Showing posts with label Đại cương văn hóa VIệt Nam. Show all posts
Showing posts with label Đại cương văn hóa VIệt Nam. Show all posts
27/07/2015
Phân tích kết cấu, ý nghĩa một lễ hội mà bạn đã tham gia
Bài tập học kỳ Đại cương văn hóa Việt Nam.

Đã từ bao đời nay, câu ca dao quen thuộc vang mãi trong tâm khảm của mọi người mỗi khi về thăm viếng Mộ Tổ và dự lễ hội Đền Hùng:

“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.”
10/05/2015
Quan điểm và ưu nhược điểm về cách tiếp cận văn hóa theo định nghĩa UNESCO - 9 điểm
Bài tập học kỳ Đại cương văn hóa Việt Nam.

Văn hóa là một vấn đề tưởng chừng như đơn giản, nhưng thực ra lại hết sức phức tạp, được nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau quan tâm nghiên cứu. Tùy theo hướng tiếp cận khác nhau mà mỗi ngành khoa học, mỗi nhà khoa học có thể đưa ra định nghĩa về văn hóa theo cách hiểu của mình. Tính đến nay đã có hơn 400 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Mỗi định nghĩa đều đưa ra một cách nhìn nhận về văn hóa dựa trên phương pháp tiếp cận văn hóa riêng, UNESCO dựa vào các phương pháp tổng hợp cũng đã đưa ra những định nghĩa riêng về văn hóa. Để hiểu hơn về phương pháp tiếp cận văn hóa của UNESCO, em xin chọn đề tài bài tập học kì số 09: “Quan điểm của bạn về cách tiếp cận văn hóa theo định nghĩa UNESCO. Lấy ví dụ minh họa. Ưu, nhược điểm của cách tiếp cận đó.”
04/02/2015
Tìm hiểu về lễ hội đền Gióng - Bài tập học kỳ Đại cương văn hóa Việt Nam
Có lẽ trong tất cả các lễ hội dân gian ở nước ta, Hội Gióng là lễ hội được ghi chép miêu tả tỉ mỉ nhất cho đến ngày nay. Từ sự quan sát đánh giá của Dumoutier đến những miêu tả vô cùng tỉ mỉ của Nguyễn Văn Huyên mà sau này đôi điều chẳng may có mất đi người ta vẫn khôi phục được.

Mặt khác trong suốt thời gian dài của lịch sử, trải qua bao cuộc thăng trầm của chiến tranh loạn lạc, lụt bão… có lúc trầm, khi bổng có khi thịnh khi suy, xong người dân làng Gióng vẫn giữ được truyền thống mở hội của mình. Đời này qua đời khác người ta giữ được lệ làng, truyền được cho con cháu không chỉ cái tinh túy của truyền thống dân tộc, sức mạnh của cộng đồng làng, mà còn giữ được vững chắc các nghi lễ, trang phục, nội dung diễn biến của ngày hội làng. Bởi thế mà hội làng Gióng đã trở nên nổi tiếng khắp vùng, lan ra cả bạn bè quốc tế. Từ bao đời, tiếng tăm của Hội Gióng đã nổi tiếng khắp cả một vùng xứ bắc, đến nỗi ca dao xưa còn ghi:
01/02/2015
Nhu cầu của việc nghiên cứu văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay - Bài tập học kỳ Đại cương văn hóa Việt Nam
Toàn cầu hóa là xu thế không thể cưỡng lại đối với tất cả các quốc gia. Chủ động để hội nhập là một thái độ tích cực, khôn ngoan. Chủ động hội nhập là khẳng định đường hướng có chiến lược, có chiến thuật, có kế hoạch cho từng bước đi. Đồng thời có thể khai thác được nhiều nhất những thuận lợi, những cơ hội để dân tộc có nhiều lợi ích nhất và có thể hạn chế được mức thấp nhất những thách thức, những tiêu cực nảy sinh.

