Showing posts with label Luật Tố tụng Lao động. Show all posts
Showing posts with label Luật Tố tụng Lao động. Show all posts
21/08/2014
Cơ sở lý luận của tố tụng lao động
Tố tụng lao động (TTLĐ) được hiểu là “trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động (TCLĐ) tại cơ quan tài phán theo quy định của pháp luật”[1]. Theo cách hiểu này, trọng tài lao động (TTLĐ) bao gồm hai loại: (1) tố tụng trọng tài; và (2) tố tụng tại toà án.

Tố tụng TTLĐ bao gồm các bước: thụ lý vụ việc; xác minh, thu thập chứng cứ; hoà giải; ra quyết định giải quyết TCLĐ (phán quyết trọng tài).

Tố tụng tại toà án bao gồm các bước: thụ lý vụ án; xác minh, thu thập chứng cứ; hoà giải trước phiên toà; xét xử tại phiên toà; các thủ tục sau phiên toà. Cấp xét xử sơ thẩm nhìn chung phải qua hầu hết các thủ tục trên, trừ trường hợp có căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án hoặc các đương sự hoà giải được với nhau. Tại cấp xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, tuỳ theo quy định của pháp luật và sự cần thiết mà phải thực hiện tất cả hoặc một số bước trong trình tự trên.

Ở Việt Nam, TTLĐ được quy định tại Bộ luật Lao động (BLLĐ). Theo BLLĐ năm 1994 (sửa đổi năm 2002), tính chất “tố tụng” của TTLĐ mặc dù được thể hiện trong các quy định của BLLĐ (ở chỗ Hội đồng TTLĐ có quyền ra quyết định về vụ tranh chấp trong trường hợp hoà giải không thành), tuy nhiên, tính chất này khá mờ nhạt và hiệu quả không cao. Điều này thể hiện ở chỗ: TTLĐ chỉ sử dụng trong việc giải quyết TCLĐ tập thể (không sử dụng trong việc giải quyết TCLĐ cá nhân); phán quyết TTLĐ không có giá trị chung thẩm (sau khi có phán quyết trọng tài, nếu không đồng ý với quyết định của Hội đồng TTLĐ các bên vẫn có thể khởi kiện ra Toà án yêu cầu giải quyết lại nội dung vụ TCLĐ từ đầu); thủ tục TTLĐ nhìn chung không được áp dụng trên thực tế, mặc dù TCLĐ và đình công xảy ra ngày càng nhiều và phức tạp…