Showing posts with label Công chứng chứng thực. Show all posts
Showing posts with label Công chứng chứng thực. Show all posts
08/12/2014
Trình bày khái niệm công chứng - Bài tập cá nhân Công chứng chứng thực

Công chứng xuất hiện tại Việt Nam là vào những năm 30 của thế kỷ XX, do người Pháp đưa vào Việt Nam. Nhưng mãi đến năm 1987, công chứng mới được đề cập lần đầu tiên trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Tại thời điểm này, công chứng được hiểu là “Công quyền đứng ra làm chứng”, cụ thể là nhà nước trao thẩm quyền cho một tổ chức hành nghề công chứng và được phép nhân danh nhà nước để xác định các quan hệ giao dịch dân sự và thương mại. Công chứng được gọi là “trưởng khế”. 
27/10/2014
Thực trạng quản lý của nhà nước về công chứng, chứng thực ở nước ta hiện nay - Bài tập học kỳ - Công chứng và chứng thực
A. Mở bài

Tổ chức và hoạt động công chứng, chứng thực là một dịch vụ công ích cần thiết quan trọng, một thể chế không thể thiếu của Nhà nước pháp quyền để đảm bảo giá trị pháp lý, sự an toàn của các giao dịch, các quan hệ dân sự liên quan. Nhưng trên thực tế hoạt động này đang bị một số kẻ lợi dụng nhằm chiếm đoạt tài sản bất hợp pháp, do đó việc quản lí của nhà nước về hoạt động công chứng, chứng thực là rất cần thiết. Trong bài tập học kì này, em xin trình bày vấn đề “Thực trạng quản lý của nhà nước về công chứng, chứng thực ở nước ta hiện nay” từ đó thấy được những mặt đã đạt được, những tồn tại, hạn chế và giải pháp nào để nâng cao hoàn thiện .

B. Thân bài

1. Lý luận chung quản lý nhà nước về công chứng và chứng thực:

1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về công chứng và chứng thực:

Quản lý chính là hành vi tác động bằng sức mạnh quyền uy của chủ thể quản lý lên đối tượng chịu sự quản lý theo những mục tiêu, trật tự nhất định mà chủ thể quản lý hướng tới. Quản lý nhà nước là một loại hoạt động quản lý đặc thù do các cơ quan thuộc hệ thống hành chính có thẩm quyền tiến hành. Hoạt động quản lý công chứng, chứng thực giúp cho hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng và những cơ quan thực hiện hoạt động chứng thực đáp ứng nhu cầu của cá nhân, tổ chức trong xã hội làm cho hoạt động công chứng, chứng thực đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
20/08/2014
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng
Luật Công chứng được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006, bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007 đến nay đã và đang thực sự đi vào đời sống xã hội. Hiện nay, ngoài loại hình Phòng Công chứng (trước đây là Phòng Công chứng nhà nước), loại hình Văn phòng công chứng đang phát triển khá mạnh mẽ ở nhiều địa phương, nhất là ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố lớn. Hoạt động của các Văn phòng công chứng này giúp giảm thiểu sự quá tải tại các Phòng Công chứng Nhà nước trước đây, góp phần vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và các quan hệ xã hội khác, phòng ngừa vi phạm pháp luật và tăng cường pháp chế XHCN.


