Showing posts with label Bài giảng. Show all posts
Showing posts with label Bài giảng. Show all posts
13/03/2015
Tổng hợp bài tập Công pháp quốc tế có đáp án

Lưu ý: Đây là danh sách tổng hợp tất cả bài tập Công pháp quốc tế có đáp án để các bạn tham khảo. Khi yêu cầu download, các bạn chỉ có thể yêu cầu download từng bài lẻ và tối đa 2 bài cho mỗi lần download. Các yêu cầu download tất cả các bài được tổng hợp trong danh sách này, admin xin phép sẽ không hồi đáp nhé!

***

1. Giáo trình, tài liệu, bài giảng Công pháp quốc tế.

Bài giảng Công pháp quốc tế

Đề cương môn Công pháp Quốc tế – ĐH Luật HN – t82012

***

2. Bài tập cá nhân Công pháp quốc tế có đáp án.

Cơ sở pháp lý cần thiết đảm bảo tính hợp pháp của Nghị quyết do Hội đồng bảo an thông qua

Xâm phạm chủ quyền quốc gia và vi phạm nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế

Thỏa thuận qua hình thức trao đổi văn bản giữa hai quốc gia có phải điều ước quốc tế - Bài tập cá nhân Công pháp quốc tế

Hành vi xâm phạm thềm lục địa của quốc gia ven biển - Bài tập cá nhân Công pháp quốc tế

Hiệp ước hợp tác chống khủng bố - Bài tập cá nhân Công pháp quốc tế

Phân tích nội dung và ngoại lệ của một trong bảy nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế - Bài tập cá nhân công pháp quốc tế

Bài tập cá nhân Công pháp quốc tế - Bình luận về các hành vi do quốc gia Tunyza và Bravia

Bài tập cá nhân Công pháp quốc tế - Hiệp định phân định vùng đánh bắt cá và khai thác hoạt động du lịch trên sông biến giới Maiki

Bài tập cá nhân Công pháp Quốc tế – Điều ước quốc tế

Bài tập cá nhân Công pháp Quốc tế – Tòa án công lý quốc tế

Bài tập cá nhân 1 Công pháp Quốc tế - Điều ước quốc tế - Thỏa thuận về biên giới lãnh thổ

***

3. Bài tập nhóm Công pháp quốc tế có đáp án.

Phân tích việc áp dụng nguyên tắc một quốc tịch trong pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam

Quyền năng của tổ chức quốc tế liên chính phủ là quyền năng phái sinh và hạn chế - Bài tập nhóm Công pháp quốc tế

Hoạt động áp dụng các biện pháp trừng phạt vũ trang của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc - Bài tập nhóm Công pháp quốc tế

Hoạt động áp dụng các biện pháp trừng phạt vũ trang của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc - Bài tập nhóm Công pháp quốc tế

Sự tương thích giũa các quy định về cách xác định và quy chế pháp lý các vùng biển thuộc chủ quyền trong pháp luật Vệt Nam và quy định cuông ước luật biển năm 1982 - Bài tập nhóm Công pháp quốc tế - Khoa Luật ĐH Mở

Bài tập nhóm Công pháp quốc tế - Hợp tác kinh tế thương mại ASEAN

***

4. Bài tập học kì Công pháp quốc tế có đáp án.

Tác động của Luật quốc tế tới quá trình hoàn thiện các văn bản luật của Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em

Thực tiễn hợp tác song phương về dẫn độ tội phạm giữa Việt Nam và một số quốc gia - Bài tập học kỳ Công pháp quốc tế

Tác động của Luật quốc tế tới quá trình hoàn thiện các văn bản luật của Việt Nam trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm

Cá nhân có thể tham gia vào một số quan hệ pháp luật quốc tế nhất định nhưng không vì thế mà thực thể này trở thành chủ thể của Luật quốc tế

Hành vi sử dụng lực lượng vũ trang của Limon có phù hợp với pháp luật quốc tế không - Bài tập cá nhân Công pháp quốc tế

Tác động của Luật quốc tế tới quá trình hoàn thiện các văn bản luật của Việt Nam trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm - 8 điểm

Vai trò của tập quán quốc tế trong việc điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia - Bài tập học kỳ Công pháp quốc tế

