Showing posts with label Bình luận Bộ luật Hình sự. Show all posts
Showing posts with label Bình luận Bộ luật Hình sự. Show all posts
25/08/2014
Các tội phạm khác về chức vụ - Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi - (Điều 291) - Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999 - Tập 5
14. TỘI LỢI DỤNG ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CHỨC VỤ QUYỀN HẠN ĐỂ  TRỤC LỢI  
Điều 291. Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để  trục lợi  

1. Người nào trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ hoặc làm một việc không được phép làm, thì bị phạt tù từ  một năm  đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba  năm đến mười năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị từ năm mươi  triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền hoặc giá trị tài sản đã trục lợi. 
Các tội phạm khác về chức vụ - Tội làm môi giới hối lộ - (Điều 290) - Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999 - Tập 5
13. TỘI LÀM MÔI GIỚI HỐI LỘ    

Điều 290.  Tội làm môi giới hối lộ  

1. Người nào làm môi giới hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần,  thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
c) Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước; 
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm  mươi triệu đồng;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm:
a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
Các tội phạm khác về chức vụ - Tội đưa hối lộ - (Điều 289) - Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999 - Tập 5
12. TỘI ĐƯA HỐI LỘ    
Điều 289.  Tội đưa hối lộ   

1. Người nào đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần,  thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ; 
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm  mươi triệu đồng;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm:
a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
Các tội phạm khác về chức vụ - Tội đào nhiệm - (Điều 288) - Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999 - Tập 5
11. TỘI ĐÀO NHIỆM

Điều 288. Tội đào nhiệm  

1. Người nào là cán bộ, công chức mà cố ý từ bỏ nhiệm vụ công tác gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt   tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Lôi kéo người khác đào nhiệm;
b) Phạm tội trong hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai hoặc trong những trường hợp khó khăn đặc biệt  khác của xã hội;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định nhất định từ một  năm đến năm năm.
Các tội phạm khác về chức vụ - Tội vô ý làm lộ bí mật công tác; tội làm mất tài liệu bí mật công tác - (Điều 287) - Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999 - Tập 5
10. TỘI VÔ Ý LÀM LỘ BÍ MẬT CÔNG TÁC; TỘI LÀM MẤT TÀI LIỆU  BÍ MẬT CÔNG TÁC    

Điều 287.  Tội  vô ý làm lộ bí mật công tác; tội làm mất tài liệu bí  mật công tác  

1. Người nào vô ý làm lộ bí mật công tác hoặc làm mất tài liệu bí mật công tác gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 264 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt   tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ  một năm đến năm năm.

Cũng tương tự như đối với Điều 286, Điều 287 Bộ luật hình sự quy định hai tội danh độc lập. Đây cũng là vấn đề có liên quan đến kỹ thuật làm luật. Lẽ ra, nhà làm luật phải quy định hai tội phạm này ở hai điều luật khác nhau, nhưng hai tội này được quy định trong cùng một điều luật. Do đó khi bình luận, chúng tôi cũng phân tích các dấu hiệu cấu thành của từng tội để tiện theo dõi.
Các tội phạm khác về chức vụ - Tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác (Điều 286) - Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999 - Tập 5
9. TỘI CỐ Ý LÀM LỘ BÍ MẬT CÔNG TÁC; TỘI CHIẾM ĐOẠT, MUA BÁN HOẶC TIÊU HUỶ TÀI LIỆU BÍ MẬT CÔNG TÁC    

Điều 286. Tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu  bí mật công tác  

1. Người nào cố ý làm lộ bí mật công tác hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 80 và Điều 263 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt  tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một  năm đến năm năm.

Do điều luật quy định hai tội danh độc lập đều xâm phạm đến cùng một khách thể là bí mật công tác, nhưng do hành vi khách quan khác nhau. Đây cũng là vấn đề có liên quan đến kỹ thuật làm luật. Lẽ ra, nhà làm luật phải quy định hai tội phạm  này ở hai điều luật khác nhau, nhưng do kỹ thuật làm luật nên hai tội này được quy định trong cùng một điều luật. Do đó, khi bình luận, chúng tôi phân tích các dấu hiệu cấu thành của từng tội để tiện theo dõi.
Các tội phạm khác về chức vụ - Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 285) - Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999 - Tập 5
MỤC B
CÁC TỘI PHẠM KHÁC VỀ CHỨC VỤ

8. TỘI THIẾU TRÁCH NHIỆM GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG    

Điều 285.  Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng  

1. Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 144, 235 và 301 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.

