27/09/2014
Quảng cáo, khuyến mại rượu - Bài tập học kỳ Luật Thương mại 2
A.Mở đầu

Rượu bia là thức uống rất phổ biến trong cộng đồng. Tuy nhiên, rượu bia đem lại những tác hại về nhiều mặt kể cả kinh tế từ việc mua bia rượu, điều trị các bệnh có liên quan đến bia rượu, ngộ độc rượu hay những thiệt hại về mặt xã hội như rạn vỡ quan hệ gia đình, bạo lực gia đình... cũng lớn không kém. Chính vì thế, việc quảng cáo, khuyến mại rượu được pháp luật quy định cụ thể. Trong bài tập lần này, em xin trình bày để tài: “Trình bày hiểu biết của em về quảng cáo, khuyến mại rượu”

B.Nội dung

I. Khái quát chung về quảng cáo, khuyến mại.

1. Quảng cáo.

a. Định nghĩa.


Theo khoản 1 Điều 2 Luật quảng cáo: “Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân”


Theo quy định tại Điều 102 Luật Thương mại 2005: “Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình”

b. Đặc điểm.

Quảng cáo thương mại thực chất là một hoạt động quảng cáo, vì vậy, quảng cáo thương mại mang những đặcđiểm chung của quảng cáo: Quảng cáo là một loại thông tin phải trả tiền; Quảng cáo mang tínhđơn phương, chỉ có thông tin từ phía người quảng cáo; Quảng cáo không chỉ dành riêng cho cá nhân đơn lẻ mà quảng cáo hướng tới toàn thể mọi người nhằm mục tiêu đãđịnh của người quảng cáo; Quảng cáo phải thông qua phương tiện trung gian để truyền tải thông tin đến các đối tượng.

Quảng cáo thương mại ngoài những đặcđiểm chung vốn có của hoạt động quảng cáo thì còn có các đặcđiểm pháp lý sau:

Thứ nhất,Chủ thể hoạt động quảng cáo thương mại là thương nhân. Với tư cách là người kinh doanh, thương nhân thực hiện quảng cáo thương mạiđể hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của mình hoặc thực hiện dịch vụ quảng cáo cho thương nhân khác theo hợp đồng để tìm kiếm lợi nhuận.

Thứ hai, về tổ chức thực hiện: Thương nhân có thể tự mình thực hiện các công việc cần thiết để quảng cáo hoặc thuê dịch vụ quảng cáo của thương nhân khác thông qua hợp đồng dịch vụ. Do quảng cáo có tác động rất lớn đến hoạt động bán hàng, cung ứng dịch vụ nên thương nhân sử dụng quảng cáo để khuếch trương hàng hóa, dịch vụ của mình. Trong trường hợp tự mình quảng cáo không đạt hiệu quả mong muốn, thương nhân có quyền thuê thương nhân khác thực hiện việc qunagr cáo cho mình và phải trả chi phí dịch vụ vì việc đó.

Thứ ba, về cách xúc tiến thương mại. Trong hoạt động quảng cáo thương mại, thương nhân sử dụng sản phẩm và phương tiện quảng cáo thương mại để thông tin về hàng hóa, dịch vụ đến khách hàng.

Thứ tư, mụcđích trực tiếp của quảng cáo là giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ để xúc tiến thương mại, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận của thương nhân. Như vậy, thông qua quảng cáo, thương nhân có thể tạo sự nhận biết và kiến thức về hàng hóa, dịch vụ; có thể thu hút khách hàng đang sử dụng hàng hóa, dịch vục của công ty khác thông qua việc nhấn mạnh đặcđiểm và những lợiích của một nhãn hiệu cụ thể hoặc thông qua việc so sánh tính ưu việt của sản phẩm với các sản phẩm cùng loại

c. Vai trò của quảng cáo thương mại.

Thứ nhất, đối với thương nhân: 

Nhờ có quảng cáo, các thương nhân có thểđưa sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng, tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm, tăng sức mua, mở rộng thị phần của mình trên thị trường, nâng cao thương hiệu của doanh nghiệp bằngcách tạo ra một sự hiện diện thương hiệu trong tâm trí khách hàng bằng việc nâng cao tần suất và mật độ quảng cáo cho sản phẩm của mình của thương nhân.

