Showing posts with label Tin tuc. Show all posts
Showing posts with label Tin tuc. Show all posts
16/01/2015
17/09/2014
08/09/2014
Chuyên mục
Tin tuc
LỊCH MƯỢN GIÁO TRÌNH K39
Sáng thứ 5 (11/9): 3917, 3918, 3919, 3920
Chiều thứ 5 (11/9): 3903, 3904, 3907, 3908
Sáng thứ 6 (12/9): 3921, 3922, 3925, 3926
Chiều thứ 6 (12/9): 3909, 3910, 3911, 3912
Sáng thứ 2 (15/9): 3927, 3928, 3931
Chiều thứ 2 (15/9): 3901, 3902, 3913, 3914
Sáng thứ 3 (16/9): 3923, 3924, 3929, 3930
Chiều thứ 3 (16/9): 3905, 3906, 3915, 3916
Thời gian
Sáng: Từ 7h30 - 11h30
Chiều: Từ 13h30 - 17h00
Địa điểm
Phòng D102
Xem thêm: Bí quyết đạt 10 phẩy tiếng Anh tại trường ĐH Luật Hà Nội
05/09/2014
Chuyên mục
Tin tuc
1. Trình tự tuyển sinh:
- Những sinh viên muốn tham gia khóa học Luật Nhật Bản phải chọn tiếng Nhật khi đăng kí chọn học ngoại ngữ lúc làm thủ tục nhập học. Những sinh viên chọn tiếng Nhật sẽ được xếp vào lớp 20 (của khoa Luật học) và lớp 24 (của khoa Luật kinh tế)
- Số học viên của khóa học Luật Nhật Bản là 25 người. Trung tâm sẽ tiến hành tuyển chọn học viên từ số các sinh viên đăng kí học tiếng Nhật theo trình tự sau :
+ Vòng 1 : Theo dự kiến sẽ chọn ra khoảng 40~45 SV có điểm đầu vào đại học cao nhất trong số các SV đã đăng kí (không tính điểm ưu tiên).
+ Vòng 2: Chọn ra 25 SV cuối cùng dựa trên kết quả phỏng vấn và kết quả bài thi kiểm tra khả năng học tiếng Nhật. Bài thi bao gồm 01 bài nghe, 01 bài ngữ pháp và 01 bài kiểm tra chữ Hiragana của tiếng Nhật. Trong 3 bài thi chỉ có bài thi kiểm tra chữ Hiragana là bài thi tiếng Nhật, còn bài nghe và bài ngữ pháp không có liên quan đến tiếng Nhật. 40~45 SV được chọn ở vòng 1 sẽ được phát tài liệu để tự học chữ Hiragana trong 01 tuần trước khi thi.
- Kết quả tuyển sinh vòng 1 dự kiến sẽ được thông báo vào ngày 9/9 (thứ 3) trên bảng tin của Trung tâm Luật Nhật Bản và bảng tin của trường. Những sinh viên trúng tuyển vòng 1 hãy tham gia thi tuyển vòng 2 theo các chỉ dẫn được ghi trên bảng tin của Trung tâm Luật Nhật Bản. (Sinh viên phải tự xem chỉ dẫn trên bảng tin của trường hoặc của trung tâm.)
- Vòng 2 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 16/9 (thứ 3) và phỏng vấn vào ngày 18/9 (thứ 5). Kết quả tuyển sinh dự kiến sẽ được thông báo ngày 19/9 (thứ 6).
- Những sinh viên không trúng tuyển ( vòng 1 và vòng 2) sẽ học ngoại ngữ theo nguyện vọng 2 đã đăng kí khi làm thủ tục nhập học.
- Để vào học tại khóa học Luật Nhật Bản, sinh viên không nhất thiết phải có kinh nghiệm học tiếng Nhật.
- Những sinh viên không tham gia thi tuyển theo đúng trình tự trên đây dù với bất cứ lí do nào cũng không được phép vào học tại khóa học Luật Nhật Bản.
2. Về việc học tại khóa học Luật Nhật Bản
- Tại khóa học Luật Nhật Bản, trong vòng 4 năm học- từ năm thứ 1 đến năm 4, sinh viên ngoài việc phải theo học các môn học tại trường Đại học Luật Hà Nội còn phải học thêm 1 tuần khoảng 10 tiếng tiếng Nhật.