Văn hóa là hồn cốt của một dân tộc. Vậy nên nhu cầu nghiên cứu văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa trở nên quan trọng và cấp thiết. Nó có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội như: Chính trị, kinh tế, khoa học…
Khái niệm, nội dung cơ bản và vai trò của hương ước đối với sự phát triển của làng xã - Bài tập nhóm Đại cương văn hóa Việt Nam
Trong kho tàng văn hóa đa dạng, đặc sắc của dân tộc Việt Nam còn ẩn dấu một di sản văn hóa vô cùng quý giá, đó chính là các hương ước cổ mà nhân dân ta vẫn quen gọi nôm na là lệ làng. Hương ước là tập hợp những quy tắc xử sự chung nhất, là nếp sống đã đi vào tiềm thức của mỗi người dân làng. Trong cuộc sống hiện đại, hương ước đang dần bị lãng quên, lớp trẻ ít hai biết về nó nữa. Vì thế, khi bắt gặp đề tài: “Hương ước của làng là gì? Nội dung cơ bản của hương ước? Vai trò ảnh hưởng của hương ước đối với sự phát triển của làng xã hôm nay”, chúng em đã quyết định chọn làm, với hi vọng những kiến thức mà mình tìm hiểu được sẽ góp phần giúp bản thân và các bạn hiểu thêm về một khía cạnh của văn hóa làng xã, một phần của văn hóa Việt.

NỘI DUNG


I. Hương ước của làng là gì?
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt - Bài tập nhóm Đại cương văn hóa Việt Nam
Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt có từ rất lâu đời. Đó là một phong tục đẹp, giàu bản sắc, có tính chất giáo dục truyền thống cho các thế hệ. Tự bản thân phong tục thờ cúng tổ tiên đã mang trong nó những giá trị văn hoá nhân bản. Cùng với thờ cúng tổ tiên thì thờ "thành hoàng làng" và thờ "vua hùng" cũng là những phong tục lâu đời của người Việt nam ta. Trong khuân khổ bài viết này, nhóm chúng em sẽ làm rõ những phong tục này qua đề tài:" Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt? Ý nghĩa của việc thờ "thành hoàng làng" và thờ "vua hùng"?

B.  NỘI DUNG


I. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.
31/05/2014
Cách tiếp cận văn hóa theo định nghĩa miêu tả liệt kê - Bài tập học kỳ Đại cương văn hóa Việt Nam - 8 điểm
“Văn hóa” là hai từ đã không còn xa lạ gì trong xã hội ngày nay. Chúng ta có thể nghe thấy, nhìn thấy và cảm nhận được văn hóa một cách dễ dàng. Nhưng cảm nhận đó lại có sự khác nhau ở mỗi con người. 

Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Vì vậy, mà văn hóa cũng được tiếp cận theo nhiều góc độ khác nhau, nhiều cách khác nhau.


Một trong những cách tiếp văn hóa đó là tiếp cận theo định nghĩa miêu tả liệt kê. Cách tiếp cận này đã giúp con người hiểu sâu hơn về văn hóa nhưng nó cũng có những hạn chế nhất định. Để hiểu rõ hơn về điều này, em xin phép được trình bày đề tài: “Quan điểm của bạn về cách tiếp cận văn hóa theo định nghĩa miêu tả liệt kê. Lấy ví dụ minh họa. Ưu, nhược điểm của cách tiếp cận đó”.
21/05/2014
Nghiên cứu văn hóa học và văn hóa Việt Nam có ý nghĩa gì trong việc lý giải các khuynh hướng lựa chọn, cách ứng xử, cách hành động và triết lý sống của người Việt Nam - Bài tập học kỳ Đại cương văn hóa Việt Nam - 9 điểm
MỞ ĐẦU