Ngoài ra, quảng cáo còn góp phần hỗ trợ cho việc bán hàng của thương nhân, giảm được một lượng lớn chi phí phải bỏ ra trong việc phân phối sản phẩm vì khách hàng sẽ tự tìm đến mua sản phẩm của thương nhân. Nếu các thương nhâ làm tốt công việc truyền tải thông tin về sản phẩm, gây đượcấn tượng tốt cho người tiêu dùng về sản phẩm của mình thì thương nhân đó có thể sẽ khai thác được thị trườngđó một cách hiệu quả nhất.

Quảng cáo thương mại cũng giúp duy trì thương hiệu của thương nhân trong mắt người tiêu dùng, nó đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hìnhảnh của thương nhân trước các thương nhân khác.

Thứ hai,đối với người tiêu dùng:

Quảng cáo đem đến cho người tiêu dùng những thông tin cần thiết về sản phẩm, dịch vụ; mang đến cho họ sự lựa chọn có thể sử dụng hàng hóa, dịch vụ hay không; giúp họ biết đến thương hiệu, giá cả, địađiểm mua bán sản phẩm... 

Quảng cáo thương mạiđã góp phầnđịnh hướng cho người tiêu dùng sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Hoạt động quảng cáo mang đến cho người tiêu dùng sự lựa chọn về hàng hóa, dịch vụ thông qua việc tiếp cận với các thông tin về sản phẩm từ quảng cáo thương mại.

Thứ ba, đối với xã hội:

Quảng cáo là phương tiện truyền tải thông tin chủ yếu về hàng hóa, dịch vụ đến với người tiêu dùng. Chính vì thế, khi nguồn thông tin quảng cáo đượcđưa tới khách hàng sẽ kích thích nhu cầu tiêu dùng của họ, thương nhân sẽ bán được nhiều hàng hóa hơn, có thêm vốn để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Từđó, góp phần nâng cao tổng sản phẩm quốc nội. Quảng cáo thương mại cũng góp phần hình thành nên một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ được quyền lợi của người tiêu dùng và thương nhân.

Hoạt động quảng cáo phát triển mạnh sẽ dẫn đến việc hình thành ngành nghề quảng cáo với tư cách là một hoạt động thương mại độc lập. Chính ngành nghềnày sẽ thu hút được một lượng lớn lao động góp phần tạo ra thu nhập cho các thương nhân, người lao động hoạt động trong lĩnh vực này nói riêng và tăng nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước.

2. Khuyến mại.

a. Định nghĩa.

Khoản 1 Điều 88 Luật thương mại 2005: “Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.”

b. Đặc điểm.

Khuyến mại có một số đặcđiểm sau:

Thứ nhất, Về chủ thể thực hiện khuyến mại: là thương nhân.Khoản 2 Điều 88 Luật Thương mại 2005 quy định: “Thương nhân thực hiện khuyến mại là thương nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây: a. Thương nhân trực tiếp khuyến mại hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh; b. Thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác theo thỏa thuận với thương nhân đó”

Như vậy, để tăng cường cơ hội thương mại, thương nhân có thể tự mình tổ chức thực hiện khuyến mại, cũng có thể lựa chọn dịch vụ khuyến mại cho thương nhân khác để kinh doanh. Quan hệ dịch vụ này hình thành trên cơ sở hợp đồng dịch vụ khuyến mại giữa thương nhân có nhu cầu khuyến mại và thương nhân kinh doanh dịch vụ.

Thứ hai, về cách thức thực hiện: Dành cho khách hàng những lợiích nhấtđịnh. Tùy thuộc vào mục tiêu của đợt khuyến mại, tùy thuộc vào điều kiện kinh phí hay tùy thuộc vào tình hình thương trường mà thương nhân dành cho khách hàng những lợiích nhất định qua các hình thức khác nhau. Các hình thức này được quy định tạiĐiều 92 Luật Thương mại 2005. Phải kể đến một số hình thức như: hàng mẫu để dùng thử, tặng quà, giảm giá... một số lợiích phi vật chất khác.

Thứ ba,về mụcđích của khuyến mại. Khuyến mại có hai mục đích chính: Xúc tiến việc bán hàng và cungứng dịch vụ; Tăng thị phần hoặc chiếm lĩnh thị trường. Khuyến mại có thể hướng tới mục tiêu lôi kéo hành vi mua sắm, sử dụng dịch vụ của khách hàng, giới thiệu một sản phẩm mới... Thông qua đó làm tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường hàng hóa, dịch vụ.

Thứ tư, đối tượng được khuyến mại. Khách hàng hoặc trung gian phân phối nhưđại lý bán hàng sẽ làđối tượng được khuyến mại.

c. Các hình thức khuyến mại.

Điều 92 Luật Thương mại 2005 quy định các hình thức khuyến mại. Theo đó, chúng ta thấy rằng, có nhiều hình thức khác nhau để thương nhân dành cho khách hàng của mình những lợiích nhất định, có thể là vật chất nhưng cũng có thể là lợiích phi vật chất. Cụ thể:

Thứ nhất, Hàng mẫu: Thương nhân sẽđưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền. 

Thứ hai, Quà tặng: Tặng quà được thực hiện đối với khách hàng có hành vi mua sắm hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ của thương nhân. Hàng hóa, dịch vụ làm quà tặng có thể là hàng hóa, dịch vụ mà thương nhân đang kinh doanh hoặc là hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác.

Thứ ba, Giảm giá: Đây là hành vi bán hàng, cung ứng dịch vụ trong thời gian khuyến mại với giá thấp hơn giá bán, giá cung ưng dịch vụ thường trước đó đượcáp dụng trong thời gian khuyến mại mà thương nhân đãđăng ký hoặc thông báo.

Thứ tư, Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, phiếu dự thi. Theo đó, khách hàng có thể hưởng những lợiích nhất định theo những phương thức khác nhau.

Thứ năm, Tổ chức các sự kiện để thu hút khách hàng. Các sự kiện này có thể gắn liền hoặc tách rời với việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của khách hàng.

Ngoài ra, pháp luật không cấm thương nhân sử dụng các hình thức khác để khuyến mại nhưng khi tiến hành phải được cơ quan quản lý nhà nước về thương mại chấp thuận.

II. Quảng cáo, khuyến mại rượu theo quy định của pháp luật hiện nay.

1. Sơ lược về tác hại của Rượu.

Việc sử dụng rượu đã trở thành thói quen, một nét văn hóa truyền thống của rất nhiều quốc gia trên thế giới, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, sử dụng rượu lại rất có hại đối với sức khỏe con người, thậm chí uống rượu còn có khả năng gây nghiện, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng không chỉ đối với người sử dụng rượu mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng. Tác hại của Rượu đối với sức khỏe con người là rất lớn. 

Chính vì thế, Hiện nay chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh hay những khuyến cáo hạn chế sử dụng các sản phẩm có hại cho sức khỏe như rượu. Do những hậu quảđáng tiếc mà rượu mang lại cho sức khỏe con người vàảnh hưởng đến môi trường nên Nhà nước không khuyến khích sản xuất và tiêu dùng những sản phẩm này.

Chúng ta có thể thấy tác hại của rượu đến sức khỏe con người như sau:

Trước hết, thậm chí chỉ với lượng nhỏ, rượu có thể có những tác động tiêu cực lên sức khỏe, chẳng hạn như:Làm chậm hoạt động của não, ảnh hưởng tới sự tỉnh táo, sự phối hợp và thời gian phản ứng;  Ảnh hưởng tới giấc ngủ và chức năng tình dục; Đau đầu; Tăng huyết áp; Ợ nóng....

Uống rượu nhiều cònlàm tăng nguy cơ bị tai nạn và đột quỵ. Theo thời gian, uống rượu nhiều làm tăng nguy cơ:Bị bệnh gan, thận, phổi và bệnh tim; Đột quỵ; Loãng xương; Tăng huyết áp; Béo phì...

Ngoài ra, Uống rượu quá mức cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư miệng, họng, thanh quản, thực quản, ung thư gan và ung thư vú. Khi kết hợp với hút thuốc lá, uống rượu quá mức làm tăng nguy cơ bị nhiều dạng ung thư khác.

Rượu có thể tương tác với nhiều thuốc. Rượu làm giảm tác dụng của một số thuốc và có thể gây nguy hiểm nếu dùng với thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc kháng histamin hoặc thuốc giảm đau.Nếu kết hợp rượu với thuốc kháng sinh, có nguy cơ cao bị chảy máu dạ dày.Nếu uống rượu khi đang dùng acetaminophen (Tylenol, và những thuốc khác), làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

Như vậy, rượu cóảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe con người. Nên những quy định về quảng cáo, khuyến mại rượu được pháp luật quy định khá chi tiết, nhằm bảo vệ sức khỏe cho con người.

2. Quảng cáo rượu.

Đểđảm bảo lợiích của Nhà nước, của người tiêu dùng và của các thương nhân, pháp luật quy định một số hoạt động quảng cáo bị cấm. Trong đó, việc quảng cáo rượu cũng bị cấm. 

Hiện nay, có một số văn bản pháp lý quy định về việc cấm quảng cáo rượu. Theo đó, phải kể đến:

Theo khoản 4 Điều 109 Luật Thương mại quy định về các quảng cáo thương mại bị cấm: “Quảng cáo thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên và các sản phẩm, hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng trên thị trường Việt Nam tại thời điểm quảng cáo”

Theo khoản 3, Mục 2 Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT ngày 16/7/2003 hướng dẫn thực hiện Nghịđịnh 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh quảng cáo: “Quảng cáo rượu 

a) Các loại rượu có độ cồn từ 15 độ trở xuống chỉ được quảng cáo trên báo in, báo điện tử, Đài phát thanh, Đài truyền hình, mạng thông tin máy tính như các hàng hoá khác quảng cáo trên phương tiện đó;

b) Các loại rượu có độ cồn trên 15 độ chỉ được quảng cáo trong phạm vi địa giới doanh nghiệp sản xuất rượu, bên trong các cửa hàng, đại lý tiêu thụ rượu nhưng phải đảm bảo người ở bên ngoài địa giới doanh nghiệp, cửa hàng, đại lý không đọc được, không nghe được, không thấy được;

c) Các loại rượu thuốc được thực hiện theo quy định tại "Quy chế thông tin về thuốc chữa bệnh cho người" của Bộ Y tế;

d) Ngoài những quy định tại các điểm a, b, c khoản này, nghiêm cấm quảng cáo rượu dưới bất kỳ hình thức nào khác”

Khoản 3 Điều 7 Luật quảng cáo 2012 quy định về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo: “Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên”.

Như vậy, không phải tất cả các loại rượu đều bị cấm quảng cáo. Đối với các loại rượu có độ cồn trên 15 độ chỉđược quảng cáo trong phạm vi địa giới doanh nghiệp sản xuất rượu, bên trong các cửa hàng, đại lý tiêu thụ rượu nhưng phảiđảm bảo ngườiở ngoàiđịa giới doanh nghiệp, cửa hàng, đại lý không đọc được, không nghe được, không thấy được. Còn đối với rượu có độ cồn từ 15 độ trở xuống thì pháp luật cho phép quảng cáo nhưng hạn chế. Trường hợp này, pháp luật chỉ cho phép quảng cáo trên báo in, báo điện tửđài phát thanh, đài truyền hình, mạng thông tin máy tính như các hàng hóa khác quảng cáo trên phương tiệnđó.

Pháp luật quy định quảng cáo thương mại bị cấm nhằm bảo vệ lợiích cho Nhà nước, xã hội và lợiích của thương nhân khác, của khách hàng, đồng thời tôn trọng và bảo đảm quyền cạnh tranh lành mạnh.

Theo khoản 1 Điều 28 Nghị định 37/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 4/4/2006 quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại: “Cơ quan quản lý nhà nước về thương mại phối hợp với cơ quan cấp phép thực hiện quảng cáo đình chỉ quảng cáo thương mại trong trường hợp phát hiện nội dung sản phẩm quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật”

Theo Điều 51 Nghị định 56/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 6/6/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa – thông tin:

“Điểm đ, khoản 5 quy định: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đối với một trong các hành vi sau: đ) Quảng cáo rượu có độ cồn trên 15 độ;

Khoản 8. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3, các điểm d và đ khoản 4, các điểm a và b khoản 5, các khoản 6 và 7 Điều này.

Khoản 9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tháo dỡ sản phẩm quảng cáo vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này”

Như vậy, hiện nay, pháp luật nước ta quy định khá chặt chẽ, đầyđủ các quy định về quảng cáo rượu và các biện pháp xử lý đối với hành vi quảng cáo trái pháp luật. Theo Điều 22 Nghị định số 94/2012/NĐ-CP về Sản xuất và kinh doanh rượu thìRượu thuộc nhóm hàng hoá nhà nước hạn chế kinh doanh, do những tác hại khôn lường của rượu mà Nhà nước ta đã quy định cấm quảng cáo rượu cóđộ cồn trên 15 độ, kể cả rượu cóđộ cồn dưới 15 độ cũng chỉ được quảng cáo ở một số hình thức nhất định.