- Học phí của khóa học Luật Nhật Bản được miễn phí hoàn toàn nhưng sinh viên phải tự trả tiền tài liệu và giáo trình.
- Vào cuối mỗi năm học, những sinh viên có điểm thành tích không đạt yêu cầu sẽ bị buộc thôi học tại khóa học Luật Nhật Bản.
- Sinh viên không được phép thôi học tại Trung tâm Luật Nhật Bản và chuyển sang học ngoại ngữ khác khi năm học chưa kết thúc. Vì vậy, các bạn hãy suy nghĩ thật kĩ trước khi quyết định học.
Nếu có thắc mắc liên lạc theo số điện thoại của Trung tâm (01288228634) hoặc đến trực tiếp văn phòng của Trung tâm tại phòng 601, nhà A.
Trung tâm đào tạo và nghiên cứu Luật Nhật Bản
Ngày 7 tháng 8 năm 2014
Chuyên mục
Tin tuc
Ngày 25/8/2014, Đoàn trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi “Đại học Luật trong tim tôi – HLU in my heart”. Buổi lễ đã thu hút sự tham gia, hưởng ứng của đông đảo sinh viên trong toàn trường.
Tại Lễ phát động, các bạn sinh viên không chỉ được phổ biến những thông tin cần thiết về cuộc thi mà còn được xem những bức ảnh tư liệu quý giá, những tác phẩm văn học với tác giả là các thế hệ giảng viên, sinh viên của Trường Đại học Luật Hà Nội.
Chuyên mục
Tin tuc
BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐH LUẬT HN
Số: 2179/TB-ĐHLHN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà
Nội, ngày 03 tháng 9 năm 2014
|
THÔNG BÁO
V/v học cải thiện điểm đối với sinh viên các khoá hệ đại học chính quy
Ngày 21 tháng 8 năm 2014, Hiệu
trưởng đã ký Quyết định số 2098/QĐ-ĐHLHN ban hành Quy chế đào tạo đại học hệ
chính quy theo hệ thống tín chỉ của Trường Đại học Luật Hà Nội (gọi tắt là Quy
chế 2098). Theo đó, Quy chế 2098 có hiệu lực thi hành kể từ năm học 2014-2015
và được áp dụng đối với sinh viên hệ đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ tại
Trường Đại học Luật Hà Nội.
Khoản 3, Điều 11 của Quy
chế 2098 quy định: “…sinh viên được quyền đăng ký học lại đối với các học phần
bị điểm D hoặc học đổi sang học phần khác để cải thiện điểm trung bình chung
tích lũy”. Để thực hiện việc đăng ký học cải thiện điểm của sinh viên các khóa
hệ đại học chính quy, Phòng Đào tạo hướng dẫn như sau:
1. Việc học cải thiện điểm được áp dụng thực hiện từ năm
học 2014-2015 đối với sinh viên các khoá hệ đại học chính quy theo hệ thống tín
chỉ của Trường Đại học Luật Hà Nội;
2. Sinh viên đăng ký học cải thiện điểm theo kế hoạch
đăng ký chung của các học phần do Trường công bố trước mỗi học kỳ;
3. Số tín chỉ học cải thiện điểm được tính trong tổng số
tín chỉ tối đa được phép học trong một học kỳ;
4. Hiện tại, học phí được áp dụng theo quy định chung và
thu đồng thời với học phí học chính khoá. Khi Trường có kế hoạch sắp xếp học kỳ
phụ hoặc học ngoài giờ hành chính để cải thiện điểm, mức học phí sẽ được xác định
cụ thể dành riêng cho học cải thiện điểm;
5. Sinh viên đăng ký học cải thiện điểm làm đơn theo mẫu
(được đăng trên website của Trường) nộp trực tiếp cho Thầy/Cô phụ trách khoá tại
Phòng Đào tạo.
Trên đây là một số vấn đề cần lưu ý đối với sinh viên các khoá hệ đại học
chính quy về đăng ký học cải thiện điểm. Những vấn đề chưa rõ, sinh viên cần gặp
các Thầy/Cô cố vấn học tập hoặc cán bộ quản lý khoá của các khoa, Phòng Đào tạo,
Phòng Công tác sinh viên để được giải thích kịp thời./.
Nơi
nhận:
- Hiệu trưởng (để b/c);
- PHT phụ trách ĐT (để biết);
- Website Trường;
- Các khoa QLSV, P.CTSV, Trung tâm và BM thuộc trường;
- Lưu: VT, PĐT.
|
TL.HIỆU TRƯỞNG
KT.TRƯỞNG PHÒNG ĐÀO TẠO
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
(đã
ký)
TS. Lê Đình Nghị
|
04/09/2014
03/09/2014
Chuyên mục
Tin tuc
Tổng hợp giáo trình, bài giảng, các môn học, hướng dẫn cách trình bày bài tập, trả lời thắc mắc về việc học tập tại trường ĐH Luật Hà Nội dành cho sinh viên năm nhất.
GROUP K40 (2015 - 2019) ĐH LUẬT HÀ NỘI
Nếu các em có bất cứ câu hỏi nào, hãy comment ở bên dưới nhé!
A.
Tài liệu các môn học trong năm nhất:- Môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Giáo trình:
- Bài giảng
- Bài tập cá nhân:
- Bài tập nhóm:
- Phân tích 3 tình huống trong thực tế để làm rõ tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay
- Tiền công của người lao động trong một số doanh nghiệp ở Việt Nam
- Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên
- Khảo sát sự biến động giá cả của 3 mặt hàng khác nhau trên thị trường và giải pháp áp dụng bình ổn giá
- Bài tập học kỳ
- Thực trạng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất của Việt Nam trước và sau đổi mới
- Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước và các cơ quan nhà nước ở trung ương
- Vận dụng lý luận địa tô của C.Mác trong việc quản lý đất đai ở Việt Nam hiện nay
- Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
- Lí luận về hàng hóa sức lao động của C. Mác với thị trường sức lao động (thị trường lao động) ở Việt Nam hiện nay
- Thực trạng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất của Việt Nam trước và sau Đổi mới - 8 điểm - bài 2
- Đề thi các năm trước
- Đề cương ôn tập
- Môn Lý luận Nhà nước và pháp luật.
- Giáo trình
- Bài giảng
- Bài tập cá nhân
- Bài tập nhóm
- Vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội ở Việt Nam hiện nay
- Nhà nước tư sản và nhà nước phong kiến
- Quy luật thay thế các kiểu nhà nước
- Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa
- Bài tập học kỳ
- Vai trò của pháp luật đối với việc phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay
- Nguyên tắc dân chủ trong hoạt động xây dựng pháp luật
- Nguyên tắc dân chủ trong hoạt động xây dựng pháp luật - Bài 2
- Ảnh hưởng của ý thức pháp luật đối với việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay
- Tình trạng vi phạm pháp luật của thanh niên Việt Nam hiện nay
- Các yếu tố ảnh hưởng đến nội dung của pháp luật Việt Nam
- Nguyên nhân vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay
- Đề thi các năm trước (thi vấn đáp)
- Đề cương ôn tập
- Bài nghiên cứu
- Môn Luật Hiến pháp
- Giáo trình
- Bài giảng
- Bài tập cá nhân
- Bài tập nhóm
- Chính sách của nhà nước đối với thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân
- Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong việc bầu cử hội đồng nhân dân
- Tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân theo pháp luật hiện hành
- Bài tập học kỳ
- Hội đồng nhân dân
- Tổ chức và hoạt động của Quốc hội – thực trạng và giải pháp
- Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan nhà nước ở trung ương
- Vị trí, vai trò của Quốc hội và mối quan hệ giữa Quốc hội với các cơ quan nhà nước ở trung ương
- Thực trạng hoạt động của Đại biểu Quốc hội
- Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng cấp
- Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Đề thi các năm trước
- Đề cương ôn tập
B.
Các thắc mắc về việc đăng ký học các môn Ngoại ngữ- Em nên đăng ký học ngoại ngữ nào trong các tiếng Anh, Pháp, Trung, Nga, Nhật, Đức? Học ngoại ngữ nào thì dễ đạt điểm cao ở trường ĐH Luật Hà Nội?
