Showing posts with label Bài tập cá nhân. Show all posts
Showing posts with label Bài tập cá nhân. Show all posts
17/11/2015
Đề bài tập cá nhân tuần 1 môn Lý luận Nhà nước và pháp luật - K40 ĐH Luật Hà Nội
BÀI TẬP MÔN LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Dành cho K40 ĐH LUẬT HÀ NỘI
I. BÀI TẬP CÁ NHÂN TUẦN SỐ 1
(Sinh viên làm bài tập tại lớp, trong giờ thảo luận tuần 5, không được sử dụng tài liệu để làm bài)
1. Phân tích định nghĩa nhà nước.
2. Phân tích các đặc trưng của nhà nước.
3. Phân biệt nhà nước với các tổ chức xã hội khác.
4. Phân tích các quan điểm phi Macxit về nguồn gốc của nhà nước.
5. Phân tích nguyên nhân xuất hiện nhà nước theo quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lênin.
6. Phân tích khái niệm kiểu nhà nước theo quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lênin.
7. Phân tích sự thay thế kiểu nhà nước theo quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lênin.
8. Phân tích tính giai cấp của nhà nước.
9. Phân tích tính xã hội của nhà nước.
10. Chức năng của nhà nước: khái niệm, phân loại, hình thức thực hiện, phương pháp thực hiện.
11. Phân tích khái niệm bộ máy nhà nước.
12. Phân tích khái niệm cơ quan nhà nước, phân loại cơ quan nhà nước, cho ví dụ.
13. Phân biệt cơ quan nhà nước với cơ quan của tổ chức phi nhà nước.
14. Phân tích nguyên tắc phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản. 
15. Phân tích những điểm tiến bộ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản so với bộ máy nhà nước phong kiến.
16. Phân tích đặc điểm của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
17. Phân tích nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của đảng cộng sản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
18. Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
19. Phân tích nguyên tắc pháp chế trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
20. Phân tích khái niệm hình thức chính thể, cho ví dụ về từng loại chính thể.
21. Phân tích khái niệm hình thức cấu trúc nhà nước, cho ví dụ.
22. Phân biệt nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang.
23. Phân tích khái niệm chế độ chính trị của nhà nước.
24. Phân tích đặc trưng của chính thể quân chủ đại nghị trong nhà nước tư sản, cho ví dụ.
25. Phân tích đặc trưng của chính thể cộng hoà đại nghị trong nhà nước tư sản, cho ví dụ.
26. Phân tích đặc trưng của chính thể cộng hoà tổng thống trong nhà nước tư sản, cho ví dụ.
27. Phân tích đặc trưng của chính thể cộng hoà lưỡng tính (hỗn hợp) trong nhà nước tư sản, cho ví dụ.
28. So sánh chính thể quân chủ đại nghị với chính thể cộng hòa đại nghị.
29. So sánh chính thể cộng hòa đại nghị với chính thể cộng hòa tổng thống.
30. Xác định hình thức của Nhà nước Việt Nam hiện nay.
13/03/2015
Tổng hợp bài tập Công pháp quốc tế có đáp án

Lưu ý: Đây là danh sách tổng hợp tất cả bài tập Công pháp quốc tế có đáp án để các bạn tham khảo. Khi yêu cầu download, các bạn chỉ có thể yêu cầu download từng bài lẻ và tối đa 2 bài cho mỗi lần download. Các yêu cầu download tất cả các bài được tổng hợp trong danh sách này, admin xin phép sẽ không hồi đáp nhé!

***

1. Giáo trình, tài liệu, bài giảng Công pháp quốc tế.

Bài giảng Công pháp quốc tế

Đề cương môn Công pháp Quốc tế – ĐH Luật HN – t82012

***

2. Bài tập cá nhân Công pháp quốc tế có đáp án.

Cơ sở pháp lý cần thiết đảm bảo tính hợp pháp của Nghị quyết do Hội đồng bảo an thông qua

Xâm phạm chủ quyền quốc gia và vi phạm nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế

Thỏa thuận qua hình thức trao đổi văn bản giữa hai quốc gia có phải điều ước quốc tế - Bài tập cá nhân Công pháp quốc tế

Hành vi xâm phạm thềm lục địa của quốc gia ven biển - Bài tập cá nhân Công pháp quốc tế

