Đàm phán là một hiện tượng xã hội, một hình thức giao tiếp mang tính mục đích cao nhằm giải quyết thỏa đáng các hoàn cảnh có vấn đề giữa các tập thể hoặc cá nhân với nhau trong sinh hoạt xã hội hoặc cộng đồng. Đàm phán là một nhu cầu đối với cuộc sống xã hội của con người, cần thiết như cơm ăn nước uống, như khao khát tìm hiểu. Điều kiện để có đàm phán phải là cộng đồng, quy mô nhỏ như một cặp tình nhân, quy mô lớn như một xã hội, một khu vực, một châu lục. Cũng giống như tất các các hiện tượng khác trong đời sống xã hội, đàm phán cũng mang trong mình nhưng bản chất nhất định, đặc trưng. Trong khuôn khổ bài tập học ký môn Kỹ năng đàm phán, ký kết Điều ước quốc tế, em xin trình bày, làm sáng tỏ một trong hai bản chất của Đàm phán: Đàm phán là một khoa học.
NỘI DUNG CHÍNH
1. KHÁI NIỆM ĐÀM PHÁN
Đàm phán là một khái niệm rộng, Xét về mặt ngôn từ trong tiếng Vệt, đàm phán có nghĩa là thảo luận (đàm) và ra quyết định chung thân (phán). Trong tiếng anh, từ đàm phán (negotiation) là một từ gốc La tinh, có nghĩa là trao đổi, kinh doanh.
Có thể hiểu đàm phán kí kết điều ước quốc tế khác với đàm phán thông thường ở chỗ nó là sự trao đổi, thảo luận chính thức của các đại diện cho các chủ thể luật quốc tế (quốc gia, tổ chức quốc tế, dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết…) về các vấn đề liên quan đến quan hệ song phương cũng như đa phương với mục đích thỏa thuận nhất trí đi đến ký kết điều ước quốc tế nhằm thiết lập các quan hệ hợp tác giữa các bên hoặc để giải quyết các tranh chấp quốc tế.