Showing posts with label Luật Biển quốc tế. Show all posts
Showing posts with label Luật Biển quốc tế. Show all posts
11/10/2015
Các vấn đề pháp lý Toà án Luật biển quốc tế và thực tiễn giải quyết các tranh chấp tại Tòa - Bài tập học kỳ môn Luật Biển quốc tế
Tranh chấp quốc tế là một vấn đề thời sự khá nóng bỏng hiện nay. Chính vì vậy, việc thiết lập và duy trì hệ thống các cơ quan tài phán quôc tế để giải quyết tranh chấp là một nhu cầu bức thiết được đặt ra trong đời sống quốc tế. Mọi tranh chấp quốc tế có thể được giải quyết thông qua những cách thức, biện pháp khác nhau và đạt được những thành tựu to lớn. Trong đó, không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của Toà án Luật biển quốc tế. Bằng những hành động thực tế của mình, Toà án Luật biển quốc tế đã có những đóng góp quan trọng trong việc củng cố, duy trì luật pháp quốc tế, tạo nên một môi trường pháp lý công bằng, bình đẳng cho các quốc gia. Để làm rõ hơn vấn đề này, sau đây em xin tìm hiểu và phân tích đề tài: “Trình bày các vấn đề pháp lý Toà án Luật biển quốc tế và thực tiễn giải quyết các tranh chấp tại Toà”.

I. Các vấn đề pháp lý về Toà án Luật biển quốc tế

1. Khái niệm Toà án Luật biển quốc tế


Toà án Luật biển quốc tế thành lập ngày 1/8/1996 theo quy định của Phụ lục VI về Quy chế của Toà án Luật biển kèm theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Trụ sở chính của Toà đặt tại Thành phố Hăm - buốc, CHLB Đức. Toà án Luật biển quốc tế là thiết chế tài phán quốc tế, được thành lập để thực hiện chức năng giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực luật biển bằng trình tự, thủ tục tư pháp, phù hợp với quy định của Công ước 1982 và quy chế của Toà. Toà án Luật biển quốc tế là một trong số cơ quan tài phán có chức năng giải quyết những loại tranh chấp nhất định thuộc lĩnh vực luật biển.
06/05/2015
Các vấn đề pháp lý liên quan đến bãi cạn và vai trò của bãi cạn trong việc xác định đường cơ sở
Bài tập học kỳ Luật Biển quốc tế.

Bãi cạn lúc nổi lúc chìm là một loại địa hình thường thấy có mặt ở thềm lục địa/biển, chìm xuống dưới mặt nước biển khi thủy triều lên cao và lộ ra rõ hơn khi thủy triều xuống thấp. Vì tính “lúc nổi lúc chìm” đặc biệt mà quy chế của bãi cạn cũng có tính đặc trưng riêng, đặc biệt trong việc xác định đường cơ sở. Bài viết dưới đây sẽ phân tích các vấn đề pháp lý liên quan đến bãi cạn, cũng như vai trò của nó trong việc xác định đường cơ sở.
18/03/2015
Phân tích quy chế pháp lí của đảo và các công trình nhân tạo theo quy định của UNCLOS 1982 - Bài tập học kỳ Luật Biển quốc tế
Với những tiến bộ của loài người, sự phát triển của khoa học công nghệ, áp lực từ việc gia tăng dân số chưa từng có và ngày càng nhiều hoạt động tăng cường của con người ở biển, thì vấn đề đảo nhân tạo dường như trở nên càng quan trọng hơn. Việc xây dựng các đảo và công trình nhân tạo liên quan tới chủ quyền quốc gia, quyền tài phán biển, phân định biên giới biển, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên biển mà nếu không được giải quyết đúng cách, có thể trở thành một điểm nóng mới trong tranh chấp và xung đột quốc tế.

Xuất phát từ nhận thức đó, em xin trình bày đề tài: “Phân tích quy chế pháp lí của đảo và các công trình nhân tạo theo quy định của UNCLOS 1982”. Do dung lượng có hạn nên em xin tập trung trình bày về quy chế pháp lí của đảo nhân tạo và các công trình nhân tạomà không đề cập tớiđảo tự nhiên.
11/11/2014
Phân tích quy chế pháp lý của đảo và các công trình nhân tạo theo UNCLOS 1982 - Bài tập học kỳ Luật Biển quốc tế
A: MỞ ĐẦU


Quy chế pháp lí của đảo và các công trình nhân tạo là nội dung quan trọng được đề cậptrong UNCLOS. Việc thống nhất tiêu chí xác định đảo, cũng như dành cho nó quy chế pháp lí rõ ràng trong UNCLOS được xem là một trong những thành công của cácquốc gia trong quá trình pháp điển hoá quy phạm của luật biển quốc tế. Cũng bởi vậy, trong bài tập cuối kỳ này em chọn đề tài: “ phân tích quy chế pháp lý của đảo và các công trình nhân tạo theo UNCLOS 1982” 
10/02/2014
Câu hỏi tham khảo Luật Biển quốc tế (phần 2)
Câu hỏi 12: Chủ quyền quốc gia trên biển giảm dần từ đất liền ra hướng biển như thế nào?

Trả lời:

Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối với Nội thủy (như trên đất liền), hoàn toàn và đầy đủ đối với Lãnh hải (trừ quyền tự do hàng hải không gây hại của tàu thuyền các nước). Tại vùng tiếp giáp, Việt Nam chỉ có thẩm quyền kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật liên quan đến hải quan, thuế khóa, nhập cư và vệ sinh dịch tễ. Tại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam có quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia với một số hoạt động nhất định, trong đó có đặc quyền thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các công trình nhân tạo,... cũng như những hoạt động khác vì mục đích kinh tế, nguồn lợi của biển. Trên Thềm lục địa Việt Namcó quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và độc quyền khai thác tài nguyên sinh vật thuộc đáy biển, khoáng sản thuộc lòng đất dưới đáy biển./.
Câu hỏi tham khảo Luật Biển quốc tế (phần 1)
Câu hỏi 1: Luật Biển quốc tế là gì? theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam có những vùng biển nào?

Trả lời:

Luật Biển quốc tế được hiểu một cách đơn giản nhất, là tổng hợp các qui phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trên thế giới liên quan đến biển.

Công ước quốc tế về Luật Biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 (sau đây gọi tắt là Công ước 1982), có hiệu lực năm 1994 và Việt Nam là thành viên của Công ước này (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã chính thức phê chuẩn ngày 23/6/1994), là một văn kiện quốc tế tổng hợp, toàn điện, bao quát những vấn đề quan trọng nhất về chế độ pháp lý của biển và đại dương thế giới, quy định những quyền và nghĩa vụ về nhiều mặt của mọi loại quốc gia (có biển, không có biển, không phân biệt chế độ kinh tế, chính trị, xã hội cũng như trình độ phát triển) đối với các vùng biển thuộc phạm vi quốc tế, cũng như những vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia.

Theo Công ước 1982, Việt Nam có quyền ở 5 vùng biển với phạm vi và chế độ pháp lý khác nhau. Đó là: Nội thủy, Lãnh hải, Vùng tiếp giáp, Vùng đặc quyền về kinh tế và Thềm lục địa. Tháng 5/1977, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ra Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Tháng 11/1982, Chính phủ ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Hai văn bản qui phạm pháp luật nói trên, mặc dù ban hành trước khi Công ước 1982 ra đời, nhưng đã phù hợp với Công ước, thể hiện được chủ trương, chính sách của Nhà nước ta sớm nắm bắt tinh thần và xu hướng trong tiến trình xây dựng Công ước từ trước đó.