Văn hóa là một trong bốn lĩnh vực rộng lớn có quan hệ mật thiết với kinh tế, chính trị và xã hội; có vai trò là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, văn hóa là đối tượng được nhiều bộ môn khoa học nghiên cứu trong đó có bộ môn khoa học tương đối mới là “văn hóa học”. Việc nghiên cứu văn hóa học và văn hóa Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng giúp trang bị năng lực phản tư văn hóa, có tác dụng lớn trong giáo dục và bồi dưỡng nhân cách con người; đặc biệt quan trọng nghiên cứu đã giúp lý giải khuynh hướng lựa chọn,  cách ứng xử, cách hành động, triết lý sống của con người Việt Nam. Để hiểu thêm ý nghĩa quan trọng trên em xin lựa chọn đề 20: “Nghiên cứu văn hóa học và văn hóa Việt Nam có ý nghĩa gì trong việc lý giải các khuynh hướng lựa chọn, cách ứng xử, cách hành động và triết lý sống của người Việt Nam. Liên hệ đời sống văn hóa sinh viên luật hiện nay”.

NỘI DUNG

I. Cơ sở lí luận

Văn hóa học là bộ môn khoa học tương đối mới, một văn hóa tích hợp, vừa nghiên cứu văn hóa nói chung, vừa nghiên cứu các hiện tượng văn hóa riêng biệt và nghiên cứu văn hóa như một chỉnh thể tự biến đổi và phát triển. Mục đích của Văn hóa học là phát hiện và phân tích quy luật của những biến đổi văn hóa xã hội.


Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, gần đây UNESCO cũng đưa ra một định nghĩa chính thức như sau: "Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống giá trị truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình".
11/05/2014
Phân tích văn hóa Việt Nam từ góc độ Giao lưu – tiếp biến văn hóa - Bài tập học kỳ Đại cương văn hóa Việt Nam

Toàn cầu hóa hiện nay không chỉ là xu thế mà đã trở thành dòng chảy lôi cuốn mọi quốc gia dân tộc. Một mặt đây là cơ hội lớn để mọi quốc gia dân tộc tiếp thu và hưởng dụng những thành quả văn minh của toàn nhân loại và nhanh chóng tự biến đổi cho theo kịp trình độ phát triển chung của thế giới, một mặt có thể v là nguy cơ đối với một số dân tộc tự đánh mất bản sắc của mình trong quá trình hội nhập. Vì vậy, để hoàn thiện một cái nhìn tổng quát nhất về văn hoá Việt Nam, trong bài tập cuối kì này em xin chọn đề tài: “Phân tích văn hóa Việt Nam từ góc độ “Giao lưu – tiếp biến văn hóa”. Nêu những biểu hiện cụ thể trong tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam”. Qua đó sẽ giúp chúng ta có thể nhìn thấy chính xác hơn những nét riêng biệt đã có làm nên giá trị muôn đời của văn hoá Việt. Một nền văn hóa luôn được bảo tồn, gìn giữ cho muôn đời sau những giá trị văn hoá qúy giá của dân tộc.
10/05/2014
Đề bài tập học kỳ môn Đại cương văn hóa Việt Nam - Kì II năm học 2013 - 2014
1. Nhu cầu của việc nghiên cứu văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
2. Phân tích luận điểm sau: "Văn hóa học là một bộ môn khoa học nghiên cứu về văn hóa như một chính thể tự biến đổi và đã phát triển".
3. Quan điểm của bạn về cách tiếp cận văn hóa theo định nghĩa miêu tả liệt kê. Lấy ví dụ minh họa. Ưu, nhược điểm của cách tiếp cận đó.
4. Quan điểm của bạn về cách tiếp cận văn hóa theo định nghĩa lịch sử. Lấy ví dụ minh họa. Ưu, nhược điểm của cách tiếp cận đó.
5. Quan điểm của bạn về cách tiếp cận văn hóa theo định nghĩa giá trị, chuẩn mực. Lấy ví dụ minh hoạt. Ưu, nhược điểm của cách tiếp cận đó.
6. Quan điểm của bạn về cách tiếp cận văn hóa theo định nghĩa tâm lí. Lấy ví dụ minh họa. Ưu, nhược điểm của cách tiếp cận đó.
7. Quan điểm của bạn về cách tiếp cận văn hóa theo định nghĩa cấu trúc. Lấy ví dụ minh họa. Ưu, nhược điểm của cách tiếp cận đó.
8. Quan điểm của bạn về cách tiếp cận văn hóa theo định nghĩa nguồn gốc. Lấy ví dụ minh họa. Ưu, nhược điểm của cách tiếp cận đó.
9. Quan điểm của bạn về cách tiếp cận văn hóa theo định nghãi UNESCO. Lấy ví dụ minh họa. Ưu, nhược điểm của cách tiếp cận đó.
10. Phân tích các đặc tính phổ quát của văn hóa. Lấy ví dụ minh họa.
08/05/2014
Bài tập học kỳ Đại cương văn hóa VN - Văn hóa là một bộ môn khoa học nghiên cứu về văn hóa như một chỉnh thể tự biến đổi và phát triển
LỜI MỞ ĐẦU.

