Showing posts with label Công pháp quốc tế. Show all posts
Showing posts with label Công pháp quốc tế. Show all posts
25/04/2015
Vai trò của Liên hợp quốc trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Luật biển quốc tế
Bài tập học kỳ Công pháp quốc tế.


Từ khi thành lập đến nay, Liên Hợp Quốc (LHQ) đã và đang có những đóng góp to lớn về nhiều mặt đối với cộng đồng quốc tế. Trong số các hoạt động đa dạng của mình, không thể không kể đến vai trò của Liên Hợp Quốc trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế, mà đặc biệt là trong chuyên ngành luật biển quốc tế, đây là ngành luật có nhiều điểm còn tồn tại mâu thuẫn giữa các quốc gia trên thế giới. Vậy Liên hợp quốc đã và sẽ có những động thái gì để góp phần vào sự phát triển và hoàn thiện các nguyên tắc và quy phạm trong Luật biển. Đó là lí do em lựa chọn đề tài: “Phân tích làm sáng tỏ vai trò của Liên hợp quốc trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các nguyên tắc, quy phạm của Luật biển quốc tế” làm bài tập học kì của mình.
13/03/2015
Tổng hợp bài tập Công pháp quốc tế có đáp án

Lưu ý: Đây là danh sách tổng hợp tất cả bài tập Công pháp quốc tế có đáp án để các bạn tham khảo. Khi yêu cầu download, các bạn chỉ có thể yêu cầu download từng bài lẻ và tối đa 2 bài cho mỗi lần download. Các yêu cầu download tất cả các bài được tổng hợp trong danh sách này, admin xin phép sẽ không hồi đáp nhé!

***

1. Giáo trình, tài liệu, bài giảng Công pháp quốc tế.

Bài giảng Công pháp quốc tế

Đề cương môn Công pháp Quốc tế – ĐH Luật HN – t82012

***

2. Bài tập cá nhân Công pháp quốc tế có đáp án.

Cơ sở pháp lý cần thiết đảm bảo tính hợp pháp của Nghị quyết do Hội đồng bảo an thông qua

Xâm phạm chủ quyền quốc gia và vi phạm nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế

Thỏa thuận qua hình thức trao đổi văn bản giữa hai quốc gia có phải điều ước quốc tế - Bài tập cá nhân Công pháp quốc tế

Hành vi xâm phạm thềm lục địa của quốc gia ven biển - Bài tập cá nhân Công pháp quốc tế

Hiệp ước hợp tác chống khủng bố - Bài tập cá nhân Công pháp quốc tế

Phân tích nội dung và ngoại lệ của một trong bảy nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế - Bài tập cá nhân công pháp quốc tế

Bài tập cá nhân Công pháp quốc tế - Bình luận về các hành vi do quốc gia Tunyza và Bravia

Bài tập cá nhân Công pháp quốc tế - Hiệp định phân định vùng đánh bắt cá và khai thác hoạt động du lịch trên sông biến giới Maiki

Bài tập cá nhân Công pháp Quốc tế – Điều ước quốc tế

Bài tập cá nhân Công pháp Quốc tế – Tòa án công lý quốc tế

Bài tập cá nhân 1 Công pháp Quốc tế - Điều ước quốc tế - Thỏa thuận về biên giới lãnh thổ

***

3. Bài tập nhóm Công pháp quốc tế có đáp án.

Phân tích việc áp dụng nguyên tắc một quốc tịch trong pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam

Quyền năng của tổ chức quốc tế liên chính phủ là quyền năng phái sinh và hạn chế - Bài tập nhóm Công pháp quốc tế

Hoạt động áp dụng các biện pháp trừng phạt vũ trang của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc - Bài tập nhóm Công pháp quốc tế

Hoạt động áp dụng các biện pháp trừng phạt vũ trang của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc - Bài tập nhóm Công pháp quốc tế

Sự tương thích giũa các quy định về cách xác định và quy chế pháp lý các vùng biển thuộc chủ quyền trong pháp luật Vệt Nam và quy định cuông ước luật biển năm 1982 - Bài tập nhóm Công pháp quốc tế - Khoa Luật ĐH Mở

Bài tập nhóm Công pháp quốc tế - Hợp tác kinh tế thương mại ASEAN

***

4. Bài tập học kì Công pháp quốc tế có đáp án.

Tác động của Luật quốc tế tới quá trình hoàn thiện các văn bản luật của Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em

