Showing posts with label Đề cương ôn tập. Show all posts
Showing posts with label Đề cương ôn tập. Show all posts
29/01/2015
Đề cương ôn tập Logic học đại cương
ĐỀ CƯƠNG LOGIC HỌC

Câu hỏi 1: Thế nào là khái niệm ? Phân tích kết cấu lôgic của khái niệm và mốiquan hệ giữa nội hàm và ngoại diên ? Cho ví dụ ? Ý nghĩa của vấn đề này ?

Trả lời :

* Khái niệm : Là hình thức của tư duy trong đó phản ánh các dấu hiệu cơ bản khác biệt của một sự vật đơn nhất hay lớp các sự vật đồng nhất.
12/12/2014
Đề cương ôn tập môn Tư pháp quốc tế - Một số câu hỏi tham khảo (có đáp án)
Hỏi : Trọng tài là gì?

Trả lời : Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được tiến hành theo trình tự, thủ tục do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Việc giải quyết tranh chấp được tiến hành bởi Hội động Trọng tài thuộc một Trung tâm Trọng tài nhất định hoặc bởi Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập, tùy thuộc vào quyền lựa chọn của các bên.

Hỏi : Trọng tài và hòa giải khác nhau như thế nào?

Trả lời : Trong trọng tài, trọng tài viên giải quyết vụ tranh chấp và ra quyết định chung thẩm. Một khi quyết định trọng tài đã được tuyên sẽ có giá trị ràng buộc các bên cho dù các bên có đồng ý hay không

Đối với hòa giải, hòa giải viên không quyết định vụ tranh chấp mà có vai trò giúp các bên giải quyết vụ tranh chấp thông qua một quá trình thương lượng và thu hẹp những điểm bất đồng. Hòa giải viên sẽ giúp các bên đạt được một thỏa thuận. Tuy nhiên, khác với quyết định trọng tài, thỏa thuận của các bên không mang tính ràng buộc. Trong trường hợp một bên không tự nguyện thực hiện thỏa thuận hòa giải, bên kia có thể khởi kiện ra trọng tài hoặc tòa án tùy theo thỏa thuận của các bên.

Hỏi : Những tranh chấp nào có thể được giải quyết bằng trọng tài?

Trả lời : Những tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại có thể được giải quyết bằng trọng tài.
Theo Điều 2 Khoản 3 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại năm 2003, hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li-xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật.
Đề cương ôn tập môn Tư pháp quốc tế - Chương 13: Trọng tài thương mại quốc tế
I. Khái niệm trọng tài thương mại quốc tế

1. Định nghĩa

Theo Luật mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế ngày 21 / 6/ 1985 của UNCITRAL thì trọng tài sẽ mang tính chất quốc tế khi:

Vào thời điểm giao kết thỏa thuận trọng tài, các bên có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau hoặc;

Một trong những yếu tố sau đây ở ngoài lãnh thổ nơi các bên có trụ sở kinh doanh: nơi xét xử trọng tài hoặc nơi thực hiện phần chủ yếu của nghĩa vụ trong quan hệ thương mại hoặc nơi có quan hệ mật thiết với nội dung tranh chấp hoặc;

Các bên đã thỏa thuận rõ ràng là nội dung chủ yếu của thỏa thuận trọng tài liên quan đến ít nhất là hơn một nước.

Tính thương mại của trọng tài quốc tế: Các quan hệ mang tính chất thương mại bao gồm: các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ; thỏa thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại, thuê mua xây dựng công trình, tư vấn kỹ thuật, li xăng, đầu tư, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, hợp đồng thăm dò, khai thác; liên doanh và các hình thức hợp tác liên doanh; vận tài hàng hóa hoặc hành khách bằn đường hàng không, biển, sắt hoặc đường bộ.
Đề cương ôn tập môn Tư pháp quốc tế - Chương 9: Tố tụng trong tư pháp quốc tế

Câu 33. Khái niệm và những nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự quốc tế.

a. Khái niệm
Tố tụng dân sự quốc tế là hoạt động của tòa án một nước trong việc giải quyết các vụ việc phát sinh từ các mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án theo một thể thức luật định.
Theo BLTTDS VN thì Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự có ít nhất một trong các đương sự là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc các quan hệ dân sự giữa các đương sự là công dân, cơ quan , tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài(khoản 2Điều 405).

+ Đặc trưng cơ bản của tố tụng dân sự quốc tế.

Thuộc lĩnh vực công;

Tính chất quốc tế của loại vụ việc;

Trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy đinh của luật tố tụng dân sự quốc gia.

Sơ đồ trình tự thủ tục giải quyết vụ việc dân sự trong nước và vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài:

o Trong nước: thụ lý – điều tra – xét xử – thi hành án;

o Quốc tế: xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế – ủy thác tư pháp – xét xử – công nhận – thi hành bản án, quyết định của TA.
Đề cương ôn tập môn Tư pháp quốc tế - Chương 8: Vấn đề hợp đồng trong tư pháp quốc tế
Câu 30. Khái niệm hợp đồng trong tư pháp quốc tế

Hợp đồng trong tư pháp quốc tế là hợp đồng dân sự có YTNN:

Các bên chủ thể kí kết hợp đồng có quốc tịch khác nhau.

Hợp đồng kí kế ở nước ngoài (nước các bên chủ thể không mang quốc tịch hoặc không có trụ sở).

Đối tượng của hợp đồng là tài sản ở nước ngoài.

Câu 31.  Xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng

a. Giải quyết xung đột pháp luật về hình thức của hợp đồng:

Các nước Đông âu: người ta căn cứ vào luật nơi kí kết hợp đồng hoặc luật nơi thực hiện hiện hợp đồng, trên cơ sở ưu tiên áp dụng luật nơi kí kết hợp đồng để giải quyết xung đột pháp luật về hình thức của hợp đồng; 

Ðiều 769. Hợp đồng dân sự  
1. Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận khác.
Hợp đồng được giao kết tại Việt Nam và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong trường hợp hợp đồng không ghi nơi thực hiện thì việc xác định nơi thực hiện hợp đồng phải tuân theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ðiều 770. Hình thức của hợp đồng dân sự  
1. Hình thức của hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng được giao kết ở nước ngoài mà vi phạm quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước đó, nhưng không trái với quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hình thức hợp đồng được giao kết ở nước ngoài đó vẫn được công nhận tại Việt Nam. 
2. Hình thức hợp đồng liên quan đến việc xây dựng hoặc chuyển giao quyền sở hữu công trình, nhà cửa và các bất động sản khác trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đề cương ôn tập môn Tư pháp quốc tế - Chương 10: Hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế
 Câu 23. Khái niệm và giải quyết xung đột pháp luật về hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế,

Khái niệm.
Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình:

Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;

Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam.

Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó ở nước 
ngoài.

Ngoài ra tại K4 Điều 100 LHN và GĐ còn quy định các quan hệ giữa hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cũng được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài.

Giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn.

+ Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật các nước

* Điều kiện kết hôn. 
Để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn đa số pháp luật các nước áp dụng hệ thuộc luật nhân thân của chủ thể. Song có nước áp dụng luật quốc tịch, có nước áp dụng nguyên tắc luật nơi cứ trú của đương sự để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn.
Đề cương ôn tập môn Tư pháp quốc tế - Chương 6: Quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng trong tư pháp quốc tế
Câu 22. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng  trong tư pháp quốc tế.

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh lành mạnh. Quyền sở hữu công nghiệp chỉ phát sinh khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ.

Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

Quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng trong tư pháp quốc tế là quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng có yếu tố nước ngoài.

Tính chất lãnh thổ của quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng thể hiện ở việc quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng phát sinh tại lãnh thổ nước nào thì chỉ có hiệu lực ở quốc gia lãnh thổ đó. Quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng muốn được bảo hộ ở nước ngoài phải được thực hiện thông qua các phương thức bảo hộ quốc tế. 
- Bảo hộ thông qua các ĐƯQT đa phương
- Bảo hộ thông qua các ĐƯQT song phương
- Bảo hộ thông qua việc các quốc gia cùng chấp nhận nguyêntắc có đi có lại
09/12/2014
Đề cương ôn tập môn Tư pháp quốc tế - Chương 5: Quyền tác giả trong tư pháp quốc tế
 Câu 20. Quyền tác giả và các hình thức bảo hộ quyền tác giả trong TPQT 

a. Khái niệm

Quyền tác giả là là một nhóm của quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm những quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đối với các tác phẩm văn học, khoa học và nghệ thuật và các quyền đó được nhà nước bảo hộ cho một thời hạn nhất định,

Quyền tác giả trong TPQT là quyền xuất hiện từ các quan hệ trong lĩnh vực quyền tác giả có yếu tố nước ngoài.
Yếu tố nước ngoài trong quan hệ về quyền tác giải có thể được thể hiện qua ba trường hợp sau:

- Chủ thể: phải có ít nhất một bên là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài.

- Khách thể tồn tại ở nước ngoài. Một tác giả là công dân VN kí một hợp đồng xuất bản tác phẩm với một nhà xuất bản nước ngoài về việc cho phép nhà xuất bản nước ngoài đó xuát bản tác phẩm thuộc quyền sở hữu của công dân đó. Khi có các lợi ích và quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả là công dân Việt Nam hướng tới đang ở nước ngoài nơi nhà xuất bản đang thực hiện hợp đồng khai thác tác phẩm nhân bản để bán ra thị trường.

- Sự kiện pháp lý xảy ra ở nước ngoài: Tác giả là công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài cho công bố tác phẩm lần đầu tiên do mình sáng tác.
Đề cương ôn tập môn Tư pháp quốc tế - Chương 4 Quyền sở hữu và thừa kế trong tư pháp quốc tế
Câu 15.  Quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế và giải quyết xung đột về quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế.

a. Khái niệm
Là quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài.
Quyền sở hữu là tổng hợp các quyền năng của các chủ thể được pháp luật thừa nhận trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tài sản.
Trong khoa học TPQT, quyền sở hữu của các chủ thể được đề cập đến là quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài. Yếu tố nước ngoài trong quan hệ sở hữu được thể hiện ở những điểm sau:

- Chủ thể tham gia quan hệ sở hữu là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, nhà nước nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài…VD: Một nước ngoài Việt Nam tham quan du lịch, mang theo tài sản cá nhân. Việc công nhận quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của người nước ngoài ở Việt Nam hay không sẽ dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật. Quan hệ sở hữu của người nước ngoài đối với tài sản tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam được gọi là quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài. 

- Khách thể của quan hệ sở hữu là tài sản tồn tại ở nước ngoài.

- Sự kiện pháp lý làm phát sinh thay đổi chấm dứt quan hệ sở hữu xảy ra ngay ở nước ngoài. VD: Một công ty XNK Việt Nam kí một hợp đồng mua bán ngoại thương với một pháp nhân nước ngoài về việc nhập khẩu linh kiện máy móc về Việt Nam. Hợp đồng này được kí trên lãnh thổ nước ngoài và đã phát sinh hiệu lực pháp lý, hàng hóa đang tồn tại trên lãnh thổ nước ta. Vậy trong trường hợp này, quyền sở hữu của công ty Việt Nam sẽ được xác định như thế nào sẽ dựa vào các quy phạm TPQT. Quan hệ sở hữu này cũng được gọi là quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài.
Đề cương ôn tập môn Tư pháp quốc tế - Chương 3: Chủ thể của tư pháp quốc tế
Câu 12.  Người nước ngoài

a. Khái niệm
Hiện nay, thuật ngữ người nước ngoài được sử dụng rộng rãi ở các nước khác cũng như ở Việt Nam hiện nay và nó được hiểu rất rộng bao hàm như sau:
- Người mang một quốc tịch nước ngoài;
- Người mang nhiều quốc tịch nước ngoài.
- Người không quốc tịch.
Theo khoản 2 Điều  3 NĐ 138 quy định chi tiết thi hành các quy định của BLDS vè quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Thì 2. "Người nước ngoài" là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch.

b. Phân loại người nước ngoài.