3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một  năm đến năm năm.

Định nghĩa: Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng.
23/08/2014
Tội mua bán phụ nữ (Điều 119) - Bình luận khoa học Bộ Luật Hình sự năm 1999 - ĐInh Văn Quế
TỘI MUA BÁN PHỤ NỮ ( ĐIỀU 119)

Mua bán phụ nữ là hành vi coi người phụ nữ như một món hàng để trao đổi lấy tiền hoặc lợi ích vật chất khác

So với tội mua bán phụ nữ quy định tại Điều 115 Bộ luật hình sự năm 1985 về cơ bản không có gì mới, chỉ bổ sung thêm một số tình tiết là yếu tố định khung hình phạt và quy định hình phạt bổ sung ngay trong cùng một điều luật.

 A. CÁC DẤU HIỆU CỦA TỘI PHẠM 

1. Đối với người phạm tội 

Người phạm tội có thể là người mua, có thể là người bán hoặc có thể họ vừa là người mua, vừa là người bán phụ nữ. Thực tiễn xét xử trong những năm vừa qua, chúng tội thường gặp người phạm tội là người dùng mọi thủ đoạn lừa phỉnh phụ nữ để đem ra nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc) bán cho người nước ngoài làm vợ. Việc mua bán phụ nữ xảy ra ở trong nước, nếu có cũng chủ yếu là sự móc nối của những người trong các khâu của quá trình mua bán phụ nữ và cuối cùng là đưa ra nước ngoài.
Tội cố ý truyền HIV cho người khác ( Điều 118) - Bình luận khoa học bộ luật hình sự năm 1999 - Đinh Văn Quế
TỘI CỐ Ý TRUYỀN HIV CHO NGƯỜI KHÁC ( ĐIỀU 118)

Cố ý truyền HIV cho người khác là hành vi của một người không bị nhiễm HIV nhưng đã cố ý truyền HIV từ người này sang người khác.

A. CÁC DÂU HIỆU CỦA TỘI PHẠM 

Điều luật chỉ quy định người nào cố ý truyền HIV cho người khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 117 của Bộ luật hình sự thì thuộc trường hợp phạm tội quy định tại Điều 118 của Bộ luật hình sự, nhưng xem xét một cách cụ thể chúng ta thấy giữa tội lây truyền HIV cho người khác với tội truyền HIV cho người khác không chỉ khác nhau về tư cách chủ thể mà còn khác nhau ở cả hành vi phạm tội. Những điểm khác nhau đó là :
Tội lây truyền HIV cho người khác (Điều 117) - Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự - Đinh Văn Quế
TỘI LÂY TRUYỀN HIV CHO NGƯỜI KHÁC ( ĐIỀU 117 )

Lây truyền HIV cho người khác là hành vi của một người biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác dưới bất kỳ hình thức nào.
HIV theo tiếng Anh là: "Human Immunodeficiency Virus" có nghĩa là vi rút làm suy giảm miễn dịch ở người, là vi rút gây bệnh SIDA.

Còn SIDA theo tiếng Pháp là: "Syndrome Immuno Deficitaire Acquis" có nghĩa là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, viết tắt là AIDS, là căn bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong.
Bị nhiễm HIV ở giai đoạn AIDS là bệnh rất nặng có nhiều khả năng gây tử vong.
Tội dâm ô với trẻ em (Điều 116) - Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự - Đinh Văn Quế
TỘI DÂM Ô ĐỐI VỚI TRẺ EM ( ĐIỀU 116)

Dâm ô đối với trẻ em là hành vi của người đã thành niên dùng mọi thủ đoạn có tính chất dâm dục đối với người dưới 16 tuổi nhằm thoả mãn dục vọng của mình nhưng không có ý định giao cấu với nạn nhân

Đây là tội phạm được quy định theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự ngày 10-5-1997 và được quy định tại Điều 202b Bộ luật hình sự năm 1985 thuộc mục B Chương VIII ( các tội phạm xâm phạm trật tự công cộng). Tuy nhiên, việc xác định tội phạm này xâm phạm đến trận tự công cộng là không chính xác vì nếu chỉ có hành vi dâm giữa những người đã thành niên với nhau ở hững nơi công cộng thì mới xâm phạm đén trật tự công cộng, còn dâm ô đối với trẻ em thì đã xâm phạm đến một khách thể quan trọng hơn đó là sự phát triển bình thường về tình dục của trẻ em, nên coi hành vi dâm ô trẻ em là hành vi xâm phạm nhân phẩm của con người và quy định trong Chương các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự con người là hoàn toàn hợp lý.
Tội giao cấu với trẻ em ( Điều 115) - Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự - Đinh Văn Quế
TỘI GIAO CẤU VỚI TRẺ EM ( ĐIỀU 115)

Giao cấu với trẻ em là hành vi của một người đã thành niên giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi không trái với ý muốn của nạn nhân.

A. CÁC DẤU HIỆU CỦA TỘI PHẠM 

1. Về phía người phạm tội 

Người phạm tội phải là người đã thành niên, tức là người đã đủ 18 tuổi trở lên. Chủ thể của tội phạm này có thể là nữ giới, nhưng đa số là nam giới.
Việc giao cấu với người dưới 16 là hoàn toàn có sự đồng tình của hai người không bên nào ép buộc bên nào. Sự thoả thuận này có trường hợp là mối tình yêu đương giữa hai người, nhất là ở một số vùng nông thôn, tệ tảo hôn còn phổ biến, cũng có trường hợp do cuộc sống, do hoàn cảnh éo le của một số em gái chưa đủ 16 tuổi đã bán dâm cho khách làng chơi để kiếm tiền.
Tội cưỡng dâm trẻ em ( Điều 114) - Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự - Đinh Văn Quế
TỘI CƯỠNG DÂM TRẺ EM ( ĐIỀU 114)

Cưỡng dâm trẻ em là hành vi của một người dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi lệ thuộc mình hoặc đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu với mình.

A.  CÁC DẤU HIỆU CỦA TỘI PHẠM 

Tội cưỡng dâm người chưa thành niên là tội phạm được tách ra từ trường hợp phạm tội quy định tại điểm a khoản 2 Điều 113a Bộ luật hình sự năm 1985 do yêu cầu của việc đấu tranh với những hành vi lạm dụng tình dục đối với trẻ em đang xảy ra rất nghiêm trọng ở nước ta.

Về cơ bản các dấu hiệu của tội cưỡng dâm trẻ em cũng tương tự như đối với tội cưỡng dâm quy định tại Điều 113 Bộ luật hình sự, chỉ khác nhau ở chỗ nạn nhân bị cưỡng dâm ở tội này là trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dươí 16 tuổi, nếu nạn nhân dưới 13 tuổi thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em quy định tại Điều 112 Bộ luật hình sự.
Các tội phạm về tham nhũng - Tội giả mạo trong công tác (Điều 284) - Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999 - Tập 5
7. TỘI GIẢ MẠO TRONG CÔNG TÁC   

Điều 284. Tội giả mạo trong công tác   

Định nghĩa: Giả mạo trong công tác là hành vi của một người vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác, lợi dụng chức vụ, quyền hạn sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; làm, cấp giấy tờ giả; giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn. 

Tội giả mạo trong công tác là tội phạm đã được quy định tại Điều 224 Bộ luật hình sự năm 1985. 

Tội phạm này cũng là loại tội tham nhũng mà người phạm tội có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhưng không phải để chiếm đoạt, cũng không phải để nhận hối lộ hay để gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi mà người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; để làm hoặc cấp giấy tờ giả; để giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

Tội phạm này, nếu chỉ xét về hành vi khách quan thì gần giống với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, còn nếu xét về thủ đoạn thì lại gần giống với các tội phạm khác có việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nếu xét về động cơ thì gần giống với các tội có động cơ vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác.