Thực tiễn hợp tác song phương về dẫn độ tội phạm giữa Việt Nam và một số quốc gia - Bài tập học kỳ Công pháp quốc tế

Tác động của Luật quốc tế tới quá trình hoàn thiện các văn bản luật của Việt Nam trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm

Cá nhân có thể tham gia vào một số quan hệ pháp luật quốc tế nhất định nhưng không vì thế mà thực thể này trở thành chủ thể của Luật quốc tế

Hành vi sử dụng lực lượng vũ trang của Limon có phù hợp với pháp luật quốc tế không - Bài tập cá nhân Công pháp quốc tế

Tác động của Luật quốc tế tới quá trình hoàn thiện các văn bản luật của Việt Nam trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm - 8 điểm

Vai trò của tập quán quốc tế trong việc điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia - Bài tập học kỳ Công pháp quốc tế

Bài tập học kì Công pháp quốc tế - Phương thức thụ đắc lãnh thổ do chiếm hữu

Phân tích và đánh giá thực tiễn thực hiện nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế

Điều 14 Công ước Viên năm 1969 - Bài tập Công pháp quốc tế

Phân tích sự tham gia và vai trò của Việt Nam trong một số khuôn khổ hợp tác khu vực và liên khu vực

Phân tích sự tham gia và vai trò của Việt Nam trong một số khuôn khổ hợp tác khu vực và liên khu vực - Bài tập học kì Công pháp quốc tế

Chứng minh rằng trong cách xác định và quy chế pháp lý của một vùng biển theo quy định của công ước Luật Biển 1982 luôn thể hiện sự dung hòa về lợi ích giữa các quốc gia - Bài tập học kỳ Công pháp quốc tế

Các nguyên tắc được áp dụng trong phân định biên giới trên bộ giữa Việt Nam với các nước - Bài tập học kỳ Công pháp quốc tế

Nguyên tắc được áp dụng trong phân định biên giới trên bộ giữa Việt Nam với các nước - Bài tập học kỳ Công pháp quốc tế

Bài tập học kỳ Công pháp quốc tế - Chủ thể luật quốc tế

Chủ thể của Luật Quốc tế còn có cá nhân, các công ty xuyên quốc gia, tổ chức phi chính phủ

Phân tích nội dung hợp tác và vai trò của Việt Nam trong một khuôn khổ hợp tác mang tính liên khu vực (APEC)

Phân tích nội dung hợp tác kinh tế – thương mại của ASEAN trong giai đoạn hiện nay và sự tham gia của Việt Nam

Bài tập học kỳ Công pháp Quốc tế – Trong thực tiễn, cá nhân có thể tham gia vào một số quan hệ pháp luật quốc tế nhất định nhưng không vì thế mà thực thể này trở thành chủ thể của Luật quốc tế

Đề bài tập học kỳ Công pháp quốc tế 11/2012

***

5. Đề thi, đề cương ôn tập Công pháp quốc tế.

Bộ câu hỏi đề thi vấn đáp - Công pháp quốc tế

Tổng hợp câu hỏi vấn đáp Công pháp quốc tế - Kì 2 năm học 2013 - 2014 ĐH Luật Hà Nội

Đề cương 37 câu hỏi ôn thi vấn đáp Công pháp quốc tế - có đáp án

Tổng hợp đề thi vấn đáp Công pháp quốc tế - K31 - K34

Đề cương ôn tập Công pháp Quốc tế – Bài 1 Lý luận chung về Luật Quốc tế

***

6. Bài nghiên cứu / Tài liệu tham khảo môn Công pháp quốc tế

CÁ NHÂN – CHỦ THỂ CỦA LUẬT QUỐC TẾ? - Bài nghiên cứu Luật - Công pháp quốc tế

Tổng quan về ASEAN - Tài liệu môn Công Pháp Quốc Tế

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ BIỂN: NHÌN TỪ THỰC TIỄN MỘT SỐ VỤ VI PHẠM CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN NĂM 1982 TRONG VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM

Vấn đề xác lập chủ quyền lãnh thổ trong luật pháp quốc tế

Khủng bố hàng không quốc tế là một loại hình của khủng bố quốc tế

Khái niệm khủng bố từ các Công ước quốc tế

06/03/2015
Tác động của Luật quốc tế tới quá trình hoàn thiện các văn bản luật của Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em
Bài tập học kỳ Công pháp quốc tế, đề bài: Phân tích tác động của Luật quốc tế tới quá trình hoàn thiện các văn bản luật của Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em.

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” là câu nói bao hàm đầy đủ ý nghĩa về Trẻ em. Trẻ em hôm nay là tương lai của nhân loại, của thế giới, của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng, mỗi họ tộc và mỗi gia đình mai sau.

Ngày 26 tháng 1 năm 1990, Việt Nam đã ký Công ước về quyền trẻ em 1989 và phê chuẩn Công ước ngày ngày 20 tháng 2 năm 1990, mà không kèm theo bảo lưu nào. Việt Nam là quốc gia thứ hai trên thế giới và cũng là quốc gia đầu tiên ở Châu Á phê chuẩn Công ước này. Việc phê chuẩn Công ước đã tạo cơ sở pháp lý quốc tế cho việc bảo vệ trẻ em ở Việt Nam, đồng thời cũng đặt ra những nghĩa vụ ràng buộc Việt Nam đối với việc thực thi Công ước. Tuy nhiên việc đảm bảo và thực hiện quyền trẻ em cũng còn nhiều hạn chế, tình trạng xâm hại trẻ em thực sự đáng báo động, rất nhiều hành vi vi phạm quyền trẻ em mà chưa chịu sự trừng trị của pháp luật. Vì những lí do trên em xin được chọn đề tài: (Phân tích tác động của Luật quốc tế tới quá trình hoàn thiện các văn bản luật của Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em) để làm bài tập lớn học kì. Tuy nhiên do hiểu biết của em còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô để bài làm của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn! 
03/03/2015
Thực tiễn hợp tác song phương về dẫn độ tội phạm giữa Việt Nam và một số quốc gia - Bài tập học kỳ Công pháp quốc tế
Đề bài: phân tích , đánh giá thực tiễn hợp tác song phương về dẫn độ tội phạm giữa Việt Nam và một số quốc gia.

Dẫn độ tội phạm là một chế định của luật hình sự quốc tế , đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ giữa các quốc gia trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm .Trong khuân khổ bài ta sẽ: “phân tích , đánh giá thực tiễn hợp tác song phương về dẫn độ tội phạm giữa VN và một số quốc gia” để hiểu rõ hơn về hoạt động dẫn độ tội phạm tại Việt Nam qua các hợp tác song phương về dẫn độ tội phạm.
22/02/2015
Phân tích việc áp dụng nguyên tắc một quốc tịch trong pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam
Bài tập nhóm Công pháp quốc tế: Phân tích việc áp dụng nguyên tắc một quốc tịch trong pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.


Cùng với sự phát triển của xã hội, mỗi quốc gia lại có một chế định riêng về vấn đề quốc tịch. Và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Trong hệ thống pháp luật của từng quốc gia quốc tịch là một chế định pháp lý bao gồm các qui định điều chỉnh hình thức và nội dung mối quan hệ pháp luật được thiết lập giữa một cá nhân với một nhà nước. Hiện nay, phần lớn các quốc gia áp dụng nguyên tắc một quốc tịch là chủ yếu. Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc một quốc tịch giữa các quốc gia là rất khác nhau, trong đó có Việt Nam. 
27/01/2015
Tác động của Luật quốc tế tới quá trình hoàn thiện các văn bản luật của Việt Nam trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm
Bài tập học kỳ Công pháp quốc tế có đáp án.

Theo khoa học pháp lý quốc tế hiện đại, Luật Quốc tế là hệ thống các nguyên tắc, quy phạm pháp luật, được quốc gia và các chủ thể khác của Luật Quốc tế thỏa thuận xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế.

Mối quan hệ giữa Luật Quốc tế và Luật quốc gia là vấn đề mang tính lý luận cơ bản, có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật ở từng quốc gia. Mối quan hệ này được thể hiện ở nhiều nội dung và dưới nhiều cấp độ khác nhau. Trên quy mô toàn cầu, mối quan hệ biện chứng qua lại giữa Luật Quốc tế và Luật quốc gia diễn ra theo hai chiều hướng: Luật quốc gia ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển, quá trình xây dựng và thực hiện Luật Quốc tế; Luật Quốc tế thường xuyên thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện của pháp luật quốc gia. Đối với từng quốc gia, sự tác động qua lại giữa Luật Quốc tế và Luật quốc gia tùy thuộc vào mức độ tham gia quan hệ quốc tế của quốc gia đó.
26/01/2015
Cá nhân có thể tham gia vào một số quan hệ pháp luật quốc tế nhất định nhưng không vì thế mà thực thể này trở thành chủ thể của Luật quốc tế
Bài tập học kỳ Công pháp quốc tế có đáp án.


Trong bất cứ quan hệ pháp luật nào thì chủ thể luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng và là một trong những dấu hiệu để xác định mối quan hệ nào đó thuộc sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật nào. Luật Quốc tế là hệ thống pháp luật được tập hợp từ nhiều văn bản từ nhiều nguồn khác nhau. Việc nghiên cứu về chủ thể là rất cần thiết vì giúp tìm ra đâu là nguồn của luật, quan hệ nào thuộc sự điều chỉnh của luật.

25/01/2015
CÁ NHÂN – CHỦ THỂ CỦA LUẬT QUỐC TẾ? - Bài nghiên cứu Luật - Công pháp quốc tế
CÁ NHÂN – CHỦ THỂ CỦA LUẬT QUỐC TẾ? 
NGUYỄN ĐỨC LAM

Từ khi mới xuất hiện đến nay chức năng chính của Luật quốc tế là điều chỉnh các mối quan hệ giữa các nhà nước với nhau, bởi vậy chủ thể chính của luật quốc tế trong lịch sử phát triển của nó là các quốc gia. Nhưng từ những năm 20 của thế kỷ XX, đặc biệt là sau Đại chiến thế giới thứ hai trong khuôn khổ của luật quốc tế xuất hiện một ngành mới là luật về quyền con người. Quyền con người không còn là đối tượng điều chỉnh của hệ thống luật của từng quốc gia nữa đã làm nảy sinh ra vấn đề: cá nhân con người có phải là chủ thể của luật quốc tế hay không?
Hành vi sử dụng lực lượng vũ trang của Limon có phù hợp với pháp luật quốc tế không - Bài tập cá nhân Công pháp quốc tế
TH9: Pizza và Limon là hai quốc gia hiện đang có tranh chấp về biên giới trên bộ. Quan hệ giữa hai nước ngày càng trở nên căng thẳng do những vụ xung đột thường xuyên xảy ra tại khu vực biên giới. Ngày 5/5/2010, Pizza phát hiện Limon đã thành công trong việc làm giàu uranium ở quy mô lớn và đang triển khai sản xuất vũ khí hạt nhân. Limon không phủ nhận thông tin làm giàu uranium những khẳng định mục đích duy nhất của họ là nhằm tạo ra năng lượng điện, sử dụng vào mục đích hòa bình.
22/01/2015
Tác động của Luật quốc tế tới quá trình hoàn thiện các văn bản luật của Việt Nam trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm - 8 điểm
Bài tập học kỳ Công pháp quốc tế có đáp án.

Theo khoa học pháp lý quốc tế hiện đại, Luật Quốc tế là hệ thống các nguyên tắc, quy phạm pháp luật, được quốc gia và các chủ thể khác của Luật Quốc tế thỏa thuận xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế.


