Showing posts with label Xây dựng văn bản pháp luật. Show all posts
Showing posts with label Xây dựng văn bản pháp luật. Show all posts
03/11/2015
Phân tích vai trò và ý nghĩa của hoạt động đánh giá tác động của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
Đất nước bước vào giai đoạn đổi mới, nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện cũng là lúc nhiều vấn đề mới trong xã hội phát sinh và cần được giải quyết. Một công cụ quan trọng để Nhà nước tiến hành hoạt động quản lí, kiểm tra, giám sát của mình đối với xã hội chính là hệ thống những văn bản quy phạm pháp luật, nơi chứa đựng những quy phạm pháp luật có tính bắt buộc chung đối với mọi công dân. Để có một văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh và có hiệu lực trên thực tế thì phải trải qua rất nhiều giai đoạn trong đó không thể không kể đến hoạt động đánh giá tác động của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Đây là một giai đoạn nhỏ nằm trong giai đoạn soạn thảo văn bản pháp luật nhưng có những ý nghĩa vô cùng quan trọng. Để thấy rõ hơn vai trò, ý nghĩa của hoạt động đánh giá dự thảo văn bản quy phạm pháp luật cũng như có cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động xây dựng văn bản pháp luật sau đây nhóm em xin lựa chọn đề tài số 2 làm bài tập nhóm của mình: “Phân tích vai trò và ý nghĩa của hoạt động đánh giá tác động của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật”.

NỘI DUNG

I. Một số vấn đề chung.

1. Khái niệm VBQPPL

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó chứa đựng các quy tắc xử sự chung được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống.
12/04/2015
Đề thi môn Xây dựng văn bản pháp luật - Khoa Luật trường Đại học Đà Lạt
Câu 1: Những nhận định sau đây đúng hay sai? vì sao?
a. Trưởng phòng Tư pháp tổ chức kiểm tra VBQPPL do HĐND, UBND cấp xã ban hành.
b. Văn phòng Chính phủ hướng dẫn hình thức, thể thức, kỹ thuật trình bày ấn phẩm Công báo.
c. Bản gốc văn bản là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản được cơ quan tổ chức ban hành và có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền.

Câu 2: Hãy soạn thảo một văn bản của UBND huyện X, nội dung hướng dẫn UBND xã T cách thức thực hiện chương trình mục tiêu xây dụng nông thôn mới. Văn bản do Phó Chủ tịch UBND huyện X ban hành.
14/11/2014
Phân tích và bình luận về các biện pháp xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết - Bài tập học kỳ - Xây dựng văn bản pháp luật
MỞ ĐẦU

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu quản lí xã hội bằng pháp luật ngày càng cao thì yêu cầu với các văn bản pháp luật được ban hành phải hoàn thiện là điều tất yếu. Hiện nay văn bản pháp luật khi được áp dụng trên thực tế gặp không ít khó khăn khách quan và chủ quan dẫn tới những bất hợp pháp và bất hợp lý đã nảy sinh. Do đó đi cùng việc ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội là một hệ thống các biện pháp xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết. Việc xử lí các văn bản pháp luật khiếm khuyết càng trở nên quan trọng và cần thiết. 

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, trên cơ sở kiến thức tiếp nhận từ thầy cô, giáo trình và tài liệu tham khảo, với bài tập học kì môn Xây dựng văn bản pháp luật, em xin chọn đề tài “Phân tích và bình luận về các biện pháp xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết” với mong muốn được hiểu và làm rõ hơn về vấn đề này. Sau đây là toàn bộ nội dung chính trong bài làm của em.

NỘI DUNG CHÍNH

I. Lý luận chung về văn bản pháp luật khiếm khuyết

1. Văn bản pháp luật khiếm khuyết:

VBPL là những văn bản được ban hành bởi các chủ thể có thẩm quyền do pháp luật quy định, chứa đựng ý chí của nhà nước nhằm đạt được mục tiêu quản lí và được nhà nước đảm bảo thực hiện. VBPL khiếm khuyết được hiểu là văn bản pháp luật “còn thiếu sót, chưa hoàn chỉnh” không đảm bảo về chất lượng mà nhà nước yêu cầu.