So với Điều 224 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định về tội phạm này, thì Điều 284 Bộ luật hình sự năm 1999 có nhiều thay đổi. Tuy vẫn cấu tạo thành 4 khoản, nhưng khung hình phạt ở mỗi khoản quy định theo hướng có lợi cho người phạm tội, hình phạt cao nhất đối với tội phạm này là hai mươi năm tù (Điều 224 Bộ luật hình sự năm 1985 hình phạt cao nhất là tù chung thân); bỏ tình tiết “có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2, khoản 3 điều này”; hình phạt bổ sung quy định ngay trong điều luật.
22/08/2014
Tội cưỡng dâm ( Điều 113) - Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự - Đinh Văn Quế
TỘI CƯỠNG DÂM ( ĐIỀU 113)

Cưỡng dâm là hành vi của một người dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu với mình.

A.  CÁC DẤU HIỆU CỦA TỘI PHẠM 

1.  Về phía người phạm tội 

Nếu ở tội hiếp dâm, người thực hành chỉ có thể là nam giới còn những người khác trong một vụ án có đồng phạm có thể là nữ giới, thì ở tội cưỡng dâm người thực hành có thể bao gồm cả nữ giới. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử người phạm tội là nữ giới rất ít gặp mà chủ yếu vẫn là nam giới.

Người phạm tội cưỡng dâm dùng rất nhiều thủ đoạn khác nhau như : lừa phỉnh, mua chuộc, dụ dỗ, đe doạ hoặc bằng tình cảm, bằng tiền bạc, có khi chỉ là một lời hứa... tức là người phạm tội  không từ một thủ đoạn nào miễn là thực hiện được ý đồ giao cấu với người bị hại hoặc lợi dụng người bị hại đang ở trong tình trạng quẫn bách để họ phải miễn cưỡng giao cấu với mình.
Tội hiếp dâm trẻ em( điều 112) - Bình luận khoa học bộ Luật Hình sựu - Đinh Văn Quế
TỘI HIẾP DÂM TRẺ EM (ĐIỀU 112)

Hiếp dâm trẻ em là hành vi của một người dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn khác giao cấu với người dưới 16 tuổi.

Tội hiếp dâm trẻ em là tội phạm mới được quy định tại luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội thông qua ngày 10-5-1997, trên cơ sở tách một phần đoạn 2 khoản 1 và toàn bộ khoản 4 Điều 112 Bộ luật hình sự chưa được sửa đổi vào ngày 10-5-1997 do yêu cầu của việc đấu tranh với tệ xâm phạm tình dục của trẻ em ngày càng nghiêm trọng thành Điều 112. Bộ luật hình sự năm 1999 về cơ bản vẫn giữ lại các dấu hiệu, các tình tiết định khung hình phạt như Điều 112 Bộ luật hình sự năm 1985. Tuy nhiên, có bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn xét xử và tình hình phát triển của xã hội.
Tội hiếp dâm ( Điều 111) - Bình luận khoa học bộ Luật Hình sự - Đinh Văn Quế
TỘI HIẾP DÂM (ĐIỀU 111)

Hiếp dâm là hành vi của một người dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn khác giao cấu với người khác trái với ý muốn của họ.
Hiếp dâm là tội xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về tình dục của phụ nữ

A. CÁC DẤU HIỆU CỦA TỘI PHẠM

Hành vi khách quan:

Người phạm tội thực hiện việc hiếp dâm có thể dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn khác giao cấu với người khác trái với ý muốn của họ. 