Hiệp ước hợp tác chống khủng bố - Bài tập cá nhân Công pháp quốc tế

Phân tích nội dung và ngoại lệ của một trong bảy nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế - Bài tập cá nhân công pháp quốc tế

Bài tập cá nhân Công pháp quốc tế - Bình luận về các hành vi do quốc gia Tunyza và Bravia

Bài tập cá nhân Công pháp quốc tế - Hiệp định phân định vùng đánh bắt cá và khai thác hoạt động du lịch trên sông biến giới Maiki

Bài tập cá nhân Công pháp Quốc tế – Điều ước quốc tế

Bài tập cá nhân Công pháp Quốc tế – Tòa án công lý quốc tế

Bài tập cá nhân 1 Công pháp Quốc tế - Điều ước quốc tế - Thỏa thuận về biên giới lãnh thổ

***

3. Bài tập nhóm Công pháp quốc tế có đáp án.

Phân tích việc áp dụng nguyên tắc một quốc tịch trong pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam

Quyền năng của tổ chức quốc tế liên chính phủ là quyền năng phái sinh và hạn chế - Bài tập nhóm Công pháp quốc tế

Hoạt động áp dụng các biện pháp trừng phạt vũ trang của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc - Bài tập nhóm Công pháp quốc tế

Hoạt động áp dụng các biện pháp trừng phạt vũ trang của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc - Bài tập nhóm Công pháp quốc tế

Sự tương thích giũa các quy định về cách xác định và quy chế pháp lý các vùng biển thuộc chủ quyền trong pháp luật Vệt Nam và quy định cuông ước luật biển năm 1982 - Bài tập nhóm Công pháp quốc tế - Khoa Luật ĐH Mở

Bài tập nhóm Công pháp quốc tế - Hợp tác kinh tế thương mại ASEAN

***

4. Bài tập học kì Công pháp quốc tế có đáp án.

Tác động của Luật quốc tế tới quá trình hoàn thiện các văn bản luật của Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em

Thực tiễn hợp tác song phương về dẫn độ tội phạm giữa Việt Nam và một số quốc gia - Bài tập học kỳ Công pháp quốc tế

Tác động của Luật quốc tế tới quá trình hoàn thiện các văn bản luật của Việt Nam trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm

Cá nhân có thể tham gia vào một số quan hệ pháp luật quốc tế nhất định nhưng không vì thế mà thực thể này trở thành chủ thể của Luật quốc tế

Hành vi sử dụng lực lượng vũ trang của Limon có phù hợp với pháp luật quốc tế không - Bài tập cá nhân Công pháp quốc tế

Tác động của Luật quốc tế tới quá trình hoàn thiện các văn bản luật của Việt Nam trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm - 8 điểm

Vai trò của tập quán quốc tế trong việc điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia - Bài tập học kỳ Công pháp quốc tế

Bài tập học kì Công pháp quốc tế - Phương thức thụ đắc lãnh thổ do chiếm hữu

Phân tích và đánh giá thực tiễn thực hiện nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế

Điều 14 Công ước Viên năm 1969 - Bài tập Công pháp quốc tế

Phân tích sự tham gia và vai trò của Việt Nam trong một số khuôn khổ hợp tác khu vực và liên khu vực

Phân tích sự tham gia và vai trò của Việt Nam trong một số khuôn khổ hợp tác khu vực và liên khu vực - Bài tập học kì Công pháp quốc tế

Chứng minh rằng trong cách xác định và quy chế pháp lý của một vùng biển theo quy định của công ước Luật Biển 1982 luôn thể hiện sự dung hòa về lợi ích giữa các quốc gia - Bài tập học kỳ Công pháp quốc tế

Các nguyên tắc được áp dụng trong phân định biên giới trên bộ giữa Việt Nam với các nước - Bài tập học kỳ Công pháp quốc tế

Nguyên tắc được áp dụng trong phân định biên giới trên bộ giữa Việt Nam với các nước - Bài tập học kỳ Công pháp quốc tế

Bài tập học kỳ Công pháp quốc tế - Chủ thể luật quốc tế

Chủ thể của Luật Quốc tế còn có cá nhân, các công ty xuyên quốc gia, tổ chức phi chính phủ

