Showing posts with label Luật Hình sự 1. Show all posts
Showing posts with label Luật Hình sự 1. Show all posts
01/04/2015
Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
1. Khái niệm về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm

Như chúng ta đã biết, đấu tranh loại bỏ tình hình tội phạm thực chất là đấu tranh loại trừ nguyên nhân và điều kiện tồn tại của tình hình này.

“Nguyên nhân của tình hình tội phạm là tập hợp những ảnh hưởng, quá trình xã hội trực tiếp làm phát sinh tình hình tội phạm. Còn điều kiện của tình hình tội phạm chính là những ảnh hưởng của quá trình xã hội tuy bản thân không làm nảy sinh mà chỉ tạo điều kiện, kích thích hoặc đảm bảo, để nguyên nhân của tình hình tội phạm được vận động một cách nhanh chóng thuận lợi”.[19,275]
31/03/2015
Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có 

Cũng như bất kỳ hoạt động nào của xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm cần phải tiến hành có cơ sở khoa học. Khoa học luật hình sự, luật tố tụng hình sự, điều tra hình sự và thi hành án hình sự đảm bảo cho cuộc đấu tranh mang tính pháp lý hình sự được thỏa đáng và phù hợp, góp phần giáo dục cải tạo người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội.
29/03/2015
Lý luận về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
Bài tập Hình sự - Lý luận về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

1.1. Khái niệm về hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

1.1.1 Khái niệm về hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo pháp luật hình sự Việt Nam

Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là hành vi nguy hiểm cho xã hội, những hành vi này không chỉ trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng, an toàn xã hội mà còn cản trở hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc điều tra, xử lý người phạm tội, gián tiếp khuyến khích người khác phạm tội, phạm tội nhiều lần [4, 23]. Do vậy theo luật hình sự Việt Nam, hành vi này được coi là tội phạm từ rất sớm. Công ước của Liên Hợp Quốc về phòng chống tội phạm có tổ chức, mafia thì tài sản được định nghĩa như sau: “Tài sản là mọi của cải dù là vật chất hay phi vật chất, động sản hay bất động sản, hữu hình hay vô hình và các văn bản hay văn kiện pháp lý là bằng chứng cho việc sở hữu hoặc lợi ích cho những của cải đó”. Còn tài sản do người khác phạm tội mà có là “bất cứ tài sản nào bắt nguồn hay có được một cách trực tiếp hay gián tiếp từ việc phạm tội” [14, 2]
25/11/2014
Tình huống tội cướp giật tài sản thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng - Bài tập học kỳ Luật Hình sự 1
TÌNH HUỐNG: K có hành vi cướp giật tài sản của người khác có giá trị 50 triệu đồng. Hành vi phạm tội của K được quy định tại khoản 2 Điều 136 BLHS. K bị Tòa án xử phạt 3 năm tù. 

Câu hỏi:

1. Tội phạm mà K đã thực hiện thuộc loại tội gì theo phân loại tội phạm tại khoản 3 Điều 8 BLHS?

2. Hành vi phạm tội của K thuộc CTTP cơ bản, CTTP tăng nặng hay CTTP giảm nhẹ của tội cướp giật tài sản? Tại sao?

3. Nếu K mới 15 tuổi 6 tháng thì K có phải chịu TNHS về hành vi của mình không? Tại sao?

4. Nếu K đang bị mắc bệnh tâm thần thì K có phải chịu TNHS về hành vi của mình không? Tại sao?

5. Có thể cho K hưởng án treo không? Tại sao?
Tội hiếp dâm có cấu thành tội phạm vật chất hay cấu thành tội phạm hình thức - Bài tập tình huống học kỳ Luật Hình sự 1
Một trong những tội phạm nghiêm trọng và đáng được lên án nhất hiện nay trong xã hội Việt Nam đó chính là tội hiếp dâm. Tội hiếp dâm được gây ra có một sức ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với nạn nhân, không những bị xâm hại về thân thể mà nạn nhân còn phải chịu một chấn động rất lớn về mặt tinh thần mà có thể sẽ phải mang theo đến suốt cuộc đời. Để nhằm hiểu rõ hơn về quy định xử phạt của Luật Hình sự về tội hiếp dâm và những vấn đề liên quan đến tội phạm này, em xin chọn giải quyết tình huống số 8. Chắc chắn rằng bài làm còn có nhiều thiếu sót, kính mong quý thầy cô tận tình đóng góp ý kiến để bài tiểu luận cũng như kiến thức của em được hoàn thiện hơn.