Xử lí VBPL khiếm khuyết là hoạt động của cơ quan nhà nước và cá nhân có thẩm quyền trong việc ra phán quyết đối với những văn bản pháp luật khiếm khuyết. Các hình thức xử lí VBPL khiếm khuyết bao gồm: biện pháp hủy bỏ, biện pháp bãi bỏ, đình chỉ thi hành, tạm đình chỉ thi hành, sửa đổi, bổ sung. 
27/10/2014
Biện pháp hủy bỏ và biện pháp bãi bỏ văn bản pháp luật theo quy định của pháp luật hiện hành, nhận xét và kiến nghị - Bài tập học kỳ - Xây dựng văn bản pháp luật
A. MỞ BÀI
   
Văn bản pháp luật là sản phẩm quyền lực của các cơ quan nhà nuớc, là phương tiện, công cụ hữu hiệu nhất để nhà nuớc quản lí xã hội. Chất lượng của văn bản pháp luật vừa phản ánh hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nuớc vừa cho thấy mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Tuy nhiên cũng như các sản phẩm xã hội khác, văn bản pháp luật cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định và cần phải có biện pháp ngăn chặn. Trong đó có hai biện pháp nổi bật nhất là biện pháp hủy bỏ và biện pháp bãi bỏ. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này em xin chọn đề tài số 16 nghiên cứu về “biện pháp hủy bỏ và biện pháp bãi bỏ văn bản pháp luật theo quy định của pháp luật hiện hành, nhận xét và kiến nghị”.
Một trong những nguyên tắc xây dựng văn bản pháp luật là bảo đảm tuân thủ thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Hãy làm rõ nội dung của nguyên tắc này và cho ví dụ minh họa- Bài tập học kì môn Xây dựng văn bản pháp luật
A- ĐẶT VẤN ĐỀ


Xây dựng văn bản pháp luật là hoạt động mang tính chuyên môn, do nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện bằng việc xác lập những hình thức văn bản khác nhau; là hoạt động thể hiện ý chí nhà nước, phản ánh các giá trị khách quan của xã hội thông qua hoạt động tư duy chủ quan của con người. Để đảm bảo chất lượng, hiệu quả cao, hoạt động xây dựng văn bản pháp luật phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định, trong đó có nguyên tắc bảo đảm tuân thủ thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trong phạm vi bài tập lớn học kỳ này, em xin được tìm hiểu đề tài “Một trong những nguyên tắc xây dựng văn bản pháp luật là bảo đảm tuân thủ thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Hãy làm rõ nội dung của nguyên tắc này và cho ví dụ minh họa”.
18/10/2014
Phân tích nguyên tắc:Bảo đảm tuân thủ thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong xây dựng văn bản pháp luật - Bài tập học kỳ - Xây dựng văn bản pháp luật
A- ĐẶT VẤN ĐỀ

Xây dựng văn bản pháp luật là hoạt động mang tính chuyên môn, do nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện bằng việc xác lập những hình thức văn bản khác nhau; là hoạt động thể hiện ý chí nhà nước, phản ánh các giá trị khách quan của xã hội thông qua hoạt động tư duy chủ quan của con người. Để đảm bảo chất lượng, hiệu quả cao, hoạt động xây dựng văn bản pháp luật phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định, trong đó có nguyên tắc bảo đảm tuân thủ thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trong phạm vi bài tập lớn học kỳ này, em xin được tìm hiểu đề tài “Một trong những nguyên tắc xây dựng văn bản pháp luật là bảo đảm tuân thủ thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Hãy làm rõ nội dung của nguyên tắc này và cho ví dụ minh họa”.

B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Văn bản phải được ban hành đúng thẩm quyền. Thẩm quyền là tổng thể quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, cá nhân được Nhà nước trao cho nhằm thực hiện chức năng, nhệm vụ, quyền hạn. Như vậy, thẩm quyền của mỗi chủ thể được pháp luật quy định trong những văn bản pháp luật hiện hành. Ví dụ: Thẩm quyền của Tổng cục Hải quan về cơ cấu tổ chức và hoạt động được quy định trong Nghị định số 96/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ. Còn thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chủ thể: Đội trưởng, Chi cục trưởng, Cục trưởng… trong lĩnh vực Hải quan được quy định cụ thể trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 2 tháng 7 năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2008)… Văn bản được ban hành đúng thẩm quyền khi văn bản đó vừa đúng thẩm quyền về nội dung, vừa đúng thẩm quyền về hình thức. 
Thẩm quyền, hình thức, nội dung của văn bản pháp luật - Bài tập nhóm môn Xây dựng văn bản pháp luật
I. Lý giải về thẩm quyền, hình thức, nội dung của văn bản.
1. Lý giải về thẩm quyền.