- Trả lời: Với các môn ngoại ngữ, các em sẽ học theo tín chỉ (môn ngoại ngữ tương đương 7 tín chỉ) và thi kết thúc học phần như các môn học luật khác. Các sinh viên khóa trước thường truyền đạt lại rằng tiếng Nga và tiếng Trung là 2 môn đạt điểm cao. Tuy nhiên các em nên nhớ rằng việc có thể đạt điểm cao 2 ngoại ngữ này hay không nhiều khi cũng do may rủi, học tài thi phận, có khóa được học dễ, có khóa học khó. Vẫn có nhiều bạn sinh viên theo học 2 ngoại ngữ này đạt 7 phẩy hoặc thậm chí là trượt. Duy chỉ có môn tiếng Anh là các em có thể lựa chọn học tại trường hoặc học ở ngoài rồi về trường thi. Các em hoàn toàn có thể học để chắc chắn đạt >570 TOEIC (tương đương 10 phẩy cho 7 tín chỉ tiếng Anh) rồi mới về trường thi. Hãy nhớ rằng 10 phẩy cho 7 tín chỉ tiếng Anh có tác động rất lớn đến điểm phẩy xét học bổng và xếp loại tốt nghiệp đại học của các em sau này. Hơn nữa, xét về lợi ích lâu dài thì tiếng Anh có ưu thế hơn. Trước sau gì các em cũng phải học tiếng Anh nếu muốn có một cơ hội thực tập hoặc làm việc tốt trong tương lai.
- Khi nào thì em phải đăng ký học ngoại ngữ?
- Trả lời: Các em sẽ đăng kí môn ngoại ngữ mà mình muốn học ngay trong kì đầu tiên của năm nhất. Còn về thời gian học, với các thứ tiếng khác, các em sẽ phải đợi lịch học của nhà trường và đăng ký vào các kỳ sau. Còn riêng với tiếng Anh các em không bắt buộc phải thi tiếng Anh ngay trong năm đầu mà có thể thi bất cứ lúc nào trong 4 năm học, miễn là các em phải hoàn thiện điểm ngoại ngữ trước khi ra trường. Với các bạn thi vào trường khối D, với lợi thế ngoại ngữ tiếng Anh có sẵn, các em nên dành thời gian học tập hoăc ôn tập thêm rồi thi ngay. Còn các bạn khối A hoặc C các em cũng nên bắt tay ngay vào học và chuẩn bị cho kì thi càng sớm càng tốt. Việc hoàn thành chứng chỉ ngoại ngữ sớm mang lại cho các em rất nhiều cơ hội học bổng. Bên cạnh đó, các cơ hội làm thêm, thực tâp cũng sẽ nhiều và “chất lượng” hơn nếu các em có tiếng Anh. Không nên trì hoãn việc học ngoại ngữ vì sẽ có tương đối nhiều cơ hội hay ho bất chợt đến với các em trong năm 3 và năm 4.
Tham khảo thêm:
- Bí quyết đạt 10 phẩy tiếng Anh tại ĐH Luật Hà Nội
- Những thắc mắc phổ biến của sinh viên ĐH Luật về việc học tiếng Anh
- Những điều cần biết về kì thi phân loại TOEIC tại ĐH Luật Hà Nội
30/08/2014
29/08/2014
Chuyên mục
Tin tuc
THÔNG BÁO VỀ VIỆC NHẬP HỌC CỦA SINH VIÊN KHÓA 39
HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY (2014 - 2018)
I. Việc phân lớp
Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức tiếp nhận thí sinh trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2014 (khoá 39) từ ngày 04 đến hết ngày 07 tháng 9 năm 2014.
Sinh viên đủ điều kiện nhập học được phân về 31 lớp (từ lớp 3901 đến lớp 3931), cụ thể:
+ Sinh viên ngành Luật được phân về các lớp từ 3901 đến 3922;
+ Sinh viên ngành Luật kinh tế được phân về các lớp từ 3923 đến 3928.
+ Sinh viên ngành Luật thương mại quốc tế được phân về các lớp 3929, 3930;
+ Sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh được phân vào lớp 3931.
23/08/2014
16/08/2014
14/08/2014
25/06/2014
Chuyên mục
Tin tuc
DANH SÁCH SINH VIÊN K35
CHƯA ĐỦ ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP ĐỢT 2
DANH SÁCH SINH VIÊN K35
ĐỦ ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP ĐỢT 2
Subscribe to:
Posts (Atom)