểm vận dụng của Đảng ta về vấn đề dân tộc trong công cuộc đổi mới đất nước - Bài tập nhóm Tư tưởng Hồ Chí Minh
Nước ta là một trong những quốc gia đa dân tộc, trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, các dân tộc luôn kề vai sát cánh gắn bó máu thịt bên nhau trong đấu tranh chống ngoại xâm, chống thiên tai địch hoạ và dựng xây đất nước. Các dân tộc nước ta là một cộng đồng thống nhất trong đa dạng; cư trú xen kẽ và phân tán trên mọi vùng miền với cơ cấu dân số và trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều; bản sắc văn hoá từng dân tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hiến Việt Nam. Bình đẳng, đoàn kết các dân tộc là đường lối của Đảng ta đã xác định ngay từ khi mới thành lập và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng. Dựa trên nền tảng của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng đã đề ra các chủ trương, chính sách dân tộc với những nội dung cơ bản: "Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển".

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề dân tộc trong công cuộc hoàn thiện, đổi mới đất nước, trên cơ sở  những kiến thức đã được học từ thầy cô và tài liệu tham khảo, với bài tập nhóm tuần thứ nhất này, nhóm 8 lớp Tư tưởng Hồ Chí Minh N03 chúng em xin chọn đề tài “Nêu quan điểm vận dụng của Đảng ta về vấn đề dân tộc trong công cuộc đổi mới đất nước” với mong muốn được hiểu cũng như làm rõ hơn về vấn đề này. Sau đây là toàn bộ nội dung chính trong bài làm của chúng em.
Tiền đề ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam - Bài tập nhóm Tư tưởng Hồ Chí Minh
Lịch sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử chứa đầy máu và nước mắt, là lịch sử của các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Từ các triều đại phong kiến như Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ… cho đến thời đại của chủ tịch Hồ Chí Minh và mãi về sau này nữa dân tộc ta luôn giương cao ngọn cờ chiến đấu với quyết tâm: Lúc nào còn hoạ xâm lăng thì lúc ý ta còn kháng chiến để bảo vệ tổ quốc và toàn vẹn lãnh thổ. Đặc biệt, kể từ ngày có Đảng (2/1930) - tổ chức chính trị duy nhất thể hiện sức mạnh của toàn thể đồng bảo, thì cuộc kháng chiến đó diễn ra một cách quyết liệt, sôi nổi, có đường lối chiến lược… Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh đi từ thắng lợi này đến hết thắng lợi khác, giành lại độc lập, tự do và chủ quyền lãnh thổ. Không dừng lại ở đó, ngay cả trong thời đại ngày nay, khi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đã kết thúc một cách thành công tốt đẹp thì Đảng lại tiếp tục lãnh đạo nhân dân thực hiện bước tiếp theo của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa ở nước ta vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội cong bằng, dân chủ, văn minh”. Tuy nhiên cần phải thấy rõ rằng, không phải tự nhiên mà Đảng ta ra đời, mà Đảng ta ra đời là một tất yếu của lịch sử, khi trong xã hội đã xuất hiện đầy đủ các tiền đề của nó mà cụ thể ở đây có ba tiền đề cơ bản. Qua việc tìm hiểu về các tiền đề này sẽ càng khẳng định rõ hơn tính tất yếu lịch sử của Đảng và sự đúng đắn, sáng suốt của chủ tịch Hồ Chí Minh khi sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Trên cơ sở những kiến thức được học từ thầy cô, giáo trình và tài liệu tham khảo, với bài tập nhóm tuần 2 này, nhóm 8 lớp Tư tưởng Hồ Chí Minh N03 chúng em xin chọn đề tài: “Nêu tiền đề ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam” với mong muốn được hiểu cũng như làm rõ hơn về vấn đề này. Sau đây là toàn bộ nội dung chính trong bài làm của chúng em.
04/05/2014
Bài tập học kỳ Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phân tích quan điểm sáng tạo về cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc:

Mục tiêu hàng đầu của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc chính là việc tập hợp được tất cả các lực lượng quần chúng, đặc biệt là giai cấp công nhân và nông dân để tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, đi theo con đường cách mạng vô sản.

Với việc tiếp thu những tư tưởng, lý luận sắc bén của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã có những bước chuyển biến về chất trong tư tưởng của mình. Người từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp và từ một người con yêu nước thành một người cộng sản. 

Người đã vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của dân tộc để đưa ra những đường lối đúng đắn đối với cách mạng nước ta. Đồng thời, Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh vai trò của việc đoàn kết với phong trào cách mạng quốc tế, không để chủ nghĩa tư bản có điều kiện cô lập phong trào giành độc lập và các cuộc cách mạng tư ở từng quốc gia, từng thuộc địa.


Với hàng loạt các tác phẩm như: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường Kách mệnh (1927), văn kiện Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình và Điều lệ vắn tắt của Đảng… đã đánh dấu sự hình thành cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng giải phóng dân tộc của Việt Nam.
Bài tập học kỳ Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phân tích nguồn gốc lý luận quan trọng nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài 2
I: Lý luận về nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh

1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm cách mạng toàn diện sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin ở nước ta, là sự kế thừa tinh hoa văn hóa của nhân loại, là sự phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. 

2. Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh:

2.1- Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, gia đình, thời đại.

a, điều kiện lich sử


- Từ năm 1958 đến cuối thế kỉ XIX, nước ta bị đế quốc Pháp xâm lược. các phong trào vũ trang kháng chiến liên tục nổ ra, nâng cao và lan rộng khắp cả nước: từ Trương Định, Nguyễn Trung Trực…ở Nam Bộ đến miền Trung và miền Bắc. Tuy nhiên các phong trào này đều thất bại do chưa có đường lối kháng chiến rõ ràng, lại dựa trên ý thức hệ phong kiến.
Bài tập học kỳ Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phân tích nguồn gốc lý luận quan trọng nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài 1
Trên chặng đường ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, mỗi khi đất nước lâm nguy thì non sông nước ta lại sản sinh ra những anh hùng dân tộc đứng lên lãnh đạo nhân dân giành lại chính quyền, bảo vệ nền độc lập nước nhà.Trải qua các triều đại lịch sử: Ngô, Đinh, Lý, Trần, Lê và Tây sơn, biết bao anh hùng a làm rạng rỡ non sông nước ta. Đến thời nhà Nguyễn, vua quan thối nát, ăn chơi sa đọa, bán nước cầu vinh, dâng cả hai tay đất nước cho thực dân Pháp.

Đứng trước thực tế đó,nhân dân ta hết sức căm phẫn,nhiều người đã đứng lên đấu tranh tìm mọi biện pháp để cứu dân cứu nước như:Phan Bội Châu chủ trương cầu ngoại viên, dùng bạo lực để khôi phục độc lập nhưng không thành, Phan Châu Trinh muốn ỷ Pháp cầu tiến bộ, khai thông dân trí, nâng cao dân trí, nâng cao dân khí để tính chuyện giải phóng nhưng cũng không thành. Hay người anh hùng Yên Thế - Hoàng Hoa Thám nổi dậy, dũng cảm đấu tranh chống Pháp song còn nặng tư tưởng phong kiến. Con thuyền Việt Nam còn lênh đênh chưa rõ bến bờ phải đi tới.


Đầu thế kỷ XX, Chủ Nghĩa Tư Bản cạnh tranh đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Chúng vừa tranh giành, xâu xé thuộc địa, vừa vào hùa nhau nô dịch các dân tộc nhỏ yếu. Bởi vậy cuộc đấu tranh giải phóng thuộc địa đã trở thành cuộc đấu tranh  chung của các dân tộc thuộc địa chống đế quốc gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản quốc tế.
Bài tập học kỳ Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phân tích điều kiện lịch sử - xã hội hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài 2
LỜI MỞ ĐẦU

Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống tư tưởng, quan điểm cơ bản phản ánh sâu sắc thực tiễn Cách mạng Việt Nam, Cách mạng thuộc địa trên cơ sở kế thừa, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tinh hoa văn hóa dân tộc, trí tuệ nhân loại nhằm giải phóng giai cấp, con người. Để tìm hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết chúng ta cần tìm hiểu điều kiện lịch sử -  xã hội hình thành  tư tưởng Hồ Chí Minh. Có thể nói đây chính là cái gốc, là ngọn nguồn cho ra đời một hệ tư tưởng lỗi lạc của Người. Vì vậy, em xin chọn tìm hiểu đề tài: “Phân tích những điều kiện lịch sử - xã hội hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh”

NỘI DUNG

Những điều kiện lịch sử - xã hội hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh thứ nhất là điều kiện lịch sử, thứ hai là yếu tố quê hương và gia đình, thứ ba là yếu tố thời đại.

I. Điều kiện lịch sử xã hội Việt Nam từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.


Đầu thế kỉ XIX, xã hội Việt Nam lúc bấy giờ là một xã hội phong kiến, bảo thủ, trì trệ, lạc hậu và phản động. Nền kinh tế chủ yếu là nền kinh tế tự cấp tự túc. Nông dân bị địa chủ, cường hào cướp mất ruộng đất, phải lưu vong. Lụt lội, hạn hán xảy ra liên tục, tài chính thiếu hụt, nạn tham nhũng phổ biến. Bộ máy nhà nước phong kiến được tổ chức một cách độc đoán. Bọn vua và quan lại bên  trong thì đàn áp bóc lột nhân dân một cách dã man còn bên ngoài thì thi hành chính sách bế quan tỏa cảng, không tiếp xúc với thế giới bên ngoài, người dân không có cơ hội mơ rộng giao lưu, buôn bán, học hỏi tinh hoa khoa học kỹ thuật tiên tiến của các nước trên thế giới. Bên cạnh đó triều đình còn cự tuyệt mọi đề án cải cách về văn hóa xã hội. Chính những điều đó  khiến cho nước ta trở nên trì trệ và lạc hậu.