Việt Nam là một đất nước đã được hình thành từ hơn bốn nghìn năm trong lịch sử, trong quá trình hình thành và phát triển của mình chúng ta đã tạo nên cho mình một nền văn hóa riêng biệt mang đậm nét Á Đông. Để hiểu hơn về sự biến đổi cũng như phát triển qua thời gian của văn hóa học em xin chọn đề bài: “Văn hóa là một bộ môn khoa học nghiên cứu về văn hóa như một chỉnh thể tự biến đổi và phát triển”, làm đề tài cho bài tiểu luận này!

NỘI DUNG

I. Văn hóa học- một bộ môn khoa học nghiên cứu về văn hóa.

Cho tới hiện nay người ta thống kê có tất cả hơn 400 định nghĩa về văn hóa, như vậy có thể thấy văn hóa là một khái niệm rất rộng, và để xác định được định nghĩa văn hóa một cách cụ thể thì không hề đơn giản, vì mỗi tác giả, mỗi nhà nghiên cứu lại đưa ra những quan điểm riêng của mình về định nghĩa văn hóa dựa trên vấn đề mà họ đã nghiên cứu.

Theo GS. Trần Ngọc Thêm :“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”.

Còn các học giả Mỹ thì lại cho rằng: “ văn hóa là tấm gương nhiều mặt phản chiếu đời sống và nếp sống của một cộng đồng dân tộc”. Và còn rất nhiều các định ngĩa khác về văn hóa.

Từ các định nghĩa trên có thể rút ra một khái niệm chung nhât về văn hóa đó là: “ văn hóa là những khuôn mẫu ứng xử chung cho con người và nó do con người sáng tạo ra trong hoạt động thực tiễn hoặc đã có từ trước và nay họ tiếp thu và phát triển hơn”.

Hoạt động nghiên cứu về văn hóa là văn hóa là văn hóa học, văn hóa rất đa dạng và phong phú do đó nghiên cứu về văn hóa là vô cùng khó khăn và phức tạp vì nó liên quan tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Văn hóa học là một bộ môn khoa học tương đối mới, nó nghiên cứu văn hóa nói chung và các hiện tượng văn hóa riêng biệt như văn hóa gia đình, tôn giáo, nghệ thuật, lối sống, chính trị, kinh tế, giáo dục v.v… Mục đích của văn hóa học là nghiên cứu để tìm ra tính quy luật của những biến đổi văn hóa- xã hội.


Ví dụ như văn hóa làng nghề, văn học, ca hát, ăn mặc, ẩm thực…và nhiệm vụ của văn hóa học là nghiên cứu tìm ra những điểm chung, tạo thành 1 thể thống nhất cho văn hóa dân tộc.