Trước hết, ta khẳng định chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật là HĐND thành phố Hà nội.
Với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, quyền làm chủ, nguyện vọng của nhân dân, HĐND quyết định những chủ trương, vấn đề quan trọng ở địa phương. Thẩm quyền của HĐND được ghi nhận tại Hiến pháp, được cụ thể hóa trong Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và Luật ban hành văn bản quy phạm của HHĐND và UBND 2004. Cụ thể:
Vấn đề thẩm định thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bài tập học kỳ môn Xây dựng văn bản pháp luật
Vấn đề thẩm định thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật.

Trong quá trình soạn thảo để ban hành ra một văn bản quy phạm pháp luật sẽ có những trường hợp mắc lỗi trong văn bản, những lỗi đó dù nhỏ nhưng cũng có thể gây ra hậu quả khó lường trong thực tiễn áp dụng. Do đó, để hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót đó, đồng thời hoàn thiện hơn nữa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định việc thẩm tra, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật. Thẩm tra, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật là một trong những thủ tục quan trọng của việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Bởi là một khâu quan trọng nên trách nhiệm của những chủ thể thực hiện công việc thẩm tra, thẩm định càng trở nên quan trọng hơn nữa.
Các giai đoạn trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật - Bài tập cá nhân môn Xây dựng văn bản pháp luật
I ) LỜI MỞ ĐẦU

Ban hành văn bản pháp luật nói chung và ban hành văn bản quy phạm pháp luật nói riêng đều phải tuân theo những trình tự thủ tục được quy định cụ thể trong hai đạo luật là Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 và Luật  ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân , Ủy ban nhân dân 2004. Để tìm hiểu quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải qua những giai đoạn như thế nào, em chọn nghiên cứu đề bài: “ Trình bày các giai đoạn trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật”
Vai trò của phần cơ sở ban hành văn bản quy phạm pháp luật - Bài tập lớn môn Xây dựng văn bản pháp luật
Đặt vấn đề

Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, mỗi văn bản cụ thể đều giữ vai trò nhất định. Vai trò đó lệ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, như: thứ bậc của từng văn bản trong hệ thống, chủ đề và nội dung văn bản. Một trong những căn cứ để xác định được vai trò của văn bản quy phạm pháp luật là dựa vào phần cơ sở ban hành văn bản. Phần này có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật.
Vai trò, ý nghĩa, nội dung phần cơ sở ban hành văn bản quy phạm pháp luật - Bài tập lớn môn Xây dựng văn bản pháp luật
ĐỀ BÀI 7:  Nêu vai trò, ý nghĩa, nội dung phần cơ sở ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

I.ĐẶT VẤN ĐỀ
     

Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, mỗi văn bản cụ thể đều giữ vai trò nhất định và lệ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Một trong những căn cứ có vai trò quan trọng trong toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật đó là phần cơ sở ban hành văn bản.
Nguyên tắc bảo đảm tuân thủ thẩm quyền theo quy định pháp luật - Bài tập học kỳ môn Xây dựng văn bản pháp luật
Đề bài: Một trong những nguyên tắc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là bảo đảm tuân thủ thẩm quyền theo quy định pháp luật. Hãy làm rõ nguyên tắc này. Cho ví dụ minh họa.

A. Đặt vấn đề:


Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật ban hành QPPL năm 2008 hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Sự thay đổi trong thẩm quyền ban hành của các loại VBQPPL của Luật ban hành VBQPPL 2008 so với Luật ban hành VBQPPL cũ - Bài tập lớn môn Xây dựng văn bản pháp luật
A – ĐẶT VẤN ĐỀ