Cũng dễ nhận thấy rằng trên các phương tiện truyền thông, thường chúng ta sẽ không bắt gặp được những quảng cáo về rượu. Tuy chưa hoàn thiện nhưng những quy định về quảng cáo rượu cũngđã có những hiệu quả nhất định trong quá trìnháp dụng.

3. Khuyến mại rượu.

Chúng ta có thể thấy, mục tiêu của khuyến mại là thu hút hành vi mua sắm và sử dụng dịch vụ của khách hàng nên thương nhân có thể vì lợi nhuận tốiđa mà vượt qua giới hạn cần thiết, gây ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội và môi trường kinh doanh. Pháp luật cũngđã quy định một số hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại. Đối vớimặt hàng rượu, pháp luật cũng có những quy định về khuyến mại mặt hàng này. Cụ thể:

Khoản 3, 4 Điều 100 Luật Thương mại 2005 quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại:

“3. Khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi. 4. Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.”

Theo đó, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm việc khuyến mại rượu cho người dưới 18 tuổi - người chưa thành niên. Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầyđủ về thể chất cũng như về tâm – sinh lí. Họ luôn có xu hướng muốn tự khẳngđịnh, đượcđánh giá, được tôn trọng, hiếu thẳng, dễ bị kích động, bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội. Nhưđã phân tích ban đầu, rượu có hại cho sức khỏe, càng không tốt cho người chưa thành niên. Chính vì thế, pháp luật nước ta nghiêm cấm khuyến mại rượu cho người dưới 18 tuổi.

Ngoài ra, đối với rượu cóđộ cồn từ 30 độ trở lên, pháp luật nghiêm cấm khuyến mại dưới mọi hình thức.

Như vậy, liệu có phảiđối với các loại rượu có nồng độ cồn dưới 30 độ vẫn được phép khuyến mại?

Theo khoản 2 Điều 100 Luật Thương mại 2005: “Sử dụng hàng hóa, dịch vụ để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng”

Theo Điều 22 Nghị định số 94/2012/NĐ-CP về Sản xuất và kinh doanh rượu:

“Rượu thuộc nhóm hàng hoá nhà nước hạn chế kinh doanh. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu (phân phối, bán buôn, bán lẻ) phải có giấy phép, trừ trường hợp sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại.”

Như vậy, do rượu thuộc nhóm hàng hóa Nhà nước hạn chế kinh doanh, nên chiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 100 Luật Thương mại, thì không được dùng rượuđể khuyến mại trong mọi trường hợp.

Nếu vi phạm quy định về khuyến mại:

Theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 37/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 4/4/2006 quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại: “Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền đình chỉ việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần chương trình khuyến mại của thương nhân nếu phát hiện ra có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây: a. Vi phạm các quy định tại Điều 100 Luật Thương mại và Điều 4 Nghị định này; b. Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ các nội dung trong thể lệ chương trình khuyến mại đã đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền”

Theo khoản 5 Điều 23 Nghị định 175/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/10/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.

“Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

d) Sử dụng rượu, bia để làm hàng khuyến mại đối với trẻ em dưới 16 tuổi”

Theo khoản 8 Điều 29 Nghị định 06/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, “hành vi khuyến mãi cho hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh… sẽ bị phạt tiền từ 25 đến 30 triệu đồng”. Mức phạt tiền này cũng được áp dụng đối với hành vi“khuyến mãi hoặc sử dụng rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên để khuyến mãi dưới mọi hình thức”.

Ngoài mức phạt tiền trên đây, cơ quan chức năng còn có thể áp dụng các biện pháp bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính như tạm giữ tang vật vi phạm hành chính, cụ thể trong trường hợp này là rượu, sản phẩm khuyến mãi và các vật phẩm có chứa, thể hiện sản phẩm khuyến mãi. Nếu tái phạm, cơ sở kinh doanh có thể bị rút giấy phép kinh doanh.