Mối quan hệ giữa Luật Quốc tế và Luật quốc gia là vấn đề mang tính lý luận cơ bản, có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật ở từng quốc gia. Mối quan hệ này được thể hiện ở nhiều nội dung và dưới nhiều cấp độ khác nhau. Trên quy mô toàn cầu, mối quan hệ biện chứng qua lại giữa Luật Quốc tế và Luật quốc gia diễn ra theo hai chiều hướng: Luật quốc gia ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển, quá trình xây dựng và thực hiện Luật Quốc tế; Luật Quốc tế thường xuyên thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện của pháp luật quốc gia. Đối với từng quốc gia, sự tác động qua lại giữa Luật Quốc tế và Luật quốc gia tùy thuộc vào mức độ tham gia quan hệ quốc tế của quốc gia đó.
29/12/2014
Vai trò của tập quán quốc tế trong việc điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia - Bài tập học kỳ Công pháp quốc tế
Trong lịch sử quan hệ giữa các quốc gia, tập quán pháp lý quốc tế với tư cách là nguồn luật quốc tế xuất hiện sớm hơn nhiều so với điều ước quốc tế. Nhìn từ góc độ khoa học của luật quốc tế, tập quán quốc tế là hình thức pháp lý chứa đựng quy tắc xử sự chung, hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể luật quốc thừa nhận là luật. Cũng như điều ước quốc tế, tập quán quốc tế tồn tại và có thể bị thay đổi nếu nó không thích hợp với thực tiễn điều chỉnh quan hệ quốc tế hoặc có sự xuất hiện của tập quán mới. Điều ước và tập quán quốc tế, về nguyên tắc, được coi là cách thức chủ yếu xây dựng quy phạm pháp luật quốc tế bắt buộc, hay còn gọi là luật “cứng” (“hard” law). Mặc dù điều ước quốc tế được xem là phương thức làm luật phổ biến trong lĩnh vực các lĩnh vực đời sống luật quốc tế nhưng các chủ thể của luật quốc tế lại vẫn áp dụng tập quán vì một số lý do. Không có những thủ tục phê chuẩn phức tạp như điều ước quốc tế, những quy tắc tập quán là cách thức dễ dàng hơn để đạt được sự thống nhất toàn cầu, bởi vì các chủ thể chủ động có thể bảo đảm sự mặc nhận từ phía các chủ thể thụ động – một thuận lợi đặc biệt trong giải quyết những vấn đề trong đời sống quốc tế. Để hiểu rõ hơn về vai trò của tập quán quốc tế đối với các quan hệ quốc tế, em xin phân tích đề bài: “Phân tích vai trò của tập quán quốc tế trong việc điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia”

03/12/2014
Bộ câu hỏi đề thi vấn đáp - Công pháp quốc tế
1. Trình bày đặc trưng cơ bản của Luật Quốc tế 
2. Căn cứ xác định và hình thức thực hiện Trách nhiệm pháp lý quốc tế chủ quan

Đề 2
1.Khái niệm luật quốc tế. Phân tích đặc trưng về chủ thể của luật quốc tế. 
2. Điều ước quốc tế có giá tri tạo lập tập quán quốc tế không. Cho ví dụ

Đề 3
1. Phân tích cấu thành Quốc gia và đặc tính chính trị pháp lý?
2 So sánh quyền ưu đãi miễn trừ của cơ quan ngoại giao và lãnh sự 
 Hỏi thêm:  Hành lý của công chức ngoại giao có bị kiểm tra hải quan hay không?
17/11/2014
Bài tập học kì Công pháp quốc tế - Phương thức thụ đắc lãnh thổ do chiếm hữu
LỜI MỞ ĐẦU

Lãnh thổ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quan hệ giữa các quốc gia, là cơ sở vật chất cho sự tồn tại của quốc gia, duy trì ranh giới quyền lực nhà nước đối với một cộng đồng dân cư nhất định, góp phần tạo dựng một trật tự pháp lý quốc tế hòa bình và ổn định. Luật pháp quốc tế hiện đại ghi nhận quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ. Việc xác lập chủ quyền lãnh thổ chỉ được coi là hợp pháp khi dựa trên những cơ sở và phương thức do luật quốc tế quy định. 

Trong giai đoạn chiến tranh được coi là phương tiện hợp pháp để giải quyết các tranh chấp quốc tế thì cơ sở xác lập chủ quyền lãnh thổ và thay đổi lãnh thổ quốc gia chủ yếu thông qua chiến tranh xâm chiếm lãnh thổ. Ngày nay, luật quốc tế hiện đại thừa nhận và khẳng định nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong việc xác lập chủ quyền lãnh thổ. Theo đó, việc xác lập chủ quyền lãnh thổ phải dựa vào các phương thức thụ đắc lãnh thổ hợp pháp. 

Khoa học pháp lý quốc tế ghi nhận  4 phương thức thụ đắc lãnh thổ: Thụ đắc lãnh thổ do tác động tự nhiên, Thụ đắc lãnh thổ do chuyển nhượng; Thụ đắc lãnh thổ theo thời hiệu; Thụ đắc lãnh thổ do chiếm hữu. Ngày nay trên thế giới không còn lãnh thổ vô chủ, nhưng các tranh chấp lãnh thổ vẫn còn dai dẳng và các nguyên tắc, quy phạm về thụ đắc lãnh thổ vẫn còn giá trị soi xet các hành vi thủ đắc của các quốc gia