Để tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ( VBQPPL ), đáp ứng yêu cầu xây dựng pháp luật theo chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền, ngày 03 tháng 06 năm 2008, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ ba, đã ban hành Luật ban hành VBQPPL mới (  thay thế Luật ban hành VBQPPL năm 1996, được sửa đổi, bổ sung năm 2002 – từ bây giờ trong bài gọi tắt là Luật ban hành VBQPPL cũ ) có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2009. Luật ban hành VBQPPL 2008 có nhiều sự điều chỉnh và thay đổi cần thiết so với Luật ban hành VBQPPL cũ. Bài viết dưới đây nhận xét về sự thay đổi trong thẩm quyền ban hành của các loại VBQPPL của Luật ban hành VBQPPL 2008 so với Luật ban hành VBQPPL cũ.
Những điểm khác biệt của hai biện pháp xử lí văn bản pháp luật khiếm khuyết hủy bỏ và bãi bỏ - Bài tập cá nhân môn Xây dựng văn bản pháp luật
VBPL là những văn bản được ban hành bởi các chủ thể có thẩm quyền do pháp luật quy định, chứa đựng ý chí của nhà nước nhằm đạt được mục tiêu quản lí và được nhà nước đảm bảo thực hiện. Do vậy, VBPL đóng một vai trò rất quan trọng trong việc quản lý xã hội của Nhà nước, có tác động không nhỏ đến đời sống hàng ngày của nhân dân. Với một vai trò to lớn như vậy nhưng trên thực tế, vẫn còn tồn tại những VBPL “còn thiếu sót, chưa hoàn chỉnh” không đảm bảo về chất lượng mà nhà nước yêu cầu. Đó là những VBPL khiếm khuyết. Và để khắc phục, điều 9 Luật ban hành VBQPPL đã quy định 6 cách thức xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết, trong đó có hai phương pháp khá phổ biến là hủy bỏ và bãi bỏ.
Nhận xét sự thay đổi về thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 so với năm 1996 ( sửa đối bổ sung năm 2002) - Bài tập học kỳ môn Xây dựng văn bản pháp luật
Nhận xét sự thay đổi về thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 so với năm 1996 ( sửa đối bổ sung năm 2002)

I.ĐẶT VẤN ĐỀ

Văn bản quy phạm pháp luật là một trong những phương tiện quản lý được sử dụng để tác động, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý nhà nước, có giá trị bắt buộc thi hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh Nhà nước. VBQPPL được ban hành theo quy định của Nhà nước, cụ thể là Luật ban hành VBQPPL năm 1996. Để tiếp tục hoàn thiện hệ thống VBQPPL, đáp ứng yêu cầu xây dựng pháp luật theo chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền, ngày 03 tháng 06 năm 2008, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ ba, đã ban hành Luật ban hành VBQPPL mới (thay thế Luật ban hành VBQPPL năm 1996, được sửa đổi, bổ sung năm 2002) có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2009. Bài viết dưới đây nhận xét về sự thay đổi về thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 so với năm 1996 (sửa đối bổ sung năm 2002)
07/10/2014
"Cơ cấu hình thức và nội dung của công văn hướng dẫn các cấp dưới thực hiện văn bản pháp luật của cấp trên, yêu cầu cấp dưới triển khai thực hiện những công việc đã giao" - Bài tập cá nhân - môn Xây dựng văn bản pháp luật
Với tư cách là văn bản hành chính, công văn được các cơ quan nhà nước sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Trong bài cá nhân này, em xin trình bày đề số 20: “Cơ cấu hình thức và nội dung của công văn hướng dẫn cấp dưới thực hiện văn bản pháp luật của cấp trên, yêu cầu cấp dưới triển khai thực hiện những công việc đã giao”.

1. Khái niệm:

Công văn là hình thức văn bản hành chính dùng phổ biến trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Công văn là phương tiện giao tiếp chính thức của cơ quan Nhà nước với cấp trên, cấp dưới và với công dân. 

Công văn hướng dẫn: Trong phạm vi chức năng của mình, các cơ quan nhà nước có thể sử dụng công văn để hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cấp dưới nhằm tạo ra sự thống nhất trong áp dụng pháp luật. Việc hướng dẫn thường phát sinh khi có công văn của cơ quan cấp dưới hỏi về một việc cụ thể phát sinh trong thực tiễn nhưng cũng có thể do cấp trên chủ động ban hành khi nhận thấy một việc nhất định đã có quy định pháp luật nhưng còn có những điểm chưa rõ, có thể tạo ra những cách hiểu khác nhau. 
17/09/2014
Cơ cấu hình thức và nội dung của công văn hướng dẫn cấp dưới thực hiện văn bản pháp luật của cấp trên, yêu cầu cấp dưới triển khai thực hiện những công việc đã giao - Bài tập cá nhân Xây dựng văn bản pháp luật
Với tư cách là văn bản hành chính, công văn được các cơ quan nhà nước sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Trong bài cá nhân này, em xin trình bày đề số 20 cơ  cấu hình thức và nội dung của công văn hướng dẫn cấp dưới thực hiện văn bản pháp luật của cấp trên, yêu cầu cấp dưới triển khai thực hiện những công việc đã giao.