Phân tích nội dung hợp tác và vai trò của Việt Nam trong một khuôn khổ hợp tác mang tính liên khu vực (APEC)

Phân tích nội dung hợp tác kinh tế – thương mại của ASEAN trong giai đoạn hiện nay và sự tham gia của Việt Nam

Bài tập học kỳ Công pháp Quốc tế – Trong thực tiễn, cá nhân có thể tham gia vào một số quan hệ pháp luật quốc tế nhất định nhưng không vì thế mà thực thể này trở thành chủ thể của Luật quốc tế

Đề bài tập học kỳ Công pháp quốc tế 11/2012

***

5. Đề thi, đề cương ôn tập Công pháp quốc tế.

Bộ câu hỏi đề thi vấn đáp - Công pháp quốc tế

Tổng hợp câu hỏi vấn đáp Công pháp quốc tế - Kì 2 năm học 2013 - 2014 ĐH Luật Hà Nội

Đề cương 37 câu hỏi ôn thi vấn đáp Công pháp quốc tế - có đáp án

Tổng hợp đề thi vấn đáp Công pháp quốc tế - K31 - K34

Đề cương ôn tập Công pháp Quốc tế – Bài 1 Lý luận chung về Luật Quốc tế

***

6. Bài nghiên cứu / Tài liệu tham khảo môn Công pháp quốc tế

CÁ NHÂN – CHỦ THỂ CỦA LUẬT QUỐC TẾ? - Bài nghiên cứu Luật - Công pháp quốc tế

Tổng quan về ASEAN - Tài liệu môn Công Pháp Quốc Tế

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ BIỂN: NHÌN TỪ THỰC TIỄN MỘT SỐ VỤ VI PHẠM CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN NĂM 1982 TRONG VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM

Vấn đề xác lập chủ quyền lãnh thổ trong luật pháp quốc tế

Khủng bố hàng không quốc tế là một loại hình của khủng bố quốc tế

Khái niệm khủng bố từ các Công ước quốc tế

26/01/2015
Nội dung của nguyên tắc ngân sách toàn diện và sự thể hiện trong Luật Ngân sách nhà nước 2002 - Bài tập cá nhân Luật Tài chính
Nguyên tắc ngân sách toàn diện là một trong những quan niệm cổ điển về ngân sách, được xây dựng đầu tiên ở các nước có nền dân chủ sớm phát triển như Anh, Pháp, Đức… từ thế kỉ XVII, XVIII. Cho đến ngày nay, nguyên tắc này vẫn được giới khoa học đương thời thừa nhận như một quan điểm khoa học có tính lịch sử và đi xa hơn, họ còn luôn tìm cách củng cố, phát triển và đổi mới chúng để cho phù hợp với bối cảnh của nền tài chính công hiện đại.
24/01/2015
Các biện pháp tính thuế giá trị gia tăng và lý giải vì sao có sự khác biệt trong cách tính - Bài tập cá nhân Luật Tài chính

Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế tiêu dùng nhằm động viên một bộ phận thu nhập của người chịu thuế đã sử dụng để mua hàng hóa, nhận dịch vụ. Điều 2 Luật Thuế GTGT năm 2008 quy định: “Thuế GTGT là thuế thu trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”. Thuế GTGT được thu qua mỗi khâu của quá trình sản suất kinh doanh. Pháp luật Việt Nam ghi nhận và quy định tại Điều 9 Luật thuế GTGT 2008 hai phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.
20/01/2015
Người đã khiếu nại hành vi tố tụng của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự không được rút khiếu nại của mình nếu không có lí do chính đáng - Bài tập cá nhân Thủ tục đặc biệt trong Tố tụng Hình sự
Người đã khiếu nại hành vi tố tụng của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự không được rút khiếu nại của mình nếu không có lí do chính đáng

Khẳng định trên là sai , Vì :

- Cơ sở pháp lí : Theo Điểm c Khoản 1 Điều 326 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 :

“Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại”


- Giải thích: Theo Điểm c Khoản 1 Điều 326 Bộ luật tố tụng hình sự 2003, thì người đã khiếu nại có quyền rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào nào của quá trình giải quyết khiếu nại và cũng không quy định thêm điều kiện để được rút khiếu nại. Như vậy ta có thể hiểu rằng pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đã không đặt ra điều kiện, giới hạn nào cho việc rút khiếu nại. Nên dù nếu không có lí do chính đáng người đã khiếu nại hành vi tố tụng của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự vẫn có quyền được rút khiếu nại của mình. Vậy nên khẳng định trên là sai.
Thủ tục rút gọn chỉ được áp dụng nếu bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý - Bài tập cá nhân Thủ tục đặc biệt trong tố tụng hình sự
Thủ tục rút gọn chỉ được áp dụng nếu bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý

Khẳng định trên là sai , Vì :

- Cơ sở pháp lí : Theo Điều 319 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 :

“Thủ tục rút gọn chỉ được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang;

2. Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng;

3. Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng;


4. Người phạm tội có căn cước lai lịch rõ ràng.”
17/01/2015
So sánh thành viên công ty và xã viên hợp tác xã - Bài tập cá nhân Luật Thương mại
Điều 1, Luật Hợp tác xã quy định:

“Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật”.
Việc góp vốn để thành lập Hợp tác xã của các xã viên cũng giống như việc góp vốn và rút vốn của thành viên trong công ti TNHH hai thành viên trở lên
a) Việc góp vốn để thành lập Hợp tác xã của các xã viên cũng giống như việc góp vốn và rút vốn của thành viên trong công ti TNHH hai thành viên trở lên. Theo em đây là một khẳng định sai, bởi vì:

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể khi đủ điều kiện trở thành xã viên mà muốn tham gia vào hợp tác xã thì cần phải làm đơn xin gia nhập hợp tác xã, nếu các hợp tác xã đã đăng ký và hoạt động theo Luật hợp tác xã năm 1996 thì được miễn trừ đơn gia nhập hợp tác xã. Một điều kiện nữa để xác lập tư cách thành viên thì phải có vốn góp hoặc góp sức. Việc góp vốn và góp sức vào hợp tác xã là một điều kiện và nghĩa vụ quan trọng của xã viên. Mức vốn góp dựa vào sự quy định điều lệ hợp tác xã nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu và cao hơn quá 30% tổng số vốn điều lệ hợp tác xã. Xã viên khi gia nhập vào hợp tác xã có thể góp vốn một lần hoặc nhiều lần theo quy định của điều lệ hợp tác xã. Tuy nhiên, ngoại trừ một số trường hợp, xã viên tham gia vào hợp tác xã, không có đủ điều kiện góp vốn nhưng có mong muốn trở thành xã viên hợp tác xã, sẵn sàng góp sức, tán thành điều lệ hợp tác xã thì cũng có thể trở thành xã viên hợp tác xã. Để làm rõ hình thức góp sức, Nghị định số 177/2004/NĐ-CP đã quy định ở Điều 10 như sau: “Góp sức dưới các hình thức trực tiếp quản lí, trực tiếp tham gia lao động sản xuất, tư vấn cung cấp kiến thức, kinh doanh và khoa học kĩ thuật cho hợp tác xã tùy thuộc vào nhu cầu của hợp tác xã”.
16/01/2015
Đề bài và tài liệu tham khảo bài tập nhóm Luật Thương mại 1 - Tháng 1 năm 2015 - ĐH Luật Hà Nội
Lưu ý: Những bài tập nào có đáp án sẽ dẫn link tham khảo kèm theo. Còn các bài tập khác là chưa có đáp án!

BÀI TẬP NHÓM  (TM1.N)

TM1.N - 1. 