Bài 6: M (nữ) cùng hai tên H và Q rủ L là một cô gái 17 tuổi cùng đi dự sinh nhật M tại một nhà nghỉ có phòng hát karaoke. Cả bốn cùng uống rượu, nhảy múa, H và Q còn pha thuốc kích dục vào đồ uống của mình. Một lát sau M rủ H là bạn trai của mình lên phòng nghỉ và đề nghị L cũng vào phòng nghỉ thành một cặp với Q. Tuy nhiên L từ chối và đòi về. M, H và Q dùng vũ lực kéo L lên phòng nghỉ. Thấy L vẫn tiếp tục nằng nặc từ chối M đã rút con dao đặt lên bàn và bảo “Mày thích gì? Có chiều Q không thì bảo?” L sợ quá đành đồng ý ở lại cùng Q. Sau đó Q đã thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn của L.
23/11/2014
Tình huống về tội phạm phạm lần lượt các tội trộm cắp tài sản, cướp giật tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản - Bài tập học kỳ Luật Hình sự 1 - 9 điểm
ĐỀ BÀI: Bài số 1

Lần 1. Ngày 2/10/2000 Nguyễn Văn H phạm tội lần đầu tội trộm cắp tài sản của người không quen biết với giá trị 49 triệu đồng (thuộc khoản 1 Điều 138 BLHS). Cơ quan Công an không phát hiện được.

Lần 2. Ngày 5/10/2005 Nguyễn Văn H lại phạm tội cướp giật tài sản (thuộc khoản 1 Điều 136 BLHS) và cũng không bị phát hiện.

Lần 3. Ngày 1/10/2011 Nguyễn Văn H lại phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (thuộc khoản 1 Điều 139 BLHS). Và bị bắt vào ngày 20/04/2012.
21/11/2014
Trong mọi trường hợp, mức hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội không được vượt quá 18 năm tù - Bài tập học kỳ Luật Hình sự 1
2, Trong mọi trường hợp, mức hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội không được vượt quá 18 năm tù.

2.1, Người chưa thành niên phạm tội

Người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay chỉ ban gồm người đã đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. Điều 12 Bộ luật Hình sự quy định: 

“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêp trọng do cố ý hoặc tội phạm đăc biệt nghiêm trọng”. 


Quy định này thể hiện thái độ của Nhà nước đối với người chưa thành niên phạm tội dồng thời thể hiện yêu cầu của cuộc đấu tranh phòn chống tội phạm.
Phạm tội có tổ chức là một hình thức đồng phạm đặc biệt - Bài tập học kỳ Luật Hình sự 1
1, Phạm tội có tổchức là một hình thức đồng phạm đặc biệt.

1.1, Khái niệm đồng phạm

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Bộ luật hình sự năm 1999  sửa đổi, bổ sung năm 2009: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện tội phạm”.

Theo quy định trên, đồng phạm đòi hỏi phải có những dấu hiệu sau:
16/11/2014
Bộ câu hỏi bán trắc nghiệm ôn tập Luật Hình sự 1 (từ chương 14 đến chương 16)
106. A bị kết án 7 năm tù về tội giết người theo khoản 2 Điều 93 BLHS. Sau khi chấp hành xong hình phạt, chưa được xoá án tích, A lại phạm tội vô ý làm chết người theo khoản 2 Điều 98 BLHS. Trường hợp phạm tội của A được coi là tái phạm nguy hiểm

107. Điều kiện để Toà án quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS là người phạm tội phải có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ TNHS

108. Đối với hình phạt tù có thời hạn, người phạm tội có thể bị phạt đến 30 năm tù

109. Đối với hình phạt tù có thời hạn, người phạm tội có thể bị phạt tới 30 năm.