Tuy nhiên, sau hơn 01 năm Luật Công chứng có hiệu lực, hoạt động của các Văn phòng Công chứng đã bộc lộ khá nhiều bất cập. Trong đó đáng kể là sự non kém về nghiệp vụ và kinh nghiệm của không ít Công chứng viên dẫn đến tình trạng ẩu, ký xác thực mà không đọc kỹ văn bản, không thẩm định, xác minh tài sản, nhân thân của người ký hợp đồng giao dịch. Kết quả là có nhiều bản bị cơ quan chức năng trả lại, không chấp thuận hoặc gây ra tranh chấp trong giao dịch hợp đồng. Hệ thống các tổ chức hành nghề công chứng thiếu sự liên kết thông qua mạng nội bộ để chia sẻ thông tin, không có cơ sở dữ liệu chung để kiểm soát thực trạng các hợp đồng... Do vậy, đã có trường hợp một căn nhà đem bán cho hai người, mang đi công chứng hợp đồng tại 2 tổ chức hành nghề công chứng khác nhau, một tài sản đem thế chấp, bảo lãnh ở nhiều người, nhiều nơi, người đã chết nhưng vẫn “giao dịch”, công chứng cho người có tài sản đã bị cưỡng chế, kê biên, bán đấu giá thành, ký kết hợp đồng bán đấu giá thành trước khi tổ chức bán đấu giá tài sản, công chứng hợp đồng có mục đích, nội dung vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, công chứng hợp đồng chuyển nhượng dựa trên hợp đồng uỷ quyền giả, công chứng hợp đồng giao dịch không đúng người yêu cầu công chứng (do công chứng viên chấp nhận giấy chứng minh nhân dân photo, do nhầm người, do chứng minh nhân dân giả...), công chứng hợp đồng cho người không đủ năng lực hành vi dân sự... gây hậu quả pháp lý rất nghiêm trọng. Ngoài ra, chưa kể tới chuyện thù lao tại các tổ chức hành nghề công chứng này, mỗi nơi quy định một kiểu, mạnh ai nấy thu. Thậm chí, gần đây còn xảy ra hiện tượng tranh chấp giữa những người góp vốn cùng Công chứng viên để mở Văn phòng công chứng khiến dư luận xã hội rất quan tâm… Do đó, có thể nói quản lý nhà nước về giai đoạn hiện nay phải cần được tăng cường hơn nữa, trong đó thanh tra với vai trò là một khâu thiết yếu trong quản lý hành chính nhà nước cũng cần phải được tăng cường. Thanh tra nhằm mục đích đưa hoạt động đạt được các mục tiêu mà Nhà nước đã đề ra. Qua thanh tra sẽ rà soát, đánh giá được thực trạng về tổ chức, hoạt động; nắm bắt được những bất cập, mâu thuẫn, khó khăn, vướng mắc về nghiệp vụ cũng như phát hiện được những vi phạm pháp luật trong hoạt động, từ đó có kết luận, kiến nghị cụ thể để cấp có thẩm quyền kịp thời xem xét, có biện pháp chấn chỉnh về tổ chức, hoạt động; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, giải quyết kịp thời những vướng mắc về nghiệp vụ, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật, từng bước đưa công tác vào nề nếp.
27/06/2014
Thực trạng quản lý nhà nước về công chứng ở nước ta hiện nay - Bài tập học kỳ - Bài 2

Công chứng, chứng thực có tầm ảnh hưởng rất lớn và quan trọng đến đời sống, xã hội và phát triển kinh tế. Bởi trong cuộc sống đời thường cũng như trong dân sự, kinh tế, thương mại diễn ra nếu không suôn sẻ thì các đương sự tìm kiếm chứng cứ, hoặc là để bênh vực cho lý lẽ của mình hoặc là bác bỏ lập luận của đối phương. Để phòng ngừa các tranh chấp, bảo đảm an toàn pháp lý cho các quan hệ giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại mà đương sự tham gia, họ cần đến chứng cứ công chứng, chứng thực loại chứng cứ xác thực, chứng cứ đáng tin cậy hơn hẳn các loại giấy tờ không có công chứng hoặc chỉ trình bày bằng miệng. Nhưng trên thực tế hoạt động này đang bị một số kẻ lợi dụng nhằm chiếm đoạt tài sản bất hợp pháp, để hoạt động công chứng, chứng thực thực sự có ích cho sự phát triển xã hội thì việc quản lý nhà nước về hoạt động này là vô cùng quan trọng.
30/05/2014
Thực trạng quản lý nhà nước về công chứng ở nước ta hiện nay - Bài tập học kỳ môn Công chứng chứng thực
Hiện nay, các quan hệ dân sự, kinh doanh thương mại, đất đai… đã phát triển mạnh mẽ, đa dạng trên cả bề rộng và bề sâu, cả trong nước và cả với nước ngoài. Nhiều giao dịch dân sự, thương mại đòi hỏi phải được công chứng để tạo chứng cứ có sức thuyết phục cao. Việc công chứng được yêu cầu thực hiện một cách chính xác theo đúng pháp luật nhưng phải nhanh chóng kịp thời, thuận tiện cho người dân. Việc xã hội hóa hoạt động công chứng đã góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu công chứng các hợp đồng, giao dich của người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu tiêu cực như sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức hành nghề công chứng. Thực tế này cho thấy vấn đề quản lý Nhà nước về công chứng có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo tuân theo pháp luật của hoạt động công chứng, chứng thực ở nước ta. Để rõ hơn về hoạt động này em xin đi vào tìm hiểu vấn đề: Thực trạng quản lý nhà nước về công chứng ở nước ta hiện nay.
Điều kiện, tiêu chuẩn của công chứng viên - Bài tập cá nhân công chứng chứng thực
Trong bối cảnh của nước ta hiện nay, sau hơn 5 năm thực hiện hoạt động xã hội hóa công chứng, cùng với sự phát triển nhanh chóng về số lượng các công chứng viên thì những yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn, chất lượng của các công chứng viên tại các văn phòng công chứng cũng không ngừng được đặt ra. Sau đây, em xin đi vào trình bày vấn đề điều kiện, tiêu chuẩn của công chứng viên.

