Showing posts with label Pháp luật quốc tế về quyền con người. Show all posts
Showing posts with label Pháp luật quốc tế về quyền con người. Show all posts
11/11/2014
Hội đồng nhân quyền liên hợp quốc và vai trò trong việc bảo đảm và thúc đẩy quyền cơ bản của con người - Bài tập học kỳ Luật quốc tế về quyền con người
I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC

1: Bối cảnh và tiến trình thành lập


Hội đồng nhân quyền của Liên hợp quốc (UN Human Rights Council - HRC) là cơ quan mới được thành lập theo Nghị quyết số 60/251 ngày 3/4/2006 của ĐHĐ để thay thế cho Ủy ban quyền con người (CHR). Trong Hội nghị thượng định thế giới tổ chức vào tháng 9 năm 2005, ý tưởng về việc thành lập HRC được đa số các quốc gia tán thành. Các khía cạnh về tính chất và cấu trúc của HRC sau đó được đưa ra thảo luận thêm ở ĐHĐ trong suốt 5 tháng. Cuối cùng, dự thảo nghị quyết về việc thành lập HRC được công bố vào tháng 3 năm 2006 và được thông qua bởi ĐHĐ vào ngày 3/4/2006, với 170 phiếu thuận, bốn phiếu chống (Israel, Quần đảo Marshall, Palau, Hoa Kỳ) và ba phiếu trắng (Belarus, Iran, Venezuela). 
09/09/2014
Bình luận về những điểm tích cực và hạn chế của cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát UPR của Liên hợp quốc
Bài tập nhóm Pháp luật về quyền con người có đáp án.

LỜI MỞ ĐẦU

Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trước hết là trách nhiệm, nghĩa vụ của các nhà nước, song cũng là quyền và trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân. Cùng với việc xác định các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các chủ thể thì việc thiết lập các cơ chế cho việc thực thi các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ đó là rất cần thiết nhằm bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người có hiệu quả nhất. Một trong những cơ chế đó là “cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát” gọi tắt là UPR” của LHQ. Nhằm mục đích để hiểu rõ hơn về cơ chế này nhóm đã chọn đề tài: “Bình luận về những điểm tích cực và hạn chế của cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát UPR của Liên hợp quốc. Lý giải những nguyên nhân và đưa ra phương hướng giải quyết”
06/05/2014
Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người - Khoa Luật trường ĐH Quốc gia
Pháp luật Việt Nam và việc bảo đảm quyền con người
Khi lựa chọn định hướng phát triển theo xu hướng tiến bộ, các quốc gia đều cố gắng phấn đấu vì hạnh phúc của con người, vì thế bảo vệ các quyền của con người là một tất yếu khách quan. Ở Việt Nam, nhất quán với nguyên tắc tất cả vì tự do và hạnh phúc nhân dân, Ðảng và Nhà nước ta vừa không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo tiền đề pháp lý bảo đảm quyền con người, vừa luôn xây dựng các chính sách cụ thể để từng bước cải thiện, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.


Về mặt pháp lý, lần đầu tiên khái niệm "quyền con người" được đề cập tại Ðiều 50 Hiến pháp nước CHXHCN năm 1992. Nhưng các quyền cơ bản của con người đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong bản Tuyên ngôn Ðộc lập, sớm hơn ba năm so với Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền được Ðại hội đồng LHQ thông qua ngày 10-12-1948. Xa hơn nữa, cách đây 94 năm, các quyền cơ bản của các dân tộc ở Ðông Dương đã được Hồ Chí Minh thay mặt Hội những người An Nam yêu nước đưa ra trong Yêu sách của nhân dân An Nam gửi Hội nghị hòa bình Versailles năm 1919. Trong đó, Người kêu gọi Chính phủ Pháp cải cách pháp lý ở Ðông Dương để cho người bản xứ được quyền hưởng các bảo đảm về pháp luật như người Âu châu; tự do báo chí và tự do ngôn luận; tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương; tự do học tập; thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật; đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra,...
Bài tập nhóm Quyền con người - Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay - 8 điểm
A - ĐẶT VẤN ĐỀ

Khi lựa chọn định hướng phát triển theo xu hướng tiến bộ, các quốc gia đều cố gắng phấn đấu vì hạnh phúc của con người, vì thế bảo vệ các quyền của con người là một yếu tố khách quan. Ở Việt Nam, quyền con người gắn với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người thoát ra khỏi xiềng xích nô lệ vì vậy nhất quán với nguyên tắc là nhà nước của dân, do dân, vì dân Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện bộ hệ thống pháp luật tạo tiền đề pháp lý bảo đảm quyền con người, trong đó pháp luật có vai trò rất lớn trong việc bảo đảm và thực hiện quyền con người ở nước ta.


Em xin chọn đề tài: “Phân tích vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay?” để làm rõ thêm vấn đề trên.
08/02/2014
Bài tập học kỳ Quyền con người - Pháp luật quốc tế về quyền phụ nữ
1. QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐỂ PHÙ HỢP VỚI QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ

Vấn đề đấu tranh cho quyền của phụ nữ đã có từ rất lâu (khoảng thế kỷ XVIII) nhưng quyển của phụ nữ chỉ được chính thức đề cập trong luật quốc tế từ khi Liên Hợp Quốc ra đời. Hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1945 khẳng định ngay trong lời nói đầu về “…bình đẳng về quyền giữa phụ nữa và đàn ông…” Kể từ đây, quyền của người phụ nữa đã được ghi nhận trong rất nhiều những tuyên ngôn, công ước quốc tế.Trong đó có thể kể đến “Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người” năm 1948 đã xác lập nguyên tắc nền tảng bảo vệ cho quyền phụ nữ tại điều 1 và điều 2 khi khẳng định: “Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền, đều được tạo hoá ban cho lý trí và lương tâm, và cần phải đối xử với nhau bằng tình anh em”.Tiếp theo Tuyên ngôn này, hàng loạt các tuyên bố khác và điều ước quốc tế đã được Liên Hợp Quốc thông qua nhằm bảo vệ quyền của phụ nữ mà nổi bật công ước CEDAW về xóa bỏ mội hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ. Có thể nói CEDAW là văn kiện quan trọng và toàn diện nhất về quyền bình đẳng của phụ nữ. Tinh thần của Công ước được xây dựng trên cơ sở các mục tiêu của Liên hợp quốc nhằm bảo đảm nhân cách, phẩm giá và các quyền cơ bản của con người cũng như quyền bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới.