Showing posts with label Tâm lý học đại cương. Show all posts
Showing posts with label Tâm lý học đại cương. Show all posts
04/02/2016
Phân tích vai trò của yếu tố giáo dục đối với sự hình thành phát triển nhân cách
I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1. Khái niệm nhân cách

Định nghĩa: Hiện nay có nhiều định nghĩa về nhân cách nhưng nhìn chung, nhân cách thường được xác định như là một hệ thống các quan hệ của con người đối với thế giới xung quanh và đối với bản thân mình. Theo đó, “Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy.” 

Nhân cách không phải là tất cả các đặc điểm cá thể của con người mà chỉ bao hàm những đặc điểm quy định con người như là một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân. Tuy nhiên nhân cách không phải là một nét, một phẩm chất tâm lý riêng lẻ mà là một cấu tạo tâm lý mới. Do đó không phải con người sinh ra đã có nhân cách. Ngoài ra, nhân cách còn quy định bản sắc, cái riêng của cá nhân trong sự thống nhất biện chứng với cái chung, cái phổ biển của cộng đồng mà cá nhân đó là đại biểu. Ví dụ: mỗi sinh viên Việt Nam đều là nhân cách duy nhất với tất cả những đặc điểm riêng biệt của mình, song đều có cái chung của con người Việt Nam là tình yêu làng xóm, yêu quê hương Việt Nam.
30/01/2016
Phân tích xu hướng trong cấu trúc nhân cách. Liên hệ trong đời sống thực tiễn
Trong xã hội việt nam hiện nay mỗi khi đánh giá về một con người thường chủ yếu nói về nhân cách. Nhân cách là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng mối quan hệ giữa con người với con người từ những chuyện bình thường, mối quan hệ gia đình, kết giao đến mối quan hệ xã hội, công tác, kinh doanh. Nhân cách thể hiện qua cách ứng xử của con người đối với người khác cũng như đối với sự việc trong cuộc sống, đồng thời nhân cách thể hiện trình độ văn hóa, nhân tính và nguyên tắc sống của con người. Con người là một thực thể xã hội, vì vậy chất lượng mối quan hệ xã hội có ảnh hưởng quyết định đối với chất lượng cuộc sống.

Nhân cách được định hình bởi hệ thống những phẩm giá thể hiện qua các mối quan hệ của con người xuất phát từ tâm lý, tình cảm, nhân sinh quan, nhận thức về bản thân và xã hội. Nhân cách là đặc trưng của từng cá nhân, là bản chất thực của con người. Phía trước mọi người, trong cuộc đời, luôn có nhiều con đường. Người thiếu nhân cách sẽ mất phương hướng khi chọn con đường chính đáng cho mình.Thế nên bạn có biết rằng nhân cách là rất quan trọng hay không, và chính xu hướng trong cấu trúc của nhân cách chính là một gia vị không thể thiếu tạo nên nhân cách hoàn chỉnh và toàn diện của một con người.Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về nhân cách cũng như xu hướng của nhân cách tôi sẽ di tìm hiểu vấn đề: Phân tích xu hướng trong cấu trúc nhân cách. Liên hệ trong đời sống thực tiễn.
31/05/2015
Ứng dụng trí tuệ cảm xúc trong công việc
Bài tập học kỳ Tâm lý học đại cương.

Trong cuộc sốngchúng ta có thể đã từng gặp những người có kỹ năng giao tiếp rất tốt, trong mọi tình huống họ dường như luôn biết cách cư xử khéo léo để chúng ta không cảm thấy bị xúc phạm hoặc bực bội. Thậm chí, ngay cả khi chúng ta không tìm ra giải pháp cho vấn đề, họ cũng làm chúng ta cảm thấy lạc quan và có thêm niềm tin. Cũng có khi chúng ta gặp những “bậc thầy” trong việc điều khiển cảm xúc, khi phải làm việc dưới áp lực, họ không cáu giận mà có khả năng nhìn thẳng vào vấn đề và bình tĩnh tìm ra giải pháp. Họ là những người có khả năng ra quyết định đúng đắn và biết khi nào có thể tin vào trực giác của mình. Họ luôn sẵn lòng thừa nhận những nhược điểm của mình và biết tiếp thu những lời phê bình để phát triển bản thân. Bạn có thấy tò mò và ngưỡng mộ những khả năng đó của họ không? Bạn có muốn mình cũng có thể làm chủ và điều khiển được cảm xúc trong tất cả các tình huống xảy ra trong cuộc sống thường ngày cũng như công việc? Tất cả những khả năng đó bạn đều có thể làm được nếu bạn rèn luyện trí tuệ cảm xúc (hay còn gọi là EQ) mỗi ngày. EQ là chỉ số hiện nay được rất nhiều nhà tuyển dụng có xu hướng sử dụng như một tiêu chí đánh giá năng lực con người bên cạnh năng lực chuyên môn mà sinh viên rất cần quan tâm đến nên trong phạm vi bài tiểu luận này em xin chọn đề “Trình bày hiểu biết của mình về trí tuệ xúc cảm và ứng dụng của nó trong công việc” và một số cách rèn luyện trí tuệ cảm xúc. Thông qua bài tiểu luận em mong nhận được sự đánh giá và góp ý của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn.
01/02/2015
Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính - Bài tập học kỳ tâm lý học đại cương
1. Khái niệm nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

Nhận thức là quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách quan và bản thân con người thông qua các giác quan và dựa trên kinh nghiệm hiểu biết của bản thân. Nhận thức ở mức độ thấp là nhận thức cảm tính, ở mức độ cao hơn là nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính và nhận thức cảm tính có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, chi phối lẫn nhau trong cùng một hoạt động thống nhất của con người.


Nhận thức cảm tính là mức độ nhận thức đầu tiên, thấp nhất của con người. Trong đó con người phản ánh những thuộc tính bên ngoài, những cái đang trực tiếp tác động đến giác quan của họ. Nhận thức cảm tính bao gồm: cảm giác tri giác.
Phân tích cấu trúc tâm lý của hoạt động. Ứng dụng của nó trong hoạt động học tập của sinh viên - Bài tập học kỳ Tâm lý học đại cương
Đời sống tâm lý ở con người rất đa dạng, phong phú và phức tạp. Đây luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm, tìm hiểu và nghiên cứu. Trong đời sống của con người, những hiện tượng tâm lý được hoạt động đóng vai trò quan trọng . Như chúng ta đã biết ý thức điều chỉnh, điều khiển hành vi của con người, giúp cho con người dễ dàng hòa nhập với xã hội và thành công trong cuộc sống, muốn làm được điều đó phải thông qua hoạt động. Tuy nhiên cuộc sống của con người là một dòng các hoạt động bao gồm nhiều hoạt động riêng lẻ tùy theo động cơ tương ứng. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhóm 05 chúng em đã chọn đề tài 06: “Phân tích cấu trúc tâm lý của hoạt động . Ứng dụng của nó trong hoạt động học tập của sinh viên”.

NỘI DUNG

I. Cấu trúc tâm lý của hoạt động
08/12/2014
VAI TRÒ CỦA YẾU TỐ BẨM SINH DI TRUYỀN ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH - Bài tập học kỳ Tâm lý học đại cương
Nhân cách là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng mối quan hệ giữa con người với con người từ những chuyện bình thường, mối quan hệ gia đình, kết giao đến mối quan hệ xã hội, công tác, kinh doanh. Nhân cách thể hiện qua cách ứng xử của con người đối với người khác cũng như đối với sự việc trong cuộc sống, đồng thời nhân cách thể hiện trình độ văn hóa, nhân tính và nguyên tắc sống của con người. Con người là một thực thể xã hội, vì vậy chất lượng mối quan hệ xã hội có ảnh hưởng quyết định đối với chất lượng cuộc sống.

Nhân cách được định hình bởi hệ thống những phẩm giá thể hiện qua các mối quan hệ của con người xuất phát từ tâm lý, tình cảm, nhân sinh quan, nhận thức về bản thân và xã hội. Nhân cách là đặc trưng của từng cá nhân, là bản chất thực của con người. Có nhiều yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách, trong đó có yếu tố di truyền – bẩm sinh, yếu tố này đóng vai trò là cái đầu tiền, cái tiền đề cho nhân cách ở mỗi người.
01/12/2014
Phân tích vai trò của yếu tố giao tiếp đối với sự hình thành, phát triển nhân cách - Bài tập học kỳ Tâm lý học đại cương - 9 điểm

Theo tâm lý học nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lí của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy. Con người đang hướng tới sự tiến bộ và hoàn thiện nhân cách là một trong những nỗ lực đó. Để xây dựng và hoàn thiện nhân cách có lẽ không chỉ riêng đối với cá nhân mà còn là nỗ lực của toàn xã hội.Giao tiếp là một trong năm yếu tố quan trọng trong sự hình hành và phát triển nhân cách (yếu tố di truyền, yếu tố hoàn cảnh sống, yếu tố hoạt động, yếu tố giao tiếp và yếu tố giáo dục). Thật vậy nếu thiếu giao tiếp trong xã hội con người thì chắc chắn sẽ không ai hoàn thiện được nhân cách. Để hiểu rõ hơn về vai trò của yếu tố giao tiếp trong sự hình thành và phát triển nhân cách cũng như liên hệ thực tiễn đời sống, em lựa chọn đề16 : “Phân tích vai trò của yếu tố giao tiếp đối với sự hình thành, phát triển nhân cách. Liên hệ thực tiễn
25/11/2014
Khái niệm, đặc điểm, cách xây dựng và ứng dụng của sơ đồ tư duy - Bài tập học kỳ Tâm lý học đại cương - 9 điểm
Trí nhớ đóng vai trò hết sức quan trọng trong mọi hoạt động của con người. Con người không có trí nhớ thì không có kinh nhiệm, không có kinh nghiệm thì sẽ không thể thích nghi với môi trường xung quanh, không thể thực hiện bất kì hoạt động nào và nhân cách cũng không thể hình thành. Để có được trí nhớ tốt, chúng ta bắt buộc phải rèn luyện. Không phải tự nhiên mà trên thế giới có các bậc thầy về ghi nhớ như Eran Katz - Kỷ lục Guinness người có khả năng nhớ được 500 con số theo thứ tự chỉ sau một lần nghe; Adam Khoo tác giả các cuốn sách nổi tiếng về giáo dục trí não như "Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế! ". Họ đều có một điểm chung là biết xây dựng và sử dụng triệt để sơ đồ tư duy.

Sơ đồ tư duy được mệnh danh "công cụ vạn năng cho bộ não", là phương pháp ghi chú đầy sáng tạo, hiện đang được hơn 250 triệu người trên thế giới sử dụng,  đã và đang đem lại những hiệu quả thực sự, nhất là trong lĩnh vực giáo dục và kinh doanh. Để hiểu thêm về cơ sở lý luận dựa trên nền tảng tâm lý học của “ sự thần kì về sơ đồ tư duy” em xin phân tích đề tài “Trình bày khái niệm, đặc điểm, cách xây dựng và ứng dụng của sơ đồ tư duy. Anh/chị hãy lập sơ đồ tư duy cho một vấn đề trong học tập của anh/chị”.
27/09/2014
Ứng dụng của tư duy trong hoạt động học tập của sinh viên - Bài tập học kỳ Tâm lý học đại cương
MỞ ĐẦU


Con người từ chỗ là một loài động vật thích ứng với tự nhiên bằng bản năng tự nhiên đã phát triển trở thành sinh vật cao cấp nhất, được như vậy là do con người đã có thể nhận thức và cải tạo thế giới khách quan một cách có hiệu quả. Để có phương hướng và biện pháp đúng đắn nhằm cải tạo thế giới khách quan và bản thân, con người không thể chỉ dựa vào cảm giác, tri giác mà phải sử dụng nhận thức lí tính là tư duy và tưởng tượng, đặc biệt là tư duy. Tư duy có phạm vi chủ thể lớn, phức tạp, trừu tượng mới giúp con người hiểu được các thuộc tính, các quan hệ bên trong, mới nắm được bản chất, quy luật phát triển của sự vật. Tư duy là một quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện không ngừng, quá trình đó chứa đựng những thuộc tính cơ bản.Ngay trong hoạt động học tập của sinh viên cũng cần phải sử dụng tư duy thì mới có thể đạt được hiệu quả.Qua bài viết này, em xin phân tích những đặc điểm của tư duy con người và ứng dụng của nó trong hoạt động học tập của sinh viên.
15/08/2014
Phân tích vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành, phát triển nhân cách. Liên hệ thực tiễn - Bài tập lớn Tâm lí học
Từ xưa đến nay, khi đánh giá, xem xét một con người, chúng ta thường nhắc đến nhân cách của họ. Triết học Mac – Lenin đã cho rằng nhân cách là những “cá nhân con người với tính cách là sản phẩm của sự phát triển xã hội, chủ thể của lao động, của sự giao tiếp, của nhận thức, bị quy định bởi những điều kiện lịch sử - cụ thể của đời sống xã hôi”. Và nhân cách không phải ngay từ đầu đã có, sự hình thành và phát triển của nó được quy định bởi nhiểu yếu tố khác nhau. Để có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này, em xin lựa chọn đề tài: “ Phân tích vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành, phát triển nhân cách. Liên hệ thực tiễn). Trong quá trình làm bài, em còn có nhiều sai sót, mong các thầy cô góp ý để bài làm của em được hoàn thiện hơn.

NỘI DUNG

I/ Cơ sở lí luận


1, Khái niệm nhân cách: Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lí của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy. Nói thuộc tính tâm lí là nói hiện tượng tâm lí tương đối ổn định – kể cả phần sống động và phần tiềm tàng (nét, thói, tính tình) có tính quy luật chứ không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên.
02/07/2014
Phân tích sự ảnh hưởng lẫn nhau của các loại chú ý trong hoạt động học tập của cá nhân - Bài tập nhóm Tâm lý học đại cương
Bài tập Tâm lý học đại cương có đáp án.

Trong các hiện tượng tâm lí, chú ý là một hiện tượng tâm lí độc đáo, nó không phải là một quá trình tâm lí độc lập, cũng không phải là một thuộc tính tâm lí của cá nhân. Chú ý là một hiện tượng tâm lí luôn xuất hiện kèm theo các hoạt động, cũng như luôn có mặt trong các quá trình nhận thức của cá nhân, làm cho chúng diễn ra với những sắc thái khác nhau. Vì thế chú ý là một biểu hiện đặc trưng của trạng thái tâm lí. Do đó bài viết sau xin tìm hiểu về chú ý thông qua một ví dụ sau:

“Một em học sinh rất hiếu động, ngồi trong lớp luôn quay ngang quay ngửa và không chịu nghe cô giáo giảng. Cô giáo nói với cậu ta: “Em chẳng chú ý gì cả!”. Một em khác thì mải suy nghĩ, em nhớ lại quyển sách mà em yêu thích và cũng không chịu nghe cô giáo giảng bài. Cô giáo nói với cậu ta: “ Em chẳng chịu chú ý gì cả”.
26/06/2014
Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh - Bài tập nhóm Tâm lý học đại cương
Trong xã hội thời nay hẳn trong chúng ta không ai không biết đến Albert Einstein - nhà vật lý người Mỹ gốc Đức, cha đẻ của thuyết tương đối, Isaac Newton - một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học tự nhiên và nhà toán học vĩ đại người Anh, hay Thomas Edison - một nhà phát minh và thương nhân đã phát triển rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chúng ta trong thế kỷ 20, nổi tiếng nhất là thiết bị "bóng đèn"… Họ đều là những người nổi tiếng và có những đóng góp lớn cho sự phát triển của loài người, đặc biệt họ đều là những người cực kỳ thông minh. Vậy “trí thông minh” là gì? Các yếu tố ảnh hưởng tới trí thông minh như thế nào? Trong bài này chúng ta hãy cùng đi sâu và tìm hiểu về đề tài: “Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh. Từ đó rút ra bài học cho cá nhân trong việc rèn luyện trí thông minh của mình”
Vai trò của trí tuệ cảm xúc trong đời sống con người - Bài tập học kỳ Tâm lý hoc đại cương
Trong cuộc sống, bạn có thể đã từng gặp những người có kỹ năng giao tiếp rất tốt. Trong mọi tình huống, họ dường như luôn biết cách cư xử khéo léo để chúng ta không cảm thấy bị xúc phạm hoặc bực bội. Thậm chí, ngay cả khi chúng ta không tìm ra giải pháp cho vấn đề, họ cũng làm chúng ta cảm thấy lạc quan và có thêm niềm tin. Cũng có khi bạn gặp những “bậc thầy” trong việc điều khiển cảm xúc. Khi phải làm việc dưới áp lực, họ không cáu giận mà có khả năng nhìn thẳng vào vấn đề và bình tĩnh tìm ra giải pháp. Họ là những người có khả năng ra quyết định đúng đắn và biết khi nào có thể tin vào trực giác của mình. Họ luôn sẵn lòng thừa nhận những nhược điểm của mình và biết tiếp thu những lời phê bình để phát triển bản thân. Có điểm gì chung giữa những người đề cập ở trên? Đó là họ đều giàu trí tuệ cảm xúc (emotional intelligence). Họ hiểu rất rõ về bản thân và có thể cảm nhận được cảm xúc của người khác.


Ngày nay, trí tuệ cảm xúc rất phổ biến và nó đuợc coi như một thuật ngữ tâm lý, vì vậy nó rất quan trọng để các nhà tâm lí học hiểu được ý nghĩa thực sự của nó và từ đó tìm hiểu những nghiên cứu và lí thuyết mà nó dựa trên. Vậy trí tuệ cảm xúc là gì vai trò của nó đối với đời sống con người như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu đề tài: “Phân tích vai trò của trí tuệ cảm xúc trong đời sống con người”
18/06/2014
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về bản chất hiện tượng tâm lí con người - Bài tập học kỳ Tâm lý học đại cương
A) PHẦN MỞ BÀI


Thế giới tâm lí con người vô cùng diệu kì và phong phú. Nó được mọi người quan tâm và nghiên cứu cùng với lịch sử hình thành và phát triển của nhân loại. Từ những tư tưởng đầu tiên sơ khai, tâm lí học đã hình thành và phát triển không ngừng, ngày càng giữ một vai trò quan trọng trong nhóm các khoa học về con người.Con người là một thực thể sinh vật, xã hội và tâm lí. Vì thế nghiên cứu tâm lí con người cần phải tìm hiểu cơ sở tự nhiên, cơ sở xã hội và bản chất các hiện tượng tâm lí người. Bài viết sau xin đi sâu làm rõ vấn đề: “Trình bày quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về bản chất hiện tượng tâm lí con người”.
13/06/2014
Vai trò của các yếu tố đối với sự trình hình thành và phát triển nhân cách - Bài tập học kỳ Tâm lý học đại cương
Sự hiểu biết về nhân cách con người là tiền đề để điều khiển hoạt động của họ một cách có hiệu quả, đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang thâm nhập vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội và điều kiện “Nhân tố con người” trở nên cấp bách như Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 7 đã xác định. Do đó, việc nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển nhân cách, đặc biệt là vai trò của các yếu tố thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển đó là rất cần thiết. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “Vai trò của các yếu tố đối với sự  trình hình thành và phát triển nhân cách. Liên hệ thực tế” cho bài tập lần này.

Bài làm của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài làm của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn.                                                                                                                                          
NỘI DUNG

I.Sự hình thành và phát triển nhân cách

1. Khái niệm “Nhân cách”

Khi xem xét con người với tư cách là một thành viên của một xã hội nhất định, là chủ thể của các mối quan hệ con người, của hoạt động có ý thức và giao tiếp thì chúng ta nói đến nhân cách của họ.
19/05/2014
Trí tuệ xúc cảm - Bài tập học kỳ Tâm lý học đại cương
Trí tuệ xúc cảm là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống và trong công việc của mỗi chúng ta. Có những khi chỉ bằng hành động theo cảm giác, cảm xúc của mình mà bạn thành công, nhưng đôi khi nó lại là trở ngại đối với bạn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể làm chủ được nó. Đó chính là Trí tuệ xúc cảm. Trí thông minh và lí trí chưa đủ để quyết định sự thành công trong sự nghiệp của bạn cũng như trong các mối quan hệ giao tiếp . Có chỉ số IQ cao là một lợi thế lớn đối với bạn thế nhưng nó chỉ thực sự phát huy tốt khi được kết hợp với trí tuệ xúc cảm EQ . Vậy, để hiểu rõ hơn về trí tuệ xúc cảm, sau đây em xin đi sâu tìm hiểu về nó cùng với vai trò quan trọng trong việc ứng dụng trí tuệ xúc cảm trong công việc.

I. NỘI DUNG

1, Trí tuệ xúc cảm.

Khái niệm.

Khi nói về thuật ngữ “ Trí tuệ xúc cảm” thì có nhiều cách hiểu khác nhau theo những góc độ khác nhau. Theo như quan điểm của hai nhà tâm lý học Mỹ là Peter Salovey và John Mayer thì “ trí tuệ cảm xúc là khả năng hiểu rõ cảm xúc bản thân, thấu hiểu cảm xúc của người khác, phân biệt và sử dụng chúng để hướng dẫn suy nghĩ và hành động của bản thân”. Còn theo Bar-on thì “trí tuệ cảm xúc là tổ hợp các năng lực phi nhận thức và những kĩ năng chi phối năng lực của cá nhân nhằm đương đầu với những đòi hỏi và sức ép của môi trường”. 
Tổng hợp đề cương ôn tập Tâm lý học đại cương
Đề cương ôn tập Tâm lý học đại cương - Bài 1: TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
Đề cương ôn tập Tâm lý học đại cương - Bài 2: Ý THỨC VÀ VÔ THỨC
Đề cương ôn tập Tâm lý học đại cương - Bài 3: HOẠT ĐỘNG, GIAO TIẾP VÀ NHÂN CÁCH
Đề cương ôn tập Tâm lý học đại cương - Bài 4: CHÚ Ý
Đề cương ôn tập Tâm lý học đại cương - Bài 5: NGÔN NGỮ
Đề cương ôn tập Tâm lý học đại cương - Bài 6: NHẬN THỨC CẢM TÍNH
Đề cương ôn tập Tâm lý học đại cương - Bài 7: TRÍ NHỚ
Đề cương ôn tập Tâm lý học đại cương - Bài 8: NHẬN THỨC LÝ TÍNH
Đề cương ôn tập Tâm lý học đại cương - Bài 9: TÌNH CẢM VÀ Ý CHÍ
***
Một số câu hỏi ôn thi viết Tâm lý học đại cương

Nếu muốn download, xin vui lòng điền vào form tại đây và gửi tối thiểu 01 bài tập của 4 kì gần nhất đạt trên 7 điểm và chưa từng đăng tại blog này vào email baitapluat@gmail.com hoặc inbox facebook Diệp Hân Đặng. Những bạn nào không gửi bài tập, mình xin phép không gửi link download tài liệu lại. Cảm ơn đã ghé thăm blog và xin lỗi vì đã làm phiền các bạn!


Đề cương ôn tập Tâm lý học đại cương - Bài 9: TÌNH CẢM VÀ Ý CHÍ
BÀI 9: TÌNH CẢM VÀ Ý CHÍ

I. TÌNH CẢM:

1. Khái niệm:
Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự vật, hiện tượng cò liên quan đến nhu cầu và động cơ của họ.

Tình cảm được hình thành và biểu hiện qua xúc cảm. Xúc cảm và tình cảm đều biểu thị thái độ của con người đối với thế giới, nhưng là hai mức độ khác nhau, mặc dù chúng gắn bó chặt chẽ với nhau trong sự rung cảm của con người.
Đề cương ôn tập Tâm lý học đại cương - Bài 8: NHẬN THỨC LÝ TÍNH
BÀI 8: NHẬN THỨC LÝ TÍNH

Muốn cải tạo thế giới, con người phải đạt tới mức độ nhận thức cao hơn nhận thức cảm tính đó là nhận thức lý tính (bao gồm tư duy và tưởng tượng)

I. TƯ DUY:

1. Khái niệm:
Tư duy là quá trình nhận thức phản ánh một cách gián tiếp, khái quát những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật của sự vật và hiện tượng mà trước đó ta chưa biết.

2. Đặc điểm của tư duy:
A. Tính có vấn đề của tư duy:

Khi gặp những hoàn cảnh, những tình huống mà vốn hiểu biết cũ, phương pháp hành động đã biết của con người không đủ để giải quyết, lúc đó con người rơi vào “ hoàn cảnh có vấn đề “. Khi đó con người phải tư duy.