An, Bình, Cường và Dũng cùng nhau thành lập công ty cổ phần Thái Bình kinh doanh sản xuất đồ gỗ, nội thất với số vốn điều lệ là 3,5 tỷ đồng, được chia thành 350.000 cổ phần. Trong đó có 200.000 cổ phần phổ thông, 100.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết và 50.000 cổ phần ưu đãi cổ tức. 
Giải quyết xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam
Hợp đồng trong tư pháp quôc tế là hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài. Yếu tố nước ngoài của một hợp đồng trong tư pháp quốc tế được thể hiện ở một trong những dấu hiệu như: các bên chủ thể ký kết hợp đồng có quốc tịch khác nhau; hợp đồng ký kết ở nước ngoài (nước các bên chủ thể không mang quốc tịch hoặc không có trụ sở); đối tượng của hợp đồng là tài sản ở nước ngoài. Vậy vấn đề giải quyết xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam như thế nào chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu. Hợp đồng trong tư pháp quôc tế là hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài. Yếu tố nước ngoài của một hợp đồng trong tư pháp quốc tế được thể hiện ở một trong những dấu hiệu như: các bên chủ thể ký kết hợp đồng có quốc tịch khác nhau; hợp đồng ký kết ở nước ngoài (nước các bên chủ thể không mang quốc tịch hoặc không có trụ sở); đối tượng của hợp đồng là tài sản ở nước ngoài. Vậy vấn đề giải quyết xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam như thế nào chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.

Hợp đồng trong tư pháp quôc tế là hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài. Yếu tố nước ngoài của một hợp đồng trong tư pháp quốc tế được thể hiện ở một trong những dấu hiệu như: các bên chủ thể ký kết hợp đồng có quốc tịch khác nhau; hợp đồng ký kết ở nước ngoài (nước các bên chủ thể không mang quốc tịch hoặc không có trụ sở); đối tượng của hợp đồng là tài sản ở nước ngoài. Vậy vấn đề giải quyết xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam như thế nào chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.
Tại sao lại có hiện tượng xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế - Bài tập cá nhân Tư pháp quốc tế
Mỗi quốc gia đều tự xây dựng cho mình một hệ thống pháp luật riêng nhằm khẳng định chủ quyền cũng như bảo vệ quyền lợi cho công dân nước mình..  Tuy nhiên, giữa các hệ thống pháp luật này luôn có sự khác nhau, thậm trí là trái ngược nhau do nhiều nguyên nhân. Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, ít hay nhiều các quốc gia sẽ xích lại gần nhau để cùng hợp tác và phát triển . Ở đó, xung đột pháp luật xảy ra khi hai hay nhiều HTPL đồng thời đều có thể áp dụng đề điều chỉnh một QHPL nào đó. Trong phạm vi bài viết này, em xin làm rõ vấn đề: “Tại sao lại có hiện tượng xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế ?”.

II. NỘI DUNG

1, Khái niệm xung đột pháp luật trong TPQT

Hiện tượng pháp luật của hai hay nhiều nước khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài được gọi là hiện tượng xung đột pháp luật.

2.  Nguyên nhân làm phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật:


Quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, thương mại và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài không được điều chỉnh bằng quy phạm thực chất thống nhất. 
Chứng minh rằng quy phạm pháp luật xung đột là quy phạm đặc thù của tư pháp quốc tế - Bài tập cá nhân Tư pháp quốc tế
Mỗi quốc gia đều tự xây dựng cho mình một hệ thống pháp luật riêng nhằm khẳng định chủ quyền cũng như bảo vệ quyền lợi cho công dân nước mình. Giữa các hệ thống pháp luật này luôn có sự khác nhau, thậm trí là trái ngược nhau do những nguyên nhân về điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội hay hoàn cảnh địa lý. Trong xu thế hội nhập toàn cầu, ít hay nhiều các quốc gia sẽ xích lại gần nhau để cùng hợp tác và phát triển. Khi đó, xung đột pháp luật xảy ra khi hai hay nhiều hệ thống pháp luật đồng thời đều có thể áp dụng đề điều chỉnh một quan hệ pháp luật nào đó và giữa các hệ thống pháp luật này có sự khác biệt về các qui định cụ thể khi giải quyết cùng 1 vấn đề pháp lý. Hiện tượng xung đột pháp luật này diễn ra phổ biến trong hầu hết các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế. Do vậy, cần có các quy phạm pháp luật phù hợp điều chỉnh khi xảy ra xung đột, và quy phạm pháp luật xung đột là một trong những loại quy phạm đó
08/12/2014
Trình bày khái niệm công chứng - Bài tập cá nhân Công chứng chứng thực

Công chứng xuất hiện tại Việt Nam là vào những năm 30 của thế kỷ XX, do người Pháp đưa vào Việt Nam. Nhưng mãi đến năm 1987, công chứng mới được đề cập lần đầu tiên trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Tại thời điểm này, công chứng được hiểu là “Công quyền đứng ra làm chứng”, cụ thể là nhà nước trao thẩm quyền cho một tổ chức hành nghề công chứng và được phép nhân danh nhà nước để xác định các quan hệ giao dịch dân sự và thương mại. Công chứng được gọi là “trưởng khế”. 
07/11/2014
Bài tập cá nhân về tội hiếp dâm - môn Luật Hình sự 2
Bài 1: A và B (là nam giới), rủ nhau đi uống rượu. Khi đã ngà ngà say,A,B vào một chòi canh cá nghỉ. Khi đang nghỉ A nhìn thấy chị C đang đi một mình trên quãng đường vắng gần đó. A bàn với B để thực hiện hành vi giao cấu với C. Thực hiện kế hoạch đã bàn, A ra ngoài buông lời trêu ghẹo chị C và dụ chị C vào chòi cá. Chị C không đồng ý, A dùng tay bịt mồm chị C và gọi B ra lôi chị C vào chòi cá. Trong chòi cá chỉ riêng A thực hiện hành vi giao cấu với chị C, B chỉ đứng nhìn không nói gì. Hai ngày sau A,B bị bắt.

Hỏi:
1. Hành vi của A và B cấu thành tội gì? Tại sao? (2 điểm)
2. Giả sử B mới 15 tuổi thì trong vụ án trên có đồng phạm không? Tại sao? 
(2 điểm)
3. Nếu khi A thực hiện hành vi giao cấu với chị C,  B  giữ chân tay chị C thì B chỉ được coi là người giúp sức, đúng hay sai? Tại sao? (2 điểm)
4. Giả sử sau khi bị bắt, A được xác định dương tính với vi rút HIV thì khung hình phạt áp dụng đối với A có thay đổi không? Tại sao? (1 điểm)
Bài tập cá nhân về tội trộm cắp tài sản và tội cướp giật tài sản - môn Luật Hình sự 2
Bài 1: A là học sinh lớp 1 thường được bố đưa đón đi học. 17h ngày 25 tháng 08 năm 2011, sau khi tan học, trong khi A đang đứng ở cổng trường chờ bố đến đón thì Nguyễn Văn B thấy A đeo 1 sợi dây chuyền nên lại gần và hỏi “Cháu tên là gì?” Cháu A lễ phép trả lời câu hỏi của B. Sau đó, B liên tiếp hỏi A một số câu hỏi như: cháu bao nhiêu tuổi, cháu học lớp nào, cô giáo cháu tên gì, nhà cháu ở đâu… Trong lúc hỏi chuyện, B xoa đầu A rồi tháo một sợi dây chuyền vàng đeo trên cổ A. Sau khi kết thúc vài ba câu hỏi, B bỏ đi cùng chiếc dây chuyền vàng vừa tháo được. Chiếc dây chuyền vàng của A trị giá 5 triệu đồng.

Về vụ án trên có các quan điểm sau:
a. B phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
b. B phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.
c. B phạm tội cướp giật tài sản.

Hỏi:
1. Anh (chị) đồng ý với ý kiến nào trên đây hoặc có ý kiến nào khác và giải thích rõ tại sao? (3 điểm)
2. Giả sử khi thấy B tháo dây chuyền thì A cầm lấy tay B và nói: “Sao chú lại tháo dây chuyền của cháu?” B hất tay A ra và giật mạnh chiếc dây rồi bỏ chạy thì tội danh của B có thay đổi không? (2 điểm)
3. Giả sử chiếc dây chuyền mà B chiếm đoạt được là vàng giả thì B có phải chịu TNHS không? Tại sao? (2 điểm)
06/11/2014
Luật Tố tụng Dân sự - Bài tập cá nhân - Xác định tòa án có thẩm quyền và soạn thảo đơn khởi kiện bồi thường thiệt hại trong vụ tai nạn
ĐỀ BÀI 