Dựa vào dấu hiệu quốc tịch: người có quốc tịch nước ngoài và người không có quốc tịch;

Dựa vào nơi cư trú: người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ việt nam và người nước ngoài cư trú ngoài lãnh thổ việt nam.

Dựa vào thời hạn cư trú: người nước ngoài thường trú và tạm trú.

Dựa vào quy chế pháp lý: người hưởng quy chế ưu đãi miễn trừ ngoài giao; người hưởng quy chế theo hiệp định; người nước ngoài cư trú và làm ăn sinh sống ở nước sở tại.
Đề cương ôn tập môn Tư pháp quốc tế - Chương 2: Lý luận chung về xung đột pháp luật
Câu 3. Xung đột pháp luật là gì, cho ví dụng minh họa.
Xung đột pháp luật là hiện tượng pháp lý trong đó hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng tham gia vào điều chỉnh một quan hệ tư pháp quốc tế mà nội dung điều chỉnh trong mỗi hệ thống pháp luật sự khác nhau.
Nguyên nhân: do mỗi nước có điều kiện cơ sở hạ tầng khác nhau, bởi vậy pháp luật của các nước được xây dựng trên các nền tảng đó cũng có sự khác nhau. 
Mỗi nước có các điều kiện khác nhau về chính trị, kinh tế - xã hội phong tục tập quán, truyền thống lịch sử…
Ví dụ: Một nam công dân Việt Nam muốn kết hôn với một nu công dân Anh. Lúc này, những vấn đề cần giải quyết là luật pháp nước nào sẽ điều chỉnh quan hệ hôn nhân này hay nói chính xác hơn là họ sẽ tiến hành các thủ tục kết hôn theo luật nước nào. Câu trả lời là hoặc luật của Anh hoặc luật của Việt Nam. Giả sử, hai công dân này đều thỏa mãn các điều kiện về kết hôn của pháp luật Anh và Việt Nam, lúc đó, vấn đề chọn luật nước nào không còn quan trọng. Bởi vì, luật nào thì họ cũng được phép kết hôn. Nhưng, nếu nam công dân Việt Nam mới chỉ 19 tuổi, nu công dân Anh 17 tuổi thì theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam, cả hai đều chưa đủ độ tuổi kết hôn (Điều 9, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định độ tuổi kết hôn với nam – 20 tuổi, nữ - 18 tuổi). Trong khi đó, luật hôn nhân của Anh thì quy định độ tuổi được phép kết hôn đối với nam và nữ là 16 tuổi. Như vậy, đều về độ tuổi được phép kết hôn nhưng pháp luật của cả hai quốc gia đều hiểu không giống nhau. Đấy chính là xung đột pháp luật.
Phạm vi của xung đột pháp luật: xung đột pháp luật chỉ xảy ra trong các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Còn trong các lĩnh vực quan hệ pháp luật khác như HS, HC… không xảy ra xung đột pháp luật bởi vì:
Đề cương ôn tập môn Tư pháp quốc tế - Chương 1: Khái niệm về tư pháp quốc té và nguồn của tư pháp quốc tế
Chương 1: Khái niệm về tư pháp quốc tế và nguồn của tư pháp quốc tế.

Câu 1: Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế

a. Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế
Là quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài ( theo nghĩa rộng là bao gồm cả tố tụng dân sự).
Bao gồm các quan hệ: hôn nhân gia đình, thừa kế, lao động, về hợp đồng kinh tế ngoại thương…
Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ dể xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài; phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài (Điều 758 BLDS).

Về yếu tố nước ngoài:
Chủ thể: người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, hoặc người VN định cư ở nước ngoài;
Khách thể của quan hệ đó ở nước ngoài: VD: DS thừa kế ở nước ngoài;
Sự kiện pháp lý là căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài: VD: Kết hôn ở nước ngoài.
27/11/2014
Một số câu hỏi bán trắc nghiệm Luật Dân sự module 2
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, SAI? GIẢI THÍCH? 

1. Nghĩa vụ dân sự là quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối.

2. Nhiều người có nghĩa vụ với một người thì họ có nghĩa vụ dân sự liên đới với nhau.

3. Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm bồi thường thiệt hại 

4. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là các biện pháp buộc bên có nghĩa vụ dùng tài sản của mình đảm bảo cho nghĩa vụ mà họ thực hiện.

5. Khi bên có nghĩa vụ mà không thực hiện nghĩa vụ thì tài sản bảo đảm của họ sẽ đem ra bán đấu giá.

6. Mọi thỏa thuận của các chủ thể trong đơi sống dân sự đều là hợp đồng.

7. Người tham gia hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

8. Các hợp đồng được xác lập nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu vật chất cho người tham gia hợp đồng.

9. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba tức là chỉ có người thứ 3 mới được thụ hưởng các giá trị do hợp đồng đem lại

10. Hợp đồng mua bán tài sản luôn mang tính chất đền bù.

11. Hợp đồng tặng cho có điều kiện là hợp đồng có tính chất đền bù.

12. Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng của 2 bên: bên bán bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. còn bên được 
bảo hiểm không phải là chủ thể của hợp đồng.

13. Các hợp đồng khi bị vi phạm mà gây thiệt hại thì đều phát sinh trách nhiệm bồi thường.

14. Nghĩa vụ của các bên trong quan hệ nghĩa vụ là các nghĩa vụ do hợp đồng mà có.

15. Thực hiện công việc không có ủy quyền là 1 dạng của hợp đồng khi người có công việc biết mà không phản đối.

16. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là quan hệ pháp luật dân sự phát sinh giữa các bên chủ thể phải chưa từng có quan hệ hợp đồng nào trước đó.

17. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi bên gây thiệt hại, gây thiệt hại bằng chính hành vi trái pháp luật của mình.

18. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản gây ra thì trách nhiệm bồi thường phải đáp ứng 2 điều kiện : lỗi và thiệt hại.

19. Người được bồi thường thiệt hại luôn luôn là người trực tiếp bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra.

20. Người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại là người có trách nhiệm hành vi dân sự đầy đủ.
Đề cương ôn tập Luật Dân sự– Module 2: Bồi thường thiệt hại do tài sản gây thiệt hại
CÂU HỎI TỔNG HỢP:

1. So sánh trách nhiệm dân sự do nguồn nguy hiểm cao độ tự gây thiệt hại cho người khác và trách nhiệm dân sự khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại do hành vi của con người;

2. So sánh trách nhiệm dân sự trong trường hợp cây cối gây thiệt hại cho người khác và trách nhiệm dân sự khi cây cối gây thiệt hại do hành vi của con người;

3. So sánh trách nhiệm dân sự trong trường hợp tài sản gây ô nhiễm môi trường và trách nhiệm dân sự trong trường hợp gây ô nhiễm môi trường do hành vi con người;

4. So sánh trách nhiệm dân sự trong trường hợp gia súc gây thiệt hại và trách nhiệm dân sự khi gia súc gây thiệt hại do hành vi của con người;

5. So sánh trách nhiệm dân sự trong trường hợp hợp công trình xây dựng gây thiệt hại và trách nhiệm dân sự khi công trình xây dựng gây thiệt hại do hành vi của con người;

6. Phân biệt "thú dữ" là nguồn nguy hiểm cao độ và "gia súc";

7. So sánh trách nhiệm dân sự do gia súc gây thiệt hại và trách nhiệm dân sự do nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại;

8. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp bé A 7 tuổi hái hoa trúc anh đào trồng ở giữa giải đường phân cách đường cao tốc và bé A bị ngộ độc chết;

9. Thiệt hại tính mạng, sức khỏe do dùng cây thảo mộc có độc có thuộc trường hợp thiệt hại do cây cối gây ra;
Đề cương ôn tập Luật Dân sự– Module 2: Bồi thường thiệt hại do hành vi của con người gây ra
CÂU HỎI TỔNG HỢP:

1. So sánh giữa phòng vệ chính đáng với hành vi phù hợp với tình thế cấp thiết;

2. Nguyên tắc xác định trách nhiệm dân sự khi gây thiệt hại trong phòng vệ chính đáng;

3. Nguyên tắc xác định trách nhiệm dân sự khi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết;

4. So sánh hậu quả pháp lý giữa gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và gây thiệt hại do vượt quá tình thế cấp thiết;

5. Xác định "chất kích thích" được qui định tại Điều 615 BLDS năm 2005 đối với các chất sau:
- Rượu;
- Bia;
- Đồ uống có ga;
- Thuốc ngủ;
- Thuốc giảm đau;
- Ma túy;

6. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp trẻ dưới 15 tuổi sử dụng rượu dẫn tới gây thiệt hại cho người 
khác;

7. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp người mắc bệnh tâm thần gây thiệt hại cho người khác sau khi dùng chất kích thích;
Đề cương ôn tập Luật Dân sự– Module 2: Các quy định chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
 CÂU HỎI TỔNG HỢP:

1. Phân biệt trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;

2. Phân biệt giữa nghĩa vụ dân sự với trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng;

3. Phân biệt trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng với trách nhiệm hình sự;

4. Phân biệt trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng với trách nhiệm hành chính;

5. Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;

6. Phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng;

7. Phân biệt giữa hành vi gây thiệt hại và hành vi gây thiệt hại trái pháp luật;

8. Phân biệt trách nhiệm dân sự giữa người gây thiệt hại có lỗi cố ý với người gây thiệt hại có lỗi vô ý;

9. Phân loại thiệt hại và ý nghĩa của việc phân loại thiệt hại;

10. Nguyên tắc xác định thiệt hại gián tiếp và thiệt hại trực tiếp;
Đề cương ôn tập Luật Dân sự– Module 2: Hợp đồng có đối tượng là công việc, hợp đồng bảo hiểm
CÂU HỎI TỔNG HỢP:

1. Phân biệt giữa bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc;

2. Mối liên hệ giữa trách nhiệm dân sự và bảo hiểm trách nhiệm dân sự;

3. Phân biệt giữa hợp đồng có đối tượng được bảo hiểm là tuổi thọ và hợp đồng có đối tượng được bảo hiểm là tính mạng, sức khỏe;

4. Nêu các đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm vì lợi ích của người thứ ba;

5. Nêu các đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm với tư cách là hợp đồng có điều kiện;

7. Nêu các đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm có hình thức là hợp đồng mẫu;

8. Phân biệt giữa bên mua bảo hiểm và bên được bảo hiểm;

9. Trong hợp đồng vận chuyển hành khách, bên thuê vận chuyển không đồng thời là hành khách hãy xác định đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm hành khách trong trường hợp này;

10. Phân biệt giữa bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là bên vận chuyển với bảo hiểm hành khách;

11. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên mua bảo hiểm chết do hành vi của người thứ ba;

13. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên được bảo hiểm bị thiệt hại tài sản do hành vi của người thứ ba;
Đề cương ôn tập Luật Dân sự– Module 2: Hợp đồng có đối tượng là công việc phải thực hiện, hợp đồng vận chuyển, ủy quyền
 CÂU HỎI TỔNG HỢP:

1. Nêu các đặc điểm chung của hợp đồng vận chuyển;

2. Nêu sự khác biệt giữa hợp đồng vận chuyển hành khách và vận chuyển tài sản;

3. Nêu các điều kiện đối với bên cung ứng dịch vụ vận chuyển hành khách;

4. Nêu các điều kiện đối với bên cung ứng dịch vụ vận chuyển tài sản;

5. Nêu sự khác biệt trong bốn loại hình vận chuyển hành khách: hàng không, đường sắt, đường thủy và đường bộ;

6. Nêu sự khác biệt trong bốn loại hình vận chuyển tài sản: hàng không, đường sắt, đường thủy và đường bộ;

7. Cho biết hậu qủa pháp lý trong trường hợp hành khách bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản;

8. Cho biết hậu qủa pháp lý trong trường hợp tài sản được vận chuyển bị thiệt hại;

9. Cho biết điều kiện trở thành hành khách trong hợp đồng vận chuyển hành khách;

10. Cho biết trách nhiệm dân sự của bên thuê vận chuyển tài sản trong trường hợp chậm giao tài sản cho bên vận chuyển;

11. Cho biết trách nhiệm của bên thuê vận chuyển tài sản chậm tiếp nhận tài sản vận chuyển;

12. Phân biệt trách nhiệm dân sự trong trường hợp bên thuê vận chuyển tài sản đi áp tải hàng cùng với bên 
vận chuyển và bên thuê vận chuyển tài sản không áp tải hàng cùng với bên vận chuyển;

13. Tìm hiểu thực tế về hậu quả pháp lý trong trường hợp hành khách đến chậm giờ đối với vận chuyển hàng không và vận chuyển đường sắt;
23/11/2014
Đề cương ôn tập Luật Dân sự– Module 2: Hợp đồng có đối tượng là công việc phải thực hiện, hợp đồng dịch vụ, gửi giữ, gia công
CÂU HỎI TỔNG HỢP:

1. Nêu điểm khác biệt giữa hợp đồng dịch vụ với hợp đồng thuê tài sản;

2. Nếu sự khác biệt trong ba trường hợp:
- A đến công ty B để đặt gia công, nhưng thấy sản phẩm của B đã sản xuất phù hợp với yêu cầu của mình nên quyết định xác lập hợp đồng để có sản phẩm đó;
- A đến công ty B để đặt gia công, A yêu cầu B phải cung cấp nguyên, vạt liệu và sử dụng nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm theo khuôn mẫu của A;
- A cung cấp nguyên vật liệu và khuôn mẫu để B tạo ra sản phẩm theo yêu cầu.

3. Nêu và phân tích 05 ví dụ về hợp đồng dịch vụ, trong đó pháp luật qui định các điều kiện hành nghề cho bên cung ứng dịch vụ;

4. Nêu các điều kiện đối với bên thuê dịch vụ;

5. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên nhận gửi giữ làm mất tài sản gửi;

6. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên gửi giữ đánh mất hợp đồng gửi giữ vàcos tranh chấp giữa bên nhận gửi giữ và bên gửi giũ;
Đề cương ôn tập Luật Dân sự– Module 2: Hợp đồng chuyển quyền sử dụng tài sản; hợp đồng thuê, mượn tàn sản
CÂU HỎI TỔNG HỢP

1. So sánh đối tượng của hợp đồng chuyển quyền sở hữu với đối tượng của hợp đồng chuyển quyền sử dụng;

2. Phân tích các đặc điểm về đối tượng của hợp đồng chuyển quyền sử dụng;

3. Cho 10 ví dụ về đối tượng của hợp đồng chuyển quyền sử dụng tài sản;

4. Tại sao đối tượng của hợp đồng chuyển quyền sử dụng là tài sản đặc định và là vật không tiêu hao;5. So sánh hợp đồng thuê tài sản với hợp đồng mượn tài sản;

6. Cho biết hậu quả pháp lý khi các bên trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng không đặc định hóa tài sản cùng loại là đối tượng của hợp đồng;

7. Cho biết hậu quả pháp lý khi các bên trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng thỏa thuận đối tượng của hợp đồng là vật tiêu hao;