110. Đối với trường hợp tổng hợp hình phạt chính khác loại, Toà án phải chuyển đổi các hình phạt đó về cùng một loại hình phạt để tuyên đối với bị cáo.

111. Giết người thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm là trường hợp người phạm tội đã bị kết án về tội giết người, chưa được xoá án tích lại phạm tội giết người

112. Khi có 2 tình tiết giảm nhẹ TNHS trở lên thì toà án có thể QĐHP nẹ hơn quy định của BLHS

113. Khi QĐHP toà án có thể nêu thêm các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng TNHS ngoài các tình tiết được nêu tại  Điều 46, Điều 48 BLHS

114.  Khi QĐHP, toà án không được coi các tình tiết khác ngoài những tình tiết đã nêu tại Điều 48 BLHS, là tình tiết tăng nặng TNHS.

115. Khi quyết định hình phạt, toà án có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ TNHS ngoài những tình tiết quy định tại khoản 1 Điều 46
Bộ câu hỏi bán trắc nghiệm ôn tập Luật Hình sự 1 (từ chương 9 đến chương 13)
55. Hành vi đi liền trước hành vi khách quan thực chất là hành vi chuẩn bị phạm tội.

56. Mọi trường hợp chuẩn bị phạm tội đều phải chịu TNHS.

57. Người chuẩn bị phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự vì hành vi chuẩn bị, chưa gây ra hậu quả của tội phạm.

58. Người chuẩn bị phạm tội trộm cắp tài sản không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

59. Người có hành vi chuẩn bị phạm tội phá huỷ các công trình, phương tiện quan trọng về ANQG thì phải chịu TNHS về hành vi đó.

60. Người phạm tội chưa đạt không phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp chưa gây ra hậu quả nguy hiểm.

61. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có thể được miễn TNHS về tội định phạm

62. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có thể phải chịu TNHS về tội định thực hiện

63. Phạm tội chưa đạt là trường hợp tội phạm bị dừng lại do nguyên nhân chủ quan.

64. Phạm tội chưa đạt vô hiệu không phải chịu trách nhiệm hình sự.

65. Phạm tội chưa đạt vô hiệu là trường hợp phạm tội chưa đạt do người phạm tội đã sử dụng công cụ, phương tiện không có tính năng tác dụng mà người đó muốn.

Bộ câu hỏi bán trắc nghiệm ôn tập Luật Hình sự 1 (từ chương 1 đến chương 8)
1. Hành vi chống trả trong phòng vệ chính đáng là biện pháp cuối cùng.

2. Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 không có hiệu lực hồi tố.

3. Người nước ngoài phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể phải chịu TNHS theo BLHS Việt Nam

4. Người nước ngoài phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Luật hình sự Việt Nam.

5. Người nước ngoài phạm tội trên máy bay của Việt Nam khi máy bay đang hoạt động trên đường bay quốc tế thì không phải chịu TNHS theo BLHS Việt Nam

6. A bị toà án kết án 5 năm tù về tội cướp tài sản theo khoản 1 Điều  133 BLHS nên tội mà A đã phạm là tội nghiêm trọng.

7. A bị toà án xử phạt 3 năm tù là A phạm tội ít nghiêm trọng

8. A bị toà kết án 7 năm tù về tội giết người theo khoản 2 Điều  93 BLHS, nên tội mà A đã phạm là tội nghiêm trọng

9. A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Khoản 2 Điều 139 BLHS và A bị toà án tuyên phạt 3 năm tù, nên tội của A là tội ít nghiêm trọng.

