Showing posts with label Pháp luật bồi thường giải phóng mặt bằng. Show all posts
Showing posts with label Pháp luật bồi thường giải phóng mặt bằng. Show all posts
05/05/2015
Các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà Nước thu hồi đất
Bài tập học kỳ Pháp luật bồi thường giải phóng mặt bằng.

Có thể thấy rằng, vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất là một trong nội dung quan trọng trong thời gian qua các ngành, các cấp tập trung thực hiện, Nhà nước ta đã ban hành chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dành cho người bị thu hồi đất, từng bước hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện ngày càng tốt hơn cho người có đất bị thu hồi ổn định đời sống và sản xuất. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, việc khiếu nại, so bì trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của người có đất bị thu hồi và những người có liên quan vẫn xảy ra thường xuyên.

Vậy nên, một trong những nội dung chủ yếu mang tính đổi mới về lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quy định trong Luật Đất đai năm 2013 so với Luật Đất đai năm 2003 là các nguyên tắc bồi thường về đất, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin chọn đề tài “Phân tích các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà Nước thu hồi đất? Nêu ý nghĩa của việc quy định các nguyên tắc này?Anh (chị) có nhận định, đánh giá gì về tính hiệu quả của nguyên tắc này khi áp dụng trong thực tế thời gian qua?” làm đề tài cho bài tiểu luận của mình.
09/04/2015
Vai trò của công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật của người dân trong việc thực thi các quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng
Bài tập học kỳ môn về Pháp luật bồi thường và giải phóng mặt bằng - Đề bài: Đánh giá vai trò của công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật của người dân trong việc thực thi các quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng? Nêu các giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác này.

Vai trò của công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật của người dân trong việc thực thi các quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng.
06/04/2015
Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật của người dân trong việc thực thi các quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng
Bài tập học kỳ môn về Pháp luật bồi thường và giải phóng mặt bằng - Đề bài: Đánh giá vai trò của công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật của người dân trong việc thực thi các quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng? Nêu các giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác này.


Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật của người dân trong việc thực thi các quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng.
12/03/2015
Thực trạng thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật của người dân trong việc thực thi các quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng
Bài tập học kỳ môn về Pháp luật bồi thường và giải phóng mặt bằng - Đề bài: Đánh giá vai trò của công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật của người dân trong việc thực thi các quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng? Nêu các giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác này.


Thực trạng thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật của người dân trong việc thực thi các quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng.
22/01/2015
Vai trò, bất cập và những kiến nghị khắc phục khi áp dụng quy định về giá đất khi bồi thường giải phóng mặt bằng
“Đất đai là cội nguồn dự trữ tài nguyên có giá trị nhất của con người và hơn thế nữa là phương tiện sống mà thiếu nó người ta không thể tồn tại, duy trì, và phát triển sự sống” (Barard Brims- Báo cáo hội thảo về pháp lý, hành chính đất đai soạn thảo cho tổ chức FAO). Theo thống kê ở Việt nam hiện nay, bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu ngưởi rất thấp chỉ bằng 1/7 mức bình quân thế giới. Đất đai là tài nguyên hạn chế về không gian nhưng lại không thể thiếu được trong mọi quá trình phát triển. Là đất nước có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, thêm vào đó “đất chật, người đông”, do vậy việc sử dụng thật tốt nguồn tài nguyên quốc gia này không chỉ sẽ quyết định cho sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước mà còn là sự đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị và phát triển xã hội.
27/07/2014
Quyền khiếu nại, khiếu kiện khi nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
TS. Phan Trung Hiền – Phó Trưởng khoa Luật, Đại học Cần Thơ

Số vụ việc khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến các nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất và các tài sản gắn liền với đất luôn chiếm một tỷ lệ cao trong những năm gần đây. Trong khi đó, những quy định của pháp luật về khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có nhiều chỗ bất cập, không thống nhất. Cụ thể là pháp luật chuyên ngành (Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn) không thống nhất với Luật Khiếu nại, tố cáo về thủ tục giải quyết khiếu nại; pháp luật về tố tụng (Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính) không thống nhất với pháp luật tiền tố tụng (Luật Khiếu nại, tố cáo)… Bài viết phân tích một số quy định của pháp luật liên quan quyền khiếu nại, khiếu kiện trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

1. Cơ sở hiến định và pháp định của quyền khiếu nại, khiếu kiện

Khiếu nại là một quyền hiến định, được quy định tại Điều 74 của Hiến pháp năm 1992. Quyền này được quy định chi tiết tại Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005 (Luật KNTC). Có thể nói, quyền khiếu nại ở Việt Nam được xây dựng từ khá sớm1 và khá quen thuộc trong đời sống pháp lý của người Việt Nam.

Khác với quyền khiếu nại, quyền khiếu kiện được quy định muộn hơn, gắn liền với sự ra đời của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 đã được sửa đổi, bổ sung 1998 và 2006 (Pháp lệnh TTGQCVAHC). Ở Việt Nam, Hiến pháp không đề cập đến quyền khiếu kiện. Văn bản quy phạm pháp luật cao nhất ghi nhận và hướng dẫn quyền này là Pháp lệnh TTGQCVAHC. Điều này cho thấy, chưa có sự thống nhất trong việc nhìn nhận hai loại quyền này trong khi nó cùng song hành bảo vệ lợi ích người dân và hướng đến việc nâng cao hiệu quả của công tác QLNN.
28/06/2014
Danh mục đề bài tập học kỳ Pháp luật bồi thường và giải phóng mặt bằng - K35 ĐH Luật Hà Nội
DANH MỤC BÀI TẬP CÁ NHÂN CUỐI KÌ
Môn: Pháp luật bồi thường, giải phóng mặt bằng
------------------------------
Đề số 1
Đánh giá thực trạng pháp luật về giải quyết khiếu nại liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất? Nêu giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về giải quyết khiếu nại liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất?

Đề số 2
Đánh giá vai trò của công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật của người dân trong việc thực thi các quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng? Nêu các giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác này?

Đề số 3
Phân tích vai trò của giá đất trong bồi thường, giải phóng mặt bằng? Trình bày những bất cập khi áp dụng các quy định về giá đất trong thực tế và nêu một số kiến nghị khắc phục?

Đề số 4
Phân tích mối quan hệ giữa thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất với việc duy trì ổn định chính trị - xã hội?

Đề số 5
Đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp? Nêu các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về giải quyết “công ăn, việc làm” cho người nông dân bị mất đất sản xuất?

Đề số 6
Nêu những vướng mặc nổi cộm trong thi hành các quy định về trình tự, thủ tục về bồi thường, giải phóng mặt bằng? Đưa ra các giải pháp khắc phục?

Đề số 7
Phân biệt giữa trách nhiệm bồi thường trong Luật bồi thường nhà nước với trách nhiệm bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trong Luật đất đai? Phân tích ý nghĩa của việc ra đời Luật bồi thường nhà nước đối với công tác thi hành các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở nước ta hiện nay?

Đề số 8
Phân tích ý nghĩa của việc thi hành pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất dưới góc độ bảo đảm quyền tài sản cá nhân?

Đề số 9
Phân tích các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất? Nêu ý nghĩa của việc quy định các nguyên tắc này?

Đề số 10
Trình bày các bước thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất? Đưa ra nhận xét cá nhân về các quy định về trình tự, thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất?

Đề số 11
Bình luận các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở? Nêu một số giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định về vấn đề này?

Đề số 12
Bình luận các quy định về bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất khi Nhà nước thu hồi đất? Nêu một số giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định về vấn đề này?

Đề số 13
Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở nước ta?

Đề số 14
Phân tích các yếu tố tác động đến việc xây dựng và thi hành pháp luật về bồi thương, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở nước ta?
Bài tập nhóm Vị trí, vai trò giữa tổ chức phát triển quỹ đất với hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng trong thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
Bài tập Pháp luật bồi thường giải phóng mặt bằng có đáp án.

Trong các nội dung mới của Luật Đất Đai 2003 thì vấn đề bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất được xã hội đặc biệt quan tâm. Mục đích của việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để bù đắp những tổn thất mà người sử dụng đất phải gánh chịu, giải quyết các vấn đề KTXH là hậu quả của việc thu hồi đất gây ra nhằm ổn định chính trị, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Bảo đảm cho người dân nhanh chóng có chỗ ở mới, ổn định cuộc sống, giải quyết hài hòa lợi ích hợp pháp giữa người sử dụng đất, nhà nước và nhà đầu tư trong việc sử dụng đất vì lợi ích chung, bảo đảm an sinh xã hội. Đứng trước mục đích đó, tổ chức phát triển quỹ đất và hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng trong thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đấy đã ra đời. Nhóm chúng em xin trình bày bài tập nhóm của mình: “Phân biệt vị trí, vai trò giữa tổ chức phát triển quỹ đất với hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng trong thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất? Việc ra đời tổ chức phát triển quỹ đất có ảnh hưởng như thế nào với công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ở nước ta hiện nay. Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức phát triển quỹ đất?”
Những vướng mắc trong việc thi hành các quy định về trình tự, thủ tục bồi thường, giải phóng mặt bằng - Bài tập học kỳ - Bài 2
Bài tập học kỳ Pháp luật bồi thường giải phóng mặt bằng có đáp án.

Việc Nhà nước thu hồi đất đặt ra nhiều vấn đề kinh tế - xã hội cần phải giải quyết kịp thời và thỏa đáng. Bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất là một công việc khó khăn, phức tạp và nếu giải quyết không thỏa đáng, không hợp lý có thể dẫn tới nhiều hệ lụy phát sinh vì bồi thường, giải phóng mặt bằng liên quan đến quyền lợi của Nhà nước, chủ đầu tư và người bị thu hồi đất. Thực tế, tại nhiều địa phương trên cả nước nổi lên nhiều vướng mắc, bất cập trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Nhiều dự án, công trình dây dưa, kéo dài hàng chục năm do khâu giải phóng mặt bằng nhùng nhằng, chậm trễ và hiện tượng khiếu nại, tố cáo của người có đất bị thu hồi vẫn gia tăng. Vậy tại sao lại có những hiện tượng như trên? 

Để giải thích một phần nguyên nhân của hiện tượng trên, em đã lựa chọn đề tài “Nêu những vướng mắc nổi cộm trong thi hành các quy định về trình tự, thủ tục về bồi thường, giải phóng mặt bằng? Đưa ra các giải pháp khắc phục” để nghiên cứu làm bài tập học kì cho mình.
Những vướng mắc trong việc thi hành các quy định về trình tự, thủ tục bồi thường, giải phóng mặt bằng - Bài tập học kỳ
Bài tập học kỳ Pháp luật bồi thường giải phóng mặt bằng có đáp án.

Ngày nay, vấn đề giải phóng mặt bằng trở nên đau đầu hơn bao giờ hết. Bởi hiện này, Nhà nước đã ban hành chính sách đền bù theo thỏa thuận. Trong khi đó, những cơn sốt đất, sự biến động của thị trường bất động sản và tâm lý, nhu cầu của người dân đã làm cho vấn đề này ngày càng trở nên phức tạp. Cho nên bài toán đền bù là bài toán vô cùng nan giải và nhức nhối. Đặc biệt là các doanh nghiệp theo đuổi những dự án lớn mà mặt bằng cần giải phóng lại có quá nhiều hộ dân. Do đó, có rất nhiều dự án mất hàng năm trời vẫn không giải phóng xong mặt bằng. Và do bị kéo dài nhiều năm nên khiến cho các dự án bất khả thi và thậm chí phá sản. Tình trạng trên có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có một phần trong đó là sự bất cập, chưa hợp lý của pháp luật đất đai hiện hành. Phạm vi bài viết xin được nêu ra một số vướng mắc nổi cộm trong việc thi hành các quy định về trình tự, thủ tục bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB), và đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó.
Mối quan hệ giữa thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất với việc duy trì ổn định chính trị - xã hội - Bài tập học kỳ Pháp luật bồi thường giải phóng mặt bằng
Bài tập Pháp luật bồi thường giải phóng mặt bằng có đáp án.


Trong những năm gần đây, vấn đề thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp. Trong nhiều trường hợp, người dân do không đồng tình với phương án bồi thường của Nhà nước đã không chịu bàn giao đất. Thậm chí do không đồng thuận với phương án bồi thường, người bị thu hồi đất tiến hành khiếu kiện kéo dài, tụ tập đông người gây mật trật tự an ninh xã hội và khiếu kiện vượt cấp gây mất ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội. Vấn đề này xuất phát một phần từ vấn đề áp dụng pháp luật giải phóng mặt bằng trong thực tiến. Vì vậy giữa thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất với việc duy trì ổn định chính trị - xã hội có một mối quan hệ sâu sắc, từ đó cần có những nhận thức rõ ràng hơn về điều này. Sau đây em xin trình bày vài nét về vấn đề “Phân tích mối quan hệ giữa thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất với việc duy trì ổn định chính trị - xã hội?”
26/10/2013
Đề bài tập học kỳ Pháp luật bồi thường giải phóng mặt bằng
Danh mục bài tập học kỳ Pháp luật giải phóng mặt bằng

Course 3 Kỳ II năm học 2012 – 2013 – K35

Độ dài: 8 – 10 trang

Đề số 1

Đánh giá thực trạng pháp luật về giải quyết khiếu nại liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất? Nêu giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về giải quyết khiếu nại liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất?

Đề số 2

Đánh giá vai trò của công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật của người dân trong việc thực thi các quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng? Nêu các giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác này?

Đề số 3

Phân tích vai trò của giá đất trong bồi thường, giải phóng mặt bằng? Trình bày những bất cập khi áp dụng các quy định về giá đất trong thực tế và nêu một số kiến nghị khắc phục?
27/09/2013
Bài tập nhóm 2 Pháp luật bồi thường Giải phóng mặt bằng
Danh mục bài tập học kỳ Pháp luật bồi thường giải phóng mặt bằng
Course 3 Kỳ II năm học 2012 – 2013 – K35
DANH MỤC BÀI TẬP NHÓM LẦN 2
Môn PL bồi thường, GPMB
-----------------------------

Đề số 1: (Nhóm 1)

Luật đất đai năm 2003 đang trong quá trình tổng kết, sửa đổi, bổ sung. Anh (Chị), hãy đưa ra các kiến nghị nhằm sửa đổi, hoàn thiện những quy định của Luật đất đai năm 2003 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất? Nêu những căn cứ, lập luận khoa học của những kiến nghị này?
Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở nước ta
Bài tập học kỳ môn Pháp luật bồi thường giải phóng mặt bằng.

Đề số 13:

Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở nước ta.

LỜI NÓI ĐẦU

Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, vấn đề thu hồi đất phục vụ cho các mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế đang là mối quan tâm của Nhà nước, chính quyền địa phương, chủ đầu tư và người sử dụng đất bị thu hồi đất, nó không chỉ tác động về mặt kinh tế mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến yếu tố chính trị -  xã hội.

Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là vấn đề phức tạp và nhạy cảm, có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, người bị thu hồi đất và chủ đầu tư.

Những năm gần đây, công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, hiệu quả thấp, kể cả việc thu hồi đất để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho chính cộng đồng dân cư có đất bị thu hồi. Nhiều địa phương phải điều chỉnh lại quy hoạch, sủa đổi thiết kế dự án , chờ đợi do không giải phóng được mặt bằng hoặc do cơ sở hạ tầng không đảm bảo. Hậu quả là làm ảnh hưởng tiến độ, gây thiệt hại lớn về kinh tế của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư có nhu cầu sử dụng đất và Nhà nước, làm mất ổn định tình hình chính trị - xã hội ở các địa phương.

Xuất phát từ lí do trên, em xin lựa chọn đề tài: “Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở nước ta” cho bài tập học kỳ môn Pháp luật bồi thường giải phóng mặt bằng của mình. Mong rằng trong quá trình làm bài cũng như những ý kiến đóng góp hữu ích của các thầy (cô) sẽ giúp em hoàn thiện kiến thức về vấn đề này.
Những kiến nghị nhằm sửa đổi, hoàn thiện những quy định của Luật đất đai năm 2003 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Những kiến nghị nhằm sửa đổi, hoàn thiện những quy định của Luật đất đai năm 2003 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất?

BÀI LÀM

Thứ nhất, cần nâng cao vai trò của yếu tố bình đẳng – thỏa thuận trong việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hổi đất. Việc “bồi thường” phải thực sự đem lại những lợi ích tối thiểu tương xứng với nơi ở cũ (về môi trường sống, cơ sở hạ tầng,…) nhằm giúp người dân yên tâm tái lập cuộc sống mới. Cụ thể hơn, cần có một quy định riêng về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, trong đó quy định nguyên tắc, cơ chế xác định bồi thường đối với đất, đối với tài sản gắn liền với đất; các nguyên tắc hỗ trợ, thực hiện tái định cư; quy trình bồi thường, hỗ trợ, tái định khi thu hồi đất. Đặc biệt, các quyền được biết thông tin về đất bị thu hồi, quyền được góp ý kiến, quyền được xem khu tái định cư, quyền khiếu nại, khiếu kiện, thậm chí quyền được tham gia vào công tác định giá đất công bằng, đúng với thực tế cũng sẽ được ghi nhận. Như vậy, các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mới ít nhiều thể hiện được yếu tố bình đẳng – thỏa thuận mà bản thân thuật ngữ “bồi thường” mang lại.
Bình luận các quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở
Bài tập học kỳ môn Pháp luật bồi thường và giải phóng mặt bằng.

Đề bài: Bình luận các quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở? Nêu một số giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định về vấn đề này.

LỜI MỞ ĐẦU

Ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu. Tuy nhiên nhà nước không trực tiếp chiếm hữu, sử dụng đất mà giao quyền chiếm hữu và sử dụng đất cho người dân. Mặc dù không được nhà nước giao quyền sở hữu đất đai nhưng trong quá trình chiếm hữu, sử dụng đất, người sử dụng đất đã đầu tư, cải tạo làm tăng giá trị của đất đai. Đó chính là thành quả lao động, kết quả đầu tư của người sử dụng đất được pháp luật ghi nhận và bảo hộ. Do đó khi nhà nước thu hồi đất cần phải tiến hành bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người sử dụng đất. Đặc biệt đối với thu hồi đất ở thì việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó liên quan trực tiếp tới nơi sinh sống của người sử dụng đất. Trong phạm vi bài tập này em xin được “Bình luận các quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở? Nêu một số giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định về vấn đề này.”