Showing posts with label Thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo. Show all posts
Showing posts with label Thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo. Show all posts
27/02/2015
Phân biệt hoạt động thanh tra hành chính và hoạt động thanh tra chuyên ngành - Bài tập học kỳ Thanh tra khiếu tố
Ở bất cứ một quốc gia nào bộ máy thanh tra cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng, tổ chức và quản lý nhà nước mà hoạt động thanh tra là một bộ phận không thể thiếu trong bộ máy này. Nó có chức năng kiểm tra, xem xét, đánh giá mức độ việc chấp hành chính sách pháp luật của các cá nhân, cơ quan, tổ chức. Thấy được vai trò và tầm quan trọng của hoạt động thanh tra, em xin lựa chọn đề tài : “Phân biệt hoạt động thanh tra hành chính và hoạt động thanh tra chuyên ngành, lấy ví dụ minh họa” để có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này.

NỘI DUNG

I.Một số khái niệm
02/02/2015
Đề bài tập học kỳ môn Thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo - ĐH Luật Hà Nội - Tháng 1 năm 2015
1. Bình luận các qui định của pháp luật hiện hành về đối tượng khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính.

2. Phân biệt hoạt động thanh tra hành chính với hoạt động thanh tra chuyên ngành, lấy ví dụ minh họa.


3. Bình luận nguyên tắc "hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật" và đánh giá việc tuân thủ nguyên tắc này trong hoạt động thanh tra hiện nay.
27/09/2014
Quy định của pháp luật hiện hành về đối tượng khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính
Bài tập học kỳ Thanh tra khiếu tố có đáp án.

Lời mở đầu


Quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Tuy nhiên việc thực hiện khiếu nại trong thực tế còn nhiều hạn chế do người dân còn e ngại vì chưa hiểu rõ về quyền khiếu nại cũng như về đối tượng khiếu nại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Để hiểu rõ hơn về đối tượng khiếu nại, bài viết dưới đây sẽ "Bình luận các quy định của pháp luật hiện hành về đối tượng khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính".
11/09/2014
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính Nhà nước
Bài tập học kỳ môn Thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo.

phần a: lời nói đầu

Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến đó là việc mở rộng dân chủ và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Xuất phát từ bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta, đó là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đây chính là tinh thần cơ bản của Hiến pháp cũng như toàn bộ hệ thống pháp luật nước ta. Ngoài việc đưa ra những chế định có tính nguyên tắc bảo đảm cho bộ máy Nhà nước hoạt động thực sự vì lợi ích của nhân dân, Hiến pháp cũng như các văn bản pháp luật khác luôn nhấn mạnh các quyền và lợi ích chính đáng của công dân và các cơ quan Nhà nước phải tôn trọng và bảo đảm thực hiện. Hiến pháp năm 1992 đã dành cả một chương quy định về các quyền cơ bản của công dân, bao gồm các quyền chính trị, văn hoá xã hội, quyền về nhân thân, về tài sản, quyền tự do kinh doanh… và đặc biệt là quyền khiếu nại, tố cáo.
10/09/2014
Đề bài tập học kỳ môn Thanah tra và giải quyết khiếu nại tố cáo kèm tài liệu tham khảo - K38 ĐH Luật Hà Nội - Kì I năm học 2014 - 2015
1. Bình luận các qui định của pháp luật hiện hành về đối tượng khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính.

2. Phân biệt hoạt động thanh tra hành chính với hoạt động thanh tra chuyên ngành, lấy ví dụ minh họa.

3. Bình luận nguyên tắc "hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật" và đánh giá việc tuân thủ nguyên tắc này trong hoạt động thanh tra hiện nay.

4. Bình luận nguyên tắc "hoạt động thanh tra không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra" và đánh giá việc tuân thủ nguyên tắc này trong hoạt động thanh tra hiện nay.

5. Đánh giá qui định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính.

6. Phân tích nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra theo pháp luật hiện hành.

7. Phân tích những điểm khác biệt giữa giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính với giải quyết khiếu nại quyết định kỉ luật công chức.

8. Phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ người tố cáo và nêu ý nghĩa của các quy định này.

9. Phân tích các quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

10. Phân tích các quy định của pháp luật về giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

11. Phân tích các quy định của pháp luật về công khai kết luận nội dung tố cáo và quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo và nêu ý nghĩa của các quy định này.

12. Phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục giải quyết tố cái hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Phù hợp với nguyên tắc ở đâu có hoạt động quản lý hành chính nhà nước thì ở đó có thanh tra. Thanh tra luôn gắn liền với hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Nên sự xuất hiện của hoạt động quản lý hành chính nhà nước theo ngành, lĩnh vực đã tất yếu dẫn đến sự ra đời của một loại hình thanh tra đó là thanh tra chuyên ngành. 

Nhằm tạo cơ sở pháp lý cho thanh tra chuyên ngành, Nhà nước cần ban hành những quy định về tổ chức cũng như hoạt động của thanh tra chuyên ngành. Hiện nay, văn bản quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành ở nước ta là Luật Thanh tra năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, những quy định pháp luật về thanh tra chuyên ngành đã bộc lộ những bất cập, không phù hợp với thực tiễn làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động thanh tra chuyên ngành. Làm cho thanh tra chuyên ngành không phát huy được vai trò tích cực của mình trong quản lý hành chính nhà nước. Vì vậy vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải có những giải pháp hữu hiệu để hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành. Chính vì lý do trên mà chúng tôi chọn đề tài “Hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Phân biệt thanh tra hành chính với thanh tra chuyên ngành
Luật Thanh tra năm 2004 lần đầu tiên đưa ra các khái niệm và định nghĩa về thanh tra, trong đó đã có sự phân biệt hai loại hình thanh tra chủ yếu là thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. 

Luật Thanh tra cũng phân biệt hai loại cơ quan thanh tra : Thanh tra được tổ chức theo cấp hành chính (Thanh tra Chính phủ, Thanh tra cấp tỉnh, Thanh tra cấp huyện) và thanh tra theo ngành và lĩnh vực (đảm nhận cả chức năng thanh tra hành chính và chức năng thanh tra chuyên ngành). Tuy nhiên, sự phân biệt này nhìn chung vẫn chưa đủ rõ. Thực tế trong thời gian vừa qua, Thanh tra Chính phủ cùng với các tổ chức thanh tra nhà nước khác đã tiến hành những cuộc thanh tra lớn về các dự án đầu tư công trình giao thông, hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, hoạt động của các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh, việc quản lý và sử dụng đất đai nhưng để phân biệt các cuộc thanh tra này là thanh tra hành chính hay thanh tra chuyên ngành là rất khó.