Trong các phương thức thụ đắc lãnh thổ nói trên thì phương thức thụ đắc lãnh thổ do chiếm hữu (chiếm cứ hữu hiệu) là phổ biến nhất. Đây cũng là phương thức được Việt Nam áp dụng trong việc giải quyết các tranh chấp về vấn đề chủ quyền biển Đông hiện nay. 
14/11/2014
Phân tích và đánh giá thực tiễn thực hiện nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế
LỜI MỞ ĐẦU


Trước khi nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế ra đời, loài người đã phải trải qua những thảm họa kinh hoàng của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 –1945). Sau sự kiện đó, các quốc gia trên thế giới đã lập ra một tổ chức quốc tế lấy tên là Liên Hiệp Quốc (LHQ). Với mục tiêu cao cả là “phòng ngừa cho thế hệ mai sau khỏi thảm họa chiến tranh”, Khoản 2 Điều 4 Hiến chương LHQ quy định: “Tất cả các nước thành viên LHQ từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của LHQ”. Trong bài tập học kỳ của mình, em xin trình bày vấn đề “ Đánh giá thực tiễn thực hiện nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế” .
07/11/2014
Tổng quan về ASEAN - Tài liệu môn Công Pháp Quốc Tế
TỔNG QUAN VỀ ASEAN
(Cập nhật đến tháng 10/2009)

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 trên cơ sở Tuyên bố Băng-cốc, với 5 nước thành viên ban đầu là In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Sau 40 năm tồn tại và phát triển với nhiều thăng trầm, ASEAN ngày nay đã trở thành một tổ chức hợp tác khu vực liên Chính phủ bao gồm cả 10 quốc gia Đông Nam Á (thêm 5 nước là Brunei, Cămpuchia, Lào, Mianma và Việt Nam), là một thực thể chính trị-kinh tế quan trọng ở Châu Á-Thái Bình Dương và là đối tác không thể thiếu trong chính sách khu vực của các nước lớn và các trung tâm quan trọng trên thế giới. Hiện nay, ASEAN đang chuyển sang giai đoạn phát triển mới với mục tiêu bao trùm là hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và hoạt động dựa trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN.
27/09/2014
Quyền năng của tổ chức quốc tế liên chính phủ là quyền năng phái sinh và hạn chế - Bài tập nhóm Công pháp quốc tế
A. LỜI MỞ ĐẦU


Mỗi một hệ thống pháp luật đều có những chủ thể nhất định của nó. Chủ thể của Luật Quốc tế là thực thể đang tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế một cách độc lập, có đầy đủ quyền, nghĩa vụ quốc tế và có khả năng gánh vác những trách nhiệm pháp lý quốc tế do chính hành vi của chủ thể gây ra. Là một trong các chủ thể của Luật Quốc tế, tổ chức quốc tế liên chính phủ là một khuôn khổ hợp tác phổ biến hiện nay giữa các quốc gia, mang trong mình quyền năng chủ thể luật quốc tế đó là quyền năng phái sinh và hạn chế. Để làm rõ hơn về những quyền năng này của tổ chức liên chính phủ, nhóm xin được trình bày vấn đề: “Thông qua vấn đề lý luận và thực tiễn, chứng minh rằng quyền năng của tổ chức quốc tế liên chính phủ là quyền năng phái sinh và hạn chế”.
30/08/2014
Điều 14 Công ước Viên năm 1969 - Bài tập Công pháp quốc tế
Bài làm

Công ước giơnevơ 1958 không phát sinh hiệu lực với Đức, vì Công ước giơnevơ 1958 về Thềm lục địa là công ước chỉ phát sinh hiệu lực đối với quốc gia đã ký khi quốc gia đó phê chuẩn. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Công ước Viên năm 1969: “ Một quốc gia chịu sự ràng buộc của một điều ước biểu thị bằng việc phê chuẩn:

a. Khi điều ước quy định là sự đồng ý này biểu thị bằng việc phê chuẩn;

b. Khi có sự quy định rằng các quốc gia tham gia đàm phán đã thỏa thuận là sẽ phải dùng hình thức phê chuẩn;

c. Khi đại diên của quốc gia đó đã ký điều ước bắt buộc phải phê chuẩn;


d. Khi quốc gia đó có ý định ký điều ước bắt buộc phải có sự phê chuẩn, thì ý định này được thể hiện trong thư ủy quyền của đại diện quốc gia đó hoặc được bày tỏ trong quá trình đàm phán.” ¹
28/08/2014
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ BIỂN: NHÌN TỪ THỰC TIỄN MỘT SỐ VỤ VI PHẠM CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN NĂM 1982 TRONG VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM
Th.S Nguyễn Ngọc Lâm
Trưởng khoa Luật quốc tế 
Trường Đại học Luật TP. HCM