Như vậy, việc quy định khuyến mại rượu dường như chặt chẽ hơn quy định quảng cáo rượu. Pháp luật hiện hành nghiêm cấm khuyến mại rượu dưới mọi hình thức. Nếu có vi phạm về khuyến mại rượu thìáp dụng xử lý theo quy định trên.

II. Thực trạng việc áp dụng quy định về quảng cáo, khuyến mại rượu và giải pháphoàn thiện.

1. Thực trạng.

Nhìn chung, pháp luậtđã có những quy định về quảng cáo, khuyến mại rượu khá đầyđủ. Tuy nhiên, trong quá trìnháp dụng vẫn không thể tránh khỏi những bất cập, hạn chế. Cụ thể:

a. Về khía cạnh quy định pháp luật.

Điều dễ thấy nhấtđó là quy định về nồng độ cồn trong rượu mà pháp luật không cho phép quảng cáo. Theo Luật Thương mại 2005, quy định nồng độ này là trên 30 độ. Tuy nhiên, Luật quảng cáo cũng như văn bản pháp luật khác lại quy định là 15 độ. Như vậy, chưa có sự thống nhất giữa các văn bản, dẫn đến tình trạng khóáp dụng.

Tiếp đó, các quy định về quảng cáo, khuyến mại rượu còn rải rác, ở nhiều văn bản khác nhau, từ khái niệm rượu cho đến việc quy định sản xuất, kinh doanh hay áp dụng chế tài khi có vi phạm xảy ra đều nằmở các văn bản khác nhau. Theo đó, muốnáp dụng, tìm hiểu bắt buộc ngườiđọc phải tìm, đọc hết các văn bản mới có thể hiểu rõ. Rượu là hàng hóa hạn chế kinh doanh, cộng với việc những tác hại to lớn mà rượu mang lại, thiết nghĩ nên có một văn bản riếng quy định về hành vi quảng cáo, khuyến mại rượu.

Ngoài ra, việc quy định mức tiền phạt còn quáít. Đối với vi phạm quy định quảng cáo rượu, chỉ phạt từ 3.000.000 đến 5.000.00 đồng; Vi phạm khuyến mại rượu thì sẽ xử phạt 25 đến 30 triệu. Theo đó, mức tiền phạt còn quáít, chưa đủ sức răn đe các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Ví dụ, vi phạm quảng cáo chỉ bị phạt từ 3 đến 5 triệu, nhưng nếu thông qua quảng cáo đó mà nhiều người biết đến hơn và đổ xô đến mua hàng thì doanh nghiệp đấy sẽ thu được số tiền hơn rất nhiều lần số tiền phải nộp phạt. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ sẵn sàng chịu mất cái nhỏ để được cái lớn hơn.

Ngoài ra, pháp luật hiện hành cũng chưa có quy định đối với trường hợp thương nhân kinh doanh rượuở các hội chợ, triển lãm thương mại. Phải chăng đây cũng là một hình thức quảng cáo mà pháp luật chưa dự liệu hết? Nếu tại hội chợ, triển lãm thương mại, có thương nhân không cóđủ bằng chứng chứng minh mặt hàng rượu của mình được tham gia hội chợ thì sẽ phải xử lý như thế nào? Trường hợp này, pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể.

Pháp luật cũng chưa có quy định về việc ai sẽ chịu trách nhiệm trong trường hợpvi phạm các quy định về quảng cáo, khuyến mại rượu.

b. Trong quá trình áp dụng vào thực tiễn.

Hiện nay, tuy pháp luậtđã có quy định về quảng cáo, khuyến mại rượu, nhưng các doanh nghiệp vẫn luôn tìmđủ mọi cách để quảng bá sản phẩm của mình.

Thứ nhất, trong lĩnh vực quảng cáo, pháp luật chuyên ngành (Luật quảng cáo) quy định về nồng độ cồn trong rượu được phép quảng cáo. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có rất nhiều hình thức quảng cáo trá hình. Quảng cáo mặt hàng này nhưng cũng có luôn hình ảnh của rượuở đấy, hay các công ty sản xuất rượu tài trợ cho các hoạt động văn hóa, xã hội, thể thao, thông quađó, họ quảng bá được thương hiệu cho mình.

Thứ hai, hiện nay, hành vi bán rượu có kèm sản phẩm khuyến mãi là ly thủy tinh, dụng cụ mở rượu, bóp ví hoặc các sản phẩm khác trong hộp quà tết diễn ra ngày càng nhiều.Vào những ngày giáp tết, rất dễ bắt gặp những tình huống như trên, tuy các cơ quan chức năng cũngđã xử lý nhưng vẫn rất khó để xử lý triệt để được hành vi này.

