Showing posts with label Luật So sánh. Show all posts
Showing posts with label Luật So sánh. Show all posts
20/04/2015
Xu hướng phát triển của án lệ trong cấu trúc nguồn luật của một số hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law
Bài tập học kỳ Luật So sánh.

Án lệ được hiểu là bản án đã tuyên hoặc sự giải thích, áp dụng pháp luật được coi như tiền lệ làm cơ sở để các thẩm phán sau đó có thể áp dụng trong các trường hợp tương tự. Ở mỗi dòng họ pháp luật nói chung và mỗi hệ thống pháp luật nói riêng, án lệ có một chỗ đứng nhất định trong cấu trúc nguồn luật. Tuy vậy, do sự biến đổi của những điều kiện kinh tế - xã hội cùng với xu thế hội nhập, vai trò của nó có sự vận động phù hợp. Sau đây, bài tiểu luận sẽ tập trung vào triển khai đề bài:  Bình luận về xu hướng phát triển của án lệ trong cấu trúc nguồn luật của một số hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law.

II. NỘI DUNG


1. Trước đây, án lệ không được coi trọng trong cấu trúc nguồn luật của các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law.
18/10/2014
Vị trí của Án lệ trong hệ thống pháp luật thuộc dòng học Civil Law - Bài tập học kỳ - Luật so sánh
A. MỞ BÀI

Án lệ trong giai đoạn trước đây không được coi trọng trong hệ thống pháp luật các nước thuộc dòng họ Civil Law. Nhưng thời gian trở lại đây, án lệ đã và đang dần khẳng định được vị trí và vai trò của mình không chỉ riêng ở hệ thống pháp luật các nước thuộc dòng họ Common Law, mà còn ở trong hệ thống pháp luật của dòng họ Civil Law. Trong bài tập lớn học kì, em chọn đề tài “Vị trí của Án lệ trong hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law” để làm rõ vấn đề này.

B. THÂN BÀI

1. Án lệ trong giai đoạn trước đây không được coi trọng trong hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law

Án lệ (Jurisprudence) được hiểu là bản án đã tuyên hoặc sự giải thích, áp dụng pháp luật được coi như tiền lệ làm cơ sở để các thẩm phán sau đó có thể áp dụng trong các trường hợp tương tự.
Khác với dòng họ Common Law, dòng họ Civil Law do chịu ảnh hưởng sâu sắc của học thuyết phân chia quyền lực nên không thừa nhận vai trò lập pháp của các cơ quan xét xử. Các luật gia lục địa châu Âu hầu như có quan điểm tương đối thống nhất rằng lập pháp là hoạt động của Nghị viện, Toà án là nơi quan áp dụng pháp luật để xét xử chứ không phải bằng hoạt động xét xử tạo ra luật. Án lệ là hình thức pháp luật không được khuyến khích phát triển và chỉ áp dụng một cách hạn chế như là hình thức khắc phục khiếm khuyết của pháp luật thành văn.
04/10/2014
Vị trí của Án lệ trong hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law - Bài tập học kì Luật So Sánh
A. MỞ BÀI

Án lệ trong giai đoạn trước đây không được coi trọng trong hệ thống pháp luật các nước thuộc dòng họ Civil Law. Nhưng thời gian trở lại đây, án lệ đã và đang dần khẳng định được vị trí và vai trò của mình không chỉ riêng ở hệ thống pháp luật các nước thuộc dòng họ Common Law, mà còn ở trong hệ thống pháp luật của dòng họ Civil Law. Trong bài tập lớn học kì, em chọn đề tài “Vị trí của Án lệ trong hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law” để làm rõ vấn đề này.
01/09/2014
Bình luận về sự thích ứng của luật Hồi giáo với xã hội hiện đại
Bài tập học kỳ Luật So sánh có đáp án.

MỞ ĐẦU


Luật Hồi giáo là một trong những hệ thống pháp luật lớn của thế giới ngày nay, nó đang điều chỉnh mối quan hệ của khoảng 1,3 tỉ tín đồ Hồi giáo. Nhiều quốc gia Hồi giáo một mặt tiếp tục khẳng định sự gắn bó với các nguyên tắc của đạo Hồi trong pháp luật của mình, mặt khác tìm cách thích nghi với pháp luật của thế giới, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Để tìm hiểu hơn về vấn đề này em đã chọn đề tài “bình luận về sự thích ứng của luật Hồi giáo với xã hội hiện đại”.
26/08/2014
Đào tạo luật của Đức và của Mỹ dưới góc độ so sánh - Bài tập học kỳ Luật So sánh - 8 điểm
A/ PHẦN MỞ ĐẦU:

Mỹ và Đức, hai nước ở hai châu lục khác nhau, một quốc gia bên châu Mỹ, một thì ở Châu Âu. Điểm chung của hai quốc gia là có nển kinh tế phát triển đứng đầu thế giới. Đề cập trên phương diện pháp luật, nước Mỹ tiêu biểu cho dòng họ Common Law, còn nước Đức thì đại diện cho dòng họ Civil Law. Hai quốc gia với hai dòng họ pháp luật khác nhau, liệu dưới góc độ so sánh thì đào tạo luật ở hai nước này có gì giống và khác nhau. Xuất phát từ đây, em xin chọn đề tài: “Đào tạo luật của Đức và của Mỹ dưới góc độ so sánh” làm đề tài nghiên cứu cho bài tập lớn học kỳ này.

B/ NỘI DUNG BÀI TẬP:

I. Điểm giống nhau trong đào tạo luật của hai quốc gia:

Một là: trong phương pháp đào tạp cả hai nước đều chú trọng đào tạo trên cả lý thuyết và thực hành luật ngay ở trường đại học, điều này giúp cho sinh viên có tư duy tốt về luật.

Hai là: ở Mỹ, Đức đều chú trọng, phân tích tư duy pháp lý cho sinh viên trong chương trình đào tạo. Bởi lẽ, khác với các ngành học và môn học khác thì luật là một môn tương đối khó nên đòi hỏi chương trình đào tạo có những nét riêng.
25/08/2014
Cơ quan bảo hiến của các nước
NGUYỄN ĐỨC LAM

Hiến pháp như đạo luật cơ bản, đạo luật tối cao của mỗi quốc gia đòi hỏi sự bảo vệ đặc biệt về mặt pháp lý nhằm bảo đảm sự tuân thủ hiến pháp, ngăn ngừa sự vi phạm hiến pháp của công dân và tổ chức cũng như của các cơ quan quyền lực nhà nước. Trên nguyên tắc, bảo vệ hiến pháp là nhiệm vụ và trách nhiệm của tất cả các cơ quan quyền lực nhà nước và các quan chức có liên quan, được thực hiện thông qua việc áp dụng những phương tiện pháp lý khác nhau trong khuôn khổ thẩm quyền của mình. 

Nhưng ở đại đa số các nước trên thế giới, vai trò đặc biệt trong việc bảo vệ hiến pháp, giám sát bảo hiến thuộc về các cơ quan bảo hiến khác nhau tuỳ theo từng nước: ở một số nước đó là các toà thẩm quyền chung với đỉnh là toà án tối cao, ở những nước khác – toà án hiến pháp, ở một số nước thứ ba – hội đồng bảo hiến…Vậy những cơ quan đó có lịch sử ra đời, phát triển ra sao? Có vai trò như thế nào? Được tổ chức theo các mô hình nào? Trong bài viết này, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin tham khảo xung quanh những nội dung trên đây.
Bình luận về đào tạo luật và nghề luật trong hai hệ thống pháp luật của Pháp và Đức
Bài tập học kỳ Luật So sánh có đáp án.

Pháp và Đức là hai quốc gia có nền dân chủ phát triển khá lâu đời và là láng giềng của nhau về mặt địa lý. Tưởng chừng như khoảng cách địa lý đó sẽ dẫn đến sự giống nhau về mô hình đào tạo luật và nghề luật, tuy nhiên thì thực tế đã cho thấy việc đào tạo luật và nghề luật ở Đức và Pháp ngoài những điểm chung giống với các quốc gia trong dòng họ pháp luật Civil Law thì lại có những nét đặc trưng riêng.

Hệ thống pháp luật của Đức và Pháp chịu ảnh hưởng khá sâu rộng của pháp luật La Mã. Các bộ luật lớn như Bộ luật dân sự Napo leon năm 1804 của Pháp, Bộ luật dân sự Đức năm 1896 đều được hình thành trên cơ sở của việc kết hợp giữa tập quán địa phương và luật La Mã. Trải qua quá trình phát triển cộng thêm với việc du nhập, tác động qua lại của các hệ thống pháp luật không thành văn thuộc dòng họ pháp luật common law đã khiến cho hệ thống pháp luật của hai quốc gia Pháp và Đức nói riêng và cả dòng họ pháp luật civil law nói chung mang tính hoàn thiện tương đối cao. Chính vì sự phát triển khá sớm của luật pháp thành văn nên ở Đức và Pháp, việc đào tạo luật và nghề luật đã bắt đầu từ khá sớm và ngày càng có xu hướng phát triển rộng. Ngay từ thế kỉ XI khi ở Châu Âu bắt đầu xuất hiện xu hướng giảng dạy pháp luật trong các trường đại học tổng hợp, trong đó trường đại học tổng hợp Bologna của Ý được biết đến như một cái nôi của giảng dạy luật đầu tiên trên toàn Châu Âu lục địa và đó là nơi quy tụ các giảng viên và học viên ở khắp Châu Âu, trong đó có các học viên của Pháp và Đức. Thừa hưởng kiến thức pháp luật cũng như các phương pháp áp dụng trong giảng dạy, những luật gia được đào tạo ở Bologna là những người đã đặt nền móng cho truyền thống pháp luật ở quốc gia của họ sau này.
Đào tạo luật ở Mỹ trong mối quan hệ so sánh với Việt Nam và những kinh nghiệm của họ cho công tác đào Luật tại Việt Nam
Bài tập học kỳ Luật So sánh có đáp án.

Đào tạo luật ở Mỹ trong mối quan hệ so sánh với Việt Nam và những kinh nghiệm của họ cho công tác đào Luật tại Việt 

Mỹ là một trong những nước hiếm hoi trên thế giới không có chương trình đại học luật (thời gian học 4 năm) nhưng lại đào tạo cao học luật (Law school) cho những người có bằng Đại học thuộc các chuyên ngành khác nhau. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng không có học viện tư pháp, nơi đào tạo chức danh tư pháp (thẩm phán, luật sư, công tố viên) như nhiều nước trên thế giới. Thế nhưng, nước Mỹ được biết đến không chỉ là cường quốc đứng đầu về kinh tế mà còn là một trong những quốc gia có nền luật pháp hàng đầu, cái nôi đào tạo ra những chính trị gia tầm cỡ không chỉ riêng ở Mỹ mà còn trên toàn thế giới. Do vậy, việc nghiên cứu về đào tạo luật của họ để học hỏi và ứng dụng vào nước ta là điều hết sức cần thiết.
Vị trí của luật thành văn trong các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Common Law - 8 điểm
Bài tập học kỳ Luật So sánh có đáp án.

MỞ ĐẦU

Common Law là dòng họ pháp luật lớn trên thế giới, có cội nguồn từ hệ thống pháp luật Anh. Sự phát triển mạnh mẽ của Common Law đòi hỏi nó phải có một nguồn luật khá đa dạng và phong phú. Một trong những đặc trưng của dòng họ Common Law là coi án lệ là nguồn luật quan trọng và phổ biến nhất, đặc điểm này để dễ dàng phân biệt với dòng họ Civil Law. Nhưng điều đó không có nghĩa là luật thành văn không được coi trọng. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu: “Vị trí của luật thành văn trong các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Common Law” để làm rõ hơn về vấn đề này.
Luật thành văn trong hệ thống common law
Bài tập học kỳ Luật So sánh có đáp án.

Lời mở đầu:

Common law là dòng họ pháp luật  cơ bản trên thế giới,có cội nguồn từ hệ thống pháp luật Anh, sau này phát triển ở Mĩ và những nước là thuộc địa của Anh, Mĩ trước đây. Đây là hệ thống pháp luật phát triển từ những tập quán (custom), hay còn được gọi là hệ thống pháp luật tập quán ( hệ thống pháp luật coi trọng tiền lệ -precedents/ judge made law)


Trên thế giới, luật thành văn vốn có lịch sử phát triển lâu đời. Luật thành văn trong  hệ thống common law ra đời khá muộn song cũng đã phát triển nhanh chóng và hiện nay đã trở thành nguồn luật quan trọng trong hệ thống pháp luật của các nước thuộc dòng họ này.
Vị trí của án lệ trong các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law
Bài tập học kỳ Luật So sánh có đáp án.

Đề bài: Vị trí của án lệ trong các HTPL thuộc dòng họ Civil Law

Án lệ trong giai đoạn trước đây không được coi trọng trong hệ thống pháp luật các nước thuộc dòng họ Civil Law. Nhưng thời gian trở lại đây, án lệ đã và đang dần khẳng định được vị trí và vai trò của mình không riêng chỉ ở hệ thống pháp luật các nước thuộc dòng họ Common Law.

1. Án lệ trong giai đoạn trước đây không được coi trọng trong hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law

Án lệ (Jurisprudence) được hiểu là bản án đã tuyên hoặc sự giải thích, áp dụng pháp luật được coi như tiền lệ làm cơ sở để các thẩm phán sau đó có thể áp dụng trong các trường hợp tương tự.
Đặc điểm nổi bật của hai hệ thống Common Law và Civil Law dưới góc độ so sánh
Bài tập học kỳ Luật So sánh có đáp án.

Nói đến sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật thế giới không thể không nhắc đến thông luật (Common law) và luật lục địa (Civil law). Đây là hai hệ thống pháp luật lớn nhất trên thế giới hiện nay còn được áp dụng và có ảnh hưởng đến hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia các châu lục (trong đó có Việt Nam). Chính vì thế việc tìm hiểu và so sánh hai hệ thống pháp luật này là rất cần thiết trong việc nghiên cứu pháp luật quốc tế nói chung và nghiên cứu pháp luật Việt Nam nói riêng.

Có nhiều cách để phân loại các họ pháp luật trên thế giới tùy vào quan điểm, tiêu chí của từng người. Tuy nhiên trong bài tiểu luận chỉ đưa ra ba yếu tố cơ bản nhất để phân loại các họ pháp luật trên thế giới: lịch sử, cấu trúc hệ thống và nguồn. Từ đó, hy vọng sẽ góp phần tạo nên cái nhìn tổng quan, khái quát nhất về đặc điểm nổi bật của hai hệ thống pháp luật: Common law và Civil law dưới góc độ so sánh. Qua đó có được cái nhìn chính xác và khách quan hơn về vị trí pháp luật Việt Nam và những vấn đề còn tồn tại để có biện pháp cụ thể, kịp thời sửa đổi và định hướng phát triển trong tương lai.
Đề bài tập lớn học kỳ Môn Luật So sánh (Tháng 8/2014) - ĐH Luật Hà Nội
1. Nguồn luật của dòng họ Civil Law và dòng họ pháp luật Xã hội chủ nghĩa dưới góc độ so sánh.

2. Vai trò của án lệ trong hệ thống nguồn luật của dòng họ Common Law.


5. Bình luận về sự thích ứng của luật Hồi giáo với xã hội hiện đại.
02/07/2014
Vai trò của án lệ trong hệ thống nguồn luật của dòng họ Common Law - Bài tập học kỳ Luật So sánh
Bài tập Luật So sánh có đáp án.

Common Law là dòng họ pháp luật lớn trên thế giới, có cội nguồn từ hệ thống pháp luật Anh. Một trong những đặc trưng của dòng họ này là coi án lệ là nguồn luật quan trọng và phổ biến nhất. Để hiểu hơn về vai trò của án lệ trong hệ thống nguồn luật của dòng họ common Law sau đây em xin được đi sâu làm sáng tỏ đề bài: “ Vai trò của án lệ trong hệ thống nguồn luật của dòng họ Common Law”.

1. Khái quát về vị trí của án lệ trong hệ thống nguồn luật của dòng họ Common Law.

Theo cách hiểu ngắn gọn nhất, “ Án lệ” là bản án đã tuyên hoặc sự giải thích, áp dụng pháp luật được coi như tiền lệ là cơ sở để các thẩm phán sau đó có thể áp dụng tương tự.  

Trong hệ thống nguồn luật của dòng họ Common Law luôn chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Anh và thừa nhận án lệ như nguồn luật chính thống, tức là thừa nhận học thuyết tiền lệ pháp. 


Học thuyết tiền lệ pháp ở các hệ thống pháp luật này đều ít, nhiều chi phối luật án lệ theo hướng: các phán quyết đã tuyên của Tòa án cấp trên nói chung có giá trị ràng buộc tòa án cấp dưới trong quá trình xét xử các vụ việc hiện tại. Học thuyết này được triển khai áp dụng trên thực tế thông qua việc xuất bản các phán quyết của Tòa án có giá trị ràng buộc để tạo điều kiện thuận lợi và tạo nguồn tài liệu có hệ thống, đáng tin cậy cho việc áp dụng thống nhất tiền lệ pháp tại các tòa án trên toàn quốc trong công tác xét xử.
27/06/2014
Tầm quan trọng của luật thành văn trong hệ thống nguồn luật của các nước thuộc dòng họ Civil law - Bài tập học kỳ Luật So sánh
A. MỞ BÀI

Hệ thống pháp luật Common Law và Civil Law là hai hệ thống pháp luật lớn và điển hình trên thế giới. Hai hệ thống này có những điểm đặc thù, tạo nên những "dòng họ" pháp luật, với những đặc trưng pháp lý riêng. Mặc dù ngày nay pháp luật ở các nước thuộc hai hệ thống này cũng có nhiều thay đổi theo hướng bổ khuyết những mặt hạn chế, tích hợp nhiều nội dung mới, nhưng về cơ bản sự thay đổi ấy vẫn không làm mất đi những đặc thù riêng, triết lý riêng, từng tạo nên "bản sắc" của hai hệ thống pháp luật này.

B. THÂN BÀI


Ở dòng họ Civil law pháp luật thành văn được coi trọng và có trình độ hệ thống hoá, pháp điển hoá cao. Vào thế kỉ XIX, sau khi các bộ luật cơ bản của Pháp lần lượt ra đời, với ảnh hưởng lớn của các bộ luật này, nhất là Bộ luật dân sự Napoleon, trường phái pháp luật thực chứng ra đời. Trường phái pháp luật thực chứng coi pháp luật thành văn hầu như là nguồn duy nhất của pháp luật, họ coi các bộ luật như là “sự hoàn hảo của lí trí”. Ngày nay không ai còn ảo tưởng về vai trò tuyệt đối của pháp luật thành văn, tuy nhiên theo tư tưởng truyền thống, pháp luật thành văn vẫn được coi là nguồn quan trọng nhất trong hệ thống các nguồn pháp luật. Nguồn pháp luật thành văn trong dòng họ Civil law bao gồm các loại văn bản sau đây:
14/06/2014
Sự khác biệt giữa vai trò của luật thành văn và án lệ ở Anh và ở Mỹ - Bài tập học kỳ Luật So sánh
Anh và Mỹ là hai đại diện tiêu biểu chho dòng họ common law, do đó hệ thống pháp luật của hai quốc gia này có những điểm chung nhất định về cấu trúc nguồn luật, thủ tụng tố tụng, chế định tiêu biểu… Song bên cạnh đó cũng có những điểm riêng khác biệt,  một trong số đó là sự khác biệt giữa vai  trò của luật thành văn và án lệ.

1. Sự khác biệt về vai trò của án lệ ở Anh và ở Mỹ

Ở cả hai hệ thống pháp luật Anh và Mỹ, án lệ đều được coi là nguồn luật cơ bản chủ yếu và quan trọng, tuy nhiên việc sử dụng và áp dụng án lệ ở hai quốc gia này lại có điểm khác biệt. 

Một bản án (hay một án lệ) gồm hai phần: một là “ratio decidendi”: cơ sở, lí do, nguyên tắc pháp lí để ra phán quyết, là phần có giá trị ràng buộc và phải được tôn trọng; hai là “obiter dictum”: phần bình luận của thẩm phán, không bắt buộc phải tuân theo. Tuy nhiên trong một số trường hợp các thẩm phán có thể không áp dụng án lệ nếu như hai vụ việc được thẩm phán chứng minh là không giống nhau; hoặc một bản án có quá nhiều cơ sở hay nguyên tắc pháp lí; hay bản án đó không phân biệt được “ratio decideendi” với “obiter dictum”.
09/05/2014
Luật thành văn và án lệ ở Anh và Mỹ - Bài tập học kỳ Luật So sánh
Hệ thống pháp luật Anh và Mỹ là hai hệ thống pháp luật lớn trên thế giới. Đây là hai hệ thống pháp luật cùng thuộc dòng họ Common law nhưng vai trò của luật thành văn và án lệ ở hai quốc gia này có những điểm khác biệt nhất định, bắt nguồn từ những nguyên nhân và được thể hiện rõ nét trong hệ thống pháp luật.

NỘI DUNG CHÍNH

I/ Nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt về vai trò của luật thành văn và án lệ ở Anh và Mỹ.


Anh và Mỹ là hai nước điển hình của dòng họ Common Law. Tuy nhiên vai trò của luật thành văn và án lệ ở Anh và Mỹ rất khác biệt. Có thể thấy rằng, luật thành văn và án lệ đều là những nguồn quan trọng của hệ thống pháp luật Anh, Mỹ. Tuy nhiên, nếu xét tổng thể thì vai trò của án lệ ở Anh nổi bật hơn ở Mỹ nhiều và vai trò của luật thành văn ở Mỹ nổi bật hơn ở Anh nhiều.
06/04/2014
Bài tập học kỳ Luật So sánh - Bình luận về đào tạo luật và nghề luật trong hai hệ thống pháp luật của Pháp và Đức.
Pháp và Đức là hai quốc gia có nền dân chủ phát triển khá lâu đời và là láng giềng của nhau về mặt địa lý. Tưởng chừng như khoảng cách địa lý đó sẽ dẫn đến sự giống nhau về mô hình đào tạo luật và nghề luật, tuy nhiên thì thực tế đã cho thấy việc đào tạo luật và nghề luật ở Đức và Pháp ngoài những điểm chung giống với các quốc gia trong dòng họ pháp luật Civil Law thì lại có những nét đặc trưng riêng.


Hệ thống pháp luật của Đức và Pháp chịu ảnh hưởng khá sâu rộng của pháp luật La Mã. Các bộ luật lớn như Bộ luật dân sự Napo leon năm 1804 của Pháp, Bộ luật dân sự Đức năm 1896 đều được hình thành trên cơ sở của việc kết hợp giữa tập quán địa phương và luật La Mã. Trải qua quá trình phát triển cộng thêm với việc du nhập, tác động qua lại của các hệ thống pháp luật không thành văn thuộc dòng họ pháp luật common law đã khiến cho hệ thống pháp luật của hai quốc gia Pháp và Đức nói riêng và cả dòng họ pháp luật civil law nói chung mang tính hoàn thiện tương đối cao. Chính vì sự phát triển khá sớm của luật pháp thành văn nên ở Đức và Pháp, việc đào tạo luật và nghề luật đã bắt đầu từ khá sớm và ngày càng có xu hướng phát triển rộng. Ngay từ thế kỉ XI khi ở Châu Âu bắt đầu xuất hiện xu hướng giảng dạy pháp luật trong các trường đại học tổng hợp, trong đó trường đại học tổng hợp Bologna của Ý được biết đến như một cái nôi của giảng dạy luật đầu tiên trên toàn Châu Âu lục địa và đó là nơi quy tụ các giảng viên và học viên ở khắp Châu Âu, trong đó có các học viên của Pháp và Đức. Thừa hưởng kiến thức pháp luật cũng như các phương pháp áp dụng trong giảng dạy, những luật gia được đào tạo ở Bologna là những người đã đặt nền móng cho truyền thống pháp luật ở quốc gia của họ sau này.
Bài tập học kỳ Luật So sánh - So sánh đào tạo nghề luật và hành nghề luật ở Pháp và Đức.
Pháp và Đức là hai quốc gia láng giềng của nhau về mặt địa lý và cùng được liệt vào các quốc gia trong dòng họ pháp luật Civil Law, do vậy pháp luật thành văn ở hai quốc gia này phát triển khá sớm. Tưởng chừng như khoảng cách địa lý đó sẽ dẫn đến việc không có sự khác nhau về mô hình đào tạo luật và hành nghề luật, tuy nhiên thì thực tế đã cho thấy việc đào tạo nghề luật và hành nghề luật ở Đức và Pháp ngoài những điểm chung giống với các quốc gia trong dòng họ pháp luật Civil Law thì lại có những nét đặc trưng riêng.

I. Vấn đề đào tạo nghề luật:

1. Giống nhau:

- Điểm giống nhau đầu tiên, đó là cả hai quốc gia đều có mô hình đào tạo nghề luật cho sinh viên sau khi đã tốt nghiệp đại học Luật..

Ở cả Đức và Pháp, muốn hành nghề luật thì nhất thiết các cử nhân luật đều phải trải qua giai đoạn đào tạo nghề luật. Thậm chí nếu có bằng tiến sĩ luật mà chưa qua giao đoạn đào tạo nghề thì cũng không thể hành nghề luật.

- Điểm giống nhau thứ hai là về điều kiện để có thể được đào tạo nghề Luật tại Pháp và Đức, đó là sinh viên đều phải có bằng cử nhân luật. Sau khi có được bằng cử nhân luật thì sinh viên mới được phép tiếp tục theo học chuyên sâu về các chuyên ngành luật. (Tại Pháp thì sinh viên sau khi ra trường, đậu tốt nghiệp sẽ được cấp bằng cử nhân Luật- bằng Maitrise en droit, còn tại Đức thì chỉ có giấy chứng chỉ chứng nhận kết thúc đào tạo đại cương thuộc giai đoạn thứ nhất-có giá trị tương đương với bằng cử nhân luật)

- Đây là giai đoạn đào tạo kiến thức chuyên môn về các nghề luật như: nghề luật sư, nghề thẩm phán, nghề công tố…