10. Không có lỗi thì không có TNHS

14/11/2014
Bài tập học kì về tội giết người - môn Luật Hình sự 1
MỞ ĐẦU

Con người luôn được coi là cái vốn quý của xã hội, là đối tượng của Luật hình sự và được pháp luật bảo vệ. Nhưng hiện nay, hiện tượng giết người trái pháp luật xuất hiện ngày càng nhiều trong xã hội và luôn là một vấn đề được nhà nước và pháp luật quan tâm hành đầu. Trong bài tập học kỳ này em xin lựa chọn một tình huống có nội dung là những hành vi mang tính chất nguy hiểm với mục đich xâm hại đến tính mạng con người (đối tượng được pháp luật hình sự bảo vệ).

NỘI DUNG

I, TÌNH HUỐNG

A có ý định giết B (đang có thai) để trả thù. Biết B đi chơi chưa về nhà nên A khảng 8 giờ tối A nấp ở bụi vây gần cổng nhà B, đợi B về để giết. Thấy A có dấu hiệu khả nghi, đội tuần tra đã yêu cầu A xuất trình giấy tờ. A bạt theo khoản chạy và sau đó đã bị bắt. Hành vi của A được xác định là phạm ội giết người theo khoản 1 Điều 93 BLHS.

Câu hỏi:
1, Hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tội nào? Giải thích rõ tại sao?
2, A bị truy tố theo khoản nào của Điều 93 BLHS? giải thích rõ tại sao?
3, Mức hình phạt cao nhất Tòa án có thể áp dụng đối với a là bao nhiêu? Giải thích rõ tại sao?
4, Giả sử A là người nước ngoài và hành vi của A xảy ra ở Việt Nam thì A có bị xử lí theo luật hình sự Việt Nam không? Giải thích rõ tại sao?
07/11/2014
Phân biệt các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản và tội cướp giật tài sản và tội cướp tài sản

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: khách thể của tội này cũng như các tội có tính chất chiếm đoạt khác nhưng tội này không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu. Thủ đoạn gian dối là đánh lừa chủ sở hữu bao giờ cũng phải có trước khi việc giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội. Đặc điểm nổi bật là người bị chiếm đoạt tài sản tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội và họ cho rằng giao tài sản cho họ là hoàn toàn hợp pháp. Hành vi phạm tội của tội phạm này bao gồm hai hành vi kế tiếp nhau, là hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt. Lừa dối là hành vi đưa thông tin không phù hợp với thực tế khách quan nhằm làm người tiếp nhận thông tin cho nó là thật. Hành vi lừa dối có thể thực hiện qua lời nói, qua xuất trình giấy tờ giả mạo. Chiếm đoạt là mục đích và là kết quả của hành vi lừa dối.
07/10/2014
Tội cướp giật tài sản - Bài tập tình huống - Bài tập cá nhân - Luật Hình sự
Đề bài:  Chị A đi xe máy thăm người quen, dọc đường bị chết máy. Đang loay hoay khời động lại xe thì thấy H đi qua. Chị A nhờ H sửa chữa xe máy. Sau một hồi sửa chữa H ngồi lên yên, khởi động xe và phóng đi mất. Chị A hô mọi người giữ lại nhưng không được. H đem xe máy đến nhà B (là người quen của H) gửi và sau đó đem đi bán được 12.000.000 đồng, H chia cho B 1.500.000 đồng
Hỏi:
1. Hành vi của H cấu thành tội gì? Tại sao?
2. B có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Tại sao?


BÀI LÀM

1. Hành vi cùa H cấu thành tội cướp giật tài sản theo Điều 136 BLHS 1999.

Cướp giật tài sản là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng để tránh sự phản kháng của chủ tài sản. Cướp giật tài sản là một trong bốn tội phạm của nhóm tội chiếm đoạt có tính chất công khai về hành vi khách quan của chủ thể. Trong đó cướp giật tài sản là hành vi lợi dụng sơ hở của chủ tài sản (sơ hở sẵn có hoặc do chính người cướp giật tạo ra) nhanh chóng chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng lẩn tránh. Thủ đoạn nhanh chóng lẩn tránh trong thực tế thường là nhanh chóng tẩu thoát.
Tình huống về tội Trộm cắp tài sản - Bài tập nhóm Luật Hình sự 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu của Nhà nước để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân, trật tự quản lý kinh tế, bảo đảm cho mọi công dân được sống trong một môi trường xã hội lành mạnh. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, tình hình tội phạm không giảm mà luôn có chiều hướng gia tăng đặc biệt là tội trộm cắp tài sản đã gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng về tài sản của Nhà nước. Tại điều 15 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể giữ vai trò nền tảng”. Quyền sở hữu đối với tài sản là quyền quan trọng được pháp luật bảo vệ. Vì vậy, đề tài mà nhóm em chọn để nghiên cứu là tội xâm phạm về sở hữu mà cụ thể là tội trộm cắp tài sản cụ thể ở đây là tình huống thứ nhất.


“Khoảng 18 giờ ngày 25/11/2008, C (19 tuổi) đi xe máy của gia đình chở H (17 tuổi) đi chơi rồi rủ nhau đi trộm cắp tài sản. Đến một quán bán đồ điện, C mua 01 chiếc tuốc nơ vít dài khoảng 30cm và 01 chiếc cà lê dài khoảng 17cm đưa cho H để phá khóa xe máy. C chở H đi long vòng một hồi thì
27/09/2014
TÌnh huống liên quan đến loại tội phạm rất nghiêm trọng tội cướp tài sản
Bài tập học kỳ Luật Hình sự 1 có đáp án.

ĐỀ BÀI SỐ 06

C có hành vi dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản của K, tài sản chiếm đoạt có giá trị 30 triệu đồng. Hành vi phạm tội của C được quy định tại khoản 1 Điều 133 BLHS. C bị đưa ra xét xử và tuyên phạt 7 năm tù. Anh (chị) hãy xác định:

1. Trường hợp phạm tội của C thuộc loại tội gì theo sự phân loại tội phạm tại khoản 3 Điều 8 BLHS? (1 điểm)
2. Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) là tội có CTTP vật chất hay CTTP hình thức? Tại sao? (1 điểm)
3. Nếu C mới dùng vũ lực nhưng không chiếm đoạt được tài sản thì C có bị truy cứu TNHS về tội cướp tài sản không? Giai đoạn thực hiện tội phạm (2 điểm)
4. Nếu C mới tròn 14 tuổi thì C có phải chịu TNHS về hành vi của mình không? Tại sao? (1,5 điểm)
5. Nếu C mới chuẩn bị phạm tội cướp tài sản thì bị bắt giữ thì C có phải chịu TNHS về hành vi của mình không? Tại sao? (1,5 điểm)
Tình huống tội hủy hoại tài sản của người khác - Bài tập học kỳ Luật Hình sự 1
Đề bài: Do có mâu thuẫn trong kinh doanh, P đã nhờ Q đến đốt xưởng của N vào ban đêm. Hậu quả là toàn bộ nhà xưởng và máy móc của N đã bị thiêu rụi, thiệt hại 350 triệu đồng.

Hỏi:

1. Định tội danh và khung hình phạt áp dụng đối với hành vi của P, Q.

2. Giả sử khi đốt, Q không biết còn 1 công nhân của N bị say rượu ngủ quên trong xưởng nên đã gây ra hậu quả chết người. Q có phải chịu trách nhiệm hình sự về cái chết của người công nhân này không? Tại sao? 


3. Giả sử Q vừa chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội cướp tài sản, chưa được xóa án tích lại thực hiện hành vi phạm tội nêu trên thì trường hợp phạm tội của Q là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? Tại sao?
Tình huống về đồng phạm và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội tội trộm cắp tài sản
Bài tập tình huống nhóm Hình sự 1 có đáp án.