Với mục đích của Hội thảo đề ra, trong phạm vi bài viết chúng tôi chỉ đề cập đến cơ sở pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế về biển theo quy định của pháp luật quốc tế và một số kiến nghị của cá nhân, góp tiếng nói nhằm bảo vệ chủ quyền của về biển đảo của Việt Nam trong điều kiện hiện nay.

1. Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia – cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp quốc tế.

Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là điều thiêng liêng của mỗi dân tộc, lãnh thổ là biểu hiện của nền độc lập dân tộc và bất khả xâm phạm của mỗi quốc gia. Bảo vệ biên giới, lãnh thổ chính là bảo vệ chủ quyền quốc gia chống lại mọi hình thức ngoại xâm. Quyền này đã được pháp luật quốc tế công nhận. Vì vậy, khi giải quyết bất kỳ vấn đề gì liên quan đến biên giới và lãnh thổ chúng ta phải biết kết hợp các hình thức và biện pháp đấu tranh thích hợp đối với từng vụ việc phát sinh trên nguyên tắc tôn trọng luật pháp quốc tế; bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia; giữ gìn quan hệ hữu nghị với các nước trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, góp phần gìn giữ hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Phân tích sự tham gia và vai trò của Việt Nam trong một số khuôn khổ hợp tác khu vực và liên khu vực
Bài tập học kỳ Công pháp quốc tế có đáp án.

LỜI NÓI ĐẦU

Hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người.  Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường cũng là động lực hàng đầu thúc đẩy quá trình hội nhập. Hội nhập diễn ra dưới nhiều hình thức, cấp độ và trên nhiều lĩnh vực khác nhau, theo tiến trình từ thấp đến cao. Hội nhập đã trở thành một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia. Ngày nay, hội nhập quốc tế là lựa chọn chính sách của hầu hết các quốc gia để phát triển. Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ, Việt Nam mở rộng ngoại giao, hội nhập quốc tế: tham gia nhiều tổ chức quốc tế, hợp tác với nhiều nước trên thế giới…Điều này càng ngày càng khẳng định vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế, để có thể hiểu biết thêm sự tham gia của Việt nam và tầm quan trọng của Việt Nam trong khu vực và thế giới. Em xin chọn đề tài số 05: “Phân tích sự tham gia và vai trò của Việt Nam trong một số khuôn khổ hợp tác khu vực và liên khu vực (SV chọn hai hoặc ba khuôn khổ hợp tác để phân tích)”. 
Cơ sở pháp lý cần thiết đảm bảo tính hợp pháp của Nghị quyết do Hội đồng bảo an thông qua
Bài tập tình huống cá nhân Công pháp quốc tế có đáp án.

TH7: Năm 2012, tại quốc gia A xảy ra nội chiến. Hàng ngàn người nổi dậy đã tiến hành đập phá các cửa hàng, nhà kho sân bãi nhằm tăng sức ép đề nghị chính phủ đương nhiệm phải từ chức. Cuộc giao tranh giữa Chính phủ đương nhiên và phe nổi dậy ngày càng căng thẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình và an ninh trong khu vực cũng như đe dọa sự an toàn của những người nước ngoài đang có mặt trên lãnh thổ quốc gia A. Trước tình hình nguy cấp này, Hội động bảo an Liên hợp quốc, với tư cách là cơ quan thực hiện chức năng duy trì hòa bình và an ninh thế giới, đã có những cuộc họp nhằm xem xét vấn đề của quốc gia. Dự thảo Nghị quyết của hội đồng bảo an trong đó đề cập đến việc áp dụng các biện pháp cần thiết, kể cả các biện pháp về quân sự, đối với quốc gia A cũng đã được soản thảo. Trong thời gian chờ đợi nghị quyết được thông qua, với tư cách là Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an quốc gia X đã cho một số tàu quân sự của mình tiến sâu vào neo đậu trong lãnh hải của quốc gia A để sẵn sang thực hiện Nghị quyết của Hội đồng bảo an. Hãy cho biết: