Showing posts with label Kỹ năng giao tiếp nghề luật. Show all posts
Showing posts with label Kỹ năng giao tiếp nghề luật. Show all posts
29/12/2014
Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp nghề luật - Bài tập học kỳ Kỹ năng giao tiếp nghề luật
Không phải vì lẽ dĩ nhiên mà mọi người thừa nhận thành ngữ:” Nói là bạc. Im lặng là vàng. Lắng nghe là kim cương”. Câu nói đó đúng bởi lẽ, lắng nghe là một trong những điều làm nên giá trị thành công của cuộc sống. Lắng nghe là một yếu tố ký diệu giúp con người tạo dựng mối quan hệ bền lâu và hạnh phúc. Lắng nghe có nghĩa là làm thế nào để chúng ta có thể tìm ra mã số, sở thích, mong muốn, nhu cầu của người khác. Tức là làm thế nào chúng ta có thể truyền tải thông điệp cho người đối diện. Đặc biệt, trong giao tiếp nghề luật khả năng truyền tải thông tin cho người đối thoại vô cùng quan trọng. Chính vì thế, trong giao tiếp ngành luật đòi hỏi các chức danh tư pháp phải vận dụng hết các kỹ năng để đạt được hiệu quả cao trong quá trình giao tiếp. Và chúng tôi tin chắc rằng một trong những kỹ năng quan trọng nhất là kỹ năng lắng nghe. Vì vậy, bài tập nhóm tháng lần này, nhóm 3 lựa chọn chủ đề: “Phân tích kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp nghề luật. Ý nghĩa thực tiễn” để làm sáng tỏ vai trò của kỹ năng lắng nghe đối với nghề luật
25/11/2014
Phân tích kĩ năng thuyết trình - Bài tập học kỳ Kỹ năng giao tiếp nghề luật - 8 điểm

Nhà tỷ phú Mỹ Warren Buffett đã nói “ Hãy rèn luyện  thuyết trình cho mình mỗi ngày để rút ngắn con đường đến thành công của bạn”.Thuyết trình là một công cụ giao tiếp hiệu quả, đóng vai trò to lớn trong sự thành công của mỗi cá nhân. Việc học kĩ năng thuyết trình sẽ giúp người thuyết trình học được cách nói trước đám đông, học các kỹ năng áp dụng trong hội thoại, phát triển kỹ năng giao tiếp khi tham gia tuyển dụng, có cơ hội thực hành và tích lũy kinh nghiệm, có thêm tự tin. Để hiểu thêm về kĩ năng thuyết trình em chọn đề tài số 5: Phân tích kĩ năng thuyết trình. Liên hệ thực tiễn giao tiếp bản thân”.
13/11/2014
Đề bài tập học kỳ - môn Kỹ năng giao tiếp nghề luật
1. Phân tích kỹ năng gây thiện cảm trong giao tiếp. Liên hệ với thực tiễn giao tiếp của bản thân.

2. Phân tích kỹ năng lắng nghe. Liên hệ với thực tiễn giao tiếp của bản thân.

3. Phân tích kỹ năng thuyết phục. Liên hệ với thực tiễn giao tiếp của bản thân.

4. Phân tích kỹ năng hỏi. Liên hệ với thực tiễn giao tiếp của bản thân.

5. Phân tích kỹ năng thuyết trình. Liên hệ với thực tiễn giao tiếp của bản thân.

6. Phân tích những đặc trưng cơ bản của nghề luật và các yêu cầu sử dụng kỹ năng nghề luật. Liên hệ thực tiễn.

7. Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của Luật sư có ảnh hưởng như thế nào đến kỹ năng giao tiếp nghề nghiệp của họ? Liên hệ thực tiễn.

8. Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của Thẩm phán có ảnh hưởng như thế nào đến kỹ năng giao tiếp nghề nghiệp của họ? Liên hệ thực tiễn.

9. Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của Kiểm sát viên có ảnh hưởng như thế nào đến kỹ năng giao tiếp nghề nghiệp của họ? Liên hệ thực tiễn.

10. Phân tích được các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả của kỹ năng giao tiếp trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư. Liên hệ với hoạt động thực tiễn. 
11/11/2014
Đề bài tập nhóm môn Kỹ năng giao tiếp nghề luật
Bài 1: Phân tích đặc điểm hoạt động của luật sư. Từ đó đưa ra mục đích yêu cầu của kỹ năng giao tiếp trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư.

Bài 2: Phân tích đặc điểm hoạt động của thẩm phán. Từ đó đưa ra mục đích yêu cầu của kỹ năng giao tiếp trong hoạt động nghề nghiệp của thẩm phán.

Bài 3: Phân tích được các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả của kỹ năng giao tiếp trong hoạt động nghề nghiệp của thẩm phán. Liên hệ với hoạt động thực tiễn.

Bài 4: Phân tích đặc điểm hoạt động của kiểm sát viên. Từ đó đưa ra mục đích yêu cầu của kỹ năng giao tiếp trong hoạt động nghề nghiệp của kiểm sát viên.

Bài 5: Phân tích đặc điểm hoạt động của chấp hành viên. Từ đó đưa ra mục đích yêu cầu của kỹ năng giao tiếp trong hoạt động nghề nghiệp của chấp hành viên.
17/10/2014
Phân tích kỹ năng thuyết trình - Bài tập học kỳ Kỹ năng giao tiếp nghề luật - 8 điểm
MỞ ĐẦU

Trong giao tiếp việc vận dụng thành thạo và khéo léo các kĩ năng, đồng thời biết biến những hiểu biết của mình thành lợi thế trong cuộc giao tiếp sẽ góp phần rất quan trọng để đạt được mục đích giao tiếp của bản thân. Một trong những kĩ năng đó thì kĩ năng thuyết trình được xem là kĩ năng quan trọng nhất đóng vai trò truyền đạt thông tin đến người nghe sao cho có hiệu quả nhất. Nhận thức được tầm quan trọng đó nên em xin chọn nghiên cứu làm rõ đề bài: “Phân tích kĩ năng thuyết trình. Liên hệ với thực tiễn giao tiếp của bản thân.” làm bài tập học kì môn Kĩ năng giao tiếp nghề luật.
09/05/2014
Luật là nghệ thuật của điều thiện và lẽ công bằng - Bài tập cá nhân Kỹ năng giao tiếp nghề luật
Có một câu danh ngôn đã nói: “Luật là nghệ thuật của điều thiện và lẽ công bằng”. Khác với những năm trước kia khi nhu cầu về luật trong xã hội chưa cao, trong nền kinh tế thị trường sôi động và sự hợp tác quốc tế ngày càng rộng mở như ngày nay, nghề luật đang ngày càng có vị trí cao trong xã hội. Cơ hội việc làm của ngành luật ngày càng rộng mở bởi có rất nhiều nghề cần đến kiến thức pháp luật và rất nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần đến những người có kiến thức pháp luật. Bên cạnh đó, Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, tham gia nhiều hiệp hội quốc tế nên càng cần nhiều nhân lực cho việc giao lưu, mở rộng quan hệ kinh tế với toàn cầu này. Vậy hiểu một cách chính xác nghề luật là gì và những đặc trưng cơ bản nào của nghề nghiệp này? Trong bài tập cá nhân môn Kỹ năng giao tiếp nghề luật em xin được làm rõ những vấn đề trên.

1. Khái niệm Nghề luật


Trước hết, khái niệm nghề nói chung được hiểu là công việc chuyên làm theo sự phân công lao động của xã hội hoặc một công việc mà mình chuyên sâu, thành thạo. Thông thường một người khi có một nghề thì phải có đủ thu nhập từ nghề đó để đủ nuôi sống bản thân mình và gia đình. Thực tiễn cho thấy một người có thể hành nhiều nghề và trong số đó có thể có nghề chính hoặc nghề phụ. Tuy nhiên, xã hội càng phát triển thì nhu cầu về chuyên môn hoá lao động càng cao và vì vậy thu nhập đối với nghề được chuyên môn hoá cũng ngày càng được nâng cao, do đó một người hành nghề phải sống được bằng chính nghề đó.