LỜI MỞ ĐẦU

Quan hệ sở hữu là một trong những quan hệ cơ bản của xã hội. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam có rất nhiều ngành luật điều chỉnh quan hệ này, mỗi ngành có một cách điều chỉnh riêng; trong đó Luật Hình sự điều chỉnh quan hệ sở hữu bằng cách quy định những chế tài đối với các tội xâm phạm sở hữu. Một trong những tội đó là tội trôm cắp tài sản được quy định tại Điều 138 Bộ luật Hình sự (BLHS). Tội trộm cắp tài sản là tội xâm phạm trực tiếp tới quyền sở hữu tài sản, nó xảy ra khá phổ biến.


Có thể nói trộm cắp tài sản trong giai đoạn hiện nay là một trong những vấn đề gây bức xúc trong xã hội hiện nay. Tình hình phạm tội và số người phạm tội ngày càng có xu hướng tăng cao. Điều đáng nói ở đây là trong số đó có cả những thanh niên chưa đủ 18 tuổi, gương mặt thì non choẹt nhưng lại rất điêu luyện trong thực hiện việc trộm cắp. Vì vậy, việc nhận định được thực trạng và quy định về hình phạt đối với tội này là rất cần thiết.
Tình huống về tội giết người - Bài tập nhóm Luật Hình sự 1
ĐỀ BÀI: Huynh (33 tuổi) vay của chị dâu là Nga 1,9 tỷ đồng để lấy vốn làm ăn. Do làm ăn thua lỗ, hạn cho vay đã hết và chị Nga ráo riết đòi nợ mà Huynh không có tiền trả, Huynh đã dùng dao giết chết chị Nga để không phải trả nợ. Tội giết người mà Huynh đã thực hiện được quy định tại khoản 1 Điều 93 BLHS. 

Câu hỏi:

1.Tội phạm mà Huynh đã thực hiện thuộc loại tội gì theo phân loại tội phạm tại khoản 3 Điều 8 BLHS. (2 điểm)

2. Khách thể của tội phạm và đối tượng tác động của tội phạm trong trường hợp này là gì? Hãy giải thích. (2 điểm)

3. Phát biểu sau đây về vụ án này là đúng hay sai? Tại sao? - Nếu toà án tuyên phạt 15 năm tù đối với Huynh thì có nghĩa là tội phạm mà Huynh thực hiện là tội phạm rất nghiêm trọng. (1 điểm)


4. Giả sử Huynh là người có quốc tịch Trung Quốc và vụ án trên xảy ra tại Hải Phòng thì Huynh có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam không? Tại sao? (2 điểm)
23/08/2014
Giải quyết tình huống liên quan tới tội hiếp dâm - Bài tập cá nhân môn Luật hình sự 1
Đề bài: A và B (là nam giới), rủ nhau đi uống rượu. Khi đã ngà ngà say,A,B vào một chòi canh cá nghỉ. Khi đang nghỉ A nhìn thấy chị C đang đi một mình trên quãng đường vắng gần đó. A bàn với B để thực hiện hành vi giao cấu với C. Thực hiện kế hoạch đã bàn, A ra ngoài buông lời trêu ghẹo chị C và dụ chị C vào chòi cá. Chị C không đồng ý, A dùng tay bịt mồm chị C và gọi B ra lôi chị C vào chòi cá. Trong chòi cá chỉ riêng A thực hiện hành vi giao cấu với chị C, B chỉ đứng nhìn không nói gì. Hai ngày sau A,B bị bắt.

Hỏi:

1. Hành vi của A và B cấu thành tội gì? Tại sao? (2 điểm)

2. Giả sử B mới 15 tuổi thì trong vụ án trên có đồng phạm không? Tại sao? (2 điểm)

3. Nếu khi A thực hiện hành vi giao cấu với chị C,  B  giữ chân tay chị C thì B chỉ được coi là người giúp sức, đúng hay sai? Tại sao? (2 điểm)

4. Giả sử sau khi bị bắt, A được xác định dương tính với vi rút HIV thì khung hình phạt áp dụng đối với A có thay đổi không? Tại sao? (1 điểm)