So với Điều 112 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định về tội phạm này, thì Bộ luật hình sự năm 1999 mô tả hành vi khách quan đầy đủ và cụ thể hơn. Nếu như Điều 112 Bộ luật hình sự năm 1985 chỉ quy định: "người nào dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác" thì Điều 111 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: "người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn khác". Như vậy, so với Bộ luật hình sự năm 1985, Điều 111 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định thêm hai hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm này, nhưng không vì thế mà cho rằng tội hiếp dâm quy định tại Điều 111 Bộ luật hình sự năm 1999 đã thay đổi về chất so với tội hiếp dâm quy định tại Điều 112 Bộ luật hình sự năm 1985. Việc nhà làm luật quy định thêm hai hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm chỉ làm cho việc áp dụng dễ dàng, thuận tiện hơn, chứ không làm cho bản chất thay đổi. Tuy nhiên, về cấu tạo, Điều 111 Bộ luật hình sự năm 1999 được cấu tạo lại hợp lý hơn so với Điều 112 Bộ luật hình sự năm 1985.
Tội hành hạ người khác ( Điều 110) - Bình luận khoa học bộ Luật Hình sự - Đinh Văn Quế
TỘI HÀNH HẠ NGƯỜI KHÁC (ĐIỀU 110)

Hành hạ người khác là hành vi của một người đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình một cách có hệ thống (lặp đi lặp lại nhiều lần) gây đau đớn về thể xác và tinh thần cho người bị hành hạ.

A. CÁC DẤU HIỆU CỦA TỘI PHẠM 

1. Về phía người phạm tội 

Người phạm tội có những hành vi đối xử tàn ác đối với người lệ thuộc mình như đánh đập và những hành động bạo lực khác một cách có hệ thống được lặp đi lặp lại nhiều lần.
Thông thường, hành vi hành hạ được lặp đi lặp lại và kéo dài vài ngày, vài tuần, thậm chí hàng tháng, hàng năm. Hành vi này không chỉ gây đau đớn về thể xác mà còn gây đau khổ về tinh thần cho người bị hành hạ, nếu hành vi này có gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị hành hạ, thì cũng chỉ là thương tích nhẹ chưa tới mức bị tuy cứu về tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 104 Bộ luật hình sự .
Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác di vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính ( điều 109) - Đinh Văn Quế
TỘI VÔ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC DO VI PHẠM QUY TẮC NGHỀ NGHIỆP HOẶC QUY TẮC HÀNH CHÍNH ( ĐIỀU 109 )

Đây là tội phạm được tách từ khoản 2 Điều 110 Bộ luật hình sự năm 1985, ngoài những dấu hiệu như đối với tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác quy định tại Điều 108 Bộ luật hình sự, thì tội phạm này còn có thêm một trong hai dấu hiệu, đó là: người phạm tội do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc do vi phạm quy tắc hành chính.

 CÁC DẤU HIỆU CỦA TỘI PHẠM

Do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nếu người bị hại có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thì người phạm tội mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy căn cứ để xác định có hành vi phạm tội hay không trong trường hợp do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là tỷ lệ thương tật của người bị hại. Vì vậy, trong mọi trường hợp, các cơ quan tiến hành tố tụng phải trưng cầu giám định pháp ý đối với nạn nhân.
TỘI VÔ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC ( ĐIỀU 108 ) - BÌNH LUẬN KHOA HỌC BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 - ĐINH VĂN QUẾ
TỘI VÔ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC ( ĐIỀU 108 )   

Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi của một người do cẩu thả mà không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây ra thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của người khác có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước, hoặc tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó, nhưng cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

Tội phạm này trước đây được quy định tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1985 với tội danh là "vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại nặng cho sức khỏe của người khác" và được hướng dẫn thương tích nặng và tổn hại nặng cho sức khoẻ của người khác là gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật của nạn nhân từ 31% trở lên. Nay Bộ luật hình sự năm 1999 quy định cụ thể mức tỷ lệ thương tật là từ 31% trở lên thay cho thuật ngữ "thương tích nặng hoặc tổn hại nặng cho sức khoẻ".
Điều 108 Bộ luật hình sự năm 1999 chỉ quy định một trường hợp phạm tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và quy định thêm hình phạt bổ sung đối với tội này, còn trường hợp phạm tội do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính được quy định thành một tội danh riêng.
Trừ hậu quả, còn tất cả các dấu hiệu khác của tội phạm đều tương tự như đối với tội vô ý làm chết người quy định tại Điều 98 Bộ luật hình sự.