Ngày 5/10/2012, A lái xe ô tô trên đoạn đường N thuộc quận TX thành phố H , do chạy nhanh không làm chủ được tốc độ nên đã va quệt vào xe mô tô cùng chiều do B điều khiển dẫn tới tai nạn. Được biết A cư trú tại quận C thành phố H , B cư trú tại quận D thành phố H. Sau khi sự việc xảy ra, B đã được đưa đến bệnh viện thành phố H điều trị trong một tháng. Thiệt hại mà B phải gánh chịu bao gồm chi phí điều trị tại bệnh viện và tiền thuốc là 25 triệu đồng, tổn hại do sức khỏe bị giảm sút 6,5% theo kết luận của bệnh viện. Nay B muốn khởi kiện đến Tòa án yêu cầu A bồi thường thiệt hại trong vụ tai nạn trên nhưng không biết phải gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nào . 
1. Anh (chị) hãy xác định những Tòa án có thẩm quyền mà B có thể gửi đơn khởi kiện ?
2. Anh (chị) hãy giúp B soạn thảo đơn khởi kiện bồi thường thiệt hại trong vụ tai nạn trên .
Luật tố tụng Dân sự - Bài tập cá nhân về thẩm quyền giải quyết vụ án tranh chấp về chia thừa kế quyền sử dụng đất
ĐỀ BÀI: Ông A và bà B có ba người con chung là C, D, E. C cư trú tại quận N thành phố H. D, E cư trú tại quận P thành phố Q. Năm 2005 ông A, bà B chết không để lại di chúc. Ông A, bà B có một mảnh đất diện tích 500m2 tại quận M thành phố H. Sau khi ông A, bà B chết C, D xẩy ra tranh chấp về việc phân chia di sản thừa kế mảnh đất trên. C khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chia thừa kế. Anh chị hãy xác định:

1. Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết vụ án này ? Tại sao?

2. Sau khi nhận được đơn khởi kiện của C, Tòa án đã không thụ lý vụ án vì cho rằng tranh chấp về chia thừa kế quyền sử dụng mảnh đất trên chưa qua hòa giải ở cơ sở . Anh chị hãy bình luận cách giải quyết trên của Tòa án .
Luật Tố tụng dân sự - Bài tập cá nhân về quan hệ tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở
ĐỀ BÀI: Vợ chồng ông A, bà B có 3 người con là C, D, E. Năm 2000 ông bà chết không để lại di chúc. Tài sản ông bà để lại cho các con là căn nhà 3 tầng tổng diện tích 320m2 ở phố X, Hà Nội. Sau khi ông bà chết, anh C ở tầng 1, chị D ở tầng 2, anh E ở tầng 3. Năm 2006 anh C bán cho ông K ½ diện tích nhà tầng 1 và khi giao nhà thì xảy ra tranh chấp do chị D, anh E không đồng ý việc bán nhà. Nay chị D, anh E kiện ông K yêu cầu hủy hợp đồng mua bán nhà. Hỏi: 

1. Xác định quan hệ pháp luật có tranh chấp mà Tòa án cần phải giải quyết?

2. Tư cách tham gia tố tụng của các đương sự trong vụ án.
05/11/2014
Quan hệ lao động - đối tượng điều chỉnh của luật lao động Việt Nam - Bài tập cá nhân - môn Luật Lao Động
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng cao là yếu tố quyết định của đất nước. Do vậy cần có những quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các vấn đề có liên quan trong quá trình sử dụng sức lao động của người lao động.

Bài viết của em xin trình bày vấn đề: “ Quan hệ lao động - đối tượng điều chỉnh của luật lao động Việt Nam.”
Nêu và phân tích các quy định hiện hành về việc kí kết thỏa ước lao động tập thể - Bài tập cá nhân - môn Luật Lao Động
Trong quan hệ lao động, NLĐ luôn ở vị trí yếu thế hơn so với NSDLĐ. Chính sự bất bình đẳng và sự bóc lột sức lao động đến mức nào đó sẽ khiến cho những NLĐ liên kết lại với nhau và cùng nhau đình công chống lại NSDLĐ. Điều đó sẽ khiến cho quan hệ lao động có nguy cơ bị phá vỡ và làm ảnh hưởng tới NSDLĐ và NLĐ. Trong tình trạng đó NLĐ và NSDLĐ đều nhận thấy cần phải có sự thỏa thuận chung về những vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động. Những thỏa thuận chung đó chính là thảo ước lao động tập thể. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này em xin lựa chọn đề tài: “Nêu và phân tích các quy định hiện hành về việc kí kết thỏa ước lao động tập thể”