Showing posts with label Thủ tục đặc biệt trong Tố tụng Hình sự. Show all posts
Showing posts with label Thủ tục đặc biệt trong Tố tụng Hình sự. Show all posts
20/10/2015
Hoàn thiện quy định của BLTTHS về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự - Bài tập học kỳ Thủ tục đặc biệt trong Tố tụng Hình sự
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (viết tắt là BLTTHS) đã quy định thủ tục rút gọn (sau đây viết tắt là TTRG) tại Chương XXXIV gồm 07 điều từ Điều 318 đến Điều 324 bao gồm các vấn đề phạm vi, điều kiện, thẩm quyền, thời hạn và thủ tục áp dụng. Nhìn chung, quy định về TTRG trong BLTTHS đã đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp cũng như kế thừa các hướng dẫn về TTRG trong các văn bản pháp luật trước đó. Theo đó, các quy định về TTRG trong BLTTHS đã đơn giản về thủ tục, rút ngắn về thời gian giúp giải quyết vụ án được nhanh chóng, kịp thời nhưng vẫn đảm bảo việc xác định sự thật khách quan của vụ án, xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng mà trực tiếp là quyền của bị can, bị cáo. Tuy nhiên, thực tế, số lượng các vụ án được giải quyết theo TTRG không đáng kể so với số vụ án mà các các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết hàng năm. Vì vậy, để góp phần phát huy ý nghĩa, vai trò của TTRG trong giải quyết các vụ án hình sự, cần thiết phải hiểu rõ quy định của BLTTHS về TTRG; những vướng mắc, bất cập qua thực tiễn áp dụng; những yêu cầu cần phải đảm bảo khi xây dựng quy định TTRG trong tố tụng hình sự và đề xuất kiến nghị hoàn thiện thủ tục này. Vậy nguyên nhân của tình trạng này do đâu em xin được lựa chọn đề bài: “Hoàn thiện quy định của BLTTHS về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự” để làm rõ vấn đề này.

I. Quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 về thủ tục rút gọn

1. Khái niệm thủ tục rut gọn.

Thủ tục rút gọn là thủ tục đặc biệt trong tố tụng hình sự được áp dụng với những vụ án về tội ít nghiêm trọng, sự việc phạm tội đơn giảm, chứng cứ rõ ràng’ người thực hiện hành vi bị bắt quả tang, có căn cước lai lịch rõ rang. Thủ tục này có sự rút ngắn về thời gian, đơn giản về cách thức tiến hành nhằm giải quyết nhanh chóng vụ án hình sự, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm kịp thời, hiệu quả; đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong tố tụng hình sự.
20/01/2015
Tình huống về Thủ tục bắt buộc chữa bệnh - Bài tập nhóm Thủ tục đặc biệt trong Tố tụng Hình sự
Thủ tục bắt buộc chữa bệnh trong tố tụng hình sự

Tình huống:


Ngày 27/4/2012, anh Bùi Văn Bạn, sinh năm 1952, ở phường Hòa Nghĩa (quận Dương Kinh, Thành Phố Hải Phòng) có tiền sử bị bệnh tâm thần, do mâu thuẫn đã dùng gậy đuổi đánh chị Đỗ Thị Hường, sinh năm 1962, khiến chị bị ngã và gãy xương cánh tay, thương tích được xác định đối với chị Đỗ Thị Hường là làm giảm 13% sức lao động.
Một số kiến nghị hạn chế việc phải chuyển từ thủ tục rút gọn sang thủ tục chung để giải quyết vụ án - TS. Phan Thị Thanh Mai Khoa Luật Hình sự Trường Đại học Luật Hà Nội

Thủ tục rút gọn là thủ tục đặc biệt của tố tụng hình sự được áp dụng để giải quyết những vụ án hình sự đối với tội phạm ít nghiêm trọng, có tính chất quả tang, đơn giản, chứng cứ rõ ràng, người thực hiện hành vi phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng. Thủ tục này có sự rút ngắn về thời gian, đơn giản về thủ tục nhằm giải quyết nhanh chóng vụ án hình sự, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm nhanh chóng, hiệu quả; đồng thời đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong tố tụng hình sự.
Quy định về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự - Bài tập học kỳ Thủ tục đặc biệt trong Tố tụng Hình sự
Thủ tục rút gọn lần đầu tiên được quy định tại chương 34 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, gồm bảy điều. Đây là một trình tự tố tụng đặc biệt nhằm điều tra, truy tố, xét xử nhanh những vụ án ít nghiêm trọng, phạm tội quả tang, đơn giản, chứng cứ và nhân thân người phạm tội rõ ràng.