Bài tập học kì Công pháp quốc tế - Phương thức thụ đắc lãnh thổ do chiếm hữu

Phân tích và đánh giá thực tiễn thực hiện nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế

Điều 14 Công ước Viên năm 1969 - Bài tập Công pháp quốc tế

Phân tích sự tham gia và vai trò của Việt Nam trong một số khuôn khổ hợp tác khu vực và liên khu vực

Phân tích sự tham gia và vai trò của Việt Nam trong một số khuôn khổ hợp tác khu vực và liên khu vực - Bài tập học kì Công pháp quốc tế

Chứng minh rằng trong cách xác định và quy chế pháp lý của một vùng biển theo quy định của công ước Luật Biển 1982 luôn thể hiện sự dung hòa về lợi ích giữa các quốc gia - Bài tập học kỳ Công pháp quốc tế

Các nguyên tắc được áp dụng trong phân định biên giới trên bộ giữa Việt Nam với các nước - Bài tập học kỳ Công pháp quốc tế

Nguyên tắc được áp dụng trong phân định biên giới trên bộ giữa Việt Nam với các nước - Bài tập học kỳ Công pháp quốc tế

Bài tập học kỳ Công pháp quốc tế - Chủ thể luật quốc tế

Chủ thể của Luật Quốc tế còn có cá nhân, các công ty xuyên quốc gia, tổ chức phi chính phủ

Phân tích nội dung hợp tác và vai trò của Việt Nam trong một khuôn khổ hợp tác mang tính liên khu vực (APEC)

Phân tích nội dung hợp tác kinh tế – thương mại của ASEAN trong giai đoạn hiện nay và sự tham gia của Việt Nam

Bài tập học kỳ Công pháp Quốc tế – Trong thực tiễn, cá nhân có thể tham gia vào một số quan hệ pháp luật quốc tế nhất định nhưng không vì thế mà thực thể này trở thành chủ thể của Luật quốc tế

Đề bài tập học kỳ Công pháp quốc tế 11/2012

***

5. Đề thi, đề cương ôn tập Công pháp quốc tế.

Bộ câu hỏi đề thi vấn đáp - Công pháp quốc tế

Tổng hợp câu hỏi vấn đáp Công pháp quốc tế - Kì 2 năm học 2013 - 2014 ĐH Luật Hà Nội

Đề cương 37 câu hỏi ôn thi vấn đáp Công pháp quốc tế - có đáp án

Tổng hợp đề thi vấn đáp Công pháp quốc tế - K31 - K34

Đề cương ôn tập Công pháp Quốc tế – Bài 1 Lý luận chung về Luật Quốc tế

***

6. Bài nghiên cứu / Tài liệu tham khảo môn Công pháp quốc tế

CÁ NHÂN – CHỦ THỂ CỦA LUẬT QUỐC TẾ? - Bài nghiên cứu Luật - Công pháp quốc tế

Tổng quan về ASEAN - Tài liệu môn Công Pháp Quốc Tế

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ BIỂN: NHÌN TỪ THỰC TIỄN MỘT SỐ VỤ VI PHẠM CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN NĂM 1982 TRONG VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM

Vấn đề xác lập chủ quyền lãnh thổ trong luật pháp quốc tế

Khủng bố hàng không quốc tế là một loại hình của khủng bố quốc tế

Khái niệm khủng bố từ các Công ước quốc tế

16/08/2014
Bài giảng Luật Ngân sách nhà nước - Chương VI: Pháp luật về thanh tra tài chính, kiểm toán và xử lý vi phạm trong lĩnh vực ngân sách nhà nước
I. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỌAT ĐỘNG THANH TRA TÀI CHÍNH TRONG LĨNH VỰC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:

1. Khái niệm:

Thanh tra tài chính trong lĩnh vực NSNN là họat động bao gồm giám sát, phân tích đối chiếu một cách có hệ thống các thông tin, dữ liệu thông qua các tài liệu, sổ sách, chứng từ nhằm đánh giá một cách có cơ sở kết quả các họat động thu chi NSNN của cơ quan NN có thẩm quyền và các họat động sử dụng kinh phí NSNN khác của các chủ thể thụ hưởng kinh phí từ NSNN.

2. Đặc điểm:

- Họat động thanh tra tài chính trong lĩnh vực NSNN gắn liền với họat động quản lý thu chi NSNN.
- Mang tính quyền lực nhà nước dựa vào quyền lực nhà nước để thực hiện.
- Cần phải tuân thủ qui định pháp luật.

- Chủ thể tiến hành thanh tra là cơ quan thanh tra tài chính, chủ thể bị thanh tra là những chủ thể sử dụng kinh phí của nhà nước.
Bài giảng Luật Ngân sách nhà nước - Chương V: Pháp luật về quản lý quỹ ngân sách nhà nước
I. PHÁP LUẬT VỀ HỌAT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:

1. Quỹ Ngân sách nhà nước (khoản 1 Điều 7 luật NSNN): Có các đặc điểm sau:

- Qũy ngân sách nhà nước là quĩ tiền tệ lớn nhất của nhà nước.
- Qũy ngân sách nhà nước có nguồn thu đa dạng và phong phú.
- Mục đích sử dụng của quỹ tiền tệ nhà nước được quyết định bởi các chức năng nhiệm vụ của nhà nước và được thể hiện thông qua chính các khoản chi chính mà quĩ ngân sách nhà nước đảm nhận.

2. Quản lý quỹ ngân sách nhà nước (khỏan 7 điều 2, khỏan 7 điều 21 luật NSNN):

2.1/ Khái niệm:


Là họat động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực tổ chức thu NSNN, tổ chức và kiểm soát chi NSNN nhằm đảm bảo khả năng thanh toán chi trả và sử dụng tiết kiệm hiệu quả quỹ NSNN.
Bài giảng Luật Ngân sách nhà nước - Chương IV: Chế độ pháp lý về chi ngân sách nhà nước
I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM:

1/ Khái niệm:

Chi ngân sách nhà nước là họat động phân phối và sử dụng quỹ NSNN theo những trình tự thủ tục do pháp luật quy định trên cơ sở dự toán chi ngân sách nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định nhằm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước

2/ Đặc điểm:

- Họat động chi ngân sách nhà nước gắn liền với họat động thu ngân sách nhà nước.
- Trong họat động chi NSNN, Nnước luôn là chủ thể bắt buộc tham gia vào quan hệ này.
- Họat động chi NSNN phải tuân thủ theo các quy định Pluật về thủ tục và trình tự chi.

- Họat động chi NSNN gắn liền với việc thực hiện các chức năng nhà nước.
Bài giảng Luật Ngân sách nhà nước - Chương III: Chế độ pháp lý về thu ngân sách nhà nước
1/ Khái niệm:

Thu ngân sách nhà nước là họat động của nhà nước nhằm tạo lập quỹ ngân sách nhà nước theo những trình tự và thủ tục pháp luật quy định trên cơ sở các khoản thu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước.

* Đặc điểm của thu ngân sách nhà nước:

- Thu NSNN là họat động gắn liền với việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của nhà nước.
- Trong họat động thu NSNN, nhà nước luôn tham gia với tư cách là chủ thể bắt buộc và chủ thể được phép sử dụng quyền lực chính trị.
- Đối tượng của thu NSNN là của cải xã hội biểu hiệu dươi hình thức giá trị.

- Các khoản thu NSNN chủ yếu bắt nguồn từ nền kinh tế quốc dân và gắn liền với kết quả của các họat động sản xuất kinh doanh.
Bài giảng Luật Ngân sách Nhà nước - Chương II: Chế độ pháp lý về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và chu trình ngân sách nhà nước
I/ CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:

1/ Khái niệm:

Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là việc phân định trách nhiệm quyền hạn, nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quản lý và điều hành ngân sách nhà nước.


Chế độ pháp lý về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là tổng hợp các qui phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình phân định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực ngân sách nhà nước và các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện việc phân giao nguồn thu và chi của ngân sách các cấp. (Nghị định 60/2003/NĐ- CP ngày 6/6/2003).
Bài giảng Luật Ngân sách Nhà nước - Chương I: Những vấn đề chung về Ngân sách nhà nước và Pháp luật Ngân sách nhà nước
I/ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:

1/ Khái niệm: theo điều 1 luật ngân sách nhà nước.

Ngân sách nhà nước là tòan bộ các khoản thu chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.

Đặc điểm:

-  Nội dung: ngân sách nhà nước là tòan bộ các khỏan thu chi của nhà nước.
-  Điều kiện có hiệu lực của ngân sách nhà nước: khi và chỉ khi được cơ quan đại diện cho ý chí của nhân dân (Quốc hội) quyết định.
-  Thời gian có hiệu lực của ngân sách nhà nước: trong vòng một năm (từ 1/1 đến 31/12).
=> Chính vì 3 đặc điểm này mà đôi khi người ta gọi là luật ngân sách thường niên
-  Mục đích của ngân sách nhà nước là để thực hiện chức năng nhiệm vụ của nhà nước.
12/08/2014
Bài giảng Luật Dân sự 2: Hợp đồng dân sự
II. HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

1. KHÁI NIỆM VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

1.1. Khái niệm

Để tồn tại và phát triển, mỗi cá nhân cũng như mỗi tổ chức phải tham gia nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau. Trong đó, việc các bên thiết lập với nhau những quan hệ để qua đó chuyển giao cho nhau các lợi ích vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, đúng một vai trò quan trọng, là một tất yếu đối với mọi đời sống xã hội. Tuy nhiên, việc chuyển giao các lợi ích vật chất đó không phải tự nhiên hình thành bởi tài sản (vốn là hiện thân của các lợi ích vật chất) không thể tự tìm đến với nhau để thiết lập các quan hệ. Các quan hệ tài sản chỉ được hình thành từ những hành vi có ý chí của các chủ thể. C.Mác nói rằng: "Tự chúng, hàng hóa không thể đi đến thị trường và trao đổi với nhau được. Muốn cho những vật đó trao đổi với nhau thì những người giữ chúng phải đối xử với nhau như những người mà ý chí nằm trong các vật đó".(1)


Mặt khác, nếu chỉ có một bên thể hiện ý chí của mình mà không được bên kia chấp nhận cũng không thể hình thành một quan hệ để qua đó thực hiện việc chuyển giao tài sản hoặc làm một công việc đối với nhau được. Do đó, chỉ khi nào có sự thể hiện và thống nhất ý chí giữa các bên thì quan hệ trao đổi lợi ích vật chất mới được hình thành. Quan hệ đó được gọi là hợp đồng dân sự. Như vậy, cơ sở đầu tiên để hình thành một hợp đồng dân sự là việc thoả thuận bằng ý chí tự nguyện của các bên. Tuy nhiên, hợp đồng đó chỉ có hiệu lực pháp luật (chỉ được pháp luật công nhận và bảo vệ) khi ý chí của các bên phù hợp với ý chí của Nhà nước. Các bên được tự do thoả thuận để thiết lập hợp đồng nhưng sự "tự do" ấy phải được đặt trong giới hạn bởi lợi ích của người khác, lợi ích chung của xã hội và trật tự công cộng. Nếu để các bên tự do vô hạn thì hợp đồng dân sự sẽ trở thành phương tiện để kẻ giàu bóc lột người nghèo và sẽ là nguy cơ đối với lợi ích chung của xã hội. Vì vậy, phải đi xa hơn nữa trong vấn đề tăng cường sự can thiệp của nhà nước vào các "quan hệ pháp luật tư", các việc dân sự... không được bỏ qua một khả năng tối thiểu nào để mở rộng sự can thiệp của nhà nước vào những quan hệ dân luật".(1) 
Bài giảng Luật Dân sự 2: Giao dịch dân sự
I. GIAO DỊCH DÂN SỰ

1. Khái niệm và ý nghĩa của giao dịch dân sự

"Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lí đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự" (Điều 121 BLDS).

Từ khái niệm giao dịch dân sự được quy định tại điều luật này có thể xác định: Hậu quả của việc xác lập giao dịch dân sự là làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự. Giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lí (hành vi pháp lí đơn phương hoặc đa phương - một bên hoặc nhiều bên) làm phát sinh hậu quả pháp lí. Tuỳ từng giao dịch cụ thể mà làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. Giao dịch là hành vi có ý thức của chủ thể nhằm đạt được mục đích nhất định, cho nên giao dịch dân sự là hành vi mang tính ý chí của chủ thể tham gia giao dịch, với những mục đích và động cơ nhất định.


Trong giao dịch dân sự có ý chí và thể hiện ý chí của chủ thể tham gia giao dịch. Ý chí là nguyện vọng, mong muốn chủ quan bên trong của con người mà nội dung của nó được xác định bởi các nhu cầu về sản xuất, tiêu dùng của bản thân họ. Ý chí phải được thể hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định để các chủ thể khác có thể biết được ý chí của chủ thể muốn tham gia đã tham gia vào một giao dịch dân sự cụ thể. Bởi vậy, giao dịch dân sự phải là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí. Thiếu sự thống nhất này, giao dịch dân sự có thể bị tuyên bố là vô hiệu hoặc sẽ vô hiệu. Điều này không chỉ đúng với cá nhân mà đúng với cả pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Bởi khi xác lập giao dịch dân sự các chủ thể này đều thông qua người đại diện. Người đại diện thể hiện ý chí của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác trong phạm vi thẩm quyền đại diện.
11/08/2014
Bài giảng Luật Doanh nghiệp
Nếu muốn download, xin vui lòng điền vào form tại đây và gửi tối thiểu 01 bài tập của 4 kì gần nhất đạt trên 7 điểm và chưa từng đăng tại blog này vào email baitapluat@gmail.com hoặc inbox facebook Diệp Hân Đặng. Những bạn nào không gửi bài tập, mình xin phép không gửi link download tài liệu lại. Cảm ơn đã ghé thăm blog và xin lỗi vì đã làm phiền các bạn!
Bài giảng Công pháp quốc tế
Bài giảng Công pháp quốc tế - Phần 4
31. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác:

- Nguyên tắc này được hình thành trong thời kỳ CMTS cuối TK18, nhưng còn nhiều hạn chế vì Luật Quốc tế còn chịu sự khống chế của nguyên tắc vũ lực- “ lẽ phải thuộc về kẻ mạnh”. 

- Sau chiến tranh thế giới thứ 2 lần đầu tiên nguyên tắc này được ghi nhận trong hiến chương LHQ& được cụ thể hoá trong tuyên bố 24/10/1970 của LHQ. 

- Nội dung cơ bản của nguyên tắc:

+ Cấm can thiệp vũ trang& các hình thức can thiệp hoặc đe doạ khác nhằm chống lại chủ quyền, nền tảng chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của quốc gia khác. 

+ Cấm dùng các biện pháp kinh tế, chính trị& các biện pháp khác để buộc quốc gia khác phụ thuộc vào mình. 

+ Cấm tổ chức, khuyến khích các phần tử phá hoại hoặc khủng bố nhằm lật đổ chính quyền quốc gia khác. 

+ Cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác. 

+ Tôn trọng quyền của mỗi quốc gia tự lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội phù hợp với nguyện vọn của nhân dân. 

* Các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác:

- Khi có xung đột vũ trang trong nội bộ quốc gia đã đến mức độ nghiêm trọng, đe doạ hoà bình, an ninh quốc tế thì HĐBA có quyền can thiệp. 

- LHQ quyết định can thiệp vào quốc gia nào đó có sự vi phạm nghiêm trọng các quyền cơ bản của con người như phân biệt chủng tộc, diệt chủng hoặc vi phạm các nghĩa vụ pháp lý quốc tế quan trọng khác mà sự vi phạm này có thể đe doạ hoà bình& anh ninh quốc tế. 
Bài giảng Công pháp quốc tế - Phần 3
21. Thực hiện điều ước quốc tế:

- Điều ước quốc tế phải được thực hiện trên phạm vi toàn lãnh thổ của quốc gia kết ước, theo cơ chế đã quy định trong mỗi điều ước quốc tế trên nguyên tắc tận tâm, thiện chí, không thể viện dẫn sự khác biệt giữa điều ước quốc tế đã ký kết với luật quốc gia của nước đó để không thực hiện điều ước quốc tế. 

- Giải thích điều ước quốc tế là việc làm nhằm làm sáng tỏ nội dung thật của những điều, khoản trong điều ước quốc tế, tạo điều kiện cho việc thực hiện điều ước quốc tế 1 cách chính xác hơn, tránh sự hiểu lầm& gây xung đột giữa các bên tham gia điều ước. Bao gồm:

+ Giải thích chính thức: do các quốc gia uỷ quyền cho 1 quốc gia khác hoặc 1 tổ chức quốc tế được các bên tranh chấp uỷ quyền giải thích điều ước quốc tế. Kết quả cuả việc giải thích này có giá trị pháp lý như chính điều ước quốc tế, bắt buộc các bên phải thi hành. 

+ Giải thích không chính thức: là giải thích bằng những lời tuyên đơn phương của 1 quốc gia hoặc giải thích của những cơ quan nghiên cứu pháp luật hoặc là sự giải thích của những luật gia nổi tiếng. Kết quả của việc giải thích này không có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các quốc gia tham gia điều ước quốc tế. 
Bài giảng Công pháp quốc tế - Phần 2
11. Điều kiện trở thành nguồn của Luật Quốc tế

Một điều ước quốc tế được coi là nguồn của Luật Quốc tế nếu nó đáp ứng các yêu cầu:

- Xây dựng tên cơ sở tự nguyện, bình đẳng. 

- Phù hợp hình thức, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật của các bên ký kết. 

- Nội dung điều ước quốc tế phù hợp các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế. 
Bài giảng Công pháp quốc tế - Phần 1
1. CHỦ THỂ LUẬT QUỐC TẾ

- Chủ thể luật quốc tế (Luật Quốc tế) là thực thể đang tham gia vào những quan hệ pháp luật quốc tế (PLuật Quốc tế)1 cách độc lập, có đầy đủ quyền &nghĩa vụ quốc tế & có khả năng gánh vác những trách nhiệm pháp lý quốc tế do những hành vi do chính chủ thể đó gây ra. Các dấu hiệu cơ bản của chủ thể Luật Quốc tế:

+ Tham gia vào những quan hệ quốc tế (QHquốc tế) do Luật Quốc tế điều chỉnh.

+ Có ý chí độc lập không phụ thuộc vào chủ thể khác.

+ Có đầy đủ quyền & nghĩa vụ riêng biệt đối với các chủ thể khác thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Quốc tế.

+ Có khả năng độc lập gánh vác những trách nhiệm pháp lý quốc tế do các hành vi của chủ thể đó gây ra.
Bài giảng Luật Nhà ở
Bài giảng Luật Nhà ở - Bài 7 - ĐƯỜNG LỐI GIẢI QUYẾT VỀ NHÀ Ở XẢY RA TRƯỚC NGÀY 1/7/1991
BÀI 7 - ĐƯỜNG LỐI  GIẢI QUYẾT VỀ NHÀ Ở XẢY RA TRƯỚC NGÀY 1/7/1991

I. Đối với nhà đất bị quản lý và cải tạo XHCN

Nghị quyết 23/2003 QH ngày 26/3/2003
Nghị quyết 755/2005 ngày 2/4/2005 của UBTVQH

1. Những qui định chung:

- Nhà nước không xem xét lại chủ trương chính sách về việc quản lý nhà đất và quá trình cải tạo XHCN ban hành trước ngày 1/7/1991 (pháp lệnh về nhà đất bắt đầu có hiệu lực)

- Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà mà nhà nước đã quản lý bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách quản lý nhà nước vàcải tạo XHCN

- Nhà nước sẽ hòan tất các thủ tục pháp lý về sở hữu tòan dân đối với các lọai nhà mà nhà nước đã quản lý bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách cụ thể sau

Ở miền Bắc, ngày 19/6/1960 Hội đồng chính phủ ban hành nghị định 19/CP qui định về việc cho thuê nhà của tư nhân ở các thành phố thị xã. Các đối tượng bị quản lý bao gồm tư sản, phú nông, địa chủ bị quy trong chính sách cải cách ruộng đất, những người có nhà cho thuê mà diện tích từ 120 m2 trở lên.

Nhà nước sẽ tiến hành quản lý và làm thủ tục cho thuê còn chủ sở hữu chỉ được hưởng 15-50% số tiền thuê.

Đối với nhà vắng chủ mà có vợ chồng con cha mẹ đang quản lý thì những người này tiếp tục quản lý, nếu không có thì nhà nước sẽ quản lý.

Ở miền Nam, sau khi giải phóng, nhà nước đã ban hành quyết định 119/CP ngày 14/4/1977 về quản lý và cải tạo XHCN. 

Cụ thể là nhà nước quốc hữu hóa tòan bộ nhà cho thuê của tư sản mại bản, địa chủ, thương gia lớn, những  người phạm tội năng về chính trị, nhà của các tổ chức phản động. 

Đối với nhà cho thuê của cá nhân tổ chức Đòan hội, nhà nước sẽ tổ chức quản lý và cho thuê lại. Chủ sở hữu được hưởng 25% số tiền thuê

Để cụ thể hóa nghị quyết 23 của Quốc hội, UBTVQH đã ban hành nghị quyết 755/2005 cụ thể như sau

- Đối với nhà đất đã bị quản lý nhưng nhà nước chưa bố trí sử dụng thì trả lại

- Đối với nhà thuộc diện quản lý nhưng chưa quản lý thì không ra quyết định quản lý

II. Giao dịch về nhà ở được xác lập truớc ngày 1/7/991 thuộc sở hữu tư nhân không có người Việt nam định cư ở nước ngòai thì áp dụng nghị quyết 58/1998 để giải quyết

Việt nam thiếu luật trong 1 thời gian dài Trải qua 2 cuộc chiến tranh, 2 cuộc cải cách 1954, 1975

Chế độ sở hữu toàn dân

III. Giao dịch về nhà ở được xác lập truớc ngày 1/7/991 thuộc sở hữu tư nhân có người Việt nam định cư ở nước ngòai thì áp dụng nghị quyết 1037/2006 để giải quyết
Bài giảng Luật Nhà ở - Bài 6 - HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN QUẢN LÝ NHÀ
BÀI 6 - HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN QUẢN LÝ NHÀ

I. Khái niệm đặc điểm và hình thức hợp đồng

1. Khái niệm

Hợp đồng ủy quyền quản lý nhà là sự thỏa thuận giữa các bên mà theo đó bên được ủy quyền sẽ quản lý nhà trong 1 thời hạn còn bên ủy quyền phải thanh tóan 1 khỏan tiền trừ trường hợp có thỏa thuận khác

2. Đặc điểm

- Là dạng hợp đồng song vụ ưng thuận, có hay không có đền bù
- Có sự giao nhà để quản lý mà không chuyển quyền sử dụng hay sở hữu

3. Hình thức

Phải bằng văn bản, có chứng nhận chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

II. Những nội dung cơ bản

1. Đối tượng và thời hạn (điều 121 luật nhà ở)

- Đối tượng của hợp đồng ủy quyền quản lý nhà là công việc phải làm
- Thời hạn do các bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì có thời hạn là 1 năm

2. Nghĩa vụ của các bên

Nghĩa vụ của bên ủy quyền (Điều 586 luật dân sự)

- Phải giao nhà đúng như cam kết,
- Thông báo về các quyền của người thứ 3 nếu có
- Trả tiền thù lao nếu có thỏa thuận

Nghĩa vụ của bên được ủy quyền (điều 584 luật dân sự)

- Phải thực hiện công việc đúng như cam kết
- Nếu làm hư hỏng thì phải bồi thường
- Trả lại nhà khi có yêu cầu
Bài giảng Luật Nhà ở - Bài 5 - HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP NHÀ Ở
BÀI 5 HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP NHÀ Ở

I Khái niệm đặc điểm

1 Khái niệm

Là sự thỏa thuận giữa các bên mà theo đó bên có nghĩa vụ dùng nhà của mình để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ

2 Đặc điểm pháp lý

Hợp đồng thế chấp là hợp đồng song vụ, ưng thuận và là dạng của hợp đồng bổ sung

Trong hợp đồng thế chấp không có giao nhận tài sản

II Những nội dung cơ bản

1 Đối tượng và hình thức của hợp đồng

Đối tượng

Đối tượng là nhà ở theo qui định của pháp luật được phép giao dịch

Một nhà có thể được dùng để bảo đảm nhiều nghĩa vụ nếu tổng các giá trị vào thời điểm giao kết nhỏ hơn giá trị căn nhà, trừ trường hợp có thỏan thuận khác (Điều 114 luật nhà ở)

Hình thức

Phải bằng văn bản có chứng nhận chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (khỏan 3 điều 93 luật nhà ở)

2 Nghĩa vụ các bên

Bên thế chấp (Điều 348 luật dân sự)

Phải giao những giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu nhà, phải bảo quản nhà

Phải thông báo về quyền của người thứ ba nếu có

Bên nhận thế chấp (điều 350 luật dân sự)

Phải bảo quản giấy tờ liên quan đến nhà thế chấp và trả lại khi nghĩa vụ chính đã được thực hiện

ĐẶT CỌC

Điều 358 luật dân sự qui định đặt cọc nhằm
Đảm bảo giao kết
Đảm bảo thực hiện
Đảm bảo giao kết và thực hiện
Bài giảng Luật Nhà ở - Bài 4 - HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ Ở
BÀI 4 - HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ Ở

I Khái niệm và đặc điểm

1 Khái niệm

Hợp đồng thuê nhà ở là sự thỏa thuận giữa các bên mà theo đó bên cho thuê giao nhà cho bên thuê sử dụng còn bên thuê có nghĩa vụ trả tiền

2 Đặc điểm pháp lý

Hợp đồng thuê nhà ở là hợp đồng song vụ, ưng thuận và có đền bù

Có sự chuyển giao nhà, chuyển quyền sở dụng nhưng không chuyển quyền sở hữu

II Chủ thể hình thức và thời điểm có hiệu lực hợp đồng 

1 Chủ thể

Chủ thể có thể là cá nhân tổ chức. Cá nhân có thể là người nước ngòai với điều kiện là phải cư trú tại Việt nam từ 3 tháng trở lên

2 Hình thức

Hợp đồng phải lập thành văn bản (khỏan 3 điều 93 luật nhà ở). Đối với hợp đồng có thời hạn từ 6 tháng trở lên phải có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trừ tổ chức có chức năng kinh doanh, đồng thời người cho thuê phải nộp cho UBND cấp cơ sở 1 bản sao hợp đồng.

3 Thời điểm hiệu lực của hợp đồng 

Là thời điểm công chứng hợp đồng, nếu hợp đồng không phải công chứng thì là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản  (khỏan 5 điều 93 luật nhà ở)

III Những nội dung cơ bản của hợp đồng thuê nhà ở

1 Đối tượng và giá cả

Đối tượng của hợp đồng là nhà ở theo qui định của pháp luật và thỏa mãn các điều kiện giao dịch (phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, nhà không bị tranh chấp, phải bảo đảm các điều kiện thiết yếu cho bên thuê) (điều 91 luật nhà ở)

Gía cả do các bên thỏa thuận, trong trường hợp nhà nước có qui định về khung giá thì các bên thỏa thuận trong phạm vi khung giá đó (điều 99 luật nhà ở)

2 Nghĩa vụ của các bên

A Nghĩa vụ của bên cho thuê (điều 493 luật dân sự)

Giao nhà đúng như tình trạng đã cam kết, đúng thời hạn
Phải bảo đảm nhà cho thuê ổn định không có tranh chấp
Phải sửa chữa những hư hỏng lớn, sửa chữa định kỳ 

B Nghĩa vụ của bên thuê (điều 495 luật dân sự) 

Sử dụng nhà đúng mục đích
Bảo quản nhà cho thuê, nếu làm hư hỏng tiêu hủy thì phải bồi thường
Phải sửa chữa những hư hỏng nhỏ theo tập quán
Tôn trọng qui tắc sinh họat nếu vi phạm nhiều lần thì bên cho thuê có quyền đơn phương 
Phải trả tiền đúng thời hạn

Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng (điều 103 luật nhà ở, điều 498 luật dân sự)

Bên cho thuê có quyền đơn phương trong trường hợp sau

Bên thuê không trả tiền thuê trong 3 tháng liên tiếp mà không có lý do chính đáng

Bên thuê sử dụng nhà không đúng mục đích, gây ô nhiễm môi trường, gây mất trật tự công cộng  nhiều lần (hơn 3 lần có biên bản của khu phố)

Bên thuê có quyền đơn phương trong trường hợp sau

Bên cho thuê không sửa chữa hư hỏng lớn, tăng giá thuê bất hợp lý hay không thông báo về quyền của người thứ 3

IV Thuê mua nhà ở xã hội (điều 53 luật nhà ở)