Showing posts with label Luật thi hành án dân sự. Show all posts
Showing posts with label Luật thi hành án dân sự. Show all posts
14/06/2014
Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền - Bài tập cá nhân Luật thi hành án dân sự
Đề bài


Bản án dân sự sơ thẩm số 160/2008/DS-ST ngày 12/6/2008 của Tòa án nhân dân huyện P tỉnh H giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền giữa A và B quyết định buộc B phải trả A bốn triệu đồng đã bị xét lại theo thủ tục phúc thẩm. Khi xét lại bản án theo thủ tục phúc thẩm, Tòa Dân sự thuộc Tòa án nhân dân tỉnh H đã giữ nguyên bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện P.
Phí và chi phí thi hành án dân sự - Bài tập học kỳ Luật thi hành án dân sự
Hoạt động thi hành án dân sự đều cần một nguồn kinh phí nhất định. Sự chi trả cho số kinh phí này được trích từ nhiều nguồn như ngân sách nhà nước, phí của các đối tượng thi hành án phải nộp... Quy định về phí và chi phí thi hành án được quy định trong Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 đến Luật thi hành án dân sự 2008, trong các nghị định và thông tư hướng dẫn.

Để tìm hiều khái quát hơn về phí và chi phí thi hành án, bài viết dưới đây trình bày đề tài: “Phí và chi phí thi hành án dân sự”.

Nội dung

1. Phí thi hành án dân sự

1.1. Khái niệm phí thi hành án dân sự

Khoản 7 Điều 3 Luật thi hành án dân sự (LTHADS) 2008 quy định về cách hiểu phí thi hành án như sau: “Phí thi hành án là khoản tiền mà người được thi hành án phải nộp khi nhận được tiền, tài sản theo bản án quyết định.”


Phí thi hành án dân sự cũng là một loại phí trong lĩnh vực Tư pháp được ban hành kèm theo Pháp lệnh về phí và lệ phí 2001. Do đó, về bản chất, phí thi hành án cũng là khoản tiền để bù đắp một phần chi phí đầu tư, quản lý của tổ chức, cá nhân đã cung cấp cho người thụ hưởng, tức là phí thi hành án là khoản tiền mà người thi hành án phải nộp khi được nhận các lợi ích vật chất từ hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự. Việc thu phí mang tính hoàn trả trực tiếp và ngang giá nên cần lưu ý rằng, chỉ khi nào người được thi hành án nhận được các lợi ích vật chất, lợi ích này phải định lượng được bằng tiền mới phải nộp phí.
26/10/2013
Đề bài tập lớn Học kỳ – Luật thi hành án Dân sự
Đề bài tập lớn Học kỳ – Luật thi hành án Dân sự
Tháng 3/2013

Yêu cầu: Từ 4 – 8 trang và không quá 5 sinh viên thực hiện cùng đề tài mỗi lớp.
Nộp bài vào buổi thảo luận tuần thứ 5.
  1. Lược sử về sự hình thành và phát triển của Luật thi hành án Dân sự Việt Nam.
  2. Quyền tự định đoạt của đương sự trong thi hành án dân sự.
  3. Phân biệt giữa biện pháp bảo đảm và biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự.
  4. Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc khác.
  5. Cưỡng chế buộc trả vật, giấy tờ, chuyển giao sử dụng đất.
  6. Cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất.
  7. Biện pháp kê biên tài sản của người phải thi hành án.
  8. Xử lý tài sản của người phải thi hành án sau khi đã kê biên.
  9. Phân biệt các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền.
  10. Phí và chi phí thi hành án dân sự.
  11. Vấn đề xã hội hóa thi hành án dân sự ở Việt Nam.
  12. Mô hình thừa phát lại và thực tiễn thực hiện ở Việt Nam.
  13. So sánh biện pháp kê biên tài sản trong Pháp luật thi hành án dân sự 2004 và Luật thi hành án dân sự 2004.
  14. Điểm mới của Luật thi hành án dân sự 2008 và biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự.
  15. Điểm mới của Luật thi hành án dân sự 2008 và biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự.
Nếu bạn muốn download không mất phí, vui lòng điền thông tin và tên bài tập vào form dưới đây.
27/09/2013
Bài tập học kỳ Luật thi hành án dân sự: Phân biệt biện pháp bảo đảm và biện pháp cưỡng chế trong thi hành án dân sự
LỜI MỞ ĐẦU

Pháp lệnh Thi hành án dân sự 2004 đã được thay thế bởi Luật THADS 2008. Việc công tác thi hành án được quy định chi tiết và cụ thể trong Luật Thi hành án dân sự đã tạo ra một khung pháp lý quan trọng để việc thi hành án được thi hành một cách nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Một trong các thay đổi giúp Luật thi hành án dân sự phát huy được vai trò của mình đó là quy định thêm các biện pháp bảo đảm. Vậy biện pháp bảo đảm mới này và biện pháp cưỡng chế vốn có có những điểm gì khác nhau? Vai trò của mỗi biện pháp trong công tác thi hành án như thế nào?
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này em đã quyết đinh lựa chọn bài tập số 3 : “Phân biệt giữa biện pháp bảo đảm và biện pháp cưỡng chế trong thi hành án dân sự” để hoàn thiện bài tập lớn môn thi hành án dân sự của mình. Em mong rằng trong quá trình làm bài cũng như những đóng góp từ các thày (cô) sẽ giúp em hoàn thiện kiến thức về vấn đề này.