1. Khái niệm:

Công văn là hình thức văn bản hành chính dùng phổ biến trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Công văn là phương tiện giao tiếp chính thức của cơ quan Nhà nước với cấp trên, cấp dưới và với công dân.
26/08/2014
Tổng hợp đề thi môn Xây dựng văn bản pháp luật
Thời gian : 60 phút
Được sử dụng tài liệu

Đề 1:

I- Trình bày vai trò của phòng tư pháp trong quá trình ban hành văn bản QPPL của UBND cấp huyện (2 điểm)

II- Các nhận định sau đây đúng hay sai, vì sao? (5 điểm)

1. Chủ thể có quyền xử lý văn bản QPPL thì có quyền ban hành văn bản QPPL.

2. Quyết định của UBND Tỉnh luôn luôn có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày Chủ tịch UBND Tỉnh ký hoặc muộn hơn.

3. Nghị quyết 71/2006/QH11 của Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới (WTO) có giá trị như văn bản luật.
20/08/2014
Một số vấn đề về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản
Tác giả: Nguyễn Văn Hậu
Bài đăng trên website daibieunhandan.vn ngày 08/04/2012
Link đến bài viết gốc

Nên hợp nhất văn bản hướng dẫn

Sau hơn 1 năm thực hiện Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 8.4.2004 của Chính phủ (Nghị định 110) về công tác văn thư; liên Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 6.5.2005 (Thông tư 55) Hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản. Việc áp dụng Thông tư này là một bước tiến dài, có hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về ban hành văn bản, đặc biệt Thông tư 55 này cũng có những hướng dẫn cụ thể về văn bản QPPL, văn bản hành chính và bản sao văn bản.

Sau một thời gian thực thi, ngày 8.2.2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 09/2010/NĐ-CP (Nghị định 09) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP; trong đó, tại Điều 1 Nghị định 09 quy định: “Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật; Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính” (nội dung mà trước đây, Nghị định 110 quy định Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn).


Và cũng sau gần 1 năm Nghị định 9 có hiệu lực, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19.1.2011 (Thông tư 01) hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính; còn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật thì chưa thấy Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn; nghĩa là đối với thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản QPPL vẫn phải thực hiện theo Thông tư 55. Điều này đặt ra câu hỏi trong thực hiện chủ trương cải cách hành chính: Tại sao Chính phủ không giao cho một cơ quan chủ trì phối hợp với các cơ quan khác hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày cho các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính? Tại sao không ban hành một Thông tư hướng dẫn cả 2 loại văn bản nói trên, vừa tiết kiệm thời gian, công sức, ngân sách, vừa tạo thuận lợi cho công tác kiểm tra và nghiên cứu áp dụng?.
18/08/2014
Ví dụ về ý nghĩa của hoạt động thẩm định văn bản áp dụng quy phạm pháp luật - Xây dựng văn bản pháp luật
Một trong những ví dụ điển hình về ý nghĩa của hoạt động thẩm định văn bản áp dụng quy phạm pháp luât là việc thẩm định dự thảo Luật Thủ đô vào năm 2001 vừa qua. Ngày 13/3/2011. Dự thảo Luật Thủ đô đã được đưa ra trước Hội đồng thẩm định gồm 17 thành viên ( từ Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, của Bộ tư pháp, Công an, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tài chính, Xây dựng, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội và các chuyên gia độc lập do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng làm Chủ tịch. Sau khi được thẩm định, dự thảo Luật Thủ đô đã được đưa ra thảo luận và biểu quyết thông qua tại kỳ họp Quốc hội khóa XII ngày 29/3/2011. Tuy nhiên, do quá trình thẩm định chưa xét đến ý kiến thực tiễn từ dư luận xã hội nên dự thảo còn một số vướng mắc mà tiêu biểu nhất là điều 23 quy định về chính sách, cơ chế tài chính, quản lý đất đai khi chưa thể có quy định rõ ràng và hci tiết về việc phân bổ ngân sách của Hà Nội. Chính vì những bất cập đó mà dự thảo Luật Thủ đô đã không đạt được số lượng biểu quyết cần thiết của Quốc hội và bị bác bỏ.

Như vậy, có thể thấy hoạt động thẩm định dự thảo Luật Thủ đô chưa đạt được hiệu quả tối đa khi vẫn chưa giải quyết được những hạn chế, vướng mắc trong dự thảo, từ đó dẫn đến việc dự thảo luật bị bác bỏ. Hơn nữa, cũng theo nhiều ý kiến từ các đại biểu Quốc hội, hoạt động thẩm định chưa đánh giá đúng mức độ cần thiết của dự thảo Luật Thủ đô khi mà trong thực tế có lẽ chưa đến mức cần phải có một đạo luật riêng cho Thủ đô Hà Nội.

Qua ví dụ phần nào chúng ta cũng có thể thấy được ý nghĩa của hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật- một hoạt động phức tạp và đòi hỏi rất nhiều công sức và trí tuệ.