I. Khái quát về công chứng viên

Định nghĩa công chứng viên được quy định tại Điều 7 của Luật công chứng: Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được bổ nhiệm để hành nghề công chứng. 

Để phân biệt công chứng viên với những chủ thể khác, pháp luật đã đưa ra những quy định cụ thể về điều kiện tiêu chuẩn để trở thành công chứng viên (người thực hiện công chứng) cũng như nhiệm vụ quyền hạn của công chứng viên. Công chứng viên là chủ thể thực hiện hành vi công chứng chứ không phải là Phòng công chứng hay Văn phòng công chứng. Trước đây các Nghị định của Chính phủ quy định về công chứng chưa làm rõ được vị trí nêu trên của công chứng viên, thậm chí vai trò, vị trí của công chứng viên bị lu mờ so với Phòng công chứng. Cách thức tổ chức công chứng nhà nước như trước đây khiến cho người dân và các cơ quan, tổ chức chỉ nghĩ đến Phòng công chứng như là chủ thể duy nhất của hoạt động công chứng, còn công chứng viên chỉ là một công chức hành chính làm việc trong Phòng công chứng. Trưởng phòng công chứng hầu như là người chịu trách nhiệm chính trong hoạt động công chứng của Phòng và có quyền rất lớn đối với công chứng viên. 
Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động công chứng, chứng thực - Bài tập nhóm
Công chứng, chứng thực là hoạt động mang tính chất pháp lý, được thực hiện thường xuyên và phổ biến trong đời sống của người dân. Có thể nói, mặc dù không còn quá xa lạ với các thủ tục công chứng, hay chứng thực nhằm đáp ứng đòi hỏi về mặt pháp lý cho các giao dịch hay giấy tờ, chữ ký… trong đời sống thường ngày,nhưng có lẽ ít người hiểu được ý nghĩa thực sự của hai hoạt động này, cùng sự hình thành, phát triển của nó trong lịch sử. Nắm được điều này, cũng là sự bổ sung kiến thức hợp lý nhằm phân biệt và nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng cũng như những thay đổi tích cực của Nhà nước ta đối với việc cố gắng xây dựng và hoàn thiện hoạt động pháp lý thiết yếu này.

I. Khái niệm, đặc điểm của công chứng, chứng thực
20/09/2013
Bài tập học kỳ Công chứng chứng thực – Tầm quan trọng của hoạt động công chứng, chứng thực ở nước ta hiện nay
1.     Lý luận chung về hoạt động công chứng, chứng thực.

Theo từ điển Tiếng Việt thì “công chứng là sự chứng thực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm xác nhận về mặt pháp lý của các văn bản và bản sao từ bản gốc”. Điều 2 Luật công chứng quy định: “Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”. Định nghĩa này đã chỉ rõ công chứng là hành vi của công chứng viên, phân biệt với chứng thực là hành vi của người đại diện của cơ quan hành chính công quyền. Công chứng viên là người xác nhận và kiểm chứng tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch. Văn bản công chứng là kết quả của hoạt động công chứng, bao gồm những loại văn bản được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Công chứng là hợp đồng, giao dịch được công chứng viên công chứng theo quy định của pháp luật không bao gồm bản sao, bản dịch được công chứng viên xác nhận. Quy định về văn bản công chứng là một điểm mới so của Luật công chứng so với Nghị định 75/2000/NĐ- CP về công chứng, chứng thực.