Thủ tục rút gọn là một phương thức quan trọng và cần thiết của tố tụng hình sự trong việc xử lý tội phạm ở các giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam. Áp dụng thủ tục rút gọn sẽ thúc đẩy nhanh quá trình xét xử các vụ án có mức độ nguy hiểm không lớn; hạn chế việc tồn đọng án ở các địa phương, khắc phục tình trạng quá tải trong nhà tạm giữ, trại giam. Đồng thời còn tạo điều kiện cho các cơ quan tiến hành tố tụng có thời gian và lực lượng tập trung giải quyết tốt hơn những loại án nghiêm trọng. Vậy điều kiện để áp dụng thủ tục rút gọn là gì và trong tố tụng hình sự đã quy định những gì về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn chính là nội dung của bài làm dưới đây.
Tình huống về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự - Bài tập nhóm Thủ tục đặc biệt trong Tố tụng Hình sự
Tình huống về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự:

a. Tình huống


Ngày 29-8-2011, trên đoạn đường giao thông tỉnh lộ 334, thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, xe mô tô chưa có biển kiểm soát của thai phụ Vũ Thị Lý đã xảy ra tai nạn giao thông với xe ô tô tải của công ty cổ phần Toàn Trang do Nguyễn Mạnh Tường điều khiển, khiến chị Lý tử vong. Nhiều nhân chứng xác nhận chị Lý đang đi trên đường và bị xe tải lấn đường chèn. Anh Nguyễn Văn Viên – chồng nạn nhân đã đề nghị cơ quan chức năng làm rõ vụ việc. Nhưng đến ngày 21-11-2011, Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra huyện Vân Đồn, ông Phạm Hồng Sinh mới ký bản kết luận điều tra và ký quyết định không khởi tố vụ án hình sự vì "không có dấu hiệu của tội phạm. Nguyên nhân do lỗi của nạn nhân" vượt quá thời hạn quy định trong Điều 103, Bộ luật tố tụng hình sự.
Tình huống về thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự - Bài tập nhóm Thủ tục đặc biệt trong tố tụng hình sự
Tình huống về thủ tục rút gọn

1.Tình huống:


Ngày 15/4/2003, , Nguyễn Văn H thường trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội, 20 tuổi, do túng tiền  đã lẻn vào nhà hàng xóm dắt trộm chiếc xe máy. Khi vừa dắt xe ra cổng thì bị gia chủ phát hiện, bắt giữ rồi giao cho công an xử lý. Theo kết quả định giá, chiếc xe giá trị 12 triệu đồng. Vì thế bốn ngày sau, H bị khởi tố về tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 BLHS. Hỏi:
Tình huống về Thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa vị thành niên - Bài tập nhóm Thủ tục đặc biệt trong Tố tụng Hình sự
Tình huống về Thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa vị thành niên

1.Tình huống:


A, B. là đối tượng thường xuyên gây rối, ở Địa bàn xã H, đêm ngày 12/2/2013, A, B đi trên đường X thì gặp, C, D ( D là nữ) đang trên đường đi học thêm về. Cả 2 liền trêu chọc, và có hành động qúa khích với D. Thấy vậy, C liền ngăn lại và bảo vệ D. Thấy vậy A và B xông vào hành hung C, mặc cho C hết sức van xin và sự can ngăn của nhiều người đi đường, A và B dùng gạch đập nhiều cú mạnh vào đầu C. Sau đó, thấy C bất tỉnh Avà B đã bỏ chạy khỏi hiện trường. C dược người dân đưa đi cấp cứu nhưng vì bị chấn thương sọ não nên đã chết vào ngày 13/2/2013. Trong quá trình điều tra, A khai là không nhớ ngày sinh, chỉ nhớ sinh năm 1997. Còn B khai chỉ nhớ sinh vào tháng 6 năm 1996. Cơ quan điều tra đã điều tra các giấy tờ và lời khai trên thì nhân thấy lời khai trên là đúng sự thật.
Người đã khiếu nại hành vi tố tụng của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự không được rút khiếu nại của mình nếu không có lí do chính đáng - Bài tập cá nhân Thủ tục đặc biệt trong Tố tụng Hình sự
Người đã khiếu nại hành vi tố tụng của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự không được rút khiếu nại của mình nếu không có lí do chính đáng

Khẳng định trên là sai , Vì :

- Cơ sở pháp lí : Theo Điểm c Khoản 1 Điều 326 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 :

“Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại”


- Giải thích: Theo Điểm c Khoản 1 Điều 326 Bộ luật tố tụng hình sự 2003, thì người đã khiếu nại có quyền rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào nào của quá trình giải quyết khiếu nại và cũng không quy định thêm điều kiện để được rút khiếu nại. Như vậy ta có thể hiểu rằng pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đã không đặt ra điều kiện, giới hạn nào cho việc rút khiếu nại. Nên dù nếu không có lí do chính đáng người đã khiếu nại hành vi tố tụng của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự vẫn có quyền được rút khiếu nại của mình. Vậy nên khẳng định trên là sai.
Thủ tục rút gọn chỉ được áp dụng nếu bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý - Bài tập cá nhân Thủ tục đặc biệt trong tố tụng hình sự
Thủ tục rút gọn chỉ được áp dụng nếu bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý

Khẳng định trên là sai , Vì :

- Cơ sở pháp lí : Theo Điều 319 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 :

“Thủ tục rút gọn chỉ được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang;

2. Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng;

3. Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng;


4. Người phạm tội có căn cước lai lịch rõ ràng.”