Ngay từ khi mới ra đời, Mặt trận Việt Minh đã có những đóng góp to lớn trong việt tập hợp đông đảo quần chúng, tổ chức và giáo dục họ thành những lực lượng chính trị mạng mẽ ở các vùng thành thị và nông thông, phá tan âm mưu tuyên truyền, lừa bịp của bọn phát xít Nhật – Pháp, tạo lập được khối đoàn kết dân tộc mạng mẽ, cô lập và phân hóa kẻ thù. Mặt trận Việt Minh đã tập hợp mọi lực lượng yêu nước trong các tổ chức quần chúng lấy tên là hội cứu quốc: Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc …, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. “liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn”.
Cùng với thời gian thành lập đội Cứu quốc quân ở căn cứ địa Bắc Sơn – Vũ Nhai và thực hiện chiến tranh du kích để chống lại sự càn quét của địch ở đây, ở Cao Bằng được coi là nơi thí điểm cuộc vận động xây dựng các hội cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh. Đến năm 1942, khắp 9 châu của Cao Bằng đều có hội cứu quốc, trong đó có 3 châu “hoàn toàn”, nghĩa là mọi người đều tham gia tổ chức Việt Minh, xã nào cũng có Uỷ ban Việt Minh. Rồi Uỷ ban Việt Minh tại Cao Bằng và Uỷ ban Việt Minh lâm thời tỉnh Cao – Bắc – Lạng được thành lập, sang năm 1943, Uỷ ban Việt Minh tỉnh Cao – Bắc – Lạng lập ra 19 ban xung phong “Nam tiến” để liên lạc với căn cứ địa Bắc Sơn – Vũ Nhai và phát triển lực lượng cách mạng xuống các tỉnh miền xuôi. Đến năm 1945, Tại Hà Nội, mỗi xí nghiệp đều có Hội công nhân cứu quốc, nhiều nơi có đội tự vệ. Biểu tình, diễn thuyết thường xuyên xảy ra trên đường phố, ở trường học, nhà máy, các cửa ô. Ở Huế, nhiều cơ sở Đảng được phát triển trong công nhân, những người buôn bán nhỏ, và học sinh. Tại Sài Gòn, số hội viên của Hội công nhân cứu quốc lên đến 120.000 người. Ngoài ra, Việt Minh còn tranh thủ được sự đồng thuận của Thanh niên tiền phong, một tổ chức thanh niên rộng lớn, công khai xuất hiện tại Nam Bộ sau ngày Nhật hất cẳng Pháp.