2. Giải pháp hoàn thiện.

Trên cơ sở những hạn chế trên, cần có những giải pháp để giải quyết được những tồn tại, yếu kém. Theo đó:

Thứ nhất, Cần có một văn bản pháp lýđiều chỉnh riêng về quảng cáo, khuyến mại rượu, văn bản có tính thống nhất, quy định đầyđủ những vấn đề liên quan để giúp cho việc áp dụng pháp luật dễ dàng hơn, thống nhất hơn, tránh tình trạng quy định khác nhau ở các văn bản khác nhau.

Thứ hai,nên có quy định cụ thể về chủ thể chịu trách nhiệm nếu có hành vi vi phạm xảy ra khi áp dụng sai quy định pháp luật. Nếu doanh nhân nhập khẩu bán rượu cho đại lý, nhà phân phối có kèm sản phẩm khuyến mãi thì doanh nhân nhập khẩu sẽ bị phạt.Nếu đại lý, nhà phân phối bán rượu cho người bán lẻ, hộ kinh doanh cá thể có sản phẩm khuyến mãi thì đại lý, nhà phân phối sẽ bị xử phạt. Tương tự như vậy, siêu thị, cửa hàng, người bán lẻ, hộ kinh doanh cá thể mà bán rượu cho người tiêu dùng có sản phẩm khuyến mãi thì siêu thị, cửa hàng, người bán lẻ, hộ kinh doanh cá thể có thể bị xử phạt.

Thứ ba, nên tăng tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quảng cáo, khuyến mại rượu để răn đe các chủ thể phải thực hiệnđúng, đầyđủ quy định pháp luật.

Thứ tư,Bên cạnh những giải pháp trên, chúng ta có thểáp dụng một số giải pháp như sau: quy định về độ tuổi được mua bán rượu; nghiêm cấm quảng cáo rượu trên các phương tiện thông tin đại chúng; đánh thuế cao hơn đối với rượu; ... 

C.Kết luận

Hiện nay,  là vấn đềquảng cáo, khuyến mại rượuđang được pháp luật và xã hội quan tâm, nhất trong dự thảo đề cương Chính sách quốc gia phòng chống tác hại lạm dụng rượu, bia giai đoạn 2010- 2020, sẽ cấm quảng cáo, khuyến mãi rượu, bia dưới mọi hình thức. Theo đó, nhà nước sẽ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, quy định về thời gian và mật độ các điểm bán lẻ rượu, bia, cấm trẻ em dưới 18 tuổi và phụ nữ mang thai sử dụng rượu, bia. Hy vọng hệ thống pháp luật về quảng cáo, khuyến mại rượu sẽ hình thành và tạo tiền đề cho sự phát triển của đấtnước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Luật Thương mại, Tập II, TrườngĐại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2006.
2. Luật Thương mại 2005.
3. Luật Quảng cáo 2012.
4. Hỏi vàđáp Luật Thương mại.
5. Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT ngày 16/7/2003 hướng dẫn thực hiện
6. Nghịđịnh 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh quảng cáo.
7. Nghị định 175/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/10/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.
8. Nghị định 37/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 4/4/2006 quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.
9. Nghị định 56/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 6/6/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa – thông tin.
10. Nghị định 06/2008/NĐ-CPcủa Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.
11. Nghị định số 94/2012/NĐ-CP về Sản xuất và kinh doanh rượu.
12. TS. Nguyễn Thị Dung, Pháp luật về xúc tiến thương mạiở Việt Nam, những vấnđề lý luận và thực tiễn. Nxb. CTQG, Hà Nội, 2007.
13. Nguyễn Thị Thanh Mai, Một số vấnđề pháp lý về hành vi quảng cáo thương mại bị cấm theo Luật Thương mại, Khóa luận Tốt nghiệp, Hà Nội, 2012.
14. http://tintuc.vibonline.com.vn/Home/Chinh-sach-moi/6983/Se-cam-quang-cao-khuyen-mai-ruou-bia-duoi-moi-hinh-thuc
15. http://dantri.com.vn/kinh-doanh/ban-ruou-cam-tang-kem-ly-691713.htm.

No comments:

Post a Comment